CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 25/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 06 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC ĐƠN GIẢN HÓA 258 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ, NGÀNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác
chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ, ngành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền có trách
nhiệm xây dựng văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các
thủ tục hành chính theo đúng phương án đơn giản hóa đã được Chính phủ thông qua
tại Nghị quyết này.
Trong quá trình thực thi các phương án đơn
giản hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý, các Bộ, ngành kịp thời phát hiện và
chủ động sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên
quan theo thẩm quyền hoặc có đề nghị, gửi Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ về
các luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính
phủ có quy định về thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi
bỏ, hủy bỏ theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ
thông qua tại Nghị quyết này.
Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật thực thi phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính được Chính phủ
thông qua tại Nghị quyết này theo nguyên tắc một văn bản sửa nhiều văn bản và
thực hiện trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Chương VIII Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Điều 3. Đối
với những thủ tục hành chính được quy định trong luật, pháp luật cần phải sửa
đổi, bổ sung thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ nêu tại phương án đơn giản hóa ban
hành kèm theo Nghị quyết này, giao Bộ Tư pháp chủ trì việc tổng hợp dự án luật,
pháp lệnh do các Bộ, ngành gửi đến để xây dựng văn bản chung, trình Chính phủ
thông qua trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 dưới hình thức một luật sửa nhiều luật,
một pháp lệnh sửa nhiều pháp lệnh theo trình tự thủ tục rút gọn, trừ những
trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ
tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, trước ngày 30 tháng 10 năm 2010, báo cáo
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về việc cho phép bổ sung dự án luật,
pháp lệnh theo trình tự, thủ tục rút gọn để thực hiện các phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua vào chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2011.
Điều 4. Giao
Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện và tổng hợp vướng mắc của các Bộ,
ngành để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi
các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua tại
Nghị quyết này.
Điều 5. Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- TCTCT: các Tổ phó;
- HĐTV: các thành viên HĐTV;
- Lưu: Văn thư, TCCV (5b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN
GIẢN HÓA 258 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ)
I. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ CÔNG AN
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Nhóm thủ tục Thẩm duyệt
về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
+ Thủ tục Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa
cháy tại trụ sở Cục cảnh sát PCCC-Bộ Công an (B-BCA-002592-TT)
+ Thủ tục Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
tại Công an cấp tỉnh (B-BCA-002426-TT).
- Giảm số lượng hồ sơ từ 3 bộ xuống còn 2 bộ
(1 bộ lưu tại cơ quan Công an, 1 bộ chủ đầu tư lưu).
- Thu hẹp phạm vi các công trình xây dựng mà
cơ quan cảnh sát PCCC phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng:
+ Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt đối với
các dự án có nguy cơ cháy nổ cao, liên quan đến an ninh, quốc phòng, các công
trình xây dựng có quy mô lớn liên quan đến lưu lượng người lớn.
+ Các công trình xây dựng còn lại giao cho cơ
quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư thẩm định phê duyệt thiết kế dự án và cấp
giấy phép xây dựng (bao gồm cả nội dung thiết kế về PCCC), cơ quan Cảnh sát
PCCC đưa ra quy trình kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC đối với từng loại
công trình, dự án. Đối với những công trình xét thấy phức tạp thì cơ quan cấp
phép hoặc cơ quan phê duyệt thiết kế dự án sẽ xin ý kiến bằng văn bản của cơ
quan Cảnh sát PCCC.
- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính: Rút
ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính như sau:
+ Công trình nhóm A (thiết kế kỹ thuật công
trình): Không quá 15 ngày làm việc;
+ Nhóm B, C (thiết kế kỹ thuật công trình):
Không quá 10 ngày làm việc;
+ Đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng:
Không quá 10 ngày làm việc;
+ Chấp thuận địa điểm (thẩm duyệt về thiết kế
cơ sở công trình): Không quá 5 ngày làm việc.
- Yêu cầu điều kiện: Bỏ Mục 1 - Địa điểm xây
dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC và Mục 5 - Hệ thống giao
thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích
thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy quy định tại điều kiện số 2 (Điều
14 Chương II Nghị định 35/2003/NĐ-CP).
2. Thủ tục Thẩm duyệt
về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu
đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC tại trụ sở Cục cảnh sát PCCC - Bộ Công an (B-BCA-002590-TT).
- Giảm số lượng hồ sơ từ 3 bộ xuống còn 2 bộ
(1 bộ lưu tại cơ quan Cảnh sát PCCC, 1 bộ lưu của chủ phương tiện).
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành
chính từ 20 ngày xuống còn 10 ngày.
3. Thủ tục Kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại trụ sở Cục cảnh sát PCCC-Bộ Công an (B-BCA-002594-TT).
- Quy định rõ thời gian trả kết quả kể từ khi
nhận hồ sơ hợp lệ:
+ 10 đến 15 ngày đối với phương tiện, thiết
bị có thể kiểm định ngay tại cơ quan kiểm định Cục PCCC.
+ 20 đến 30 ngày đối với các phương tiện phải
gửi đi kiểm định tại các cơ quan khác.
- Mẫu đơn, tờ khai:
+ Bỏ những thông tin không cần thiết nêu
trong đơn: “Quyết định thành lập doanh nghiệp”, “Hộ khẩu thường trú”, “Số tài khoản
tại Ngân hàng”.
+ Bổ sung tiếng Anh vào mẫu đơn, mẫu tờ khai.
+ Thêm vào dòng cuối cùng của mẫu đơn: “có bảng
kê chi tiết kèm theo”.
4. Nhóm thủ tục cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, gồm:
+ Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về
PCCC tại Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an (B-BCA-002587-TT)
+ Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về
PCCC tại Công an cấp tỉnh (B-BCA-002445-TT).
Bãi bỏ các thủ tục này theo hướng:
- Quy định các cơ sở đã được thẩm duyệt và nghiệm
thu về PCCC, trước khi đi vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản
thông báo cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện về phòng cháy,
chữa cháy; đồng thời gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng chống cháy cho cơ quan Cảnh sát PCCC.
- Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu
cơ sở trong việc chấp hành quy trình, quy định an toàn về PCCC.
- Giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, xây
dựng và ban hành:
+ Quy trình, quy định an toàn về PCCC đối với
các cơ sở có nguy cơ cháy nổ; quy định về trách nhiệm kiểm tra của cơ quan cảnh
sát PCCC đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động;
+ Quy trình an toàn về PCCC cho phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về PCCC; quy định trách nhiệm của lực
lượng cảnh sát giao thông và lực lượng được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
và xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông khi làm nhiệm vụ phải kết
hợp với việc kiểm tra chấp hành nội quy điều kiện an toàn về PCCC đối với
phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về PCCC và xử phạt nghiêm
đối với các trường hợp vi phạm;
+ Quy định rõ mẫu văn bản thông báo của chủ
cơ sở về việc đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện về phòng chống cháy; các loại
giấy tờ, tài liệu chủ cơ sở cần phải cung cấp cho cơ quan Cảnh sát PCCC để
chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng chống cháy.
5. Thủ tục nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy tại Công an cấp tỉnh (B-BCA-002436-TT).
- Về thành phần hồ sơ:
+ Bỏ yêu cầu nộp báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương
tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm
thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
+ Quy định rõ những loại giấy tờ sau phải nộp
bản chính: Biên bản thử nghiệm; nghiệm thu từng phần, tổng thể các hạng mục, hệ
thống PCCC; bản vẽ hoàn công; tài liệu quy trình hướng dẫn vận hành phải có đủ
dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế;
+ Quy định rõ những loại giấy tờ sau chỉ cần
nộp bản sao: Giấy chứng nhận thẩm duyệt; chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương
tiện PCCC.
- Thu hẹp các công trình phải nghiệm thu cho
phù hợp với phạm vi các công trình xây dựng mà cơ quan cảnh sát PCCC phải thẩm
duyệt thiết kế về PCCC. Theo đó, cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ nghiệm thu đối với các
dự án đã thẩm duyệt PCCC có nguy cơ cháy nổ cao, liên quan đến an ninh, quốc
phòng, các công trình xây dựng có quy mô lớn liên quan đến lưu lượng người lớn.
Các công trình xây dựng còn lại sẽ giao cho cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu
tư nghiệm thu (bao gồm cả nội dung về PCCC) theo quy trình kỹ thuật, quy chuẩn,
tiêu chuẩn về PCCC đối với từng loại công trình, dự án do Bộ Công an ban hành.
- Sửa yêu cầu điều kiện số 4 quy định “Văn
bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy” thành “Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết
bị liên quan đến PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện với nhà thầu”.
6. Nhóm thủ tục cấp
mới đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm:
+ Thủ tục Cấp mới đăng ký, biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ tại cơ quan Công an cấp tỉnh
(B-BCA-096408-TT).
+ Thủ tục Cấp mới đăng ký, biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ tại cơ quan Công an cấp huyện
(B-BCA-096090-TT).
- Thành phần hồ sơ: Về chứng từ để chứng minh
đã hoàn thành lệ phí trước bạ, quy định như sau:
+ Biên lai thu lệ phí trước bạ (trong trường
hợp phải nộp lệ phí trước bạ);
+ Tờ khai nộp lệ phí trước bạ (trong trường
hợp được miễn thuế trước bạ).
- Tờ khai đăng ký xe:
Bố trí lại kết cấu nội dung tờ khai chia rõ
thành 2 phần như sau:
+ Phần khai của chủ phương tiện: bỏ thông tin
về kích thước, dài, rộng, cao; công suất, tải trọng, hàng hóa, trọng lượng kéo,
số chỗ ngồi;
+ Phần xử lý của cơ quan Công an: Đưa nội
dung cà số khung, số máy và bổ sung thông tin về kích thước, dài rộng, cao;
công suất, tải trọng, hàng hóa, trọng lượng kéo; số chỗ ngồi
- Ban hành tờ khai đăng ký xe bằng cả tiếng
Anh và tiếng Việt.
7. Thủ tục Kiểm tra
thi công về PCCC tại Công an cấp tỉnh (B-BCA-002434-TT).
Bãi bỏ thủ tục này trên cơ sở giao Bộ Công an
công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn các công trình PCCC, chủ đầu tư chịu trách nhiệm
về công trình trong quá trình thi công. Đối với các công trình do cơ quan Cảnh
sát PCCC thẩm duyệt thiết kế sẽ nghiệm thu khi công trình hoàn thành trước khi
đưa vào sử dụng.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Công an:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung, thay thế
hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Luật số 27/2001/QH10 ngày 29
tháng 6 năm 2001 về phòng cháy và chữa cháy để thực hiện nội dung đơn giản hóa
thủ tục hành chính nêu tại tiết 4, mục A phần I của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp,
trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Dự án Luật.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định liên quan tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật về phòng cháy và
chữa cháy để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 4,
mục A phần I của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31
tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật
trình Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 03 năm
2004 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy để thực
hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 4, mục A phần I của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010
trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
b) Trên cơ sở Nghị định sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định liên quan tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật về phòng cháy và
chữa cháy do Bộ Công an chủ trì soạn thảo để thực hiện nội dung đơn giản hóa
thủ tục hành chính nêu tại tiết 4, mục A phần I của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Y tế phối
hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy
định liên quan về phòng cháy, chữa cháy tại các văn bản thuộc phạm vi, chức
năng quản lý sau đây:
- Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7
năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng
11 năm 2009 của Chính phủ về điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược cổ truyền và trang
thiết bị y tế tư nhân.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Công an:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các
bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04
tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy
chữa cháy theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2,
3, 5 và 7, mục A phần I của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này,
trình Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3
năm 2004 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
+ Thông tư số 06/2009/TT-BCA-C11 ngày 11
tháng 3 năm 2009 về quy định việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 5, 6 và 7, mục A phần I Phương án đơn giản hóa
kèm theo Nghị quyết này, thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
II. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục Cấp giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (C/O) Mẫu S-B-BCT-111449-TT
- Pháp lý hóa trình tự, cách thức thực hiện
thủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (C/O) mẫu S nêu
tại biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính theo quyết định công bố của Bộ Công
thương.
- Pháp lý hóa thành phần hồ sơ đang áp dụng
theo biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính kèm theo quyết định công bố của Bộ
Công thương.
- Quy định hình thức các bản sao (Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế) phù hợp với cách thức nộp
hồ sơ. Cụ thể, nộp trực tiếp: bản copy kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản
sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp
bản sao có xác nhận của doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính
chính xác của bản sao này; nộp qua bưu điện: bản sao có công chứng hoặc chứng
thực hoặc bản sao y của doanh nghiệp và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm; nộp
qua mạng: bản scan từ bản gốc.
Quy định rõ hình thức các loại giấy tờ để
không phát sinh thủ tục và tăng chi phí; hoặc yêu cầu thiếu thống nhất, không
rõ ràng, gây khó cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp C/O từ phía công chức thi
hành công vụ.
- Loại bỏ hoặc cụ thể hóa quy định các trường
hợp áp dụng điểm e mục 2 Biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính.
- Pháp lý hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai đang áp
dụng theo biểu mẫu thống kê hiện hành.
- Pháp lý hóa quy định về thời hạn giải quyết
thủ tục đang được áp dụng, thống kê và công bố tại Biểu mẫu 1.
- Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện chủ
trương miễn thu phí, lệ phí cấp C/O theo Thông tư số 37/2009/TT-BTC .
2. Thủ tục Cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AK-B-BCT-090808-TT
3. Thủ tục Cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AJ-B-BCT-073353-TT
- Quy định rõ trình tự, cách thức thực hiện
thủ tục hành chính: nộp trực tiếp, qua internet, qua bưu điện của các thủ tục
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu AJ.
- Bổ sung nội dung quy định hình thức các
loại giấy tờ (bản sao) trong thành phần hồ sơ đăng ký thương nhân, hồ sơ đề
nghị cấp C/O, C/O giáp lưng phù hợp với cách thức thực hiện để tổ chức, cá nhân
tự lựa chọn theo hướng không làm phát sinh thủ tục, tăng chi phí thời gian,
tiền bạc cho cá nhân, tổ chức; nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân,
tổ chức và đáp ứng yêu cầu thông tin cho công tác quản lý, giải quyết thủ tục
của cơ quan quản lý. Chẳng hạn: nộp trực tiếp “bản copy kèm theo bản chính để
đối chiếu”; qua bưu điện “bản sao có công chứng/chứng thực”; qua internet “bản
scan từ bản gốc” và số bộ hồ sơ phải nộp “một bộ”.
- Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện chủ
trương miễn thu phí, lệ phí cấp C/O theo Thông tư số 37/2009/TT-BTC .
4. Thủ tục số
B-BCT-107994-TT: Cấp phép nhập khẩu tự động
Ban hành văn bản quy định biện pháp kỹ thuật
kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, chống suy giảm kinh tế theo
đúng chỉ đạo của Chính phủ. Văn bản này sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2011 để thay thế việc thực hiện thủ tục Cấp phép nhập khẩu tự động quy định tại
Thông tư số 17/2008/TT-BCT .
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Công thương
- Xây dựng, dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Quyết định số
41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy
chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 4 Mục A Phần II của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 8 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư thay thế các quy
định có liên quan tại Thông tư số 17/2008/TT-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu
tự động đối với một số mặt hàng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 4 Mục A phần II của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này. Thời hạn ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm 2010.
- Xây dựng, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 04/2010/TT-BCT ngày 25 tháng 01
năm 2010 thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công thương
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công thương nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế
suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào thay thế Quyết định số 865/2004/QĐ-BTM ngày
26 tháng 9 năm 2004 về việc ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S
của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về hợp
tác kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
+ Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 08 tháng
01 năm 2007 của Bộ Thương mại Ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa mẫu AK để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp
định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành
viên thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1,2 và 3 Mục A phần II của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
III. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục thành lập
trường Đại học - B-BGD-051312-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Chuyển 3 thành phần hồ sơ: văn bản pháp lý
xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ
trương giao đất để xây dựng trường; Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng, văn
bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở
vật chất - kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường từ Bước 1 - Xin phê duyệt
chủ trương sang Bước 2 - Quyết định thành lập trường.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ của Bước 1 -
Xin phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường gồm:
+ Tờ trình đề nghị thành lập trường đại học;
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp
thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn
bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu rõ về sự cần thiết,
tính phù hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đất đai xây dựng trường và khả năng phối
hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà
trường;
+ Đề án thành lập trường đại học;
+ Đối với việc thành lập các trường đại học tư
thục, ngoài thành phần hồ sơ trên, phải có các văn bản sau: Danh sách các thành
viên sáng lập; Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành
viên góp vốn; Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý
kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường; Danh sách các cổ đông
cam kết góp vốn điều lệ.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ của Bước 2 -
ra Quyết định thành lập trường, gồm:
+ Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành
lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
+ Giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành
lập các trường đại học tư thục;
+ Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất
hoặc văn bản chấp thuận giao đất xây dựng trường, trong đó có xác định rõ diện
tích, mốc giới, địa chỉ khu đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các văn bản pháp
lý về quyền sử dụng của khu đất dành để xây dựng trường;
+ Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể
đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường công lập hoặc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường tư thục;
+ Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển
khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản hoặc của Ban quản lý dự
án;
+ Dự kiến các Chương trình đào tạo, giáo
trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, phù hợp với các ngành đào tạo của trường;
+ Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ
đầu tư do Ban Quản lý dự án đang được giao quản lý.
- Bỏ quy định tại Khoản 4, Điều 3 Quyết định
07/2009/QĐ-TTg: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi giấy chứng nhận đầu tư cho các cơ
quan liên quan”;
- Mẫu hóa Tờ trình, Đề án, đơn đề nghị, tờ
khai…
- Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức xin thành lập trường.
- Quy định cụ thể số lượng hồ sơ phải nộp là
6 bộ.
b) Về thời hạn giải quyết: Quy định thời hạn trả
lời để bổ sung chỉnh sửa hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
c) Về hiệu lực của Quyết định: Tăng thời hạn
của Chủ trương phê duyệt là 4 năm; thời hạn của Quyết định thành lập từ 3 - 5
năm.
d) Về điều kiện thành lập trường đại học:
- Thay quy định về diện tích đất tối thiểu là
5 ha bằng việc quy định rõ diện tích đất bình quân/01 sinh viên.
- Bỏ các điều kiện về đội ngũ giảng viên ra
khỏi điều kiện thành lập trường Đại học, chuyển những điều kiện này sang điều
kiện cho phép hoạt động.
e) Về các vấn đề liên quan tới Quy chế hoạt
động của trường đại học được quy định trong thành phần hồ sơ thành lập trường,
cụ thể là:
- Bỏ nội dung quy định về khống chế mức đầu
tư tối đa 51% so với vốn điều lệ của trường.
- Bỏ quy định về việc cổ đông phổ thông không
có quyền biểu quyết.
- Sửa đổi quy định theo hướng việc tổ chức
cuộc họp Hội đồng quản trị bất thường cần phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội
đồng quản trị đồng ý.
- Sửa quy định việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng
không cần qua đề cử của Đại hội đồng cổ đông mà chỉ cần dựa trên cơ sở đề cử
của Hiệu trưởng và Hội đồng quản trị quyết định.
- Bỏ quy định thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo xem xét, ra quyết định công nhận Hiệu trưởng. Giao quyền cho Chủ
tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm Hiệu trưởng và có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
- Sửa quy định về bổ nhiệm các Phó Hiệu
trưởng của trường trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng được Hội đồng quản trị
thông qua;
- Bổ sung quy định “Hiệu trưởng chịu trách
nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông, có quyền bảo lưu
ý kiến cá nhân về các quyết định của Hội đồng quản trị để báo cáo đại hội đồng
cổ đông và Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý”.
2. Thủ tục thành lập trường
cao đẳng - B-BGD-022718-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Chuyển 3 thành phần hồ sơ: văn bản pháp lý
xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ
trương giao đất để xây dựng trường; Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng, văn
bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở
vật chất - kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường từ Bước 1 - Xin phê duyệt
chủ trương sang Bước 2 - Quyết định thành lập trường.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ của Bước 1
gồm:
+ Tờ trình đề nghị thành lập trường cao đẳng;
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp
thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn
bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu rõ về sự cần thiết,
tính phù hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đất đai xây dựng trường và khả năng phối
hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà
trường;
+ Đề án thành lập trường;
+ Đối với việc thành lập các trường cao đẳng
tư thục, ngoài thành phần hồ sơ trên, phải có các văn bản sau: Danh sách các
thành viên sáng lập; Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các
thành viên góp vốn; Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và
ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường; Danh sách các cổ
đông cam kết góp vốn điều lệ.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ của Bước 2 -
ra Quyết định thành lập trường, gồm:
+ Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành
lập trường cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành
lập các trường cao đẳng tư thục;
+ Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất
hoặc văn bản chấp thuận giao đất xây dựng trường, trong đó có xác định rõ diện
tích, mốc giới, địa chỉ khu đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các văn bản pháp
lý về quyền sử dụng của khu đất dành để xây dựng trường;
+ Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng
thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường công lập hoặc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường tư thục;
+ Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển
khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản hoặc của Ban quản lý dự
án;
+ Dự án các chương trình đào tạo, giáo trình
và tài liệu phục vụ giảng dạy, phù hợp với các ngành đào tạo của trường;
+ Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ
đầu tư do Ban Quản lý dự án đang được giao quản lý.
- Mẫu hóa mẫu Tờ trình, Đề án, mẫu đơn, tờ
khai…;
- Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức xin thành lập trường.
- Quy định cụ thể số lượng hồ sơ phải nộp là
5 bộ.
b) Về thời hạn giải quyết: quy định rõ thời
hạn thông báo để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ
chưa hợp lệ, cần bổ sung chỉnh sửa là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ.
c) Về điều kiện thành lập trường: thay quy
định về diện tích đất tối thiểu là 5 ha bằng việc quy định rõ diện tích đất
bình quân/01 sinh viên; bỏ các điều kiện về đội ngũ giảng viên ra khỏi điều
kiện thành lập trường Cao đẳng; chuyển những điều kiện này sang điều kiện cho
phép hoạt động (mở mã ngành đào tạo và tuyển sinh).
d) Về các vấn đề có liên quan.
- Quy định rõ vị trí pháp lý của Ban Quản lý
dự án, thành phần chức năng, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, thời gian hoạt
động và chấm dứt của Ban Quản lý dự án.
- Giao quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị
bổ nhiệm Hiệu trưởng và có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bầu
Hiệu trưởng được thực hiện từ đại hội cổ đông, do các cổ đông bầu dựa trên các
tiêu chí Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nếu trường không thực hiện đúng sẽ xử
lý bằng cơ chế hậu kiểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc quyết định bổ nhiệm
các Phó Hiệu trưởng không phải lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông.
- Quy định tất cả cổ đông đều có quyền biểu
quyết căn cứ trên tỉ lệ số cổ phần tham gia góp vốn.
- Sửa Điểm b, Khoản 2 Điều 50 của Thông tư số
14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy
định “Tài sản tăng thêm từ kết quả hoạt động của trường là tài sản không chia” cho
phù hợp với quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008
của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa.
3. Thủ tục thành lập
trường Trung cấp chuyên nghiệp - B-BGD-021801-TT
- Quy định cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ
thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp ở địa phương là Sở Giáo dục và Đào
tạo.
- Về thành phần hồ sơ:
+ Tách “các giấy tờ liên quan đến sở hữu đất
đai và tài sản” ra khỏi nội dung của Đề án, quy định cụ thể đó là những giấy tờ
gì;
+ Bỏ sơ yếu lí lịch của người dự kiến làm
hiệu trưởng;
+ Bỏ Dự thảo quy chế hoạt động của trường;
+ Quy định cụ thể số lượng hồ sơ là 4 bộ;
+ Xây dựng, ban hành mẫu tờ trình, mẫu đề án,
mẫu đơn…;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức xin thành lập trường.
- Về điều kiện thành lập trường:
+ Chuyển điều kiện về đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý sang điều kiện cho phép trường Trung học chuyên nghiệp hoạt
động;
+ Lượng hóa các điều kiện về đội ngũ giáo
viên và vốn điều lệ tối thiểu;
- Quy định cụ thể thời hạn thực hiện thủ tục
và thời hạn có hiệu lực của quyết định:
+ Bổ sung quy định thời hạn có hiệu lực của
quyết định thành lập trường là 2 năm, sau thời hạn này nếu trường Trung học
chuyên nghiệp không chuẩn bị đủ các điều kiện để đào tạo và tuyển sinh thì cơ
quan cho phép thành lập phải xem xét và quyết định thu hồi Quyết định thành lập
trường;
+ Quy định thời hạn thông báo chỉnh sửa hồ sơ
là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của cá nhân, tổ chức;
- Bổ sung quy định thủ tục cho phép trường
Trung học chuyên nghiệp hoạt động.
4. Thủ tục thành lập
trường Trung học phổ thông - B-BGD-051178-TT
- Về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành
chính: Quy định cụ thể các cơ quan tham gia thẩm định việc thành lập trường
Trung học phổ thông là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện nơi trường
đặt trụ sở.
