Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Số hiệu: 100/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/12/2019 Ngày hiệu lực: 01/01/2020
Ngày công báo: 08/01/2020 Số công báo: Từ số 21 đến số 22
Tình trạng: Còn hiệu lực

Từ 01/01/2020, đi xe máy vượt đèn vàng phạt tới 01 triệu đồng

Đây là nội dung tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, Điểm e, khoản 4, Điều 6 quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)  không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

(Hiện hành mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng).
 

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ (Luật giao thông đường bộ 2008)

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.


Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị  phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng  theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.

(Hiện hành mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

“Nghị định 100/2019 đã có những chế tài mạnh (nhiều quy định xử phạt mới, mức phạt tăng cao), đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn điều khiển phương tiện giao thông sẽ phần nào giảm bớt số vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra. Đồng thời, các cơ quan báo chí, truyền thông… cần đẩy mạnh tuyên truyền quy định mới này để người dân được biết, thực hiện đúng nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và người khác” – Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

Xem thêm chi tiết tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;

đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

e) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

g) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

h) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

i) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

4. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:

a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);

b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);

c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;

d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:

a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;

b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;

c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;

d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;

đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được;

e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;

g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;

h) Phạm vi an toàn đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn;

i) Phạm vi an toàn cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

d) Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

a) Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông hoặc buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định;

b) Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác;

c) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định hoặc buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;

d) Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;

e) Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;

g) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

h) Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;

i) Buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;

k) Buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;

l) Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;

m) Buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;

n) Buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

o) Buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;

p) Buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;

q) Buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;

r) Buộc phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

s) Buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định;

t) Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;

u) Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

v) Buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

x) Buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên hoặc thủ tục đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

y) Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường sắt:

a) Buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị theo quy định;

b) Buộc phải tổ chức thử hãm hoặc tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;

c) Buộc phải để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) hoặc để ghi dẫn sang đường khác theo đúng quy định về dồn tàu;

d) Buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;

đ) Buộc phải đưa đất, đá, cát, vật chướng ngại, rơm, rạ, nông sản, rác thải sinh hoạt, chất độc hại, chất phế thải, chất dễ cháy, dễ nổ các loại vật tư, vật liệu, vật phẩm khác ra khỏi đường sắt, công trình đường sắt khác hoặc phạm vi đất dành cho đường sắt;

e) Buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

g) Buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, hàng hóa, biển phòng vệ, biển báo tạm thời ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;

h) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

i) Buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt hoặc đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hoặc hạ độ cao của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;

k) Buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;

l) Buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt hoặc buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán (dựng trái phép), biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, các vật che chắn khác (đặt, treo trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt hoặc buộc phải phá dỡ công trình hết hạn sử dụng, tháo dỡ công trình bị thu hồi, hủy giấy phép;

m) Buộc phải gia cố, di chuyển hoặc cải tạo công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

n) Buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố;

o) Buộc phải bố trí đủ thiết bị an toàn, tín hiệu, biển báo, tín hiệu phòng vệ theo quy định;

p) Buộc phải để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định, không gây cản trở chạy tàu;

q) Buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay; van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất (tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách); thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe; thiết bị tín hiệu đuôi tàu; đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen); thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu; thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu (tại vị trí làm việc của trưởng tàu);

r) Buộc phải khôi phục lại kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu của phương tiện trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường sắt;

s) Buộc phải bổ sung đầy đủ theo quy định trên tàu khách hoặc tàu hàng về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;

t) Buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định hoặc đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy;

u) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của toa xe;

v) Buộc thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép;

x) Buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống, động vật có dịch bệnh, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định;

y) Buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Mục 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;

c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;

d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;

đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;

i) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư;

k) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;

g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;

k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;

l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;

q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;

r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

g) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;

i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;

i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

n) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

o) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

p) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

q) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;

i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm c, điểm đ khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;

b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe;

b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

c) Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

d) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

đ) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

e) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

g) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

h) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

c) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này;

d) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

e) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;

h) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

i) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

đ) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

e) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

g) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

b) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

c) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

b) Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc;

b) Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;

k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;

b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);

d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.

5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.

7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 5; điểm e khoản 3, điểm đ khoản 8 Điều 6; điểm g khoản 3, điểm c khoản 8 Điều 7; điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định này.

10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;

b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;

c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;

đ) Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;

b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;

e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông , trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này;

b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

đ) Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;

e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở;

b) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định;

c) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

d) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã hết thời hạn thi công ghi trong văn bản;

b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công trên đường bộ đang khai thác có bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn nhưng không đầy đủ theo quy định; không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công;

b) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi công hoặc thời gian quy định;

b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông;

c) Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c khoản 5 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động thi công hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 14. Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định;

b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ;

b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;

b) Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời theo quy định các biển báo hiệu nguy hiểm đã bị mất, bị hư hỏng mất tác dụng; không có biện pháp khắc phục kịp thời theo quy định các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông;

b) Không phát hiện hoặc không có biện pháp ngăn chặn, báo cáo kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

c) Không cắm cột thủy chí và có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập nước sâu trên 0,2 m;

d) Không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà, lều quán xây dựng trái phép hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây cản trở cho việc giải phóng mặt bằng để xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo vệ công trình đường bộ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm hư hỏng, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, lan can phòng hộ, mốc chỉ giới;

d) Tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;

b) Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

c) Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;

d) Nổ mìn hoặc khai thác đất, cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái phép làm ảnh hưởng đến công trình đường bộ;

đ) Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.

6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 100 xe đến 150 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) từ 750 m đến 1.000 m;

b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 150 xe đến 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 1.000 m đến 2.000 m;

b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 20 phút đến 30 phút.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 2.000 m;

b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 30 phút.

9. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí;

b) Không thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ trạm thu phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;

c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;

b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

đ) Điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

e) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);

c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;

đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);

d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

đ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

e) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định.

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;

c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;

b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bị tịch thu còi;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Điều 18. Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;

b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.

Điều 19. Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;

b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

c) Điều khiển xe có các bộ phận chuyên dùng lắp đặt không đúng vị trí; không bảo đảm an toàn khi di chuyển;

d) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

đ) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc).

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe hoạt động không đúng phạm vi quy định;

b) Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông;

c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc);

d) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc);

đ) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc);

e) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc).

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị tịch thu phương tiện;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm e khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.

Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;

b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;

c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều 22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định;

b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

c) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;

d) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe;

b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của lái xe theo quy định.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;

b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);

c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;

d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;

g) Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách;

h) Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;

i) Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;

k) Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

l) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;

m) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);

n) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;

o) Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;

p) Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;

b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;

đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;

e) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;

g) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này;

h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;

i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;

k) Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;

l) Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định này;

m) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe;

n) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;

o) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách;

p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;

q) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử không có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc).

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;

b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;

c) Hành hung hành khách;

d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;

đ) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đón, trả hành khách trên đường cao tốc;

b) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

b) Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe;

c) Không chốt, đóng cố định cửa sau thùng xe khi xe đang chạy.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;

đ) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;

b) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;

c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

c) Chở công-ten-nơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng thiết bị để định vị chắc chắn công-ten-nơ với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng công-ten-nơ vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

b) Điều khiển xe quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;

c) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

d) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;

b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;

c) Nhận, trả hàng trên đường cao tốc;

d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;

b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

c) Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông.

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6, khoản 7, điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;

b) Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;

c) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành;

d) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời gian quy định.

2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 50% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 50% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;

c) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định;

d) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;

đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng;

e) Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách theo quy định;

g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;

h) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) cho lái xe theo quy định;

b) Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

c) Sử dụng loại xe ô tô chở người có thiết kế từ từ 09 chỗ (kể cả người lái) trở lên làm xe taxi chở hành khách;

d) Sử dụng xe taxi chở hành khách không gắn hộp đèn với chữ "TAXI" trên nóc xe và không niêm yết cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có gắn hộp đèn, có niêm yết cụm từ “XE TAXI” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định; không có hoặc có số điện thoại giao dịch ghi trên xe không đúng với đăng ký của doanh nghiệp (hợp tác xã);