- Về thành phần hồ sơ:
+ Bỏ Luận chứng khả thi và Sơ yếu lý lịch của
người dự kiến làm Hiệu trưởng;
+ Quy định cụ thể về nội dung Đề án thành lập
trường. Đề án bao gồm những nội dung sau: tên trường, sự cần thiết và phù hợp
với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; dự kiến
địa điểm, diện tích đất đai để xây dựng trường, cơ sở vật chất, thiết bị, tổ
chức bộ máy, nguồn lực và tài chính, phương hướng chiến lược xây dựng và phát
triển nhà trường;
+ Bổ sung quy định về hồ sơ đối với trường
Trung học tư thục, ngoài những thành phần hồ sơ nói trên cần có: văn bản xác
nhận khả năng tài chính và văn bản liên quan đến đất đai;
+ Chuyển hồ sơ về nhân sự (tại Quyết định số
39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2001) sang thủ tục cho phép hoạt động;
+ Quy định cụ thể số lượng hồ sơ là 4 bộ;
+ Xây dựng, ban hành mẫu tờ trình, mẫu đề án,
mẫu đơn…;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức xin thành lập trường.
- Về điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Bỏ Điều kiện thứ 2 về Luận chứng khả thi,
thay vào đó là Đề án thành lập trường (theo đúng Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Giáo dục năm 2005);
+ Chuyển điều kiện về số lượng, chất lượng
của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thành điều kiện cho phép hoạt động (mở
mã ngành và đăng ký tuyển sinh);
+ Quy định cụ thể điều kiện về tài chính
(tương tự như điều kiện thành lập trường Đại học, Cao đẳng).
- Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính:
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục từ 45 ngày làm việc xuống còn 30 ngày làm
việc và quy định thời gian trả lời trong trường hợp hồ sơ không đúng quy định
là 7 ngày làm việc.
5. Thủ tục thành lập
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam - B-BGD-034997-TT
- Làm rõ khái niệm “Văn phòng đại diện giáo
dục nước ngoài” và khái niệm “cơ sở giáo dục” trong các văn bản quy định.
- Bỏ việc tham gia thẩm định của các cơ quan
liên quan.
- Về thành phần hồ sơ:
+ Bỏ văn bản “xác nhận khả năng tài chính của
tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam” và 2 thành phần hồ sơ về “Tóm tắt sự
hình thành và phát triển hợp tác giữa tổ chức giáo dục nước ngoài xin đặt Văn
phòng đại diện với các tổ chức giáo dục Việt Nam” và “Tóm tắt các chương trình
hợp tác, dự án đã thỏa thuận hoặc dự kiến ký kết giữa tổ chức giáo dục nước
ngoài xin đặt Văn phòng đại diện với các tổ chức giáo dục Việt Nam”;
+ Bỏ 3 thành phần hồ sơ tham khảo, gồm: văn
bản giới thiệu tổ chức giáo dục nước ngoài do một tổ chức chính trị, xã hội của
nơi mà tổ chức giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận; Đề án hoạt động
trong đó trình bày rõ các nội dung: sự cần thiết và lý do xin mở văn phòng đại
diện; mô hình tổ chức, đội ngũ, cơ sở vật chất, nguồn tài chính;
+ Đơn giản mẫu đơn (loại bỏ các thông tin
trùng lắp đã được quy định trong thành phần hồ sơ).
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Điều 109 của Luật Giáo dục
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại Tiết 5, Mục A,
Phần III của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ
ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng
1 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập,
đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường đại học;
+ Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng
4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường đại học tư thục;
Để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính
nêu tại tiết 1, 2 Mục A, Phần III của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng Thông tư để sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng
5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ hoạt động của trường
cao đẳng;
+ Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng
7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ hoạt động của trường Trung cấp
chuyên nghiệp;
+ Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02
tháng 4 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Trường
Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp
học;
+ Quyết định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của các trường ngoài công lập
Để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính
nêu tại tiết 2, 3, 4 Mục A, Phần III của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
IV. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục cấp Giấy
phép hoạt động bến khách ngang sông (B-BGT-021403-TT)
- Pháp lý hóa quy định về đơn đề nghị cấp
giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong thành phần hồ sơ và bỏ nội dung
yêu cầu xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã trong đơn đề nghị.
- Bỏ quy định căn cứ vào đặc điểm địa chất
thủy văn nơi mở bến, chất lượng công trình bến làm cơ sở quy định thời hạn hiệu
lực của giấy phép. Việc xác định thời hạn có hiệu lực của giấy phép cần căn cứ
vào thời hạn sử dụng đất hoặc thời hạn hợp đồng thuê bến (nếu là bến thuê) và
trên cơ sở đề nghị của chủ khai thác bến.
- Ban hành tiêu chuẩn phân loại bến khách
ngang sông để gắn việc quy định thời hạn giấy phép với từng loại bến khách
ngang sông. Đối với những bến có quy mô lớn, lưu lượng khách qua lại đông, thời
gian hoạt động trong năm dài thì thời hạn của giấy phép dài hơn đối với những
bến có lưu lượng khách qua lại ít, quy mô nhỏ. Tương ứng với từng loại bến
khách ngang sông quy định rõ đối với loại bến khách ngang sông nào có quy mô và
lưu lượng khách đủ lớn mới phải có nhà chờ và quy định tiêu chuẩn nhà chờ.
2. Thủ tục Cấp Giấy
chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng đăng ký lần đầu cho các đơn vị
thuộc Bộ Giao thông vận tải (B-BGT-008257-TT) và Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng đăng ký lần đầu cho tổ chức, cá nhân thuộc
Sở GTVT quản lý (B-BGT-013312-TT)
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức là chủ sở hữu xe máy chuyên dùng;
+ Sửa đổi mẫu “Tờ khai đăng ký xe máy chuyên
dùng” để phân định rõ phần nội dung “dán trà số động cơ” và “dán trà số khung”
thuộc trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
3. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng chuyển quyền sở hữu cho các đơn
vị thuộc Bộ Giao thông vận tải (B-BGT-008434-TT) và Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng chuyển quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân
thuộc Sở GTVT quản lý (B-BGT-013527-TT)
- Tách thành 02 thủ tục, gồm:
+ Thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển
số xe máy chuyên dùng trường hợp sang tên chủ sở hữu trong cùng một tỉnh, thành
phố”;
+ Thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biển
số xe máy chuyên dùng trường hợp di chuyển đăng ký, sang tên chủ sở hữu khác
tỉnh, thành phố”.
- Trên cơ sở 2 thủ tục hành chính trên, quy
định cụ thể trình tự thực hiện thủ tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ đối với thủ tục “Cấp Giấy chứng
nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng trường hợp sang tên chủ sở hữu trong
cùng một tỉnh, thành phố”, cơ quan có thẩm quyền không cần kiểm tra xe máy
chuyên dùng khi giải quyết thủ tục.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức là chủ sở hữu xe máy chuyên dùng;
+ Quy định rõ nội dung xác nhận của chính
quyền địa phương nơi người bán, cho, tặng đăng ký thường trú trong mẫu “Giấy
nhượng bán, cho, tặng xe máy chuyên dùng” là chứng thực chữ ký của người bán,
cho, tặng xe máy chuyên dùng.
4. Thủ tục cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị hỏng, bị mất do Cục
Đường bộ Việt Nam quản lý (B-BGT-008468-TT) và Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị hỏng, bị mất cho tổ chức, cá nhân thuộc
Sở GTVT quản lý (B-BGT-013838-TT)
- Tách thành 02 thủ tục hành chính:
+ Thủ tục đổi đăng ký, biển số xe máy chuyên
dùng;
+ Thủ tục cấp lại đăng ký, biển số xe máy
chuyên dùng.
- Trên cơ sở 2 thủ tục hành chính trên, quy
định cụ thể trình tự thực hiện thủ tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước;
+ Quy định rõ đối với trường hợp đổi đăng ký
và biển số xe máy chuyên dùng do bị hỏng (có nộp lại đăng ký, biển số bị hỏng),
cơ quan có thẩm quyền không cần kiểm tra xe máy chuyên dùng khi giải quyết thủ
tục.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
+ Sửa đổi nội dung mẫu “Tờ khai đổi, cấp lại
đăng ký biển số xe máy chuyên dùng” để phân định rõ phần nội dung “dán trà số
động cơ” và “dán trà số khung” thuộc trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính;
+ Bỏ yêu cầu “Đơn trình báo mất có xác nhận
của cơ quan công an” trong thành phần hồ sơ đối với trường hợp cấp lại đăng ký,
biển số xe máy chuyên dùng do bị mất.
5. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng tạm thời cho các đơn vị thuộc Bộ
GTVT (B-BGT-008513-TT) và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy
chuyên dùng tạm thời cho tổ chức, cá nhân thuộc Sở GTVT quản lý
(B-BGT-013911-TT)
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
+ Quy định cụ thể về từng loại giấy tờ và xác
định rõ đặc tính từng loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ
trường hợp nào phải nộp bản chính, nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao
có chứng thực hoặc nộp bản sao và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản
sao có xác nhận của chính cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.
6. Thủ tục Cấp Giấy
phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với
quốc lộ (B-BGT-006675-TT)
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
trong đó riêng Văn bản chấp thuận khi lập dự án và thiết kế của cơ quan quản lý
đường bộ có thẩm quyền nộp 02 bản;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức đề nghị được cấp giấy phép.
- Xây dựng, ban hành mẫu “Đơn xin cấp giấy
phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với
quốc lộ” trong đó có hướng dẫn về việc cam kết tự di chuyển công trình khi
ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường.
- Bỏ Bản cam kết tự di chuyển công trình khi
ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường trong thành phần hồ
sơ.
7. Thủ tục cấp giấy
chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
nhập khẩu (B-BGT-030664-TT)
- Bổ sung quy định trình tự thủ tục trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước;
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ;
+ Quy định rõ đặc tính từng loại giấy tờ
trong thành phần hồ sơ phải nộp; quy định rõ trường hợp nào phải nộp bản chính,
nếu không phải nộp bản chính thì nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ quan,
tổ chức là chủ sở hữu xe máy chuyên dùng;
+ Xây dựng, ban hành mẫu tờ khai “Bản Đăng ký
thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng nhập khẩu” trong đó có hướng dẫn cho cá
nhân, tổ chức trong việc lấy thông tin đối với các nội dung cần kê khai;
+ Sử dụng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh)
trong mẫu tờ khai “Bản kê chi tiết xe máy chuyên dùng nhập khẩu”.
- Công khai danh mục xe máy chuyên dùng khi
nhập khẩu được miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật hoặc miễn đăng
ký thông số kỹ thuật và công khai khi thực hiện thủ tục hành chính để tổ chức
cá nhân biết.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Giao thông vận tải:
- Trước ngày 31 tháng 7 năm 2010, xây dựng,
ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định
có liên quan tại:
+ Thông tư số 24/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng
10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, đổi, thu hồi
đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;
+ Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng
10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
+ Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng
11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07
tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc ban hành
quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 mục A, phần IV của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
- Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng
cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010, trước ngày 01
tháng 01 năm 2011, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn phân loại bến khách ngang sông
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1 mục A phần
IV của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
V. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục thẩm tra
cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ (cấp trung ương và cấp địa phương)-B-BKH-10937-TT và
B-BKH-111222-TT
- Quy định rõ nội dung, trách nhiệm của cơ
quan được hỏi ý kiến, trả lời ý kiến trong quá trình thẩm tra dự án đầu tư. Cụ
thể là quy định nguyên tắc, thẩm quyền quyết định lựa chọn cơ quan được hỏi ý
kiến thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ; quy định trách nhiệm và nội dung trả lời bằng văn bản của cơ
quan được hỏi ý kiến; áp dụng nguyên tắc nếu quá thời hạn quy định mà không trả
lời thì coi như đồng ý và cơ quan đó phải chịu trách nhiệm về sự không trả lời
của mình.
- Quy định cụ thể những loại giấy tờ có yêu
cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài
và có chính sách từng bước miễn, giảm giấy tờ có yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh
sự.
- Quy định rõ khái niệm “hồ sơ hợp lệ”, hình
thức giấy tờ “bản sao” phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính;
- Bổ sung phụ lục mẫu hóa hoặc đề cương hướng
dẫn lập Báo cáo năng lực tài chính, Báo cáo giải trình kinh tế - kỹ thuật theo
hướng quy định rõ nội dung và hình thức của tài liệu này.
- Loại bỏ một số tài liệu không cần thiết,
không hợp lý trong thành phần hồ sơ: Hợp đồng liên doanh, Bản giải trình khả
năng đáp ứng thị trường (đối với dự án đầu tư có điều kiện), Hợp đồng thuê địa điểm,
kho bãi.
- Quy định hợp lý số bộ hồ sơ phải nộp theo
hướng giảm bớt số lượng, xây dựng bộ hồ sơ chuẩn về thẩm tra cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính
phủ.
- Quy định rõ thời hạn hiệu lực Giấy phép đầu
tư theo hướng thời hạn của dự án đầu tư được xác định theo đề nghị của nhà đầu
tư, nhưng không quá 70 năm.
2. Thủ tục đăng ký
đổi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
được cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
-B-BKH-111119-TT
- Quy định rõ hồ sơ của thủ tục “đổi giấy
chứng nhận đầu tư” theo hướng tách bạch đổi Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) và
đăng ký lại dự án đầu tư do điều chỉnh vốn, ngành nghề.
- Sửa đổi mẫu văn bản đề nghị đổi GCNĐT theo
hướng bổ sung thông tin về địa điểm của văn phòng điều hành của bên nước ngoài
trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh; bỏ quy định điền thông tin dự kiến tiến độ
thực hiện các hạng mục, công việc chính đối với dự án đã và đang hoạt động; bỏ
nội dung thông tin về “vốn góp để thực hiện dự án”. Không yêu cầu dự án đã và
đang hoạt động phải giải trình tiến độ thực hiện dự án trong thành phần hồ sơ
đề nghị đổi GCNĐT.
3. Thủ tục đăng ký
lại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư - B-BKH-111097-TT
- Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 5
ngày làm việc.
- Hủy bỏ thời hạn áp dụng cho việc đăng ký
lại đối với tất cả các doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01
tháng 7 năm 2006.
- Hướng dẫn cụ thể việc kế thừa quyền và lợi
ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa
vụ khác trước khi đăng ký lại theo hướng đảm bảo việc hiểu và thực hiện thống
nhất.
4. Thủ tục đăng ký
đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài (không gắn với thành lập doanh
nghiệp) (thủ tục này chưa có trong danh mục thủ tục hành chính của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
- Phân biệt rõ, cụ thể dự án đầu tư không gắn
với thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh với dự án đầu tư gắn với thành
lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.
- Quy định thống nhất, cụ thể về yêu cầu lập
báo cáo giải pháp về môi trường thay cho yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 7
ngày làm việc.
5. Thủ tục đăng ký điều
chỉnh dự án đầu tư -B-BKH-107550-TT
- Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01
bộ.
- Quy định rõ nguyên tắc xác định cơ quan có
thẩm quyền giải quyết và trình tự thủ tục tương ứng khi đăng ký điều chỉnh dự
án đầu tư.
6. Thủ tục thẩm tra
cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng trở
lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện -B-BKH-110979-TT
- Quy định rõ thẩm quyền, nội dung, trách
nhiệm của cơ quan quyết định, chủ trì cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan được
hỏi ý kiến, trả lời ý kiến thẩm tra dự án đầu tư. Cụ thể là quy định nguyên
tắc, thẩm quyền quyết định lựa chọn cơ quan được hỏi ý kiến; quy định trách
nhiệm và nội dung trả lời bằng văn bản của cơ quan được hỏi ý kiến; áp dụng
nguyên tắc nếu quá thời hạn quy định mà không trả lời thì coi như đồng ý và cơ
quan đó phải chịu trách nhiệm về sự không trả lời của mình.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ, số bộ hồ sơ,
hình thức bản sao; bổ sung quy định giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản
công chứng do văn phòng công chứng và công chứng nhà nước thực hiện.
- Bỏ yêu cầu nộp hợp đồng liên doanh.
- Bỏ thành phần hồ sơ “giải trình đáp ứng điều
kiện gia nhập thị trường”.
- Quy định rõ hơn nội dung và hình thức Báo
cáo năng lực tài chính. Lựa chọn một trong hai phương án: (1) mẫu hóa biểu mẫu
báo cáo khả năng tài chính của các nhà đầu tư để thuận tiện cho các nhà đầu tư
thực hiện báo cáo này; hoặc (2) quy định cụ thể trường hợp nhà đầu tư là doanh
nghiệp thì nộp “báo cáo tài chính của năm gần nhất đã được kiểm toán” hoặc “bảng
cân đối tài sản của năm gần nhất đã được kiểm toán”; nhà đầu tư là cá nhân thì
xác định rõ nội dung và hình thức giấy tờ phải nộp theo hướng cần xác định cụ
thể đó là giấy gì, do cấp nào xác định, ai chịu trách nhiệm về sự xác thực của
giấy tờ này để có thể thay thế báo cáo tài chính.
- Quy định rõ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài
chỉ phải nộp hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh
nghiệp trong thành phần hồ sơ nếu có, để đảm bảo tính nhất quán của Nghị định
108/2006/NĐ-CP với Luật đầu tư.
- Quy định thời hạn hiệu lực Giấy phép đầu tư
theo hướng thời hạn của dự án đầu tư được xác định theo đề nghị của nhà đầu tư,
nhưng không quá 70 năm.
7. Thủ tục thẩm định
kế hoạch Đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương) -B-BKH-081697-TT và
B-BKH-106774-TT
- Bổ sung hướng dẫn và quy định thành phần hồ
sơ đối với trường hợp dự án có thẩm quyền thẩm định kế hoạch đấu thầu đồng thời
phê duyệt kế hoạch đấu thầu để ghép thành một thủ tục “Thẩm định và phê duyệt
kế hoạch đấu thầu”.
- Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các khái niệm
“vốn nhà nước” và “các vốn khác do nhà nước quản lý” quy định tại Điều 1, khoản
1 Điều 4 Luật Đấu thầu.
- Sửa đổi Quy định mở rộng thời hạn hiệu lực
của hồ sơ dự thầu theo khung tối đa và tối thiểu để tạo thuận lợi cho các dự án
xây dựng lớn.
8. Thủ tục phê duyệt
kế hoạch đấu thầu (cấp trung ương và cấp địa phương)-B-BKH-081811-TT,
B-BKH-106826-TT
- Quy định cụ thể, thống nhất các tài liệu
phải có trong hồ sơ xin Phê duyệt kế hoạch đấu thầu (PDKHĐT). Hướng dẫn cụ thể,
giải thích rõ những văn bản nào là văn bản pháp lý làm căn cứ pháp lý lập kế
hoạch đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan. Cần quy định rõ các văn bản
này cần phải nộp là bản sao công chứng hay bản sao thông thường không cần công
chứng, hay phải nộp bản gốc.
- Quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày kể
từ ngày cơ quan phê duyệt nhận được báo cáo thẩm định (30 ngày đối với gói thầu
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- Quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền PDKHĐT.
Ví dụ với dự án 100% vốn nhà nước thì sẽ xác định như thế nào, dựa trên các văn
bản nào. Đối với các dự án của doanh nghiệp sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên
nhưng ít hơn 100% vốn nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
phải được xác định phù hợp với Luật doanh nghiệp và điều lệ của doanh nghiệp.
- Bổ sung vào yêu cầu điều kiện và cách thức
xác định được 30% vốn nhà nước trong một dự án để phải thực hiện việc đấu thầu.
Đưa ra phương pháp cụ thể và ví dụ minh họa để xác định nguồn vốn nhà nước sử
dụng trong mỗi dự án. Ví dụ minh họa như sau: Trong trường hợp doanh nghiệp
100% vốn nhà nước X góp vốn vào thành lập liên doanh Y với nhà đầu tư nước
ngoài trong đó phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước X trong vốn điều lệ liên
doanh là x%. Doanh nghiệp Y là chủ đầu tư dự án A trong đó vốn tự có của Y
trong dự án A là y%, còn lại là vốn vay của ngân hàng thương mại ngoài quốc
doanh. Trong trường hợp này tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án sẽ được xác định
bằng x% * y%.
- Nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án cần phải
tiến hành đấu thầu của doanh nghiệp lên ít nhất là trên 50%.
9. Thủ tục chuyển đổi
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên thành Công ty TNHH từ hai
thành viên trở lên - B-BKH-049095-TT
- Quy định nhất quán, rõ ràng yêu cầu “giấy
tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng có xác nhận của công ty” trong thành phần
hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên lên công ty TNHH 2 thành viên, đảm
bảo sự thống nhất giữa quy định Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành
chính còn 5 ngày làm việc.
- Quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền giải
quyết thủ tục trong trường hợp thay đổi tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư trong nước
hoặc nước ngoài, ví dụ trong trường hợp Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước
ngoài chuyển thành công ty TNHH 2 TV 100% vốn trong nước; Công ty TNHH 1 thành
viên 100% vốn trong nước chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên 100% vốn nước
ngoài hoặc 51% vốn nước ngoài.
- Sửa đổi mẫu Giấy đề nghị chuyển đổi công ty
TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo hướng kèm theo
thông tin đăng ký thuế.
10. Thủ tục thành lập
doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp bên nước
ngoài chiếm dưới 49% vốn điều lệ (Công văn số 1752/BKH-PC của Bộ KHĐT)
Tách thành 2 thủ tục: thủ tục Đăng ký đầu tư
và thủ tục Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để thành lập doanh nghiệp. Việc đăng ký
kinh doanh sẽ thực hiện theo luật doanh nghiệp tại cơ quan ĐKKD.
11. Nhóm thủ tục đăng
ký hoạt động chi nhánh đối với công ty hợp danh, công ty cổ phần
-B-BKH-052465-TT và B-BKH-052652-TT
Quy định rõ thành phần hồ sơ, trình tự thủ
tục đăng ký hoạt động chi nhánh gắn với cấp GCNĐT; quy định rõ trường hợp nào
thành lập chi nhánh phải gắn với cấp GCNĐT. Quy định rõ, cụ thể nội dung thông
báo và các giấy tờ kèm theo thông báo sau khi được cấp GCN đăng ký hoạt động
chi nhánh, văn phòng đại diện.
12. Thủ tục đăng ký
thành lập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
- B-BKH-052860-TT
- Quy định tăng số lượng giấy tờ được miễn
hoặc thay thế hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở áp dụng điều ước quốc tế, thỏa
thuận song phương giữa nước ta với nước có doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
- Bãi bỏ yêu cầu vốn pháp định, yêu cầu về
chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
13. Thủ tục đăng ký
kinh doanh đối với tổ chức tín dụng (thủ tục này chưa có trong danh mục thủ tục
hành chính của Bộ KHĐT)
Bãi bỏ thủ tục Đăng ký kinh doanh đối với tổ
chức tín dụng do Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện.
14. Thủ tục thông báo
về người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức đối với công ty cổ phần
- B-BKH-052480-TT
Bổ sung biểu mẫu Thông báo về người đại diện
theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức công ty cổ phần (mẫu hóa thông báo để thực
hiện thống nhất trong toàn quốc).
15. Nhóm thủ tục
thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính đối với công ty hợp danh, công ty
TNHH 1 thành viên (chủ sở hữu là tổ chức), công ty TNHH 1 thành viên (chủ sở
hữu là cá nhân), doanh nghiệp tư nhân - B-BKH-052673-TT; B-BKH-117490-TT;
B-BKH-120485-TT; B-BKH-052751-TT
Bãi bỏ thủ tục Thông báo thời gian mở cửa tại
trụ sở chính.
16. Nhóm thủ tục đăng
ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công
ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên (chủ sở hữu là tổ chức), công ty TNHH 1
thành viên (chủ sở hữu là cá nhân)
- Bỏ yêu cầu người đại diện pháp luật ký trên
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
- Không yêu cầu nộp bản kê khai đăng ký thuế.
- Bãi bỏ yêu cầu doanh nghiệp nộp bản xác
nhận vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề trong thành phần hồ sơ thực hiện thủ
tục đăng ký kinh doanh.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại:
+ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005 của Quốc hội;
+ Luật số 38/2009/QH12 được Quốc hội thông
qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005 của Quốc hội;
+ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005 của Quốc hội
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 12, 14, 15 và 16 Mục A Phần V
của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp,
trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Nghị định để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư;
+ Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi
Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
+ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9
năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh
nghiệp;
+ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 3, 4, 6, 10 và 12 Mục A Phần V của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại:
+ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư;
+ Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy
chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
+ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5
năm 2008 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
+ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9
năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh
nghiệp
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 5, 7, 8, 9, 11, 13, 14 và 16 Mục A Phần V của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ trước ngày 31
tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công
an và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Thông tư liên
tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ
Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết
đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành
lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ
tục hành chính nêu tại tiết 16 Mục A Phần V của Phương án đơn giản hóa kèm theo
Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp
và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị
định thi hành Luật Đầu tư có liên quan đến yếu tố nước ngoài trong đó có nội
dung hợp pháp hóa lãnh sự, quy định rõ các loại giấy tờ cần phải hợp pháp hóa
lãnh sự trong thành phần hồ sơ của thủ tục đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm
quyền được Bộ Ngoại giao quy định để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 2 và 12 Mục A Phần V của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi
bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư 02/2009/TT-BKH ngày 17 tháng 02
năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu;
+ Thông tư 03/2006/TT-BKH hướng dẫn một số
nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 7, 8 và 16 Mục A Phần V của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Sửa đổi, bổ sung Phụ lục I-14 về Mẫu đăng ký đổi
giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19
tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu
văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam để thực hiện nội dung đơn giản
hóa nêu tại tiết 2 Mục A Phần V của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
b) Giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và các bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Nghị định 28/2005/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ tại Việt Nam để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 13 Mục A Phần V của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
VI. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục Kiểm tra
chất lượng hàng hóa nhập khẩu - B-BKC-008126-TT
Bổ sung quy định trong trường hợp nộp trực
tiếp hồ sơ tại cơ quan đăng ký, doanh nghiệp có thể nộp bản sao chứng chỉ chất
lượng và mang bản chính đến để cơ quan quản lý kiểm tra, đối chiếu.