đ) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”, cụm từ “XE DU LỊCH” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;

e) Không cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;

g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);

h) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định;

i) Không xây dựng quy trình bảo đảm an toàn giao thông hoặc xây dựng nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

k) Không bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải hoặc có bố trí nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;

l) Sử dụng phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã theo quy định hoặc sử dụng phương tiện không thuộc quyền sử dụng hợp pháp để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

m) Không có nơi đỗ xe theo quy định;

n) Bến xe không xác nhận hoặc xác nhận không chính xác, đầy đủ các thông tin trong Lệnh vận chuyển theo quy định hoặc xác nhận vào Lệnh vận chuyển khi xe không có ở bến;

o) Không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển khách tới Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định;

p) Gom khách, bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch; ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;

q) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);

r) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà xe đó có số chuyến trùng lặp điểm đầu và trùng lặp điểm cuối vượt quá quy định;

s) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch không thực hiện đúng quy định về đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

t) Sử dụng xe taxi, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong 01 tháng (của xe) tại địa bàn của một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) mà không có phù hiệu do Sở Giao thông vận tải địa phương đó cấp theo quy định.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100%.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;

b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;

c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;

đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

e) Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định;

g) Sử dụng lái xe điều khiển xe khách giường nằm hai tầng chưa đủ số năm kinh nghiệm theo quy định;

h) Không có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định hoặc có nhưng bộ phận này không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định;

i) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;

k) Không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị;

l) Không lập hoặc có lập nhưng không cập nhật đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe theo quy định;

m) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà trên xe không có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách kèm theo, thiết bị để truy cập nội dung hợp đồng điện tử và danh sách hành khách theo quy định hoặc có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách, thiết bị để truy cập nhưng không bảo đảm yêu cầu theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc);

n) Sử dụng xe taxi chở hành khách không lắp đồng hồ tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc lắp đồng hồ tính tiền không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn (phiếu thu tiền) được kết nối với đồng hồ tính tiền theo quy định hoặc có nhưng không sử dụng được hoặc in ra phiếu thu tiền nhưng không có đầy đủ các thông tin theo quy định;

o) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hành ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;

p) Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

q) Sử dụng xe taxi chở hành khách mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định.

7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;

c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);

d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến;

đ) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định;

e) Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định;

g) Bến xe khách không áp dụng phần mềm quản lý bến xe, hệ thống camera giám sát theo quy định;

h) Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;

i) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc;

k) Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải theo quy định hoặc có nhưng giao diện không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử theo quy định.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô không có nhân sự cho từng vị trí công việc theo quy định;

b) Đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô không báo cáo về việc cập nhật, thay đổi Firmware của thiết bị theo quy định;

c) Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không thực hiện đúng quy định về cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải; không công bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, không có hệ thống lưu trữ các khiếu nại của khách hàng theo quy định.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình của xe ô tô thực hiện hành vi làm sai lệch các thông tin, dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i, điểm k khoản 4; điểm h khoản 6; điểm b, điểm h khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm i, điểm m khoản 6 Điều này trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 7 Điều này trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 6 Điều này còn bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 4 Điều này buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 4 Điều này buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;

h) Thực hiện hành vi quy định tại điểm q khoản 4; điểm đ, điểm n, điểm o khoản 6 Điều này buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm p khoản 6 Điều này buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định; cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này (trường hợp thu tiền cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

l) Thực hiện hành vi quy định tại điểm k, điểm l khoản 6 Điều này buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định.

Mục 6. CÁC VI PHẠM KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;

c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;

g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;

h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;

i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;

k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;

c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;

d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;

đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;

e) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này;

h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

i) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

k) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

m) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;

b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;

đ) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định này;

e) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

g) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

b) Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;

c) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này;

đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này;

e) Đưa xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;

g) Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;

h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này.

10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định này;

b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

e) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định này;

g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị định này;

h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 33 Nghị định này.

11. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này.

12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này;

b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định này.

13. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 56.000.000 đồng đến 64.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định này.

14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e khoản 7; điểm e, điểm g, điểm i khoản 8 Điều này bị tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, điểm đ khoản 8, điểm b khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h khoản 5; điểm m khoản 7; điểm e khoản 8 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i, điểm m khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h khoản 9; điểm a, điểm e khoản 10 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h khoản 10; khoản 11; điểm b khoản 12 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 12, khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

k) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).

15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an toàn);

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

h) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; điểm e, điểm g khoản 5; điểm c, điểm d, điểm l, điểm m khoản 7 Điều này buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).

Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;

b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Điều 32. Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Gây mất trật tự trên xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách;

b) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách.

Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;

b) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

d) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

b) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;

c) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

b) Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

7. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.

8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Điều 35. Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định;

b) Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định;

c) Xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định;

b) Hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động;

c) Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng;

d) Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời);

đ) Vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng với quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ, Nghị định thư đã ký kết;

e) Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô hoặc xe mô tô của người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tham gia giao thông mà không có xe dẫn đường theo quy định;

g) Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô gắn biển số nước ngoài tham gia giao thông mà người điều khiển xe không đúng quốc tịch theo quy định.

3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam.

Điều 36. Xử phạt người điều khiển phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy định;

b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy định;

b) Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này trường hợp sử dụng phù hiệu đã hết giá trị sử dụng, phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị tịch thu phù hiệu;

b) Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị tịch thu phương tiện.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.

Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe

1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;

b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;

c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);

d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;

đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;

e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;

b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;

c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;

b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;

c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;

d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;

đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm;

e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 khóa đào tạo;

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

h) Trung tâm sát hạch lái xe không duy trì đủ các điều kiện quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;

i) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 kỳ sát hạch lái xe;

k) Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy định trong Giấy phép đào tạo lái xe;

b) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo lái xe ngoài địa điểm được ghi trong Giấy phép đào tạo lái xe;

c) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 02 khóa đào tạo trở lên;

d) Cơ sở đào tạo lái xe bố trí số lượng học viên tập lái trên xe tập lái vượt quá quy định;

đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ;

e) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ sân tập lái hoặc sân tập lái không đủ điều kiện theo quy định;

g) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng xe tập lái các hạng để đáp ứng với lưu lượng đào tạo thực tế tại các thời điểm hoặc sử dụng xe tập lái không đúng hạng để dạy thực hành lái xe;

h) Trung tâm sát hạch lái xe không niêm yết mức thu phí sát hạch, giá các dịch vụ khác theo quy định;

i) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của học viên hoặc có các thiết bị đó nhưng không hoạt động theo quy định;

k) Trung tâm sát hạch lái xe không có hệ thống âm thanh thông báo công khai lỗi vi phạm của thí sinh sát hạch lái xe trong hình theo quy định hoặc có hệ thống âm thanh thông báo nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;

l) Trung tâm sát hạch lái xe không có đủ màn hình để công khai hình ảnh giám sát phòng sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lái xe theo quy định hoặc có đủ màn hình nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình sát hạch.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình theo quy định;

c) Cơ sở đào tạo lái xe cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;

d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe;

đ) Trung tâm sát hạch lái xe không lắp đủ camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch theo quy định hoặc có lắp camera giám sát nhưng không hoạt động theo quy định;

e) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trong hình không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;

g) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trên đường không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;

h) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số máy tính sát hạch lý thuyết không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;

i) Trung tâm sát hạch lái xe tự ý di chuyển vị trí các phòng chức năng hoặc thay đổi hình các bài sát hạch mà chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

k) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 02 kỳ sát hạch lái xe trở lên.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.0000.0000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mà không có Giấy phép đào tạo lái xe.

7. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi hoặc sử dụng phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng loại xe ô tô sát hạch khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Sử dụng máy tính trong kỳ sát hạch lý thuyết có đáp án của câu hỏi sát hạch lý thuyết hoặc kết nối với đường truyền ra ngoài phòng thi trái quy định;

c) Để phương tiện, trang thiết bị chấm điểm hoạt động không chính xác trong kỳ sát hạch; để các dấu hiệu, ký hiệu trái quy định trên sân sát hạch, xe sát hạch trong kỳ sát hạch.

8. Giáo viên dạy thực hành để học viên thực hành lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5 của Nghị định này, bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm đó.

9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 4; điểm d khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 3; điểm k, điểm l khoản 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động” từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 5; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động” từ 02 tháng đến 04 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Điều 38. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Làm sai lệch kết quả kiểm định;

b) Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy định;

b) Không thực hiện kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao;

c) Sử dụng đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ điều kiện theo quy định;

d) Thực hiện kiểm định mà không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;

đ) Không bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định;

e) Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định;

b) Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định;

c) Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm định theo quy định;

d) Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụngGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giớitừ 01 tháng đến 03 tháng.

Chương III

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 39. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung; kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cầu chung; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng quy định nội dung thông tin hỗ trợ cảnh giới để thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cảnh giới;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ trang thiết bị phục vụ cảnh giới theo quy định.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương thức chỉ huy, liên lạc giữa nhà gác hai đầu cầu để điều khiển giao thông trên cầu bảo đảm thông suốt, an toàn theo quy định;

b) Không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý theo quy định.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lắp đặt, lắp đặt không đúng, không đủ, không duy trì hoạt động bình thường hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung, không tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;

b) Không thông báo kịp thời, không phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang khi xảy ra sự cố hư hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý;

c) Không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định;

d) Không lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị, tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định.