2. Thủ tục Ghi nhận
tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia về đại diện
sở hữu công nghiệp - B-BKC-107006-TT
- Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
+ Bổ sung quy định trong trường hợp nộp trực
tiếp hồ sơ tại cơ quan đăng ký, doanh nghiệp có thể nộp bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức và mang bản
chính đến để cơ quan quản lý kiểm tra, đối chiếu;
+ Loại bỏ Bảng phí dịch vụ đại diện sở hữu
công nghiệp;
+ Loại bỏ yêu cầu nộp chứng từ nộp lệ phí;
+ Thay thế yêu cầu nộp Danh sách thành viên
có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức, kèm
theo bản sao quyết định tuyển dụng/hợp đồng lao động đối với từng thành viên
nói trên bằng yêu cầu nộp thẻ hành nghề của người đứng đầu tổ chức hoặc thẻ
hành nghề và bản sao quyết định tuyển dụng/hợp đồng lao động của người được
người đứng đầu tổ chức ủy quyền;
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
- Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời hạn
giải quyết từ 01 tháng xuống còn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo đúng quy
định.
3. Thủ tục Chấm dứt
hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp - B-BKC-006735-TT
- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu nộp
chứng từ nộp lệ phí khi nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ yêu cầu nộp bản sao chứng từ
trên trong trường hợp nộp qua bưu điện hoặc nộp vào tài khoản.
- Về thời hạn giải quyết: Quy định về thời
hạn giải quyết cho từng trường hợp như sau:
+ Nếu chủ đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn
bằng bảo hộ chính là chủ văn bằng bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm
dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
+ Nếu chủ đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn
bằng bảo hộ là bên thứ ba: Sau thời hạn tối đa 3 tháng do Cục Sở hữu trí tuệ ấn
định tại thông báo gửi chủ văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ không có ý
kiến khác so với chủ đơn là bên thứ ba thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định
giải quyết. Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với chủ đơn là bên
thứ ba thì Cục Sở hữu trí tuệ gia hạn thêm thời hạn xem xét giải quyết tối đa
là 3 tháng;
+ Thời hạn xem xét giải quyết nêu trên không
bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục khác nếu việc giải quyết yêu cầu chấm
dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đòi hỏi phải thực hiện các thủ tục đó.
4. Thủ tục Hủy bỏ
hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp - B-BKC-006747-TT
- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu nộp
chứng từ nộp lệ phí khi nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ yêu cầu nộp bản sao chứng từ
trên trong trường hợp nộp qua bưu điện hoặc nộp vào tài khoản.
- Về thời hạn giải quyết: Quy định về thời
hạn giải quyết cho từng trường hợp như sau:
+ Nếu chủ đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ chính là chủ văn bằng bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định hủy
bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
hủy bỏ hiệu lực;
+ Nếu chủ đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ là bên thứ ba: Sau thời hạn tối đa 3 tháng do Cục Sở hữu trí tuệ ấn
định tại thông báo gửi chủ văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ không có ý
kiến khác so với chủ đơn là bên thứ ba thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định
giải quyết. Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với chủ đơn là bên
thứ ba thì Cục Sở hữu trí tuệ gia hạn thêm thời hạn xem xét giải quyết tối đa
là 3 tháng;
+ Thời hạn xem xét giải quyết nêu trên không
bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục khác nếu việc giải quyết yêu cầu hủy bỏ
hiệu lực văn bằng bảo hộ đòi hỏi phải thực hiện các thủ tục đó.
5. Thủ tục Giải quyết
khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp - B-BKC-006849-TT
Bãi bỏ yêu cầu nộp chứng từ nộp lệ phí khi
nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ yêu cầu nộp bản sao chứng từ trên trong trường hợp nộp
qua bưu điện hoặc nộp vào tài khoản.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ: Xây dựng dự thảo Thông
tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan
tại:
- Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng
6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất
lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công
nghệ;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng
02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính tại tiết 1, 2, 3, 4 và 5 mục A phần VI của Phương án đơn giản hóa
kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
VII. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục “Cấp giấy
phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp
đồng lao động” (B-BLD-059602-TT) và thủ tục “Cấp giấy phép lao động cho người
nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng kinh tế thương mại” (B-BLD-060110-TT)
- Bỏ thành phần sơ yếu lý lịch tự thuật trong
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành
chính, từ 15 ngày xuống 10 ngày làm việc.
- Quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép
lao động theo đề nghị của người sử dụng lao động, nhưng không quá 36 tháng.
- Xây dựng lại mẫu văn bản đề nghị cấp giấy
phép lao động cho người nước ngoài, trong đó bổ sung phần về danh sách người
nước ngoài được đề nghị cấp giấy phép lao động với đầy đủ các thông tin liên
quan phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động cũng như việc quản lý đối tượng
được cấp phép; ngôn ngữ thể hiện trong mẫu văn bản phải bằng tiếng Việt và
tiếng Anh.
- Quy định cách thức lấy mẫu văn bản đề nghị
và lấy mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động, theo các cách sau đây:
+ Trực tiếp tại cơ quan HCNN có thẩm quyền;
+ In từ trang web của cơ quan HCNN có thẩm quyền;
+ In từ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
- Áp dụng cơ chế liên thông, đề cao cơ chế
phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh thuộc Bộ Công an theo hướng: sau khi cấp giấy phép lao động, cơ quan lao
động phải gửi Danh sách người được cấp giấy phép lao động cho cơ quan quản lý
xuất nhập cảnh để kiểm tra và làm thủ tục nhập cảnh, cấp thẻ tạm trú cho người
nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
- Bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự,
căn cứ áp dụng hình phạt trục xuất và hồ sơ đề nghị áp dụng hình phạt trục
xuất.
- Bỏ quy định về trường hợp miễn cấp giấy
phép lao động cho “Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03
(ba) tháng” tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008
vì điểm c và điểm e khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã quy định
cụ thể các trường hợp đặc biệt làm việc dưới ba tháng được miễn cấp giấy phép
lao động.
2. Thủ tục “Cấp giấy
phép lao động cho người nước ngoài đại diện tổ chức phi chính phủ làm việc tại
Việt Nam” (B-BLD-060115-TT)
Miễn giấy phép lao động đối với người nước
ngoài là trưởng đại diện (gồm: trưởng Văn phòng đại diện, trưởng Văn phòng dự
án hoặc người được Tổ chức phi Chính phủ ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động
tại Việt Nam) cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) được hoạt động tại
Việt Nam.
3. Thủ tục “Cấp giấy
phép lao động cho người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp”
(B-BLD-059603-TT)
- Về đối tượng thực hiện: Phân định rõ hai
nhóm đối tượng, gồm:
+ Đối tượng là người nước ngoài di chuyển
trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ nằm trong biểu cam
kết của Việt Nam với WTO (chủ yếu có 11 ngành dịch vụ, gồm: dịch vụ kinh doanh;
dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch
vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn
hóa giải trí và dịch vụ vận tải);
+ Đối tượng là người nước ngoài di chuyển
trong nội bộ doanh nghiệp ngoài phạm vi cam kết của Việt Nam với WTO.
Trên cơ sở đó, quy định miễn giấy phép lao
động cho nhóm đối tượng thứ nhất, đồng thời, cụ thể hóa các tiêu chí cam kết
gia nhập WTO của Việt Nam đối với nhóm đối tượng này để thực hiện theo lộ trình
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Đối với nhóm đối tượng thứ
hai, vẫn thực hiện cấp giấy phép lao động và nội dung đơn giản hóa tương tự như
đối với thủ tục nêu tại tiết 1 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này.
4. Thủ tục “Cấp lại
giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” (B-BLD-001784-TT)
- Quy định rõ căn cứ để được cấp lại giấy
phép lao động (mất, hỏng, có thay đổi về hộ chiếu hoặc nơi làm việc…);
- Bỏ thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản
2 Điều 11 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP. Sửa quy định tại điểm a khoản 2 Điều
11 của Nghị định này về lý do cấp lại giấy phép;
- Giảm thời hạn giải quyết xuống còn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Quy định rõ thời hạn của giấy phép lao động
được cấp lại.
5. Thủ tục “Thành lập
trung tâm giới thiệu việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc TW quyết định thành lập” (B-BLD-060121-TT)
- Bỏ quy định về việc thành lập trung tâm
giới thiệu việc làm, nghiên cứu phương pháp để duy trì và quản lý tốt các Trung
tâm giới thiệu việc làm đã được thành lập và đang hoạt động.
- Nghiên cứu bổ sung quy định về việc chuyển
các Trung tâm giới thiệu việc làm hiện có thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp sang
loại hình cung ứng dịch vụ ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và
hoàn trả vốn cho Nhà nước. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập
trung tâm giới thiệu việc làm được quyền quyết định việc chuyển đổi sang loại
hình hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Thời gian để thực hiện chuyển
đổi tiến hành trong năm (05) năm, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp với
các tổ chức này, cụ thể gồm:
- Ưu đãi về thuế;
- Được thu phí, lệ phí theo quy định của nhà
nước;
- Được liên doanh, liên kết để thực hiện các
hoạt động liên quan đến GTVL;
- Được nhà nước cấp kinh phí trong các trường
hợp, như:
+ Thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt
hàng;
+ Hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học và công nghệ về hoạt động GTVL;
+ Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia về GTVL;
+ Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cho người lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho người lao động
trong diện chính sách;
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất.v.v..
6. Thủ tục “Cấp giấy
phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu
việc làm” (B-BLD-001794-TT)
- Về trình tự thực hiện: Quy định bổ sung cơ
chế liên thông giữa thủ tục cấp giấy phép giới thiệu việc làm và thủ tục cấp
giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với
trường hợp doanh nghiệp không chỉ đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm trong
nước mà còn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài hoặc ngược lại. Sử dụng một giấy phép nhưng trong đó ghi rõ được phép
hoạt động giới thiệu việc làm và hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Đơn vị nào tiếp nhận hồ sơ ban đầu, thì đơn vị đó chịu trách
nhiệm chính và làm đầu mối giải quyết cho doanh nghiệp.
- Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời hạn
giải quyết xuống 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.
- Về yêu cầu, điều kiện: Sửa đổi điều kiện về
nhân viên bằng quy định điều kiện đối với người điều hành doanh nghiệp. Giao
trách nhiệm và quyền chủ động cho người điều hành doanh nghiệp trong tuyển dụng
nhân viên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong giới thiệu việc
làm.
- Kết hợp và gắn quy định về địa điểm, trụ sở
hoạt động giới thiệu việc làm với địa điểm, trụ sở hoạt động của một văn phòng
đại diện hoặc chi nhánh của doanh nghiệp và ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Việc thay đổi địa điểm trụ sở hoạt
động, yêu cầu doanh nghiệp, ngoài việc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền còn phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép giới thiệu
việc làm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ
GTVL, doanh nghiệp phải công khai mẫu hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng môi
giới lao động do cơ quan quản lý về lao động ban hành.
7. Thủ tục “Tiếp nhận
đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp ngoài nhà nước”
(B-BLD-003482-TT) và thủ tục “Đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh
nghiệp” (B-BLD-033210-TT)
- Bãi bỏ hai (02) thủ tục này.
8. Thủ tục “Cấp sổ
bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”
(B-BLD-001600-TT; B-BXH-062226-TT)
- Về thành phần, số lượng hồ sơ: Bỏ bản sao
giấy khai sinh của người lao động; sửa mẫu Danh sách lao động tham gia BHXH, BH
thất nghiệp theo hướng bao gồm các thông tin cơ bản liên quan trong quyết định
tuyển dụng hoặc quyết định về tiền lương hoặc hợp đồng lao động phục vụ cho
việc cấp sổ BHXH và thực hiện việc thu BHXH. Trên cơ sở đó, bỏ thành phần về
quyết định tuyển dụng hoặc quyết định về tiền lương hoặc hợp đồng lao động; hợp
đồng lao động đối với người sử dụng lao động là cá nhân thuê mướn, sử dụng lao
động trong hồ sơ cấp sổ BHXH đối với người tham gia BHXH bắt buộc. Quy định rõ
số lượng, bản chính hay bản chụp về giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết
định thành lập.
- Về quy trình thực hiện: Hướng dẫn thống
nhất quy trình thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và thủ tục
cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đơn vị sử dụng lao động; quy định quy trình luân
chuyển hồ sơ giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống 20 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo
hiểm thất nghiệp.
- Về mẫu sổ bảo hiểm xã hội và mẫu tờ khai
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Cải tiến mẫu sổ
bảo hiểm và mẫu tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp. Nghiên cứu, ứng dụng tin học vào quản lý sổ bảo hiểm xã hội/người tham
gia bảo hiểm xã hội, dần thay thế sổ bảo hiểm xã hội hiện tại của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam.
9. Thủ tục “Cấp sổ
bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện” (B-BLD-001506-TT;
B-BXH-062700-TT)
- Về quy trình thực hiện: Hướng dẫn thống
nhất quy trình thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và
thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện. Quy định quy trình luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận trong nội bộ
cơ quan bảo hiểm xã hội, thời gian giải quyết của từng bộ phận.
- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống 10 ngày làm việc.
- Về mẫu sổ bảo hiểm xã hội và mẫu tờ khai
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Cải tiến mẫu sổ
bảo hiểm và mẫu tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp. Nghiên cứu, ứng dụng tin học vào quản lý sổ bảo hiểm xã hội/người tham
gia bảo hiểm xã hội, dần thay thế sổ bảo hiểm xã hội hiện tại của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam.
10. Thủ tục “Xác nhận
thời gian để hưởng chế độ BHXH đối với người đi lao động có thời hạn ở nước
ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán
bộ vùng do người nước ngoài trả lương đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng
không đúng hạn hiện đang đóng BHXH” (B-BLD-001744-TT; B-BXH-063337-TT)
- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định về thời hạn thực hiện thủ tục: không quá 15 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp người lao động đã có sổ BHXH;
không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp
người lao động chưa có sổ BHXH (gồm cả thời gian cấp sổ và thời gian xác nhận).
- Về thành phần hồ sơ: Bổ sung quy định về số
bộ hồ sơ mà người lao động phải nộp; bãi bỏ thành phần “Bản chính Quyết định cử
đi công tác” trong hồ sơ; quy định rõ thành phần hồ sơ đề nghị Cơ quan có thẩm
quyền cấp “Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ
bảo hiểm xã hội” chỉ bao gồm đơn đề nghị của người lao động.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, chịu trách nhiệm bổ sung, chỉnh lý
Dự án Bộ luật lao động theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu
tại tiết 2, tiết 3, tiết 5 và tiết 7 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa
kèm theo Nghị quyết này, trước khi trình Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, để thực hiện nội dung đơn giản hóa
thủ tục hành chính nêu tại tiết 8, 9 và 10 mục A phần VII của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp
tổng hợp, trình Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định về điều
kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm thay thế Nghị
định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều
kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị
định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu
việc làm, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu
tại tiết 5, 6 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
- Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của
Nghị định quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức
dịch vụ việc làm, thay thế Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm
2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định
điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 sửa đổi bổ sung Thông
tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP
quy định điều kiện thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc
làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
19/2005/NĐ-CP , gửi kèm theo dự thảo Nghị định quy định về điều kiện, thủ tục
thành lập và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm, trình Chính phủ trước ngày
31 tháng 12 năm 2010.
b) Giao Bộ Công an
Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan bổ sung quy
định về các trường hợp lao động nước ngoài nhập cảnh, cư trú làm việc tại Việt
Nam và trường hợp bị trục xuất nếu làm việc tại Việt Nam mà chưa có giấy phép
lao động theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1,
tiết 2 và tiết 3 mục A phần VII của phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này vào Dự án luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,
trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2010.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định để sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định liên quan tại các nghị định sau
đây để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3,
4 và 7 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình
Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010:
+ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ Luật lao động về tiền lương;
+ Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm
1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật
lao động về thỏa ước lao động tập thể;
+ Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11
năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/CP ngày 31 tháng 12
năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật lao động về thỏa ước lao động tập thể;
+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3
năm 2008 về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4
năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật
lao động.
- Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế
hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định liên quan tại các thông tư sau đây theo đúng
nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 6 và 9 mục A
phần VII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này để ban hành trước
ngày 31 tháng 7 năm 2010:
+ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng
6 năm 2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về việc
tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định của
Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ BHXH theo Quyết định số
107/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30
tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của
Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt
động theo Luật doanh nghiệp;
+ Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05
tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH
và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
b) Giao Bộ Công an
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2009/NĐ-CP
ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 quy định việc áp dụng hình thức
xử phạt trục xuất đối với trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam vi
phạm các quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
c) Giao Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy
chế và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam thay thế
Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy chế và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
d) Giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Rà soát, dự thảo văn bản để sửa đổi, bổ sung
các quy định liên quan theo nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại tiết 8, 9 và
10 Mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết để thay thế
các văn bản sau đây và ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010:
- Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6
năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc Hướng dẫn thủ tục tham gia và
giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện;
- Quyết định số 555/QĐ-BHXH ngày 13 tháng 5
năm 2009 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm
xã hội;
- Quyết định số 1339/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 5
năm 2008 về mẫu sổ bảo hiểm xã hội;
- Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 02 tháng 6
năm 2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
VIII. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Thủ tục “Cấp quyết
định thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y” – B-BNN-006296-TT
- Thay thế “hồ sơ đăng ký lưu hành cho từng
sản phẩm” trong thành phần hồ sơ bằng “hồ sơ kỹ thuật cho từng sản phẩm”. Trong
đó, hồ sơ kỹ thuật bao gồm: bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm, thông tin kỹ
thuật về chất lượng của sản phẩm và thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu
lực của sản phẩm.
- Bãi bỏ quy định cá nhân, tổ chức phải nộp
“Chứng chỉ hành nghề thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y của chủ hoặc người phụ
trách kỹ thuật cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm” khi nộp hồ sơ xin cấp quyết định
thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
- Mở rộng phạm vi đối tượng thuốc thú y (trừ
vắc xin) được miễn thử nghiệm, khảo nghiệm có xuất xứ từ các quốc gia, vùng
lãnh thổ có điều kiện, năng lực sản xuất thuốc tương đương với Châu Âu.
2. Thủ tục “Cấp giấy
chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc thú y” – B-BNN-006798-TT
- Về thành phần hồ sơ:
+ Quy định cụ thể các loại giấy tờ trong
thành phần hồ sơ phải nộp để phân biệt rõ giữa các thủ tục Đăng ký sản xuất
thuốc thú y, Đăng ký công nhận cơ sở đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y, Đăng
ký lưu hành thuốc thú y;
+ Quy định rõ các loại giấy chứng nhận GMP
hoặc ISO; Giấy phép lưu hành sản phẩm (MA) tại nước sản xuất hoặc các nước
khác; Phiếu phân tích chất lượng của sản phẩm (CA) (đối với sản phẩm nhập khẩu)
là bản gốc, hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực, hoặc bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu;
+ Quy định rõ đối với thuốc phải thử nghiệm,
khảo nghiệm, yêu cầu nộp “Kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm” mà không phải nộp
“Phiếu kiểm nghiệm thuốc thú y do các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y cấp”;
+ Quy định rõ đối với thuốc miễn thử nghiệm,
khảo nghiệm, yêu cầu nộp “Phiếu kiểm nghiệm thuốc thú y do các Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc thú y cấp” mà không phải nộp “Kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm”.
- Quy định thời hạn có hiệu lực của Giấy
chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc thú y cấp lần đầu là 05 năm.
- Quy định thuốc thú y được lưu hành ngay sau
khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký (cấp số đăng ký).
- Bãi bỏ các yêu cầu thông tin về dạng bào
chế của sản phẩm; thành phần và hàm lượng các chất có trong sản phẩm; các dạng
đóng gói của sản phẩm; chỉ định điều trị và liều lượng sử dụng cho từng loài
động vật; thời gian ngừng sử dụng thuốc đối với từng loài động vật để khai thác
thịt, trứng và sữa tại mẫu Đơn đăng ký lưu hành thuốc thú y.
3. Thủ tục “Kiểm tra và
công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)” –
B-BNN-043732-TT
4. Thủ tục “Kiểm tra
và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)” – B-BNN- 043889-TT
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có “Chương
trình quản lý chất lượng và thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm” và quy định
hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu gồm:
+ Giấy đăng ký kiểm tra;
+ Đối với cơ sở chế biến thủy sản phải gửi
kèm theo: Báo cáo hiện trạng về điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP của cơ sở, Danh mục
các sản phẩm chủ yếu, Sơ đồ quy trình công nghệ và Bảng tổng hợp kế hoạch
HACCP.
- Quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra sau khi
khắc phục sai lỗi gồm Báo cáo khắc phục các sai lỗi.
- Ban hành mẫu tờ khai Danh mục các sản phẩm
chủ yếu và Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP.
- Quy định rõ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, hướng dẫn
cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
- Quy định rõ trong thời hạn 05 (năm) ngày
làm việc, nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở
thời gian chính thức sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở.
- Quy định rõ trong thời gian tối đa 07 (bảy)
ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP hoặc Thông báo cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu
về điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phân công, phân cấp phạm vi, đối tượng quản lý giữa các Cơ quan quản lý chất
lượng thủy sản tại Trung ương và địa phương trên nguyên tắc kiểm soát theo mối
nguy (mối nguy thường và mối nguy đáng kể) và theo mức độ nguy cơ (thực phẩm ăn
liền và thực phẩm có mối nguy gắn liền với loài thuộc nhóm nguy cơ cao).
- Giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quy định rõ việc phân công, phối hợp về
kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung vào Mẫu giấy đăng ký kiểm tra và
công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo VSATTP các
nội dung về số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bãi bỏ mục “4.3. Liệt kê chương trình quản
lý chất lượng cho các sản phẩm/nhóm sản phẩm sản xuất và gửi chương trình kèm
theo” trong Báo cáo hiện trạng về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
của cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
5. Thủ tục “Kiểm tra
và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản xuất
khẩu” – B-BNN-044054-TT
- Kết hợp hoạt động “Kiểm dịch các lô hàng
động vật và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm” với hoạt
động “Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa
thủy sản xuất khẩu” thành 01 thủ tục “Kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản xuất khẩu”.
- Áp dụng thêm chế độ giảm kiểm tra đối với
các lô hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp căn cứ vào mức xếp loại điều
kiện đảm bảo vệ sinh ATTP, nhóm sản phẩm sản xuất ngoài chế độ giảm kiểm tra
được quy định tại Điều 20, Điều 21, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN
ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ban hành mẫu Bảng kê khai chi tiết lô hàng.
- Quy định rõ trong thời gian tối đa 07 (bảy)
ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường, cơ quan có
thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản hoặc
Thông báo không đạt chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản đối với các lô sản
phẩm đồ hộp xuất khẩu.
6. Thủ tục “Kiểm dịch
động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm xuất khẩu” –
B-BNN-043599-TT
- Bãi bỏ thủ tục này.
- Kết hợp hoạt động “Kiểm dịch các lô hàng
động vật và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm” với hoạt
động “Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa
thủy sản xuất khẩu” thành 01 thủ tục “Kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản xuất khẩu”.
7. Thủ tục “Kiểm tra
và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản nhập
khẩu” – B-BNN-044062-TT
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có bản sao
Giấy chứng nhận chất lượng VSATTP hàng hóa thủy sản trong thành phần hồ sơ đối
với lô nguyên liệu thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ các tàu đánh bắt có trang bị
cấp đông (với điều kiện tàu phải đăng ký trong danh sách được phép xuất khẩu
vào Việt Nam, đồng thời mỗi lô hàng phải kèm theo Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của tàu cá do cơ quan có thẩm quyền
cấp).
- Ban hành mẫu Bảng kê khai chi tiết lô hàng
- Quy định rõ trong thời gian tối đa 07 (bảy)
ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường, cơ quan có
thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản hoặc
Thông báo không đạt chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản đối với các lô hàng
sản phẩm đồ hộp nhập khẩu.
- Quy định rõ nhóm hàng thủy sản triệu hồi và
hàng thủy sản của Việt Nam bị nước ngoài trả về đã được cấp giấy chứng nhận
trước khi xuất khẩu trước tiên phải thực hiện thủ tục “Miễn kiểm tra và chứng
nhận chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản”. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền
thông báo lô hàng không được miễn thì phải thực hiện thủ tục “Kiểm tra và chứng
nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (đối với hàng hóa
thủy sản nhập khẩu)”
B. Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản
hóa
1.
Đối với các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa
đổi, bổ sung luật, pháp lệnh:
a) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4
năm 2004 về thú y để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại
tiết 2, mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này,
trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem
xét, quyết định việc trình dự thảo Pháp lệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại:
+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN ngày 10 tháng
02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định
thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;
+ Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng
12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế
kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 2, 3 và 4, mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa
kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ xem
xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
b) Giao Bộ Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng
7 năm 2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ
tục hành chính nêu tại tiết 3, 4 mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp,
trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự thảo Pháp lệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Nghị định để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9
năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ
sinh an toàn thực phẩm để thực hiện nội dung đơn giản thủ tục hành chính nêu
tại tiết 3, 4 mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi
kèm theo dự thảo pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Thông tư để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06 tháng
8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình
tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y;
+ Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03 tháng
12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ
sung, sửa đổi Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng
12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế
kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản;
+ Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02
tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình
tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 1, 5, 6 và 7, mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
b) Giao Bộ Khoa học Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Quyết định để
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại
Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng để
thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 7 mục A phần
VIII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định này trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
c) Giao Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch để sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Thông tư liên tịch
số 17/2003/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 của liên Bộ Tài chính,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực
vật, kiểm dịch thủy sản để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính
nêu tại tiết 5, 6 mục A phần VIII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
IX. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục Giao đất
nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân (cấp xã) – B-BTM-062773-TT
- Quy định rõ các tiêu chuẩn (về nhân khẩu,
lao động thực tế, điều kiện kinh tế, chế độ ưu đãi …) và các điều kiện (còn quỹ
đất … ) để được giao đất nông nghiệp;
- Quy định rõ thời hạn mà Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất của hộ gia
đình, cá nhân để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sử dụng làm cơ sở để xem
xét, đánh giá hồ sơ xin giao đất (hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
chuyển lên).
- Quy định rõ thời hạn các cơ quan (Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp
huyện) phải hoàn thành công việc (theo trình tự thực hiện thủ tục hành chính).
2. Thủ tục Xác nhận
cam kết bảo vệ môi trường (cấp huyện) – B-BTM-003645-TT
Sửa đổi quy định về phạm vi đối tượng phải
thực hiện thủ tục Xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, theo hướng thu hẹp phạm
vi đối tượng, chỉ quy định các ngành, nghề hoặc lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường mới phải thực hiện thủ tục này.
3. Thủ tục thẩm định
và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (cấp tỉnh)
–B-BTM-003674-TT
Sửa đổi, bổ sung quy định trong thành phần hồ
sơ có 01 (một) bản báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án
đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án (do chủ dự án đã lập trong quá
trình xin cấp phép đầu tư) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự
án và đóng dấu ở trang phụ bìa.
4. Thủ tục Thẩm định
và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (ĐTM bổ sung) (cấp
Trung ương) – B-BTM-003084-TT
Bãi bỏ thủ tục Thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường bổ sung (ĐTM bổ sung).
5. Thủ tục Thẩm định
và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (ĐTM bổ sung) (cấp
tỉnh) -B-BTM-099459-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
6. Thủ tục Cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (cấp tỉnh)-B-BTM-061266-TT
Sửa đổi quy định thời hạn có giá trị của Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu từ 12 tháng (01 năm) kể từ ngày cấp
lên thành có giá trị trong 36 tháng (03 năm) kể từ ngày cấp.
7. Thủ tục Cấp mới
Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại (cấp tỉnh)-B-BTM-061924-TT
8. Thủ tục Cấp mới
Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (cấp
tỉnh)-B-BTM-061993-TT
Gộp 2 thủ tục này thành một thủ tục theo
hướng cấp đồng thời Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại và
Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; đồng thời quy định rõ trách
nhiệm của chủ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy đối với việc hành nghề vận chuyển, xử
lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
9. Thủ tục “Cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày
đêm trở lên” (cấp Trung ương) – B-BTM-001769-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bãi bỏ quy định trong thành phần hồ sơ có
Đề án khai thác nước dưới đất. Đưa một số nội dung cần thiết trong Đề án khai
thác nước dưới đất (phương án, sơ đồ bố trí công trình, thiết kế giếng khai
thác, …) vào Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất
và Báo cáo khai thác nước dưới đất.
+ Rút gọn cấu trúc Báo cáo kết quả thăm dò
đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất từ 9 chương xuống còn 6 chương, cụ
thể: bỏ chương 3, 8, 9; làm rõ nội dung các chương 4, 7;
+ Rút gọn cấu trúc Báo cáo hiện trạng khai
thác nước dưới đất từ 5 mục xuống còn 3 mục, cụ thể: bỏ mục I, II;
- Bỏ Bản đồ hoặc sơ đồ địa chất tỉ lệ
1:50.000 – 1:25.000 trong các phụ lục kèm theo Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá
trữ lượng khai thác nước dưới đất.
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về đất
đai như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng ký cấp phép của giấy
chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại nơi đặt giếng khai thác
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
- Bãi bỏ quy định phải có xác nhận của UBND
cấp có thẩm quyền trong trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc
quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Trường hợp này, chỉ
yêu cầu có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác
với tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất).
b) Về thời hạn của thủ tục hành chính: Bổ
sung quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép cho các công trình có nguồn
nước đảm bảo khai thác ổn định lâu dài có giá trị tối thiểu là 5 năm.
c) Về Mẫu đơn: Bỏ phần xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường đối với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân và con
dấu.
Bổ sung quy định nộp bản sao Chứng minh thư nhân
dân của cá nhân, người đại diện tổ chức đề nghị cấp phép.
10. Thủ tục “Cấp giấy
phép khai thác nước dưới đất dưới 3.000m3/ngày đêm” (cấp
tỉnh)-B-BTM-003653-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có Đề án
khai thác nước dưới đất. Đưa một số nội dung cần thiết trong đề án khai thác
nước dưới đất vào:
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng
nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến
dưới 3000m3/ngày đêm; Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò khai
thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày
đêm;
+ Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường
hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động
- Làm rõ nội dung một số chương, mục trong:
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng
khai thác nước dưới đất đối với trường hợp công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày
đêm trở lên;
+ Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác
đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm;
+ Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động.
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về đất đai
như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm theo bản chính để đối
chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng ký cấp phép của giấy
chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại nơi đặt giếng khai thác
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
- Bỏ việc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền trong trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử
dụng đất của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. (Trường hợp này chỉ yêu cầu có
văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức,
cá nhân đang sử dụng đất).
b) Về thời hạn của thủ tục hành chính: Bổ
sung quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép cho các công trình có nguồn
nước đảm bảo khai thác ổn định lâu dài có giá trị tối thiểu là 5 năm.
c) Về Mẫu đơn: Bỏ phần xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường đối với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân và con
dấu.
Bổ sung quy định nộp bản sao chứng minh thư
nhân dân của cá nhân, người đại diện tổ chức đề nghị cấp phép.
11. Thủ tục “Cấp giấy
phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày
đêm trở lên” (cấp Trung ương) –B-BTM-002567-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Rút gọn cấu trúc Đề án thăm dò nước dưới
đất từ 8 chương xuống còn 5 chương, cụ thể: bỏ chương 2, 3, 7; làm rõ nội dung
chương 4, 6.
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có Bản đồ
hoặc sơ đồ địa chất tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 trong các phụ lục kèm theo đề án
thăm dò nước dưới đất.
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có “Bản
sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại
nơi thăm dò theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản của UBND cấp có
thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò”.
b) Về Mẫu đơn: bãi bỏ phần xác nhận của Ủy
ban nhân dân xã, phường đối với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân và
con dấu.
Bổ sung quy định nộp bản sao chứng minh thư
nhân dân của cá nhân, người đại diện tổ chức đề nghị cấp phép.
12. Thủ tục “Cấp giấy
phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày
đêm” (Cấp Tỉnh) – B-BTM-004492-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Rút gọn cấu trúc Đề án thăm dò nước dưới
đất đối với công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3000m3/ngày
đêm từ 6 chương xuống còn 4 chương, cụ thể: bỏ chương 2, 5; làm rõ nội dung
chương 3, 4.
- Rút gọn cấu trúc Thiết kế giếng thăm dò đối
với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm từ 6 mục xuống
còn 3 mục, cụ thể: bỏ mục III, IV, VI; làm rõ mục II, V.
- Bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ có “Bản
sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại
nơi thăm dò theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản của UBND cấp có
thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò”.
b) Về Mẫu đơn:
Bỏ phần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường đối với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân và con dấu.
Bổ sung quy định nộp bản sao chứng minh thư
nhân dân của cá nhân, người đại diện tổ chức đề nghị cấp phép.
13. Thủ tục “Giấy
phép khảo sát khoáng sản” (cấp Trung ương) – B-BTM-003648-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
14. Thủ tục “Giấy
phép khảo sát khoáng sản” (Cấp Tỉnh) –B-BTM-095003-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
15. Thủ tục “Giấy
phép thăm dò khoáng sản” (cấp Trung ương)-B-BTM-009956-TT
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ,
riêng Đề án và các bản vẽ kèm theo là 03 bản.
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về pháp
nhân của tổ chức, cá nhân như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng
ký cấp phép của văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức
đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
b) Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định thời hạn lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề
liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
c) Về phí, lệ phí: Bãi bỏ quy định nộp tiền
đặt cọc hoặc ký quỹ bằng 25% giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm đầu (thực
hiện 1 lần) trước khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
d) Về Mẫu đơn, mẫu tờ khai.
- Sửa tên mẫu đơn là: “Đơn đề nghị thăm dò
khoáng sản”.
- Bỏ cụm từ “cá nhân” tại góc trên, phía bên
trái của mẫu đơn.
- Bỏ cụm từ “khảo sát” tại tiêu đề Bản đồ.
- Bỏ phần phụ trương ở góc phải của bản đồ.
- Sửa quy định: “Khu vực xin cấp giấy phép
khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được khoanh định trên nền bản đồ địa hình
hệ tọa độ vuông góc VN2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000 đối với khu vực
khảo sát; 1:10.000 đối với khu vực thăm dò và 1:5.000 đối với khu vực khai
thác” thành “Mẫu bản đồ khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản
được khoanh định từ nền bản đồ địa hình, tọa độ vuông góc hệ VN2000, múi chiếu
60. Tỷ lệ bản đồ được quy định như sau:
+ Diện tích > 50km2 tỷ lệ là:
1:50.000;
+ Diện tích ≤ 50 km2 tỷ lệ
1:10.000;
+ Đối với Bản đồ khu vực khai thác, tỷ lệ
không nhỏ hơn 1:25.000”.
16. Thủ tục “Giấy
phép thăm dò khoáng sản” (cấp tỉnh)-B-BTM-003095-TT
a) Về thành phần hồ sơ
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ,
riêng Đề án và các bản vẽ kèm theo là 03 bản
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về pháp
nhân của tổ chức, cá nhân như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng
ký cấp phép của văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức
đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với bản chính và xác nhận tính hợp lệ
của hồ sơ.
b) Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định thời hạn lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề
liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
c) Về phí, lệ phí: Bãi bỏ quy định nộp tiền
đặt cọc hoặc ký quỹ bằng 25% giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm đầu (thực
hiện 1 lần) trước khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
d) Về Mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Sửa tên mẫu đơn là: “Đơn đề nghị thăm dò
khoáng sản”.
- Bỏ cụm từ “cá nhân” tại góc trên, phía bên
trái của mẫu đơn.
- Bỏ cụm từ “khảo sát” tại tiêu đề Bản đồ.
- Bỏ phần phụ trương ở góc phải của bản đồ.
- Sửa quy định: “Khu vực xin cấp giấy phép khảo
sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được khoanh định trên nền bản đồ địa hình hệ
tọa độ vuông góc VN2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000 đối với khu vực khảo
sát; 1:10.000 đối với khu vực thăm dò và 1:5.000 đối với khu vực khai thác”
thành “Mẫu bản đồ khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản được
khoanh định từ nền bản đồ địa hình, tọa độ vuông góc hệ VN2000, múi chiếu 60.
Tỷ lệ bản đồ được quy định như sau:
+ Diện tích > 50km2 tỷ lệ là:
1:50.000;
+ Diện tích ≤ 50 km2 tỷ lệ 1:
10.000;
+ Đối với Bản đồ khu vực khai thác, tỷ lệ
không nhỏ hơn 1 : 25.000”.
17. Thủ tục “Giấy
phép khai thác khoáng sản” (cấp Trung ương) – B-BTM-001757-TT
a) Về thành phần hồ sơ
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ,
riêng Bản đồ khu vực khai thác 3 tờ
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về pháp
nhân của tổ chức, cá nhân như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng
ký cấp phép của văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức
đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
b) Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định thời hạn lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề
liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
c) Về Mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Sửa tên mẫu đơn là: “Đơn đề nghị khai thác
khoáng sản”.
- Bỏ cụm từ “cá nhân” tại góc trên, phía bên
trái của mẫu đơn.
- Bỏ cụm từ “khảo sát” tại tiêu đề Bản đồ.
- Bỏ phần phụ trương ở góc phải của bản đồ.
- Sửa quy định: “Khu vực xin cấp giấy phép
khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được khoanh định trên nền bản đồ địa
hình hệ tọa độ vuông góc VN2000, có tỷ lệ không nhỏ 1:100.000 đối với khu vực
khảo sát; 1:10.000 đối với khu vực thăm dò và 1:5.000 đối với khu vực khai thác”
thành “Mẫu bản đồ khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản được
khoanh định từ nền bản đồ địa hình, tọa độ vuông góc hệ VN2000, múi chiếu 60.
Tỷ lệ bản đồ được quy định như sau:
+ Diện tích > 50km2 tỷ lệ là:
1:50.000;
+ Diện tích ≤ 50 km2 tỷ lệ 1:
10.000;
+ Đối với Bản đồ khu vực khai thác, tỷ lệ
không nhỏ hơn 1 : 25.000”.
18. Thủ tục “Giấy
phép khai thác khoáng sản” (cấp tỉnh)-B-BTM-003171-TT
a) Về thành phần hồ sơ
- Bổ sung quy định rõ số lượng hồ sơ là 01
bộ, riêng Bản đồ khu vực khai thác 3 tờ
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về pháp
nhân của tổ chức, cá nhân như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng
ký cấp phép của văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức
đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
b) Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định thời hạn lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề
liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
c) Về Mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Sửa tên mẫu đơn là: “Đơn đề nghị khai thác
khoáng sản”.
- Bỏ cụm từ “cá nhân” tại góc trên, phía bên
trái của mẫu đơn.
- Bỏ cụm từ “khảo sát” tại tiêu đề Bản đồ.
- Bỏ phần phụ trương ở góc phải của bản đồ.
- Sửa quy định: “Khu vực xin cấp giấy phép
khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được khoanh định trên nền bản đồ địa
hình hệ tọa độ vuông góc VN2000, có tỷ lệ không nhỏ 1:100.000 đối với khu vực
khảo sát; 1:10.000 đối với khu vực thăm dò và 1:5.000 đối với khu vực khai
thác” thành “Mẫu bản đồ khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản
được khoanh định từ nền bản đồ địa hình, tọa độ vuông góc hệ VN2000, múi chiếu
60. Tỷ lệ bản đồ được quy định như sau:
+ Diện tích > 50km2 tỷ lệ là:
1:50.000;
+ Diện tích ≤ 50 km2 tỷ lệ 1:
10.000;
+ Đối với Bản đồ khu vực khai thác, tỷ lệ
không nhỏ hơn 1 : 25.000”.
19. Thủ tục “Giấy
phép chế biến khoáng sản” (Cấp Trung ương) –B-BTM-002516-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
20. Thủ tục “Giấy
phép chế biến khoáng sản” (Cấp Tỉnh)-B-BTM-003184-TT
Bãi bỏ thủ tục này
21. Thủ tục “Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản” (Cấp Tỉnh)-B-BTM-003268-TT
a) Về thành phần hồ sơ
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ,
riêng Bản đồ khu vực khai thác là 3 tờ
- Bổ sung mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai
thác tận thu khoáng sản.
- Sửa đổi quy định thành phần hồ sơ về pháp
nhân của tổ chức, cá nhân như sau: có Bản sao có công chứng hoặc Bản sao và kèm
theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng
ký cấp phép của văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức
đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài.
Bổ sung quy định công chức tiếp nhận hồ sơ
phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và xác nhận tính
hợp lệ của hồ sơ.
b) Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
Bổ sung quy định thời hạn lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề
liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
22. Thủ tục “Hồ sơ
thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng
sản” (Cấp Tỉnh)-B-BTM-003661-TT
Bãi bỏ quy định phải có công chứng nhà nước
đối với Đề án thăm dò và Bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các
quy định có liên quan tại:
+ Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005 về Bảo vệ môi trường;
+ Luật số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005 về Khoáng sản.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 2, 13, 14, 19 và 20 mục A phần IX của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp
tổng hợp, trình Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại:
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng
sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 2, 13, 14, 19 và 20 mục A phần IX của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính
phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng
12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng
01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khoáng sản.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 2, 13, 14, 19 và 20 mục A phần IX của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính
phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại:
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng
10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7
năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng
sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 21 và 22 mục A
phần IX của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ
trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng
12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy
hại;
+ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng
6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng
01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật khoáng sản.
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17 và 18 mục A phần
IX của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31
tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây
dựng dự thảo Thông tư liên tịch để sửa đổi các quy định có liên quan tại Thông
tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2007 của liên Bộ
Công thương, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ
môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu để thực hiện
nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 6, mục A phần IX của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31 tháng 7
năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng
dự thảo Thông tư để sửa đổi các quy định có liên quan tại Thông tư số 05/1998/TT-BTC
ngày 09 tháng 01 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp, quản lý tiền
đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản để thực hiện nội dung
đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 15 và 16 mục A phần IX của Phương
án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm
2010.
X. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ TÀI CHÍNH
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
Lĩnh vực hải quan:
1. Thủ tục “Cấp thẻ
ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp” (B-BTC-033596-TT)
Bãi bỏ thủ tục hành chính này.
2. Thủ tục “Cấp thẻ
nhân viên đại lý Hải quan” (B-BTC-033532-TT)
Bãi bỏ thủ tục hành chính này, chuyển sang
hướng: Giao cho các đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện cấp thẻ nhân viên đại
lý hải quan cho cán bộ, nhân viên của mình; đồng thời, chịu trách nhiệm thông
báo với cơ quan hải quan danh sách đội ngũ nhân viên được cấp thẻ và hàng năm
phải thực hiện cập nhật kiến thức cho đội ngũ này. Để đảm bảo tăng cường quản
lý đối với các đầu mối đại lý làm thủ tục Hải quan, Bộ Tài chính sẽ quy định cụ
thể hơn về các điều kiện cấp thẻ.
3. Thủ tục “Cấp chứng
chỉ nghiệp vụ khai hải quan” (B-BTC-117145-TT)
- Bổ sung đầy đủ thông tin về địa điểm nộp hồ
sơ dự thi, lệ phí thi, thời gian và hình thức thông báo công khai kết quả thi
đối với thủ tục này.
- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ dự thi
cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, nêu cụ thể phải có những loại giấy tờ gì
trong bộ hồ sơ dự thi, số lượng là bao nhiêu bộ.
- Bổ sung thêm quy định về số năm kinh nghiệm
để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan trong yêu cầu, điều kiện và đưa các
quy định về yêu cầu, điều kiện từ Thông tư của Bộ vào Nghị định của Chính phủ.
- Phân cấp việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai
Hải quan theo hướng: Tổng cục quy định nội dung đào tạo, nội dung thi, chấm thi
và đưa ra các thang điểm được cấp chứng chỉ; các Cục tổ chức thi, thay mặt Tổng
cục cấp chứng chỉ và tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hàng năm
trên cơ sở nội dung, chương trình đào tạo đã được Tổng cục Hải quan xây dựng.
4. Thủ tục “Đăng ký
hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan” (B-BTC-117145-TT)
Chuyển nội dung “Đăng ký” sang “Thông báo”.
Theo đó, Bộ Tài chính cần quy định rõ những vấn đề sau đây:
- Sửa đổi các quy định về trình tự, hồ sơ,
gồm: các giấy tờ chứng minh đủ các yêu cầu, điều kiện, kèm theo thông báo; quy
định rõ thời hạn và trách nhiệm trả lời thông báo của cơ quan hải quan.
- Khi đại lý làm thủ tục hải quan đã chuẩn bị
đầy đủ các yêu cầu, điều kiện theo quy định về hoạt động đại lý hải quan, đại
lý làm thủ tục hải quan chỉ phải gửi thông báo đến cơ quan hải quan theo mẫu
thông báo do Bộ Tài chính quy định. Sau thời hạn quy định, nếu không nhận được
trả lời từ phía cơ quan hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan được phép hoạt
động.
- Việc kiểm tra xác nhận đủ điều kiện có thể
được tiến hành ngay hoặc sau khi đại lý làm thủ tục hải quan đã hoạt động.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu cơ quan hải
quan phát hiện đại lý làm thủ tục hải quan không đủ điều kiện hoạt động theo
quy định, cơ quan hải quan ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động để khắc phục.
Quy định rõ số lần được tạm đình chỉ hoạt động, nếu quá số lần đó, cơ quan hải
quan sẽ quyết định đình chỉ và thu hồi Giấy phép Đăng ký kinh doanh.
5. Thủ tục “Hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại”
(B-BTC-052407-TT)
- Cụ thể hóa quy định về “Các chứng từ khác
phải có theo quy định của pháp luật liên quan” tại điểm c3 khoản 1 Điều 11 của
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009.
- Bổ sung quy định yêu cầu doanh nghiệp phải
xuất trình “vận tải đơn” đối với bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu tại Điều
7 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 và Khoản 1 Điều 11
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009.
- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ tại khoản
2 Điều 7 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005, yêu cầu
người khai hải quan phải xuất trình “Giấy chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, kiểm dịch” đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải
kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.
- Bổ sung quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005 và Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm
2009 về việc cho phép người khai hải quan chậm nộp “Giấy chứng nhận về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch” nếu người khai hải quan chưa thể
có ngay giấy này; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các bên (hải quan,
doanh nghiệp, cơ quan kiểm tra chất lượng) trong các trường hợp:
+ Doanh nghiệp quá thời hạn được chậm nộp
chứng từ mà không đến nộp;
+ Cơ quan liên quan thông báo hàng không đủ
tiêu chuẩn nhập khẩu.
- Cụ thể hóa hồ sơ hải quan khác nhau giữa
xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó, ưu tiên hàng xuất khẩu, thực hiện quản lý
chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu nhất là hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu có điều
kiện.
- Áp dụng cơ chế liên thông với các bộ, ngành
liên quan: chuẩn bị dự thảo các quy định về cơ chế liên thông để áp dụng khi
Việt Nam xây dựng xong cơ chế một cửa quốc gia kết nối 3 đến 5 Bộ, Ngành (lộ
trình từ nay cho đến năm 2012 theo cam kết của Việt Nam khi tham gia cơ chế một
cửa ASEAN).
6. Thủ tục “Hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu” (B-BTC-046238-TT)
Pháp lý hóa các quy định về các nội dung
trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, thời hạn giải
quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
7. Thủ tục “Hải quan
đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu” (B-BTC-122273-TT)
Áp dụng nội dung đơn giản hóa như đối với
“Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu” (Thủ tục số 6
trên đây).
8. Thủ tục “Hải quan
đối với hàng quá cảnh” (B-BTC-123549-TT)
- Loại bỏ “vận đơn” trong thành phần hồ sơ.
- Pháp lý hóa số lượng bộ hồ sơ phải nộp
trong thông tư của Bộ, quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ là “01 bộ”.
- Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết đối
với trường hợp quá cảnh, không áp dụng như đối với các trường hợp xuất/nhập
khẩu thông thường khác (quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2005). Cụ thể:
+ Không quá 02 giờ kể từ khi nhận tờ khai đối
với trường hợp giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi tiếp nhận hàng hóa quá cảnh
(xác nhận tờ khai, niêm phong, xác nhận nguyên trạng) và trường hợp giải quyết
tại hải quan cửa khẩu cuối cùng nơi hàng quá cảnh chuyển đến để xuất (kiểm tra
niêm phong và nguyên trạng, đối chiếu để làm các thủ tục xuất);
+ Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng quá
cảnh: cần có quy định cụ thể về trường hợp phải kiểm tra, trình tự, cách thức,
phương pháp kiểm tra…
9. Thủ tục “Hải quan
chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa đưa ra kho CFS” (B-BTC-047069-TT)
Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống dưới 08
giờ.
10. Thủ tục hải quan
đối với hàng hóa đưa vào kho CFS - B-BTC-046032-TT
Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống dưới 08
giờ.
11. Thủ tục “Đăng ký
hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài” (B-BTC-118438-TT)
- Chuyển “Đăng ký” thành “Thông báo”, đồng
thời quy định rõ nội dung cần thông báo; thời gian phản hồi của cơ quan hải
quan sau khi doanh nghiệp thông báo về hợp đồng gia công và nêu rõ nếu cơ quan
hải quan không phản hồi trong thời gian quy định, doanh nghiệp mặc nhiên được
phép thực hiện.
- Bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp phải khai
báo số lượng và trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu trong thành phần hồ sơ tại
thời điểm đăng ký hợp đồng gia công (theo phương án đơn giản hóa là “tại thời điểm
thông báo hợp đồng gia công”).
- Quy định cụ thể các thông tin về “năng lực
quản lý”, “năng lực sản xuất”, “dây chuyền trang thiết bị” trong văn bản giải
trình yêu cầu doanh nghiệp nhận gia công lần đầu phải cung cấp trong thành phần
hồ sơ (Mục II Khoản I Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2008).
- Quy định cụ thể các trường hợp phải kiểm
tra cơ sở vật chất.
- Sửa quy định về phạm vi kiểm tra, nội dung
và các thông tin cơ bản mà doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan hải quan đối
với trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất trong Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ
ngày 17 tháng 6 năm 2009. Cụ thể và đơn giản hóa các quy định này theo hướng
yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết, trên cơ sở đó cơ quan
hải quan sẽ kiểm tra với các bên thứ ba (ví dụ: về số lượng nhân viên, cơ quan
hải quan có thể kiểm tra với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); đối với
những nội dung/thông tin không thể kiểm tra với các bên thứ ba, cơ quan hải
quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bằng chứng để chứng minh.
- Phương án lâu dài: Bộ Tài chính cần nghiên
cứu, sửa đổi các quy định có liên quan theo hướng hoạt động trên cơ sở đánh giá
“rủi ro”, theo đó giao các doanh nghiệp thực hiện tự quyết toán hợp đồng gia
công và báo cáo cơ quan hải quan, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra theo cơ
chế xác suất.
12. Thủ tục “Nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài”
(B-BTC-122069-TT)
- Ngoài nội dung đơn giản hóa tương tự như
đối với “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng
thương mại” (Thủ tục số 5 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này), thực hiện thêm các nội dung đơn giản hóa sau:
- Bỏ yêu cầu xuất trình “văn bản gốc” thay
bằng yêu cầu xuất trình “văn bản có ký và đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp”
của bên thuê gia công thông báo cho doanh nghiệp nhận gia công về việc nhận
hàng từ đối tác thứ ba trong trường hợp nguyên liệu, vật tư do bên thuê gia
công mua và chỉ định đối tác thứ ba gửi hàng cho doanh nghiệp (Điểm 1.2 Khoản
III Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2008). Bổ sung quy
định doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc xác thực của văn bản này.
- Bỏ hai yêu cầu sau trong trình tự thực hiện
và điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu gia công:
+ Sản phẩm hoàn chỉnh trong lô hàng nguyên
liệu nhập khẩu phải có trong bảng định mức sử dụng nguyên liệu cho sản phẩm gia
công quy định tại Điểm 1.3b Khoản III Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày
04 tháng 12 năm 2008;
+ Công chức hải quan kiểm tra việc đăng ký
định mức của doanh nghiệp đối với các hợp đồng gia công doanh nghiệp đã đăng ký
định mức quy định tại Mục 2(I) Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 17 tháng 6 năm
2009.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 08 giờ
xuống 04 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.
13. Thủ tục “Đăng ký,
điều chỉnh, kiểm tra định mức đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước
ngoài” (B-BTC-047940-TT)
- Chuyển “Đăng ký” thành “Thông báo”
- Quy định cụ thể nội dung thông báo, thời điểm
thông báo bảo đảm đủ thời gian để doanh nghiệp xác định chính xác định mức
nguyên liệu. Cụ thể như sau:
+ Định mức nguyên vật liệu phải được thông
báo trong [khoảng thời gian nhất định] trước khi xuất khẩu lô hàng đầu
tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức. Trên cơ sở trị giá lô hàng
xuất khẩu, cơ quan hải quan sẽ quy định khoảng thời gian nhất định mà doanh
nghiệp phải thông báo định mức. Giả sử, với lô hàng trị giá trên 100 triệu
đồng, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan trong vòng 20 ngày làm
việc trước khi xuất khẩu lô hàng đó; hoặc lô hàng dưới 20 triệu đồng, doanh
nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan trong vòng 05 ngày làm việc trước khi
xuất khẩu lô hàng đó.
+ Cơ quan hải quan có quyền kiểm tra bảng
thông báo định mức nguyên vật liệu của doanh nghiệp bất kỳ khi nào trước, trong
hoặc sau khi doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng có định mức đã được thông báo cho
cơ quan hải quan.
+ Quy định cụ thể cơ quan hải quan được phép
kiểm tra định mức của một mẫu sản phẩm không quá [một khoảng thời gian nhất
định].
+ Tăng cường chế tài xử phạt nếu cơ quan hải
quan phát hiện có gian lận định mức.
- Sửa đổi quy định về điều chỉnh định mức,
nêu cụ thể trường hợp nào được phép điều chỉnh, không thể cứ có “văn bản giải
trình lý do” là được điều chỉnh định mức, hạn chế tối đa việc điều chỉnh định
mức. Điều chỉnh định mức chỉ cho phép thực hiện trước khi xuất khẩu lô hàng.
- Về thành phần hồ sơ chỉ quy định nộp những
loại giấy tờ chủ yếu do doanh nghiệp ký xác nhận, đóng dấu, không cần phải nộp
bản sao có công chứng.
14. Thủ tục “Xuất
khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài” (B-BTC-122103-TT)
- Tương tự “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại” (Thủ tục số 5 trên đây).
- Đối với lô hàng gia công xuất khẩu chuyển
cửa khẩu, tương tự “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa
khẩu” (Thủ tục số 6 trên đây).
- Sửa quy định làm rõ các trường hợp phải
kiểm tra thực tế lô hàng, nội dung kiểm tra, thời hạn kiểm tra trong Phần VII Mục
II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2008.
- Sửa Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm
theo Thông tư 43/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2009 về phí, lệ phí theo
nguyên tắc thu đúng, thu đủ, công khai và minh bạch.
- Về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện
và thời hạn giải quyết nên thực hiện thống nhất như đối với hàng hóa thương
mại.
15. Thủ tục “Thanh khoản
hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài” (B-BTC-118536-TT)
- Sửa quy định về trình tự, cách thức thực
hiện, thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ cho rõ ràng và cụ thể trong Khoản XII Mục
II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2008.
- Sửa quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ
thanh khoản hợp đồng gia công, rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày làm
việc xuống còn 07 ngày làm việc đối với các doanh nghiệp truyền thống và được
đánh giá ở mức độ rủi ro thấp.
16. Thủ tục “Hải quan
đối với hàng tạm nhập để sửa chữa, tái chế, sau đó lại tái xuất”
- Tương tự “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại” (Thủ tục số 5 trên đây).
- Sửa quy định về trình tự thực hiện đối với
một số mặt hàng đặc thù, cụ thể: Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế, thời hạn
tái chế không quá ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tái nhập.
Trường hợp, cần kéo dài để tái chế, tìm thị trường xuất khẩu mới thì có văn bản
đề nghị Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét gia hạn, thời gian gia
hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn lần đầu.
- Quy định cụ thể thủ tục nhập trở lại được
thực hiện tại: Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó. Trường
hợp hàng trả lại về Việt Nam qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa
khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.
17. Thủ tục “Lấy mẫu,
lưu mẫu, lưu ảnh hàng hóa nhập khẩu” (B-BTC-118200-TT)
Sửa thành phần hồ sơ: thiết kế phiếu lấy mẫu
chung cho nhiều mặt hàng.
18. Thủ tục “Nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu” (B-BTC-121905-TT)
- Tương tự “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại” (Thủ tục số 5 trên đây).
- Quy định cụ thể thời gian thông quan đối
với từng loại đối tượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, nhất là hàng thủy sản
cần ưu tiên thông quan nhanh, tối đa không quá 08 giờ.
19. Thủ tục “Đăng ký,
điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sản phẩm xuất
khẩu” (B-BTC-040496-TT)
- Thay “Đăng ký” thành “Thông báo”.
- Quy định cụ thể nội dung thông báo, thời điểm
thông báo bảo đảm đủ thời gian để doanh nghiệp xác định chính xác định mức
nguyên liệu. Cụ thể như sau:
+ Định mức nguyên vật liệu phải được thông
báo trong [khoảng thời gian nhất định] trước khi xuất khẩu lô hàng đầu
tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức. Trên cơ sở trị giá lô hàng
xuất khẩu, cơ quan hải quan sẽ quy định khoảng thời gian nhất định mà doanh
nghiệp phải thông báo định mức. Giả sử, với lô hàng trị giá trên 100 triệu
đồng, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan hải quan trong vòng 20 ngày làm
việc trước khi xuất khẩu lô hàng đó; hoặc lô hàng dưới 20 triệu đồng, doanh
nghiệp phải thông báo với cơ quan hải quan trong vòng 05 ngày làm việc trước
khi xuất khẩu lô hàng đó.
+ Cơ quan hải quan có quyền kiểm tra bảng
thông báo định mức nguyên vật liệu của doanh nghiệp bất kỳ khi nào trước, trong
hoặc sau khi doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng có định mức đã được thông báo cho
cơ quan hải quan.
+ Quy định cụ thể cơ quan hải quan được phép
kiểm tra định mức của một mẫu sản phẩm không quá [một khoảng thời gian nhất
định].
+ Tăng cường chế tài xử phạt nếu cơ quan hải
quan phát hiện có gian lận định mức.
- Sửa đổi quy định về điều chỉnh định mức,
nêu cụ thể trường hợp nào được phép điều chỉnh, không thể cứ có “văn bản giải
trình lý do” là được điều chỉnh định mức, hạn chế tối đa việc điều chỉnh. Điều
chỉnh định mức chỉ cho phép thực hiện trước khi xuất khẩu lô hàng.
20. Thủ tục “Thanh khoản
tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu” (B-BTC-040895-TT)
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện và
thời gian giải quyết tại Điều 117 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4
năm 2009.
- Sửa đổi quy định về thứ tự thanh khoản tờ
khai theo hướng tờ khai nào đủ điều kiện thì thanh khoản trước.
21. Thủ tục “Hải quan
đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập) với mục đích thương mại”
(B-BTC-120694-TT)
- Sửa điểm d khoản 1 Điều 74 Thông tư số 79/2009/TT-BTC
ngày 20 tháng 4 năm 2009 và điểm a khoản 2 Điều 45 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005: “Giấy phép vận tải đường bộ theo quy định tại Điều
ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế về vận tải đường bộ được ký kết giữa Việt
Nam … trong khu vực”.
- Pháp lý hóa Mẫu HQVN/2009/01-PTVT (thay thế
Mẫu HQVN/2006/01-PTVT) trong Thông tư của Bộ.
- Sửa quy định về áp dụng công nghệ thông tin
trong khai báo hải quan tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15
tháng 12 năm 2005 theo hướng:
+ Thay việc yêu cầu người điều khiển phương
tiện khai báo trực tiếp trên tờ khai phương tiện vận tải và nộp cho cơ quan hải
quan bằng việc xuất trình hồ sơ phương tiện vận tải cho cơ quan hải quan và
công chức hải quan kiểm tra, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm sau đó in tờ
khai phương tiện vận tải từ máy in (dữ liệu được kết xuất từ hệ thống phần mềm
quản lý phương tiện vận tải);
+ Đối với phương tiện đã được cấp giấy phép
liên vận thì không cần in tờ khai (cơ quan hải quan xác nhận thông quan lên
giấy phép liên vận, đây là chứng cứ phương tiện đã được làm thủ tục hải quan);
+ Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải
được lưu giữ trên hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải.
22. Thủ tục “Hải quan
đối với các phương tiện vận tải khác (xe mô tô, thuyền, xuồng có gắn máy hoặc
không gắn máy; ca-nô) tạm nhập - tái xuất; tạm xuất - tái nhập, không nhằm mục
đích thương mại” (B-BTC-120708-TT)
- Bổ sung quy định về giao Bộ Giao thông vận
tải cấp giấy phép và hướng dẫn việc cấp giấy phép phương tiện vận tải qua biên
giới cho các phương tiện vận tải khác, trong đó có phương tiện vận tải đường
sông trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Việt Nam đã ký với các
nước để xây dựng quy trình thủ tục hải quan và tờ khai phương tiện riêng cho
loại phương tiện này.
- Thay thế thành phần hồ sơ quy định tại Điều
80 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009 bằng các loại giấy tờ
sau:
+ Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền
(trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu);
+ Giấy đăng ký phương tiện (nếu có);
+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu
có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu);
+ Tờ khai hành lý của người điều khiển phương
tiện vận tải, của người làm việc trên phương tiện vận tải và của hành khách
(nếu có).
- Pháp lý hóa Mẫu HQVN/2009/01-PTVT.
23. Thủ tục “Quy định
riêng cho các phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới
thường xuyên qua lại khu vực biên giới, không nhằm mục đích thương mại”
(B-BTC-120711-TT)
Sửa quy định cho phép gia hạn thời gian lưu
lại biên giới nước ngoài không quá 02 ngày, giao Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan căn cứ thực tế quyết định.
24. Thủ tục “Áp dụng
các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu
trí tuệ tại Chi cục Hải quan” (B-BTC-047936-TT)
- Quy định rõ, cụ thể yêu cầu về “bản sao
không yêu cầu công chứng” đối với các tài liệu chứng minh quyền sở hữu trong
thành phần hồ sơ, xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ phải nộp
là “01 bộ”.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết từ “30 ngày”
xuống còn “20 ngày” kể từ ngày cơ quan Hải quan nhận được đơn yêu cầu; ban hành
thông tư hướng dẫn để bãi bỏ Quyết định số 916/2008/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 3 năm
2008.
- Bổ sung ngôn ngữ tiếng Việt - Anh vào mẫu
“Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ”.
25. Thủ tục “Tạm dừng
làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí
tuệ tại Chi cục Hải quan” (B-BTC-047928-TT)
- Về thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ đối với từng trường hợp: đơn
yêu cầu tạm dừng dài hạn; và đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan trong
từng trường hợp cụ thể trong Quyết định số 916/2008/TCHQ ngày 31 tháng 3 năm
2008;
+ Xác định rõ yêu cầu về “bản sao không yêu
cầu công chứng” đối với các tài liệu chứng minh quyền sở hữu trong thành phần
hồ sơ (quy định tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005 và Điều 48 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005),
xuất trình bản chính để đối chiếu;
+ Quy định cụ thể số lượng bộ hồ sơ phải nộp
là “01 bộ”.
- Về thời hạn giải quyết:
+ Quy định rõ, thời hạn giải quyết đối với
đơn yêu cầu tạm dừng dài hạn là “20 ngày kể từ ngày nhận đơn” trong Điều 36
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 và Điều 5 Quyết định số 916/2008/TCHQ
ngày 31 tháng 3 năm 2008;
+ Rút ngắn thời hạn giải quyết từ “30 ngày”
xuống còn “20 ngày” đối với đơn yêu cầu tạm dừng dài hạn trong Điều 49 Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005; Điều 36 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 và Điều 5 Quyết định số 916/2008/TCHQ ngày 31 tháng 3
năm 2008.
- Thiết kế Mẫu số 03/SHTT theo hai thứ tiếng:
Việt - Anh và Pháp lý hóa mẫu này trong thông tư của Bộ.
26. Thủ tục “Thanh lý
hàng hóa trong kho ngoại quan” (B-BTC-046521-TT)
- Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ.
- Bổ sung quy định cụ thể về thời hạn giải
quyết, tần suất giải quyết việc thanh lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp và chế tài xử phạt nếu cơ quan chức
năng không thực hiện đúng quy định. Cụ thể:
+ Về thời hạn giải quyết cần quy định cụ thể
thời gian để cán bộ hải quan thực hiện xong các việc: kiểm kê, phân loại hàng
tồn kho; giám định chất lượng hàng hóa; xác định giá hàng hóa; làm thủ tục nhập
hàng (nếu cần thiết); làm thủ tục tái xuất đối với hàng hóa thuộc danh mục cấm
nhập khẩu (nếu có thể);
Thời gian giải quyết tối đa không quá 30
ngày.
+ Về tần suất giải quyết: 3 tháng/lần, mỗi
lần không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan phải giải
quyết các trường hợp thanh lý hàng hóa trong kho ngoại quan cho các cá nhân và
tổ chức.
- Sửa quy định về phân chia doanh thu từ việc
thanh lý hàng tồn đọng theo thứ tự ưu tiên cho hợp lý. Các chi phí về thuế phát
sinh cần được ưu tiên bù trừ trước, sau đó đến các chi phí phát sinh do chủ kho
ngoại quan phải chịu, tiếp đến mới là các chi phí cho công tác tổ chức bán
thanh lý và cuối cùng là chi bồi dưỡng cho Hội đồng xử lý hàng tồn đọng (vì đây
là nhiệm vụ của Hội đồng này). Thứ tự ưu tiên cần được sắp xếp lại như sau:
2.3, 2.4, 2.5, 2.1 và 2.2 trong Khoản 2 Mục III Thông tư số 36/2003/TT-BTC ngày
16 tháng 4 năm 2003.
27. Thủ tục Tờ khai
hải quan đối với các doanh nghiệp nằm trong KCX (tên đúng trong danh mục của
Bộ: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế
xuất) (B-BTC-046054-TT)
Tách thủ tục hành chính này thành các thủ tục
hải quan cho 3 loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại (Phần I
Chương II Điều 6-29 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009).
- Hàng hóa gia công cho thương nhân nước
ngoài.
- Hàng hóa xuất/nhập khẩu tại chỗ.
28. Thủ tục Kiểm tra,
tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại
Chi cục Hải quan (B-BTC-050124-TT)
- Bổ sung quy định về số bộ hồ sơ phải nộp là
“01 bộ”.
- Bộ Tài chính quy định thời hạn giải quyết
thủ tục hành chính là “ngày”.
29. Thủ tục Đăng ký
tham gia hải quan điện tử (B-BTC-050657-TT)
- Bổ sung một điều khoản quy định về cách
thức thực hiện cho phép doanh nghiệp được gửi bản đăng ký tham gia hải quan
điện tử qua thư điện tử trong Điều 6 Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng
11 năm 2009.
- Rút ngắn thời gian cấp tài khoản truy nhập
từ 03 ngày làm việc xuống 08 giờ làm việc sau khi nhập được đăng ký tham gia
thủ tục hải quan điện tử.
- Pháp lý hóa quy định về số lượng hồ sơ
trong Điều 6 Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- Thiết kế mẫu song ngữ Việt - Anh đối với
bản đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo Mẫu 1 Phụ lục II ban hành kèm
Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009.
30. Thủ tục “Hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán”
(B-BTC-052407-TT)
- Cụ thể hóa quy định về “Các chứng từ khác
phải có theo quy định của pháp luật liên quan” tại khoản 2.5n và 1.3đ Điều 11
Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- Bổ sung yêu cầu doanh nghiệp phải xuất
trình “vận tải đơn” đối với bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong Điều 7
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005.
- Bổ sung quy định tại Điều 11 Thông tư số
222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009 về điện tử hóa các loại hồ sơ phải có
theo yêu cầu tại Điểm e7 đến e13 Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC
ngày 20 tháng 4 ngày 2009 (hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế; giấy xác nhận
viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là giống vật nuôi cây trồng thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng; một số trường hợp thuộc đối tượng không chịu
thuế giá trị gia tăng; hàng hóa phục vụ trực tiếp cho quốc phòng).
- Bổ sung yêu cầu người khai hải quan phải xuất
trình “Giấy chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch” đối
với trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch trong quy định về thành phần hồ sơ
tại Điều 7 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 và Điều 11
Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- Bổ sung quy định cho phép người khai hải
quan chậm nộp “Giấy chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm
dịch” nếu người khai hải quan chưa thể có giấy này ngay tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các bên (hải
quan, doanh nghiệp, cơ quan kiểm tra chất lượng) trong các trường hợp: (1)
Doanh nghiệp quá thời hạn được chậm nộp chứng từ mà không đến nộp; (2) Cơ quan
liên quan thông báo hàng không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005 và Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm
2009.
- Bổ sung quy định về thời gian hoàn thành
thủ tục hành chính kể từ khi người khai hải quan hoàn thành hồ sơ, tờ khai theo
quy định (theo hướng rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hành chính, bảo đảm mục
tiêu đặt ra đối với hải quan điện tử) tại Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25
tháng 11 năm 2009.
- Áp dụng cơ chế liên thông với các bộ, ngành
liên quan theo hướng dự thảo các quy định về cơ chế liên thông để áp dụng khi
Việt Nam xây dựng xong cơ chế một cửa quốc gia kết nối từ 03 đến 05 Bộ, ngành
(lộ trình từ nay đến năm 2012 theo cam kết của Việt Nam khi tham gia cơ chế một
cửa ASEAN).
31. Thủ tục “Hải quan
điện tử nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công” (B-BTC-052439-TT)
- Đối với nhập khẩu từng lô hàng nguyên liệu,
vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài, nội dung đơn giản
hóa tương tự như đối với “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo hợp đồng mua bán” (Tiết số 31 mục A phần X của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
- Đối với những lô hàng nguyên liệu, vật tư
gia công nhập khẩu chuyển cửa khẩu, nội dung đơn giản hóa tương tự như đối với
“Thủ tục hải quan nhập khẩu chuyển cửa khẩu” (Tiết số 7 mục A phần X của Phương
án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
- Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên
thuê gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, nội dung
đơn giản hóa tương tự như đối với “Thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu/nhập khẩu
tại chỗ đối với sản phẩm gia công” (Tiết số 35 mục A phần X của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
32. Thủ tục “Hải quan
điện tử đăng ký, điều chỉnh và kiểm tra định mức” (B-BTC-050697-TT)
Nội dung đơn giản hóa áp dụng tương tự “Thủ
tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức đối với hàng hóa gia công cho thương
nhân nước ngoài” (Tiết số 13 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo
Nghị quyết này).
33. Thủ tục “Hải quan
điện tử thanh khoản hợp đồng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài”
(B-BTC-052885-TT)
- Sửa quy định về trình tự thực hiện, quy
định lại cụ thể các bước thực hiện tại phần XII mục I Phụ lục I của Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC
ngày 22 tháng 6 năm 2007.
- Quy định rõ thời hạn thực hiện tại phần XII
mục I Phụ lục I của Quyết định số
52/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2007.
34. Thủ tục “Hải quan
điện tử xuất khẩu/nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công”
(B-BTC-051037-TT)
- Quy định rõ “các giấy tờ khác theo quy định
đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn)” tại khoản 4 Điều 71 Thông
tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009 (thay thế Điểm 4 Khoản II Quyết
định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2007).
- Bỏ quy định về yêu cầu, điều kiện để được
xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị
định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
35. Thủ tục “Hải quan
điện tử giao/nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp” (B-BTC-050627-TT)
Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết thủ
tục hành chính kể từ khi người khai hải quan hoàn thành hồ sơ, tờ khai theo quy
định theo hướng rút ngắn thời hạn giải quyết, bảo đảm mục tiêu đặt ra đối với
hải quan điện tử; cụ thể hóa các trường hợp phải gia hạn thời hạn giải quyết
(Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009).
36. Thủ tục “Hải quan
điện tử đối với hàng gia công đã xuất khẩu bị trả lại để sửa chữa, tái chế
(nhập khẩu hàng trả lại)” (B-BTC-052462-TT)
Bổ sung quy định về thời hạn kiểm tra thực tế
lô hàng đối với từng trường hợp; quy định cụ thể trường hợp phải kéo dài thời
gian kiểm tra, nhưng tối đa không quá 08 giờ làm việc. Việc kéo dài thời gian
kiểm tra phải tiến hành tiếp ngay sau khi hết thời gian theo quy định kể cả
phải tiến hành ngoài giờ. Cụ thể:
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại
còn nguyên đai, nguyên kiện, người khai hải quan xuất trình bộ hồ sơ xuất khẩu
đã được cơ quan hải quan kiểm tra thì việc kiểm tra thực tế lô hàng có thể rút
ngắn không quá 01 ngày làm việc.
- Đối với các trường hợp còn lại, tùy từng
trường hợp mà cơ quan hải quan quyết định kéo dài thời gian kiểm tra, nhưng
không quá 08 giờ làm việc. Việc kéo dài thời gian kiểm tra phải tiến hành tiếp
ngay sau khi hết thời gian theo quy định kể cả phải tiến hành ngoài giờ.
37. Thủ tục “Hải quan
điện tử đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng để sản xuất hàng XK”
(B-BTC-050464-TT)
- Nội dung đơn giản hóa áp dụng tương tự “Thủ
tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua
bán” (Thủ tục số 5 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết
này).
- Riêng đối với những lô hàng nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu chuyển cửa khẩu, nội dung đơn giản hóa tương tự “Thủ tục hải
quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu” (Thủ tục số 7 mục A
phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện,
thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết đối với thủ tục này.
38. Thủ tục “Hải quan
điện tử xuất khẩu sản phẩm (sản xuất xuất khẩu)” (B-BTC-050641-TT)
Nội dung đơn giản hóa áp dụng tương tự “Thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán” (Thủ
tục số 5 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
39. Thủ tục “Hải quan
điện tử quản lý hàng tái xuất” (B-BTC-050498-TT)
Nội dung đơn giản hóa áp dụng tương tự “Thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán” (Thủ
tục số 5 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
40. Thủ tục “Hải quan
điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải xuất trả” (B-BTC-052897-TT)
Nội dung đơn giản hóa áp dụng tương tự “Thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán” (Thủ
tục số 5 mục A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này).