Điều 40. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khám, sửa chữa toa xe, lập tàu, thử hãm

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện việc khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến hoặc thực hiện khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến không đúng, không đủ nội dung theo quy định;

b) Tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ theo quy định;

c) Để toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nối vào đoàn tàu;

d) Không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của toa xe gây chậm tàu.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lập tàu có ghép nối toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trừ trường hợp di chuyển phương tiện chạy thử nghiệm, đưa phương tiện bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa;

b) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu, nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu hoặc các ga có quy định về thử hãm đoàn tàu mà không đủ áp lực hãm theo quy định;

b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không ban hành nội dung, chức danh đảm nhiệm việc khám kỹ thuật theo quy định;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng không quy định địa điểm, không giám sát việc khám kỹ thuật của đoàn tàu theo quy định.

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao sửa chữa, quản lý, vận dụng phương tiện giao thông đường sắt không có đầy đủ trang bị kỹ thuật, phụ tùng, vật tư cần thiết để phục vụ việc chỉnh bị, kiểm tra, lâm tu phương tiện giao thông đường sắt tại các trạm đầu máy, trạm khám chữa toa xe theo quy định.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tổ chức thử hãm theo quy định.

Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dồn tàu

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép;

b) Vượt quá tốc độ dồn cho phép;

c) Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù toa xe có ghi “cấm phóng”, toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại ga có quy định cấm dồn phóng;

d) Dồn phóng vào đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp, dỡ hàng; dồn phóng vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn;

đ) Để toa xe ngoài mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định;

e) Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền;

g) Đặt chèn trên đường sắt tại các vị trí cấm đặt chèn;

h) Tiến hành dồn khi các toa xe trong đoàn dồn chưa treo hàm nối ống mềm vào chỗ quy định;

i) Để toa xe chưa dồn trên đường ga, đường nhánh trong khu gian, đường dùng riêng mà không nối liền với nhau, không siết chặt hãm tay ở hai đầu đoàn xe, không chèn chắc chắn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga hoặc điều độ chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sau khi dồn xong vẫn để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) chưa nối vào tàu nhưng không nối liền với nhau, không chèn chắc chắn, không để riêng trên một đường, không phòng vệ bằng tín hiệu di động “ngừng”;

b) Sau khi dồn xong vẫn để ghi dẫn vào đường chứa toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) không thông sang đường khác.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) theo đúng quy định về dồn tàu;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải để ghi dẫn sang đường khác theo đúng quy định về dồn tàu.

Điều 42. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu hàng, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi không ký xác nhận vào phần nội dung tồn căn cảnh báo trong Giấy cảnh báo theo quy định.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, nhân viên khám xe, nhân viên áp tải kỹ thuật theo tàu không tham gia thực hiện việc thử hãm đoàn tàu, không ghi đầy đủ các nội dung, không ký xác nhận vào Giấy xác nhận tác dụng hãm theo quy định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển tàu chạy lùi khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu;

b) Điều khiển tàu chạy lùi khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều;

c) Điều khiển tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh;

d) Điều khiển tàu chạy tiến hoặc lùi trong trường hợp đã xin cứu viện mà chưa được phép bằng mệnh lệnh;

đ) Điều khiển tàu chạy lùi trong trường hợp tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu, nhân viên gác ghi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu;

b) Trực ban chạy tàu ga, nhân viên gác ghi để người không có phận sự thực hiện nhiệm vụ của mình khi không được phép.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều 43. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đón, gửi tàu

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trực ban chạy tàu ga, gác ghi, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm, tuần cầu, tuần đường, tuần hầm không đón, tiễn tàu hoặc tác nghiệp đón, tiễn tàu không đúng quy định trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Trực ban chạy tàu ga không ghi chép đầy đủ các mẫu điện tín;

c) Trực ban chạy tàu ga, gác đường ngang, gác cầu chung không ghi chép đầy đủ thông tin về giờ tàu chạy qua ga, chắn, cầu chung theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga để tàu đỗ trước cột tín hiệu vào ga khi không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên gác đường ngang, cầu chung không đóng chắn hoặc đóng chắn không đúng thời gian quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức đón tàu vào đường không thanh thoát mà không áp dụng các biện pháp an toàn theo quy định;

b) Đón, gửi nhầm tàu;

c) Đón, gửi tàu mà không thu chìa khóa ghi hoặc không áp dụng các biện pháp khống chế ghi;

d) Cho tàu chạy vào khu gian mà không thông báo cho nhân viên gác đường ngang, cầu chung theo quy định;