41. Thủ tục “Hải quan
điện tử tiêu hủy phế phẩm, phế liệu” (B-BTC-052486-TT)
- Quy định cụ thể thời hạn giải quyết: Sau [khoảng
thời gian nhất định] khi doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ xin tiêu hủy, cơ quan
hải quan phải có văn bản trả lời và cử người giám sát, phối hợp cùng doanh
nghiệp để tiến hành tiêu hủy.
- Quy định rõ thời hạn có hiệu lực của thủ
tục: Tối đa 48 giờ sau khi được cơ quan hải quan đồng ý và cử người giám sát
thì doanh nghiệp phải tiến hành tiêu hủy.
- Bổ sung quy định về cơ chế liên thông:
doanh nghiệp gửi hồ sơ xin tiêu hủy theo quy định về Sở Tài nguyên và Môi
trường, nếu đồng ý thì Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản đồng ý cùng hồ
sơ sang chi cục Hải quan điện tử để hải quan thực hiện thủ tục tiêu hủy.
Lĩnh vực thuế
1. Các thủ tục1:
- “Mua hóa đơn lần đầu đối với tổ chức kinh
doanh (cấp Cục và Chi cục)” (B-BTC-044121-TT & B-BTC-081444-TT)
- “Mua hóa đơn các lần tiếp theo đối với tổ
chức kinh doanh (cấp Cục và Chi cục)” (B-BTC-115145-TT & B-BTC-081452-TT)
- “Đăng ký mẫu hóa đơn tự in”
(B-BTC-044146-TT)
- “Đăng ký lưu hành hóa đơn tự in (cấp Cục và
Chi cục)” (B-BTC-081458-TT & B-BTC-044156-TT)
- Mở rộng các đối tượng được quyền sử dụng
hóa đơn tự phát hành theo các tiêu chí được Bộ Tài chính quy định; các tổ chức,
cá nhân phải tự tổ chức các điều kiện để có thể tự in hóa đơn để sử dụng trước
khi tiến hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các
hóa đơn của mình để phục vụ kinh doanh. Chỉ áp dụng việc mua hóa đơn giá trị gia
tăng do Bộ Tài chính phát hành đối với các tổ chức mới thành lập, các tổ chức,
doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng tự in hóa đơn.
- Bộ Tài chính quy định các thông tin bắt
buộc cần có trên hóa đơn tự in (bao gồm hóa đơn cá nhân, tổ chức tự in ra từ
máy tính, hóa đơn phôi do cá nhân, tổ chức đặt in, hóa đơn điện tử) để phục vụ
cho việc kiểm tra đối chiếu số thuế giữa người mua và người bán kê khai. Các
thông tin bắt buộc bao gồm: nêu rõ tên hóa đơn là “Hóa đơn GTGT”; tên và mã số
thuế của bên bán; tên và mã số thuế của bên mua; số seri của hóa đơn (đánh liên
tục); tên và địa chỉ của bên mua; ngày phát hành hóa đơn; mô tả hàng hóa dịch
vụ; số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; tổng giá chưa
tính thuế; thuế GTGT phải trả; và tổng số tiền phải trả. Đồng thời, số thứ tự
(seri) hóa đơn, mã số thuế của bên phát hành hóa đơn phải là thông tin bắt buộc
trong báo cáo kê khai thuế định kỳ của cá nhân, tổ chức nộp cho cơ quan thuế.
- Thay thủ tục “Đăng ký mẫu hóa đơn tự in”
bằng thủ tục “Thông báo mẫu hóa đơn tự in”, theo đó, khi phát hành mẫu hóa đơn
tự in mới, cá nhân, tổ chức chỉ phải thông báo cho cơ quan thuế mà không yêu
cầu phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan thuế. Bộ Tài chính quy định cụ thể
các nội dung phải thông báo (số seri của hóa đơn sẽ in và mẫu hóa đơn tự in
đính kèm) và thời gian thông báo cho từng trường hợp (i) Đối với tổ chức, cá
nhân thành lập mới: trong [khoảng thời gian nhất định] sau khi đã có mã số
thuế; (ii) Đối với tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính
phát hành chuyển sang sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in: trong [khoảng thời
gian nhất định] trước kỳ kê khai thuế có sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in;
(iii) Đối với trường hợp thay đổi nội dung trong mẫu hóa đơn tự in: trong [khoảng
thời gian nhất định] trước khi đưa hóa đơn tự in có thay đổi nội dung vào sử
dụng. Trong thời hạn nhất định sau khi cá nhân, tổ chức gửi thông báo mẫu hóa
đơn tự in cho cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế không trả lời thì cá nhân, tổ chức
tự động được lưu hành hóa đơn tự in.
- Mã số thuế của bên phát hành hóa đơn phải
là thông tin bắt buộc trong các báo cáo kê khai thuế định kỳ của các cá nhân,
tổ chức.
- Đối với trường hợp tổ chức kinh doanh có
nhu cầu tự nguyện mua hóa đơn, thực hiện việc đơn giản hóa bằng cách bãi bỏ các
thành phần hồ sơ sau đây:
+ Đơn xin mua hóa đơn;
+ Bản photocopy Giấy chứng nhận Đăng ký thuế;
+ Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh;
+ Báo cáo sử dụng hóa đơn (đối với thủ tục
mua hóa đơn các lần tiếp theo).
- Rút ngắn thời gian giải quyết trong ngày
làm việc.
5. Thủ tục “Khai thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ (cấp Cục và Chi cục)”
- Phân loại đối tượng để quy định tần suất kê
khai thuế GTGT theo hướng:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế
GTGT 03 tháng/lần;
+ Các doanh nghiệp lớn: kê khai thuế GTGT 01
tháng/lần.
- Bộ Tài chính nghiên cứu giải pháp giảm tác
động xấu tới nguồn thu ngân sách của các địa phương chưa tự chủ thu - chi theo
một trong hai hướng:
+ Chủ động sớm bố trí ngân sách cho các địa
phương trên;
+ Áp dụng ngưỡng phân loại thấp hơn so với
ngưỡng chung trên toàn quốc.
6. Thủ tục nộp thuế
(cấp Cục và Chi cục)
Sửa đổi cách thức thực hiện thủ tục nộp thuế
theo hướng mở rộng danh sách các ngân hàng tham gia hệ thống thông tin thu, nộp
thuế, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần.
7. Thủ tục “Hoàn thuế
GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền (trường hợp hoàn trước
kiểm tra sau)” (B-BTC-044765-TT)
- Sửa quy định trong các văn bản dưới Luật về
trình tự thực hiện theo hướng công khai các tiêu chí phân loại rủi ro để các
doanh nghiệp xác định được mình là đối tượng được “hoàn thuế trước, kiểm tra
sau” hay “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” khi làm thủ tục hoàn thuế. Tăng cường
chế tài xử phạt đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
- Tách riêng các quy định về thành phần hồ sơ
đối với từng trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” và “kiểm tra trước,
hoàn thuế sau”. Quy định thành phần hồ sơ đối với trường hợp “hoàn thuế trước,
kiểm tra sau” chỉ nên bao gồm đơn đề nghị hoàn thuế và bảng tổng hợp số thuế đề
nghị được hoàn theo các tiêu chí do cơ quan thuế quy định.
- Loại bỏ 3 loại giấy tờ sau trong thành phần
hồ sơ đề nghị hoàn thuế của trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau”:
+ Chứng từ nộp thuế;
+ Các tài liệu khác liên quan đến chứng từ
hoàn thuế;
+ Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của
cơ sở.
Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh số thuế
được hoàn nêu trên phải được doanh nghiệp lưu giữ tại trụ sở của mình và xuất
trình khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Quy định rõ số lượng bộ hồ sơ là 01 bộ.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường
hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm
việc.
- Phân cấp cho chi cục thuế ra quyết định
hoàn thuế.
- Loại bỏ mẫu đơn “Đề nghị hoàn thuế/phí - Mẫu số 01/HTBT” trong mẫu đơn, mẫu
tờ khai.
- Loại bỏ các thông tin về mã chương; mã
ngành kinh tế; mã nội dung kế toán trong Mục 2.1 Mẫu số 05/ĐNHT quy định tại Thông
tư 128/2008/TT-BTC .
8. Thủ tục “hoàn thuế
GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền (trường hợp kiểm tra
trước hoàn sau)” (B-BTC-113032-TT)
- Tách riêng các quy định về thành phần hồ sơ
đối với từng trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” và “hoàn thuế trước,
kiểm tra sau”.
- Loại bỏ “Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và
đóng dấu của cơ sở” trong thành phần hồ sơ đối với trường hợp “kiểm tra trước,
hoàn thuế sau”. Sửa quy định theo hướng yêu cầu doanh nghiệp lưu giữ bảng kê
này tại trụ sở của mình đề xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Bổ sung “Chứng từ nộp thuế” trong Thông tư
số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007.
- Quy định rõ số lượng bộ hồ sơ phải nộp là
“01 bộ”.
- Giảm thời hạn giải quyết đối với trường hợp
“kiểm tra trước, hoàn thuế sau”, từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
- Phân cấp cho chi cục ra quyết định hoàn
thuế.
- Loại bỏ mẫu đơn “Đề nghị hoàn thuế/phí - Mẫu số 01/HTBT”.
- Loại bỏ các thông tin về mã chương; mã
ngành kinh tế; mã nội dung kế toán trong Mục 2.1 Mẫu số 05/ĐNHT quy định tại
Thông tư 128/2008/TT-BTC .
9. Thủ tục “Hoàn thuế
GTGT đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được
khấu trừ hết, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế
GTGT đầu ra (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau)” (B-BTC-044763-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau)” - Thủ tục số 7 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
10. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa
được khấu trừ hết, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có
thuế GTGT đầu ra (trường hợp kiểm tra trước hoàn sau)” (B-BTC-112995-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau)” - Thủ tục số 8 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
11. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng (trường hợp hoàn
trước kiểm tra sau)” (B-BTC-076914-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau)” - Thủ tục số 7 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
12. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng (trường hợp kiểm
tra trước hoàn sau)” (B-BTC-077052-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau)” - Thủ tục số 8 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
13. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ (trường hợp hoàn trước kiểm tra
sau)” (B-BTC-044031-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau)” - Thủ tục số 7 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
14. Thủ tục “Hoàn thuế
GTGT đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ (trường hợp kiểm tra trước hoàn sau)”
(B-BTC-113067-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau)” - Thủ tục số 8 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
15. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp (trường hợp hoàn
trước kiểm tra sau)” (B-BTC-044036-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau)” - Thủ tục số 7 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
16. Thủ tục “Hoàn
thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp (trường hợp kiểm tra
trước hoàn sau)” (B-BTC-112346-TT)
Nội dung đơn giản hóa và kiến nghị thực thi
tương tự thủ tục “Hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng
tiền (trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau)” - Thủ tục số 8 mục A phần X của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này.
17. Thủ tục “Đề nghị
hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần”
- Sửa đổi yêu cầu dịch hồ sơ: nếu Hợp đồng,
văn bản gốc bằng tiếng nước ngoài có nhiều nội dung, chỉ cần dịch những nội
dung/điều khoản có liên quan đến việc xử lý thuế và những nội dung do cơ quan
thuế yêu cầu (nếu có) và kèm theo bản gốc. Cơ quan thuế không được bắt buộc
người nộp thuế dịch toàn bộ hợp đồng ra tiếng Việt. Người nộp thuế chịu trách
nhiệm về các bản dịch. Quy định rõ những trường hợp cụ thể nào cần phải hợp pháp
hóa lãnh sự. Bãi bỏ yêu cầu công chứng, chứng thực các giấy tờ người nộp thuế
phải nộp.
- Thống nhất nội dung quy định trong Thông tư
số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 và Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày
31 tháng 12 năm 2004.
- Bổ sung quy định về mẫu và thủ tục cho việc
yêu cầu miễn thuế thu nhập đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần; mẫu và thủ tục cho việc yêu cầu xác nhận số thuế đã
nộp ở Việt Nam hoặc lẽ ra phải nộp ở Việt Nam nhưng do được miễn, giảm thuế
theo các quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư để các
nhà đầu tư nước ngoài có thể khấu trừ vào số thuế họ phải nộp tại nước ngoài
(bổ sung quy định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của
Bộ Tài chính).
18. Thủ tục “Đăng ký
thuế lần đầu đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ
đầu tư vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và cá nhân có thu nhập chịu
thuế khác - Trường hợp nộp cho cơ quan thuế” (B-BTC-044694-TT)
19. Thủ tục “Đăng ký
thuế lần đầu đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ
đầu tư vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và cá nhân có thu nhập chịu
thuế khác - Trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập (Cục Thuế quản lý cơ
quan chi trả thu nhập)” (B-BTC-112086-TT)
- Về thành phần hồ sơ, quy định rõ: “bản sao
không yêu cầu công chứng” đối với: chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu còn hiệu
lực.
- Về số lượng hồ sơ, quy định rõ: nộp 01 bộ
hồ sơ.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống không
quá 03 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký nộp thuế trực tiếp tại các Cục
thuế và 05 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký nộp thuế trực tiếp tại Chi
cục thuế, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế.
- Bổ sung hình thức trả kết quả cho người nộp
thuế qua hệ thống bưu điện và quy định rõ thời hạn giải quyết trong vòng 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thuế tính theo ngày
công văn nhận (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do người nộp thuế
kê khai sót).
- Gộp các thông tin về hộ chiếu, chứng minh
thư nhân dân thành một nội dung (gộp hai nội dung 05 và 06 trong Mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm
theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC).
20. Thủ tục “Đăng ký
thuế lần đầu đối với người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh
trừ Hợp tác xã, tổ hợp (trừ trường hợp qua 1 cửa liên thông) tại cơ quan quản
lý thuế cấp Cục” (B-BTC-075924-TT)
- Về thành phần hồ sơ, quy định rõ: “bản sao
không yêu cầu công chứng” đối với “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.
- Về số lượng hồ sơ, quy định rõ: nộp 01 bộ
hồ sơ.
- Rút ngắn thời hạn giải quyết xuống không
quá 03 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký nộp thuế trực tiếp tại các Cục thuế,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế.
- Bổ sung hình thức trả kết quả cho người nộp
thuế qua hệ thống bưu điện và quy định rõ thời hạn giải quyết trong vòng 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thuế (tính theo ngày
công văn nhận, không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do NNT kê khai
sót).
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan tại Luật
quản lý thuế năm 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu
tại tiết 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc lĩnh vực thuế, mục A phần
X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, hoàn thành trước ngày 30
tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định
việc trình dự thảo luật.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan
tại:
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 24, 25 thuộc lĩnh vực hải quan và tiết 5, 7, 8, 9, 10,
11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc lĩnh vực thuế, mục A phần X của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ
xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
- Xây dựng dự thảo Thông tư để sửa đổi, bổ
sung, thay thế các quy định tại:
+ Quyết định số 916/2008/QĐ-TCHQ ngày 31
tháng 3 năm 2008 về việc ban hành Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ;
+ Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6
năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi
hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 24, 25 thuộc lĩnh vực hải quan và tiết 5, 7, 8, 9, 10,
11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc lĩnh vực thuế, mục A phần X của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ
xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
b) Giao Bộ Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các
bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan
tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 24, 25 thuộc lĩnh vực hải quan, mục A phần X của Phương
án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm
2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự
thảo luật.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các
bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định có
liên quan tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ để thực hiện nội dung đơn
giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 24, 25 thuộc lĩnh vực hải quan, mục A
phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng
12 năm 2010 trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình
Quốc hội.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
và các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy
định có liên quan tại:
+ Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 6
năm 2005 quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải
quan;
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài;
+ Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11
năm 2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn và Nghị định
số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế.
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 8, 14, 16, 18, 21, 22, 30, 31, 34, 37,
38, 39, 40 thuộc lĩnh vực hải quan; tiết 1, 5 thuộc lĩnh vực thuế, mục A phần X
của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ trước ngày
31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế, bãi bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 73/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 9
năm 2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16
tháng 6 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của
đại lý làm thủ tục hải quan;
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4
năm 2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng
11 năm 2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Thông tư số 116/2008/TT-BTC
ngày 04 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công
với thương nhân nước ngoài;
+ Thông tư 43/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm
2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
lĩnh vực hải quan;
+ Thông tư số 36/2003/TT-BTC ngày 16 tháng 4
năm 2003 hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan;
+ Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm
2008 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
+ Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30 tháng
12 năm 2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm
2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
+ Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 10
năm 2003 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2002
hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn;
+ Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6
năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi
hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
+ Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9
năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng
dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
+ Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7
năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế;
+ Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 7
năm 2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
+ Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 17 tháng 6
năm 2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nhiệm vụ quản lý hải
quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,
17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39,
40, 41 thuộc lĩnh vực hải quan và tiết 1, 17, 18, 19, 20 thuộc lĩnh vực thuế, mục
A phần X của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này. Thời hạn ban hành
trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
3. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính của các bộ, ngành khác có nội dung sửa đổi,
bổ sung về phí, lệ phí:
Giao Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng dự thảo Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan
tại Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2010 về phí, lệ phí để
thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5
và 6 nêu tại mục A phần XIV của Nghị quyết này, hoàn thành trước ngày 30 tháng
11 năm 2010 gửi bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc
trình dự thảo Pháp lệnh.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng dự thảo
Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên
quan tại Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí để thực
hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5 và 6
nêu tại mục A phần XIV của Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010
trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng dự thảo
Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên
quan tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ
tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5 và 6 nêu tại mục A phần XIV của Nghị
quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ xem xét, quyết định
gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, xây dựng dự thảo thông tư để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ
tục hành chính nêu tại tiết 1, mục A, phần XIII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này. Thời gian ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các Ngân hàng Nhà
nước xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm
2002 hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân
hàng, chứng khoán và bảo hiểm để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 1, mục A, phần XIII; tiết 1 mục A phần XVI của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này. Thời gian ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm
2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, thể thao,
du lịch dự thảo Thông tư quy định về lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng
của doanh nghiệp Du lịch nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện nội dung đơn giản
hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, mục A, phần XIII của Phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, mục A, phần XIII của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9
năm 2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí
cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản;
+ Thông tư liên tịch số 91/2008/TT-LT-BTC-BTP
ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 13, 14, 19, 20 mục A phần IX; tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6 mục
A phần XII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày
30 tháng 6 năm 2010.
XI. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục báo cáo Sở
Thông tin và Truyền thông về tình hình cung cấp dịch vụ Internet
(B-BTT-131355-TT)
- Về nội dung báo cáo: Bỏ yêu cầu khai các
nội dung liên quan đến giấy phép cung cấp dịch vụ Internet tại phần I.
- Về tần suất báo cáo: Các doanh nghiệp có
thị phần chi phối thực hiện chế độ báo cáo 3 tháng một lần. Đối với các doanh
nghiệp còn lại thực hiện chế độ báo cáo sáu tháng một lần.
- Về cách thức nộp báo cáo: Doanh nghiệp hoặc
chi nhánh doanh nghiệp tại địa phương gửi báo cáo này cho Sở Thông tin và
Truyền thông theo hình thức qua mạng.
2. Thủ tục báo cáo Bộ
Thông tin và Truyền thông về tình hình cung cấp dịch vụ Internet
(B-BTT-054767-TT)
- Về nội dung báo cáo:
+ Bỏ yêu cầu khai các nội dung liên quan đến
giấy phép cung cấp dịch vụ Internet tại phần I;
+ Bổ sung yêu cầu cung cấp thông tin về chất
lượng dịch vụ Internet vào phần IV.
- Về tần suất báo cáo: Các doanh nghiệp có
thị phần chi phối thực hiện chế độ báo cáo 3 tháng một lần. Đối với các doanh
nghiệp còn lại thực hiện chế độ báo cáo sáu tháng một lần.
- Về cách thức nộp báo cáo: Doanh nghiệp gửi
báo cáo này cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo hình thức qua mạng.
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 hợp nhất
báo cáo Sở với báo cáo Bộ và đồng bộ báo cáo Internet với Viễn thông.
3. Thủ tục kiểm định
công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông (B-BTT-028206-TT)
- Bỏ “kết quả đo kiểm định còn giá trị” trong
thành phần hồ sơ.
- Giảm đối tượng cần thực hiện thủ tục kiểm
định trực tiếp theo hướng: quy định chi tiết các trạm không phải thực hiện thủ
tục kiểm định vì ít có nguy cơ mất an toàn bức xạ tần số vô tuyến điện (các
trạm BTS nằm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hoặc những trạm BTS nằm
xa khu dân cư, các trạm có công suất thấp); đối với các trạm này, doanh nghiệp
chỉ phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng công trình viễn thông và tự chịu
trách nhiệm, cơ quan nhà nước thực hiện quản lý thông qua hình thức hậu kiểm.
- Thay đổi phương thức kiểm định bằng cách
đưa việc đo kiểm các thông số kỹ thuật của trạm BTS vào quy trình cấp Giấy
chứng nhận kiểm định; quy định trách nhiệm của Tổ chức kiểm định trong việc đo
kiểm, cấp Giấy chứng nhận kiểm định, kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.
- Quy định rõ phí kiểm định đã bao gồm chi
phí đo kiểm và không vượt quá mức phí đang áp dụng theo quy định Bộ Tài chính.
4. Thủ tục Cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (B-BTT-024044-TT)
- Bổ sung quy định về trình tự và cách thức
thực hiện.
- Về thành phần hồ sơ:
+ Bỏ yêu cầu phải có văn bản đề nghị của cơ
quan chủ quản;
+ Bổ sung quy định trong trường hợp nộp trực
tiếp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có thể nộp bản sao đối với
tất cả các loại giấy tờ và mang bản chính đến để cơ quan quản lý kiểm tra, đối
chiếu;
+ Bỏ yêu cầu phải nộp bản sao các văn bằng,
chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm xã hội của nhân viên thẩm định nội
dung sách và quy định thay thế bằng cách khai cụ thể các thông tin về số hiệu,
ngày tháng năm được cấp, cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động vào
tờ khai danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách;
+ Bỏ yêu cầu xác định thâm niên công tác của
nhân viên thẩm định nội dung và thay bằng cam kết của đơn vị xin phép.
- Quy định rõ số lượng bộ hồ sơ phải nộp: 01
bộ
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Sửa đổi nội dung mẫu
đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm quy định
tại phụ lục số 16, Quyết định số
31/2006/QĐ-BVHTT như sau:
+ Bỏ phần đầu: “Tên cơ quan chủ quản” và “Tên
cơ sở xin phép”;
+ Đổi tên mẫu đơn từ “Đơn xin” thành “Đơn đề
nghị”;
+ Bỏ phần ghi chú;
+ Sử dụng song ngữ Việt – Anh cho mẫu đơn.
- Xây dựng, ban hành mẫu kê khai danh sách
nhân viên thẩm định nội dung sách.
- Về yêu cầu, điều kiện:
+ Thay thế yêu cầu, điều kiện “Có ít nhất năm
nhân viên thẩm định nội dung sách làm việc theo hợp đồng dài hạn và được đóng
bảo hiểm xã hội; Nhân viên thẩm định nội dung sách phải có bằng đại học trở lên
chuyên ngành ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ thể hiện của phần lớn số sách nhập
khẩu, có thâm niên công tác trong lĩnh vực xuất bản hoặc xuất nhập khẩu xuất
bản phẩm từ năm năm trở lên và không thuộc diện bị pháp luật cấm kinh doanh”
bằng yêu cầu, điều kiện: “Có ít nhất năm nhân viên thẩm định nội dung sách.
Nhân viên thẩm định nội dung sách phải có thâm niên công tác trong lĩnh vực
xuất bản từ năm năm trở lên, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và có bằng đại
học trở lên chuyên ngành ngoại ngữ phù hợp với phần lớn số sách nhập khẩu”;
+ Bỏ điều kiện “Có ít nhất bảy cộng tác viên
thẩm định nội dung sách làm việc theo hợp đồng lao động vụ việc; Cộng tác viên
thẩm định nội dung sách phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành ngoại ngữ, có
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp để thẩm định nội dung sách nhập khẩu”;
+ Bỏ yêu cầu, điều kiện “Có trụ sở làm việc
và mặt bằng kinh doanh xuất bản phẩm với diện tích từ một trăm mét vuông trở
lên”; và “Có vốn chủ sở hữu từ năm tỷ đồng trở lên”.
5. Thủ tục cấp giấy xác
nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu (B-BTT-024261-TT)
- Thay thế hình thức gửi hồ sơ đăng ký danh mục
nhập khẩu xuất bản phẩm tới Cục Xuất bản bằng hình thức đăng ký qua mạng khi điều
kiện kỹ thuật cho phép (giao dịch điện tử và chữ ký số được triển khai đồng
bộ). Cục Xuất bản thiết lập phần mềm đăng ký và hướng dẫn các doanh nghiệp nhập
khẩu tiến hành đăng ký danh mục qua mạng.
- Quy định về việc xử lý khi có thay đổi
trong danh mục đăng ký như sau: “Trường hợp có thay đổi trong danh mục đăng ký,
doanh nghiệp chỉ cần có văn bản báo cáo chi tiết thay đổi so với danh mục đã
đăng ký, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có)”.
- Bỏ quy định hết hiệu lực của giấy xác nhận
vào ngày 31/12 hàng năm. Quy định doanh nghiệp được sử dụng giấy xác nhận đăng
ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan.
- Sửa mẫu đơn “Đăng ký danh mục nhập khẩu bản
phẩm” như sau:
+ Để trống phần “Hà Nội, ngày … tháng … năm
…” cho doanh nghiệp tự điền;
+ Bổ sung phần Kính gửi (cơ quan quản lý) sau
tiêu đề của mẫu đơn;
+ Phần căn cứ pháp lý: Bổ sung thêm Luật Xuất
bản sửa đổi, bổ sung;
+ Phần “Căn cứ Giấy phép ……… do Bộ Văn hóa –
Thông tin cấp” bổ sung thêm “số giấy phép và ngày cấp giấy phép”; đổi cụm từ
“Bộ Văn hóa – Thông tin” thành “Bộ Thông tin và Truyền thông”;
+ Phần Thủ trưởng cơ quan ký tên đóng dấu sửa
lại thành “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”;
+ Chuyển thông tin về Tổng số bản trong Đăng
ký danh mục nhập khẩu xuất bản phẩm sang Danh mục đăng ký.
Sửa mẫu “Danh mục đăng ký nhập khẩu xuất bản
phẩm” như sau:
+ Mục “Tên đơn vị” đổi thành “Tên doanh
nghiệp”;
+ Phần “Thủ trưởng cơ quan” sửa thành “Người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”;
+ Sử dụng song ngữ Việt – Anh cho mẫu đơn.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công
an và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ;
+ Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Xuất bản
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 4 và 5 mục A phần XI của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, trình Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31 tháng 7
năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT ngày 12 tháng
11 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với dịch
vụ Internet;
+ Thông tư số 09/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng
3 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về kiểm định và công bố sự
phù hợp đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông;
+ Thông tư số 11/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng
3 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành danh mục công
trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp;
+ Thông tư số 10/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng
3 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành danh mục công trình
viễn thông bắt buộc kiểm định
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2 và 3 mục A phần XI của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
XII. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ TƯ PHÁP
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
Nhóm các thủ tục công
chứng hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất:
1. Thủ tục công chứng
hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất-B-BTP-052984-TT
2. Thủ tục công chứng
hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất B-BTP-052986-TT
3. Thủ tục công chứng
hợp đồng thuê quyền sử dụng đất-B-BTP-052972-TT
4. Thủ tục công chứng
hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất-B-BTP-052975-TT
5. Thủ tục công chứng
hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất-B-BTP-052987-TT
6. Thủ tục công chứng
hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất-B-BTP-052988-TT
- Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng các
loại hợp đồng nói trên. Chuyển các thủ tục này từ hình thức quy định bắt buộc
thành hình thức thực hiện theo nhu cầu của các bên tham gia thế chấp.
- Trường hợp thực hiện thủ tục công chứng các
hợp đồng nói trên theo hình thức tự nguyện, sửa đổi như sau:
+ Bỏ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao
dịch;
+ Sửa điều 47 Luật Công chứng năm 2006 theo
hướng bất kỳ công chứng viên nào của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ
hợp đồng thế chấp lần đầu đều có quyền chứng nhận thế chấp bổ sung;
+ Sửa đổi các quy định của Luật Đất đai 2003
liên quan đến việc công chứng các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
theo hướng mọi tổ chức hành nghề công chứng đều có thể thực hiện việc công
chứng các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất;
+ Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên
cứu điều chỉnh giảm phí công chứng đối với các thủ tục công chứng hợp đồng gắn
với quyền sử dụng đất.
7. Thủ tục đăng ký
thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký là động sản (trừ tàu bay, tàu
biển)-B-BTP-051293-TT
- Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01
bộ.
- Quy định thời hạn có hiệu lực của thủ tục
kể từ thời điểm đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký theo yêu cầu xóa đăng ký của
bên nhận bảo đảm.
- Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao
dịch bảo đảm do bên nhận bảo đảm thay đổi tên hoặc các giấy tờ xác định tư cách
pháp lý chỉ cần gửi phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi cho tất cả các giao dịch bảo
đảm đã đăng ký và kèm theo danh mục các giao dịch bảo đảm đã đăng ký thay vì
việc gửi từng phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi cho mỗi giao dịch bảo đảm với nội
dung thay đổi giống nhau.
Nhóm các thủ tục đăng
ký thế chấp tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:
8. Thủ tục đăng ký
thế chấp tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
tỉnh-B-BTP-051385-TT
9. Thủ tục đăng ký
thế chấp tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện-B-BTP-051584-TT
10. Thủ tục đăng ký
thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh-B-BTP-051357-TT
11. Thủ tục đăng ký
thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện-B-BTP-051506-TT
- Bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng, chứng
thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất trong thành phần hồ sơ phải nộp.
- Quy định thống nhất áp dụng giấy tờ chứng
nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo tinh
thần Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất. Bãi bỏ quy định chấp nhận các loại giấy tờ khác nhau trong thành phần
hồ sơ để chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
a) Giao Bộ Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ
và các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
công chứng 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại
tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6 nêu tại mục A phần XII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 để trình Chính
phủ xem xét, quyết định việc trình dự thảo luật.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị
định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan
tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao
dịch bảo đảm để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết
1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 nêu tại mục A phần XII của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ
xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng dự thảo Thông tư để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất;
+ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 16 tháng 6 năm 2005.
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6 mục A phần XII của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 trình Chính phủ xem
xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
b) Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng
dự thảo luật sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có
liên quan tại Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 10 tháng 12 năm 2003 để thực
hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8,
9, 10, 11 mục A phần XII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này,
hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính
phủ xem xét, quyết định việc trình dự thảo luật.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng
dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định
có liên quan tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 mục A phần XII của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010
trình Chính phủ xem xét, quyết định gửi kèm theo dự thảo luật trình Quốc hội.
2. Đối với các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật,
pháp lệnh:
Giao Bộ Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm
2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, để thực hiện nội dung đơn giản
hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 7 mục A phần XII của Phương án đơn giản hóa
kèm theo Nghị quyết này, trình Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31
tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28 tháng 9
năm 2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ
tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao
dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
+ Thông tư số 03/2007/TT-BTP ngày 17 tháng 5
năm 2007 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 06/2006/TT-BTP
ngày 28 tháng 9 năm 2006
để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 7 mục A phần XII của Phương án đơn giản hóa kèm theo
Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
XIII. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục cấp giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Du lịch nước ngoài tại Việt
Nam-B-BVH-017648-TT
- Về trình tự thực hiện: Quy định doanh
nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) một bộ hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch
nước ngoài tại Việt Nam đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh (Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) nơi doanh nghiệp dự kiến đặt văn phòng đại diện.
- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ quy định thành
phần hồ sơ có hộ chiếu hoặc CMND (nếu là người Việt Nam); Bản sao hộ chiếu (nếu
là người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng, Bản hợp đồng thuê địa điểm
đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác
nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần
nhất.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Bỏ thông tin liên quan đến Giấy đăng ký
kinh doanh trong đơn;
+ Bỏ Tài liệu kèm theo đơn đề nghị cấp giấy
phép;
+ Quy định ngôn ngữ trong đơn là tiếng Việt
và tiếng Anh.
- Về thời hạn giải quyết TTHC: Rút ngắn thời
hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 7 ngày làm việc.
- Về phí, lệ phí: Bổ sung quy định về lệ phí
cấp giấy phép thành lập Văn phòng của doanh nghiệp Du lịch nước ngoài tại Việt
Nam.
2. Thủ tục công bố,
phổ biến tác phẩm ra nước ngoài (thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch)
Bãi bỏ thủ tục này.
3. Thủ tục cấp phép
triển lãm mang tính quốc gia, quốc tế-B-BVH-015443-TT
- Tách thủ tục cấp phép triển lãm mang tính
quốc gia, quốc tế thành 02 thủ tục:
+ Cấp phép triển lãm văn hóa, nghệ thuật
trong nước;
+ Cấp phép triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt
Nam ở nước ngoài.
- Quy định rõ trình tự, cách thức thực hiện.
- Đơn giản thành phần hồ sơ đối với từng thủ
tục. Đối với thủ tục Cấp phép triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam ở nước
ngoài quy định thành phần hồ sơ như sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu thống
nhất;
+ Danh mục tác phẩm, tác giả, chất liệu, kích
thước;
+ Giấy mời hoặc hợp đồng, văn bản thỏa thuận
giữa hai bên.
4. Thủ tục cấp phép
triển lãm ảnh, liên hoan ảnh, cuộc thi ảnh nghệ thuật (triển lãm, liên hoan ảnh
chuyên đề; triển lãm, liên hoan ảnh của các tổ chức ở trung ương trưng bày ở
trong nước hoặc ở nước ngoài; triển lãm, liên hoan ảnh của các tổ chức quốc tế
hoặc cá nhân thuộc tổ chức quốc tế trưng bày tại Việt Nam; đưa ảnh của cá nhân
ra nước ngoài dự thi, liên hoan ảnh có quy mô quốc gia hoặc quốc
tế)-B-BVH-014314-TT
- Tách riêng thủ tục Cấp phép triển lãm ảnh
Việt Nam ở nước ngoài thành một thủ tục.
- Quy định cụ thể trình tự, cách thức thực
hiện.
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ. Thành phần
hồ sơ đối với thủ tục cấp phép triển lãm ảnh Việt Nam ở nước ngoài chỉ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu thống
nhất;
+ Danh mục tác phẩm, tác giả, chất liệu, kích
thước;
+ Giấy mời hoặc hợp đồng, văn bản thỏa thuận
giữa hai bên.
5. Thủ tục cho phép
đơn vị nghệ thuật TW, diễn viên thuộc đơn vị nghệ thuật Trung ương ra nước
ngoài biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp - BVH-029356-TT
- Quy định cụ thể trình tự, cách thức thực
hiện cho cá nhân, tổ chức.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ; số lượng hồ
sơ phải nộp là 1 bộ.
- Xây dựng, ban hành mẫu Đơn đề nghị.
6. Thủ tục Tổ chức
những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài –B-BVH-005427-TT
- Quy định cụ thể trình tự, cách thức thực
hiện cho cá nhân, tổ chức.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ; số lượng hồ
sơ phải nộp là 1 bộ.
- Xây dựng, ban hành mẫu Đơn đề nghị.
- Giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 15 ngày
xuống còn 5 ngày làm việc
7. Thủ tục công bố,
phổ biến tác phẩm ra nước ngoài (thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch).
Bãi bỏ Thủ tục này.
8. Thủ tục cho phép
đơn vị nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp –B-BVH-029358-TT
- Quy định cụ thể trình tự, cách thức thực
hiện cho cá nhân, tổ chức.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ; số lượng hồ
sơ phải nộp là 1 bộ.
- Xây dựng, ban hành mẫu Đơn đề nghị.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy
định có liên quan tại:
+ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6
năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Du lịch;
+ Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12
năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài;
+ Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6
năm 2007 về hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh
để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính
nêu tại tiết 1, 2, 6, 7 Mục A, Phần XIII của Phương án đơn giản hóa kèm theo
Nghị quyết này, trình Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31 tháng 7 năm
2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư số 89/2008/TT-BVHTT&DL ngày 30
tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
Luật Du lịch;
+ Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15
tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về Quy chế hoạt động triển
lãm mỹ thuật;
+ Quyết định số 29/2000/QĐ-BVHTT ngày 20
tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin;
+ Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02
tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc ban hành Quy chế hoạt
động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
để thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính
nêu tại Tiết 1, 3, 4, 5, 6, 7 Mục A, Phần XIII của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
XIV. CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công
trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc
địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục
đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND cấp tỉnh quy
định”-B-BXD-046325-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể về từng loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà được dùng trong cấp giấy phép xây dựng;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng bản vẽ thiết kế là 02 bản (01 bản trả kèm GPXD);
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng;
+ Quy định rõ chủ đầu tư phải làm thủ tục điều
chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay đổi
có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đổi tên mẫu đơn xin cấp phép xây dựng
thành: “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình)”;
+ Bỏ các nội dung trong mẫu đơn: các mục 2,
5, 6: “- Nguồn gốc đất”, “- Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “-
Phương án phá dỡ, di dời công trình (nếu có)”;
+ Bổ sung mục 3: Tên công trình;
+ Sửa mục 4 thành: “Đơn vị hoặc người thiết
kế: Giấy phép hành nghề số/ Chứng chỉ hành nghề số: ….. Cấp ngày: ………..”.
2. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng công trình từ cấp III trở xuống nhà ở riêng lẻ ở đô thị (trừ công
trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh)”-B-BXD-046331-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể về từng loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà được dùng trong cấp giấy phép xây dựng;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng bản vẽ thiết kế là 02 bản (01 bản trả kèm GPXD);
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng;
+ Quy định rõ chủ đầu tư chỉ phải làm thủ tục
điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay
đổi có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Tách và sửa tên mẫu đơn thành: “Đơn đề nghị
cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị)”;
+ Bỏ các mục 2, 5, 6: “- Nguồn gốc đất”, “-Tổ
chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “- phương án phá dỡ, di dời công
trình (nếu có)”;
+ Sửa mục 4 thành” “Đơn vị hoặc người thiết
kế (đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3
tầng trở lên): Giấy phép hành nghề số/ Chứng chỉ hành nghề số: …. Cấp ngày:
………”.
3. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch
xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý” -
B-BXD-046345-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể về từng loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà được dùng trong cấp giấy phép xây dựng;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình là 02 bản (01 bản
trả kèm GPXD);
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời gian giải quyết thủ tục: Không quá
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với nhà ở riêng lẻ nông
thôn).
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng;
+ Quy định rõ chủ đầu tư chỉ phải làm thủ tục
điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay
đổi có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Sửa tên mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng
thành: “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ nông
thôn)”;
+ Bỏ mục 2 “- Nguồn gốc đất”.
4. Thủ tục “Điều
chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” - B-BXD-046352-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng bản vẽ thiết kế điều chỉnh là 02 bản (01 bản trả kèm
GPXD);
+ Quy định mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng;
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng;
+ Quy định rõ chủ đầu tư chỉ phải làm thủ tục
điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay
đổi có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
5. Thủ tục “Điều
chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp
huyện”-B-BXD-046358-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng bản vẽ thiết kế điều chỉnh là 02 bản (01 bản trả kèm
GPXD);
+ Quy định mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng;
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng.
Quy định rõ chủ đầu tư chỉ phải làm thủ tục điều
chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay đổi
có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
6. Thủ tục “Điều
chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã”
-B-BXD-046392-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Quy định rõ thành phần và đặc tính từng
loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ: nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao
và mang bản chính đến để đối chiếu hoặc nộp bản sao có xác nhận của chính cơ
quan, tổ chức là chủ đầu tư;
+ Quy định cụ thể số lượng của từng thành
phần hồ sơ: 01 bản, riêng sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình điều chỉnh là 02
bản (01 bản trả kèm GPXD);
+ Quy định mẫu Đơn đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng;
+ Quy định rõ số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ.
- Về thời gian giải quyết thủ tục: không quá
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép:
+ Bãi bỏ quy định về thời hạn “có hiệu lực
khởi công xây dựng” của giấy phép xây dựng.
Quy định rõ chủ đầu tư chỉ phải làm thủ tục điều
chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp quy hoạch xây dựng chi tiết thay đổi
có ảnh hưởng đến nội dung giấy phép mà tới thời điểm đó công trình chưa xây
dựng.
- Bãi bỏ quy định về phí xây dựng.
7. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” -
B-BXD-046434-TT
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Sửa tên mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng
tạm thành: “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Sử dụng cho công trình)”;
+ Bỏ các mục 2, 5, 6: “- Nguồn gốc đất”, “-
Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “- Phương án phá dỡ, di dời công
trình (nếu có)”;
+ Mục 3: Bổ sung thêm thông tin: Tên công
trình;
+ Sửa mục 4 thành: “Đơn vị hoặc người thiết
kế: Giấy phép hành nghề số/Chứng chỉ hành nghề số:………. Cấp ngày:………..”.
8. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện”
-B-BXD-046440-TT
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tách và sửa tên của mẫu đơn thành: “Đơn đề
nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị)”;
+ Bỏ các mục 2, 5, 6: “- Nguồn gốc đất”, “-
Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “- Phương án phá dỡ, di dời công
trình (nếu có)”;
+ Sửa mục 4 thành: “Đơn vị hoặc người thiết
kế (đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3
tầng trở lên): Giấy phép hành nghề số/Chứng chỉ hành nghề số:………. Cấp
ngày:………..”.
9. Thủ tục “Cấp giấy
phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã”-B-BXD-046453-TT
- Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tách và sửa tên của mẫu đơn thành: “Đơn đề
nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ nông thôn)”;
+ Mục 1: thay nội dung: “- Người đại
diện:……………. Chức vụ: ……..” bằng “- Số chứng minh thư: …………. Ngày cấp: ………”;
+ Mục 2, 3 bỏ: “- Nguồn gốc đất”, “- Loại
công trình: …….. Cấp công trình: ……………”;
+ Bỏ các mục 4, 5, 6: “Đơn vị hoặc người
thiết kế:”, “Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)”, “- Phương án phá
dỡ, di dời công trình (nếu có)”.
10. Thủ tục “Gia hạn
giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” -
B-BXD-046398-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
11. Thủ tục “Gia hạn
giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện” -
B-BXD-046404-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
12. Thủ tục “Gia hạn
giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã” -
B-BXD-046428-TT
Bãi bỏ thủ tục này.
13. Thủ tục “Lấy ý
kiến về thiết kế cơ sở các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng các
nguồn vốn không phải vốn ngân sách” -B-BXD-050250-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần, số lượng hồ sơ
+ Mẫu hóa văn bản đề nghị cho ý kiến về thiết
kế cơ sở;
+ Quy định cụ thể về các loại văn bản pháp lý
có liên quan.
14. Thủ tục “Lấy ý
kiến về thiết kế cơ sở các dự án nhóm B, C sử dụng các nguồn vốn không phải vốn
ngân sách” -B-BXD-050254-TT
- Quy định cụ thể về trình tự thực hiện thủ
tục, trong đó:
+ Quy định rõ các bước mà cá nhân, tổ chức và
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện theo trình tự thời gian;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước đối với từng bước thực hiện;
+ Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức đối với từng bước.
- Về thành phần, số lượng hồ sơ
+ Mẫu hóa văn bản đề nghị cho ý kiến về thiết
kế cơ sở;
+ Quy định cụ thể về các loại văn bản pháp lý
có liên quan.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ
các quy định có liên quan tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, để thực hiện
nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11, 12, 13 và 14 nêu tại mục A phần XIV của Phương án đơn giản hóa kèm
theo Nghị quyết này, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại Thông tư số 03/2009/TT-BXD
ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình, để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 13 và 14 nêu tại mục A phần XIV của Phương án
đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này, để ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm
2010.
XV. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ Y TẾ
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao - B-BYT-031880-TT
- Phân chia đối tượng quy định tại khoản 2, Điều
1 Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao ban hành kèm theo Quyết định
số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế thành từng nhóm nguy cơ
và mức độ nguy cơ (nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp).
- Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
- Quy định thành phần hồ sơ riêng cho nhóm cơ
sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở Y tế, Bộ Y tế và quy định thành phần hồ sơ riêng cho nhóm cơ
sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Cụ thể là:
+ Đối với cơ sở quy mô lớn thuộc thẩm quyền
cấp sở, cấp bộ thành phần hồ sơ đơn giản hóa như sau: bỏ giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh; đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, giấy chứng nhận
tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất chỉ cần bản sao có đóng dấu hoặc chữ ký của cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Với các trường hợp cá nhân có bằng đại học hay cao đẳng y, dược,
công nghệ thực phẩm… không cần có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực
phẩm mà chỉ cần mang Bằng tốt nghiệp và bản photo đến đối chiếu, cá nhân ký xác
nhận vào bản sao đó;
+ Đối với các cơ sở nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã, thành phần hồ sơ gồm: Đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối
với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh;
bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, Giấy chứng nhận đã được tập huấn
kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm có chữ ký hoặc dấu của chủ cơ sở và
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
- Trong mẫu đơn bãi bỏ phần ghi “thành lập
ngày…”; “Công suất sản xuất/năng lực phục vụ và số lượng nhân viên”; “Nay nộp
hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… (ghi cụ
thể mặt hàng, loại hình kinh doanh)”.
- Đối với cơ sở thuộc thẩm quyền của Bộ giữ
nguyên thời gian thực hiện là 15 ngày. Đối với cơ sở thuộc thẩm quyền cấp sở,
huyện, xã giảm thời gian thực hiện từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc.
- Xây dựng nội dung thẩm định, kiểm tra cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao trước khi cấp giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm
cơ sở cho việc thẩm định sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Quy định rõ việc phân công, phối hợp giữa
Bộ Y tế, với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương trong việc
kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm thông thường sản xuất trong nước
-B-BYT-034996-TT
- Sửa tên chính xác của thủ tục là: cấp Giấy
chứng nhận công bố tiêu chuẩn thực phẩm thông thường sản xuất trong nước.
- Về số lượng và thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: bản sao Giấy chứng
nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa; bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ
phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài;
+ Chỉ yêu cầu nộp bản sao có chữ ký, đóng dấu
của chủ cơ sở, thương nhân Việt Nam đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Sửa tên Mẫu 2 đính kèm Quy chế công bố tiêu
chuẩn sản phẩm là: Bản tiêu chuẩn cơ sở. Tên này được đặt ở giữa và trên cùng
của trang.
- Tăng thời hạn giá trị giấy chứng nhận tiêu
chuẩn thực phẩm thông thường sản xuất trong nước lên 5 năm.
3. Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm đối với nước khoáng thiên nhiên B-BYT-038004-TT
- Sửa tên chính xác của thủ tục là: cấp Giấy
chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với nước khoáng thiên nhiên sản xuất
trong nước.
- Về số lượng và thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: bản sao Giấy chứng
nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương
nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất
nước ngoài; bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng
nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
+ Thay đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện kinh doanh bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao
(hiện nay, quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-BYT quy định chưa đúng
về thành phần hồ sơ này).
- Về mẫu đơn, tờ khai: bổ sung tên của sản
phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Anh vào mục “Áp dụng cho sản phẩm” ở Bản công bố
tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở. (Mẫu 1);
Tên Mẫu 2 đính kèm quy chế công bố
tiêu chuẩn sản phẩm là: Bản tiêu chuẩn cơ sở được đặt ở giữa và trên cùng của
trang.
- Sửa tên mẫu giấy “CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN SẢN
PHẨM” thành giấy “GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM” (Mẫu này do Cục
ATVS thực phẩm, Sở Y tế cấp, mẫu 3a,
3b); Sửa nội dung đoạn cuối của giấy
này là: “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn
thực phẩm và được phép lưu thông trên thị trường”. Bỏ đoạn “nếu thương nhân bảo
đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn như đã công bố”.
- Tăng thời hạn có giá trị giấy chứng nhận
tiêu chuẩn thực phẩm đối với nước khoáng thiên nhiên lên 5 năm.
4. Thủ tục cấp giấy
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm nhập khẩu B-BYT-037537-TT
- Sửa tên chính xác của thủ tục là: cấp giấy
chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm nhập khẩu.
- Quy định lại phạm vi công bố đối với sản
phẩm được quy định tại khoản 1, điều 1 Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm ban
hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 ban hành “Quy chế về công
bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”. (Tại điều này quy định thuốc lá điếu cũng là
thực phẩm).
- Về số lượng và thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: bản sao hợp đồng
thương mại; bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng
nhận; bản sao hợp pháp giấy đăng ký kinh doanh;
- Yêu cầu nộp phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của
cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ bản chính.
- Tăng thời hạn của giấy chứng nhận tiêu
chuẩn sản phẩm phụ gia từ 3 năm lên 5 năm.
5. Thủ tục cấp giấy
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ sản xuất
trong nước B-BYT-031088-TT
- Sửa tên chính xác của thủ tục là: Thủ tục
cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng dùng cho
trẻ nhỏ sản xuất trong nước.
- Về số lượng và thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: Đơn xin cấp giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bản sao giấy chứng
nhận đã được cấp; bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa; bản sao
biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Sửa tên mẫu 2 đính kèm quy chế công bố tiêu
chuẩn sản phẩm là: Bản tiêu chuẩn cơ sở. Được đặt ở giữa và trên cùng của
trang.
- Sửa tên mẫu giấy CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN SẢN
PHẨM thành GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM. (Mẫu này do Cục ATVS
thực phẩm, Sở Y tế cấp; mẫu 3a, 3b); Sửa nội dung đoạn cuối của giấy
này là: “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn
thực phẩm và được phép lưu thông trên thị trường”. Bỏ đoạn “nếu thương nhân bảo
đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn như đã công bố”; Sửa thời hạn của giấy là 5 năm.
- Tăng thời hạn của giấy chứng nhận tiêu
chuẩn sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ sản xuất trong nước từ 3
năm lên 5 năm.
6. Thủ tục cấp giấy
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ nhập khẩu
B-BYT-040374-TT
- Về thành phần hồ sơ:
+ Thay bản sao y giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hợp pháp bằng bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có dấu của công
ty hoặc chữ ký của chủ cơ sở đối với hộ kinh doanh (nếu không có dấu);
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: bản sao Hợp đồng
thương mại; bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng
nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; bản sao công chứng của một
trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất
tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), hoặc giấy
chứng nhận tương đương.
- Đặt tên Mẫu 2 đính kèm quy chế công bố tiêu
chuẩn sản phẩm là: Bản tiêu chuẩn cơ sở. Được đặt ở giữa và trên cùng của
trang.
- Sửa tên mẫu giấy CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN SẢN
PHẨM thành GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM. (Mẫu này do Cục ATVS
thực phẩm, Sở Y tế cấp; mẫu 3a, 3b); Sửa nội dung đoạn cuối của giấy
này là: “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn
thực phẩm và được phép lưu thông trên thị trường”. Bỏ đoạn “nếu thương nhân bảo
đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn như đã công bố”; Sửa thời hạn của giấy là 5 năm.
- Tăng thời hạn của giấy chứng nhận từ 3 năm
lên 5 năm.
7. Thủ tục cấp Giấy
tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo sản phẩm thực phẩm B-BYT-037954-TT
- Về số lượng và thành phần hồ sơ:
+ Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ, trong
đó, mẫu (ma-két) quảng cáo là 02 bản.
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: bản sao hợp pháp
bản tiêu chuẩn cơ sở, giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ quan y
tế; Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản
phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền quảng cáo);
+ Chỉ yêu cầu nộp bản sao có chữ ký của chủ
cơ sở đối với Giấy đăng ký kinh doanh.
- Về mẫu đơn:
+ Sửa mục “số giấy phép hoạt động” thành “số
giấy đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp”.
+ Bỏ mục “Tên, số điện thoại của người hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ”
- Sửa điều kiện: “Tên, địa chỉ của nhà sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm” thành “Tên, địa chỉ của nhà sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải đúng với tên, địa chỉ của
nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã công bố hoặc đã đăng
ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.
- Yêu cầu nêu rõ tác dụng của thực phẩm trong
nội dung quảng cáo.
8. Thủ tục cấp giấy
phép cho công ty nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu thuốc tại Việt
Nam B-BYT-038601-TT
- Về thành phần hồ sơ:
+ Bỏ yêu cầu doanh nghiệp nộp xác nhận số tài
khoản hiện hành của doanh nghiệp tại ngân hàng nước sở tại;
+ Thay báo cáo kiểm toán tóm tắt của năm tài
chính gần nhất (do một cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận) bằng văn bản xác
nhận của cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) về hoạt động hoặc
mức thuế thực hiện với nhà nước sở tại 12 tháng liên tục trước tháng nộp hồ sơ
đăng ký hoạt động, kèm bản dịch công chứng.
- Về mẫu đơn: Bổ sung thêm phần tiếng Anh; bỏ
bớt 01 nội dung về địa chỉ và điện thoại; bỏ tiểu sử của doanh nghiệp.
- Giảm thời gian trả kết quả từ 03 tháng
xuống 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ theo đúng quy định.
- Bỏ các quy định sau: tiếp nhận hồ sơ 2 đợt/năm;
thời hạn giấy phép hoạt động của doanh nghiệp; điều kiện doanh số kinh doanh về
thuốc, nguyên liệu làm thuốc tối thiểu trong năm gần nhất.
- Pháp lý hóa thủ tục hành chính này.
9. Thủ tục cấp đơn
hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký cho doanh nghiệp có chức năng
xuất nhập khẩu thuốc thành phẩm B-BYT-029750-TT
Pháp lý hóa thủ tục này.
10. Thủ tục đăng ký
thuốc tân dược mới sản xuất trong nước B-BYT-034068-TT
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ;
+ Bỏ Giấy tra cứu nhãn hiệu hàng hóa hoặc
Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc mang tên thương mại;
+ Quy định rõ Giấy chứng nhận thực hành tốt
sản xuất thuốc (GMP) phải đạt tiêu chuẩn WHO;
+ Bỏ quy định doanh nghiệp phải ký xác nhận
vào từng trang hồ sơ;
- Bỏ việc xác nhận pháp nhân, điều kiện sản
xuất thuốc của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực tiếp (Sở Y tế, Y
tế ngành) đối với các cơ sở đăng ký thuốc trong nước trước khi gửi hồ sơ đến Bộ
Y tế đề nghị cấp số đăng ký.
- Pháp lý hóa thủ tục hành chính này.
11. Thủ tục đăng ký
thuốc tân dược mới nước ngoài B-BYT-033242-TT
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ;
+ Quy định rõ Giấy phép lưu hành thuốc tại
nước sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp (FSC hoặc CPP), giấy chứng nhận GMP
phải có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Bỏ Giấy tra cứu nhãn hiệu hàng hóa hoặc
Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc mang tên thương mại.
- Tăng thời hạn đăng ký thuốc lên 5 năm đối
với các loại thuốc thông thường.
- Pháp lý hóa thủ tục hành chính này.
12. Thủ tục đăng ký
thuốc sản xuất nhượng quyền giữa các cơ sở sản xuất thuốc trong nước
B-BYT-033634-TT
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ;
+ Bỏ Giấy phép sản xuất và lưu hành thuốc xin
nhượng quyền; Giấy chứng nhận cơ sở nhượng quyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP;
+ Yêu cầu nộp bản chính Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sản xuất giữa cơ sở nhượng quyền và cơ sở nhận nhượng quyền;
+ Bỏ Giấy tra cứu nhãn hiệu hàng hóa hoặc
Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc mang tên thương mại.
- Giảm thời gian giải quyết từ 6 tháng xuống
còn 30 ngày.
- Pháp lý hóa thủ tục hành chính này.
13. Thủ tục cấp giấy
chứng nhận thực hành tốt bảo quản thuốc -B-BYT-022684-TT
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ;
+ Bỏ Giấy xác nhận đảm bảo môi trường của cơ
quan có thẩm quyền.
- Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận là
20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.
- Tăng thời hạn giấy chứng nhận thực hành tốt
bảo quản thuốc lên 5 năm.
- Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
thực hành tốt bảo quản thuốc cho Sở Y tế địa phương.
14. Thủ tục cấp số
tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu B-BYT-022372-TT
- Sửa lại tên thủ tục hành chính là: Tiếp
nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ;
+ Chỉ yêu cầu nộp bản sao có chữ ký, dấu của
doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ sau: Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy
phép đầu tư của doanh nghiệp (khi nộp lần đầu), Giấy ủy quyền của nhà sản xuất
cho tổ chức, cá nhân phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
- Tăng thời hạn của số tiếp nhận hồ sơ công
bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm lên 5 năm.
15. Thủ tục cấp phiếu
tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc -B-BYT-036058-TT
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Trường hợp doanh nghiệp muốn nhận 01 bộ thì phải nộp 02 bộ;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: tài liệu tham
khảo, xác minh nội dung thông tin, quảng cáo; bản sao Tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc đã được Cục Quản lý dược duyệt; bản sao Giấy phép lưu hành sản phẩm do
Cục Quản lý dược cấp; bản sao Quyết định cấp số đăng ký thuốc của Cục Quản lý
dược.
- Bổ sung hướng dẫn cách thức nộp phí vào
trình tự giải quyết.
- Bỏ quy định: “Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được
đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp đơn vị
đăng ký thuốc muốn ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo
thì phải có văn bản ủy quyền. Đơn vị được ủy quyền phải là đơn vị có tư cách pháp
nhân hợp pháp”
16. Thủ tục cấp
“phiếu tiếp nhận hồ sơ Hội thảo giới thiệu thuốc” - B-BYT-034747-TT
- Sửa lại tên thủ tục là: Đăng ký hội thảo
giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Bỏ giấy ghi địa điểm tổ chức hội thảo.
+ Bỏ phần tài liệu đính kèm trong Mẫu giấy
đăng ký hội thảo.
- Bỏ quy định: “Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được
đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp đơn vị
đăng ký thuốc muốn ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo
thì phải có văn bản ủy quyền. Đơn vị được ủy quyền phải là đơn vị có tư cách pháp
nhân hợp pháp”
17. Thủ tục cấp giấy
phép nhập khẩu trang thiết bị y tế -B-BYT-006155-TT
- Ghi rõ hồ sơ pháp lý của thương nhân là
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ;
+ Bổ sung vào mẫu đơn “đề nghị” nhập khẩu
trang thiết bị y tế cam kết của doanh nghiệp về việc đáp ứng đủ yêu cầu, điều
kiện về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất.
+ Bỏ các tài liệu để chứng minh đáp ứng các
yêu cầu, điều kiện về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất;
+ Bỏ bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật
về chất lượng, số lượng và trị giá mặt hàng xin nhập khẩu.
- Bộ Y tế phân loại trang thiết bị y tế được
quy định tại phụ lục 7, Thông tư số
08/2006/TT-BYT ngày 13/6/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập khẩu vắc xin,
sinh phẩm y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh
vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế theo tiêu chí mức độ ảnh hưởng đến
sức khỏe và theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm về hàng hóa và Luật tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để quản lý chất lượng và xuất, nhập khẩu trang
thiết bị y tế.
18. Thủ tục cấp giấy
tiếp nhận đăng ký quảng cáo trong lĩnh vực khám chữa bệnh B-BYT-042899-TT
- Về hồ sơ, thành phần hồ sơ:
+ Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ trong đó
có 02 bản maket/kịch bản quảng cáo;
+ Bỏ các loại giấy tờ sau: Giấy ủy quyền, bản
sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế
cấp.
+ Bỏ mục “số giấy phép hoạt động” trong mẫu
đơn.
- Phân cấp cho Sở Y tế phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thủ tục này theo cơ chế một cửa liên thông.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
1. Giao Bộ Y tế
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3
năm 2006 quy định “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”;
+ Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng
12 năm 2005 ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”;
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-BYT ngày 19 tháng
5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định tạm thời việc nhập
khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký;
+ Thông tư số 17/2001/TT-BYT ngày 01 tháng 8
năm 2001 hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên
liệu làm thuốc tại Việt Nam;
+ Quyết định số 3121/2001/QĐ-BYT , ngày 18
tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế đăng ký thuốc và nguyên
liệu làm thuốc;
+ Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6
năm 2001 của Bộ Y tế ban hành Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”;
+ Quyết định số 48/2007/QĐ-BYT ngày 31 tháng
12 năm 2007 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế quản lý mỹ phẩm”;
+ Thông tư 13/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 9 năm
2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo thuốc;
+ Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13 tháng 6
năm 2006 hướng dẫn nhập khẩu trang thiết bị y tế
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và
17 mục A phần XV của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này. Thời hạn
ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
2. Giao Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ
ngành có liên quan dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan tại:
+ Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT
ngày 12 tháng 01 năm 2004 hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế;
+ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD
ngày 28 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
một cửa liên thông
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 7, 18 mục A phần XV của phương án đơn giản hóa kèm theo
Nghị quyết này. Thời hạn ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
XVI. CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục Cấp giấy
phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam - B-NHA-002103-TT
- Quy định cụ thể “cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và chức năng dịch thuật xác nhận” Bản dịch các báo cáo tài chính thường
niên.
- Bổ sung quy định thu phí thẩm định và quy
định mức phí thẩm định hồ sơ Cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng,
trong đó có cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (0,05% vốn điều lệ).
2. Thủ tục Sửa đổi,
bổ sung Điều lệ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài - B-NHA-002297-TT
- Bỏ quy định “Các văn bản khác khi Ngân hàng
Nhà nước yêu cầu” tại Điều 40 khoản 1 điểm c Thông tư 03/2007/TT-NHNN trong
thành phần hồ sơ.
- Tăng thành phần hồ sơ tiếng Anh không phải
hợp pháp hóa lãnh sự thông qua việc bổ sung quy định những loại giấy tờ miễn
hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở áp dụng điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa cơ
quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự nước ngoài tại Việt
Nam cấp cho nhà đầu tư là cá nhân công dân, tổ chức của nước đó để sử dụng tại
Việt Nam trên nguyên tắc có đi, có lại như: Phương án kinh doanh chứng minh
tính khả thi (6.1.b, 6.2.b)
3. Thủ tục thay đổi
mức vốn điều lệ, vốn được cấp chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; B-NHA-002277-TT
- Bỏ quy định “Các văn bản khác có liên quan
theo yêu cầu của NHNN trong trường hợp cần thiết”.
- Bổ sung thêm quy định cụ thể thành phần hồ
sơ chuyển nhượng vốn cho đối tác mới ngoài ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc
ngoài ngân hàng liên doanh.
4. Thủ tục thay đổi,
bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; B-NHA-002282-TT
- Bỏ quy định “Các văn bản khác có liên quan
theo yêu cầu của NHNN”.
- Bổ sung quy định cụ thể thành phần hồ sơ
bằng tiếng Anh cần phải hợp pháp hóa lãnh sự.
5. Thủ tục Gia hạn
thời gian hoạt động đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam - B-NHA-002128-TT
- Bỏ quy định “Các văn bản khác có liên quan
theo yêu cầu của NHNN”.
- Bổ sung, mẫu hóa thành phần hồ sơ gia hạn
thời hạn hoạt động và các loại giấy tờ cần phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với
thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cụ thể là:
+ Ban hành mẫu đơn xin gia hạn;
+ Mẫu báo cáo tổng quan tình hình hoạt động…;
+ Mẫu đề cương cung cấp thông tin, xác nhận
về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước
ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác
trong vòng ba (03) năm liên tiếp trước khi xin gia hạn;
+ Bổ sung quy định các loại giấy tờ phải hợp pháp
hóa lãnh sự đối với hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động.
6. Thủ tục Chấp thuận
thay đổi mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và nhân dân
(B-NHA-003826-TT)
- Quy định về cách thực hiện và quy định hình
thức “bản sao” phù hợp với các cách thức nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện, qua
mạng đến Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi ngân hàng cổ phần có trụ sở chính
theo hướng tự lựa chọn và chuẩn bị hồ sơ: nộp trực tiếp “bản copy kèm theo bản
chính để đối chiếu”; qua bưu điện “bản sao có công chứng/chứng thực”; qua
internet “bản scan từ bản gốc”.
- Bỏ quy định về đánh giá khả năng quản trị, điều
hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội
bộ; báo cáo tài chính đối với tổ chức và bảng kê khai thu nhập, tài sản đối với
cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên.
- Bổ sung quy định cụ thể số bộ hồ sơ phải
nộp: 01 bộ, bản chính; 01 bộ bản sao, không cần công chứng/chứng thực và quy
định rõ hình thức các loại giấy tờ phù hợp với cách thức thực hiện để cá nhân,
tổ chức lựa chọn: nộp trực tiếp “bản copy kèm theo bản chính để đối chiếu”; qua
bưu điện “bản sao có công chứng/chứng thực”; qua internet “bản scan từ bản
gốc”.
- Quy định thời hạn trả kết quả không quá 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
7. Thủ tục Chấp thuận
cho ngân hàng thương mại Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
-B-NHA-003833-TT
- Bổ sung quy định về cách thức thực hiện thủ
tục hành chính: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
- Về thành phần hồ sơ
+ Bỏ “Văn bản thỏa thuận về việc mua bán cổ
phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và NHTM Việt Nam”;
+ Bổ sung quy định hình thức “bản sao” phù
hợp với từng cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện, qua mạng
điện tử đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để các ngân hàng tự lựa chọn, chuẩn bị
hồ sơ và thực hiện;
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành
chính còn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Sửa đổi mẫu đơn mua cổ phần đối với cá
nhân, tổ chức mua cổ phần; mẫu lý lịch tự khai của người đại diện theo pháp luật,
người được ủy quyền đại diện nguồn vốn góp tại ngân hàng, cá nhân nước ngoài
mua cổ phần sử dụng song ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt;
- Tăng yêu cầu, điều kiện đối với Ngân hàng
thương mại được gọi vốn từ cổ đông nước ngoài từ mức vốn pháp định tối thiểu từ
1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
8. Thủ tục chấp thuận
thay đổi tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn của ngân hàng thương mại cổ phần -
B-NHA-004104-TT
- Bổ sung quy định về cách thức thực hiện thủ
tục hành chính: Nộp trực tiếp, qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ 01 bộ.
- Thành phần hồ sơ: Bỏ quy định “Văn bản khác
có liên quan”
9. Thủ tục chấm dứt
hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài trong trường hợp
bị thu hồi giấy phép do vi phạm các điểm a, b, đ, khoản 1 Điều 29 Luật Các tổ
chức tín dụng hoặc khi tổ chức tín dụng nước ngoài bị phá sản, giải thể
-B-NHA-002414-TT
- Bổ sung quy định cách thức thực hiện và
hình thức các loại giấy tờ nộp phù hợp với cách thức đó: nộp trực tiếp “bản
copy kèm theo bản chính để đối chiếu”; qua bưu điện “bản sao có công chứng/chứng
thực”; qua internet “bản scan từ bản gốc”;
- Quy định cụ thể số lượng hồ sơ 01 bộ bản
chính.
- Bổ sung quy định thời hạn giải quyết từ lúc
văn phòng đại diện đã hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục gửi Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đến khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đóng cửa thu hồi giấy phép là
5 ngày làm việc.
- Bổ sung quy định về Cơ quan có trách nhiệm
giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng.
10. Thủ tục cấp giấy
phép mở chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam - B-NHA-002024-TT
- Bổ sung quy định cách thức thực hiện thủ
tục hành chính cấp phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Nộp hồ
sơ trực tiếp, hoặc gửi qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
- Bổ sung thêm thủ tục chấp thuận nguyên tắc
trước khi cấp giấy phép mở chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
11. Thủ tục Thay đổi
tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn
nước ngoài -B-NHA-002273-TT
- Bổ sung quy định cách thức thực hiện và
hình thức các loại giấy tờ phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính:
nộp trực tiếp “bản copy kèm theo bản chính để đối chiếu”; qua bưu điện ”bản sao
có công chứng/chứng thực”; qua internet “bản scan từ bản gốc”;
- Bỏ quy định thành phần hồ sơ “Các văn bản
khác theo yêu cầu của NHNN trong trường hợp cần thiết”.
- Bổ sung phụ lục mẫu đơn xin thay đổi tên
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (Sử dụng
song ngữ Tiếng Anh và tiếng Việt).
12. Thủ tục chấp
thuận mở sở giao dịch/chi nhánh/văn phòng đại diện/đơn vị sự nghiệp của ngân
hàng trong nước - B-NHA-0037040-TT
- Loại bỏ quy định yêu cầu lấy ý kiến chấp
thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến của
Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh.
- Bổ sung quy định Ngân hàng thương mại gửi
Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ (bản chính).
13. Thủ tục cấp giấy
phép cho tổ chức kinh tế làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ -
B-NHA-001818-TT
- Thực hiện đơn giản hóa thành phần hồ sơ,
trình tự, cách thức thực hiện.
- Phân cấp cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
tỉnh, thành phố thực hiện tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ và cấp giấy phép cho tổ
chức kinh tế; xác định rõ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh các tỉnh, thành phố đối với hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ
của tổ chức kinh tế trên địa bàn.
- Trong thành phần hồ sơ bỏ “Ý kiến của Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên cùng địa bàn về tổ chức kinh tế
làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ”.
- Quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép là
05 năm kể từ ngày ký.
14. Thủ tục chấp
thuận cho tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần) được thực hiện nghiệp
vụ bao thanh toán -B-NHA-003835-TT
Bãi bỏ thủ tục hành chính này.
15. Thủ tục xác nhận
đăng ký mở tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam mở tại ngân hàng
thương mại của nhà đầu tư nước ngoài - B-NHA-001939-TT
Bãi bỏ thủ tục hành chính và các yêu cầu, điều
kiện liên quan.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
xây dựng dự thảo Nghị định để sửa đổi Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng
thương mại Việt Nam; Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối để thực hiện nội
dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại tiết 7, tiết 12 mục A phần XVI của
Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này và trình Chính phủ xem xét,
quyết định trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
xây dựng dự thảo Quyết định để sửa đổi Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19
tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích Người Việt Nam ở
nước ngoài chuyển tiền về nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành
chính nêu tại tiết 13 mục A phần XVI của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31 tháng
7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư
số 03/2007/TT-NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều Nghị
định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 07/2007/TT-NHNN
ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành một
số nội dung Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam;
Thông tư số 02/2000/TT-NHNN ngày 24 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi hành Quyết
định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Thông tư 03/2004/TT-NHNN
ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn về quản lý ngoại hối
đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam để thực hiện các nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu
tại tiết 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11, 13 và 14 mục A phần XVI của Phương án đơn
giản hóa kèm theo Nghị quyết này để ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- Xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết
định 20/2008/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều
lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành theo
Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước; Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 9 năm 2001 Ban hành
Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại
cổ phần của Nhà nước và nhân dân; Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9
năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước về Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán
của các Tổ chức tín dụng; Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm
2008 của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt
động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ;
Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2008 Quy định về mạng lưới
hoạt động của ngân hàng thương mại để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại tiết 6, 8, 12 và 14 mục A phần XVI của Phương án đơn giản
hóa kèm theo Nghị quyết này để ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010.
Giao Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam xây dựng dự thảo thông tư liên tịch về hướng dẫn liên thông đăng ký tăng
vốn điều lệ của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán để thực hiện nội dung
đơn giản hóa về thủ tục hành chính nêu tại tiết 6 mục A phần XVI của Phương án
đơn giản hóa kèm theo Nghị quyết này và ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm
2010.
XVII. PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RÀ SOÁT ƯU TIÊN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
A. Nội dung phương án
đơn giản hóa
1. Thủ tục “Bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh
nghiệp, thông báo chấp thuận bảo lãnh hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn
đối với dự án phân cấp” - B-NPT-075389-TT
a) Về quy định thành phần hồ sơ:
- Trong thành phần Hồ sơ pháp lý, bỏ các tài
liệu sau: Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp (trừ Doanh nghiệp tư nhân); Nghị
quyết về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Quyết định
bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
- Quy định hình thức “bản sao” cho phù hợp
với từng cách thức thực hiện theo hướng đơn giản hóa, cắt giảm chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
- Quy định rõ thành phần hồ sơ đối với Dự án
đầu tư mua sắm thiết bị lẻ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong từng trường hợp
cụ thể, không quy định chung chung “Tùy từng trường hợp” như hiện nay.
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ doanh
nghiệp phải cung cấp là “01 bộ”.
b) Về thời hạn duyệt thông báo chấp thuận bảo
lãnh: Rút ngắn từ 20 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.
c) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai “Giấy đề nghị bảo
lãnh vay vốn thực hiện dự án đầu tư”, bỏ các nội dung sau:
- Mục III. Bộ máy điều hành, quản lý nhân sự.
- Mục IV. Báo cáo nhanh tình hình tài chính,
tình hình SXKD từ ngày…/…./… đến ngày …/…./….
- Mục V. Báo cáo về các khoản nợ với Ngân
hàng phát triển Việt Nam, tổ chức tín dụng.
- Mục VI. Các thuyết minh bổ sung (nếu có).
d) Sửa đổi các điều kiện để doanh nghiệp được
bảo lãnh vay vốn, cụ thể như sau:
- Điều kiện 2: “Có dự án đầu tư, phương án
SXKD hiệu quả. Quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng”.
- Điều kiện 3: “Không có nợ quá hạn tại các
tổ chức tín dụng. Trường hợp Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các tổ chức tín
dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án SXKD và cam kết trả được nợ quá hạn thì
được Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn theo
quy định hiện hành”.
2. Thủ tục “Bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại: Ký kết Hợp đồng bảo lãnh vay
vốn, Hợp đồng thế chấp tài sản, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc, phát hành chứng
thư bảo lãnh đối với doanh nghiệp/Hợp tác xã có dự án đầu tư” -B-NPT-075399-TT
Bổ sung quy định cụ thể thành phần hồ sơ liên
quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng thuận lợi, đơn giản, giảm
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
3. Thủ tục “Bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Sửa đổi Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng
thế chấp tài sản, Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc, phát hành chứng thư bảo lãnh sửa
đổi đối với doanh nghiệp có dự án phân cấp trong trường hợp doanh nghiệp chuyển
đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật” -B-NPT-075431-TT
- Bổ sung quy định cụ thể về số lượng hồ sơ
là 01 bộ.
- Rút ngắn từ 20 ngày làm việc xuống còn 5
ngày làm việc kể từ khi Ngân hàng phát triển Việt Nam nhận đủ hồ sơ theo quy
định.
4. Thủ tục “Bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn đối với
doanh nghiệp/hợp tác xã có dự án đầu tư” -B-NPT-075472-TT
Quy định cụ thể hình thức bản sao trong thành
phần hồ sơ về “các tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích”: bản
photocopy hoặc copy có dấu sao lục của doanh nghiệp và mang theo bản chính để đối
chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp; bản sao có chứng thực hoặc công chứng nếu
nộp hồ sơ qua bưu điện; bản scan từ bản gốc nếu nộp qua mạng.
B. Trách nhiệm thực
thi phương án đơn giản hóa
Giao Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định
sửa đổi, bổ sung, các quy định có liên quan tại:
+ Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng
01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp
vay vốn của ngân hàng thương mại;
+ Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng
4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg
Để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục
hành chính nêu tại Mục A phần XVII của Phương án đơn giản hóa kèm theo Nghị
quyết này, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2010./.