đ) Để phương tiện giao thông đường sắt khác chiếm dụng đường chính tuyến trong ga, trừ trường hợp bất khả kháng (tránh vượt tàu, dồn dịch, cứu hộ, cứu nạn);

e) Không thông báo cho trực ban chạy tàu ga đến, ga đi, nhân viên điều độ chạy tàu tuyến về số hiệu tàu, giờ thực tế tàu đến, đi, thông qua sau khi tàu đến, đi, thông qua ga theo quy định;

g) Không kiểm tra, không xác nhận việc dồn dịch gây ảnh hưởng, trở ngại đến đường đón, gửi tàu theo quy định.

Điều 44. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;

b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên gác đường ngang, cầu chung không điều hành giao thông khi chắn bị hỏng, đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền;

b) Lái tàu điều khiển tàu chạy vượt qua tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga;

c) Lái tàu không dừng tàu khi tàu đã đè lên pháo phòng vệ và pháo phòng vệ đã nổ bình thường;

d) Lái tàu tiếp tục cho tàu chạy khi đã nhận được tín hiệu ngừng tàu.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều 45. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung biểu đồ chạy tàu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định;

b) Không công bố công khai công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện hành vi không xây dựng hoặc có xây dựng nhưng không đủ nội dung công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu theo quy định.

Điều 46. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều độ chạy tàu

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu không kiểm tra các ga về việc thi hành biểu đồ chạy tàu và kế hoạch lập tàu.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phát mệnh lệnh liên quan đến chạy tàu không đúng thẩm quyền;

b) Không phát lệnh cho trực ban chạy tàu ga cấp cảnh báo kịp thời cho lái tàu;

c) Không phát lệnh phong tỏa khu gian theo quy định để: Tổ chức thi công, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức chạy tàu cứu viện, tàu công trình vào khu gian cần phải phong tỏa;

d) Không kịp thời phát các mệnh lệnh thuộc thẩm quyền quy định gây chậm tàu, ách tắc giao thông.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga không cấp cảnh báo cho lái tàu, trưởng tàu theo quy định.

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

5. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

6. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

7. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung;

b) Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho tổ chức quản lý đường ngang, không thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 48. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân biết tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt, phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm mà không phát hiện kịp thời sự cố, chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ tai nạn ban đầu; không thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời về tai nạn giao thông đường sắt cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy định;

b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;

c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;

d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;

đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;

e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;

b) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;

c) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;

d) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.

6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc Hội đồng phân tích tai nạn giao thông đường sắt khi có tai nạn giao thông đường sắt xảy ra theo quy định;

b) Không lưu trữ hồ sơ các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, không thường xuyên cập nhật số liệu về số vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

c) Không quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt quốc gia trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, không công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không xây dựng, thực hiện phương án phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;

b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt;

c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố hoặc nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;

d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;

đ) Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 49. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;

b) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;

c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;

d) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;

đ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;

e) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng hoặc các vật thể khác trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

b) Để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;

b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt;

c) Tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ sở hữu công trình thiết bị điện, viễn thông thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi công trình thiết bị điện, viễn thông nằm trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;

b) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn để công trình điện lực, đường dây tải điện gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho thiết bị, công trình đường sắt, giao thông vận tải đường sắt khi dây tải điện bị sự cố, đứt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân làm rơi gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tổ chức được giao bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng không bố trí định biên gác đường ngang trong phạm vi quản lý theo quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với tuyến đường được phép sử dụng độ dốc lớn hơn dốc hạn chế;

b) Không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách lên xuống tàu ở những ga có ke ga đang sử dụng chưa nâng cấp, cải tạo.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt.

Điều 50. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn đường sắt đô thị

1. Phạt tiền từ 20.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đưa vào vận hành, khai thác đường sắt đô thị không có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định;

b) Đưa vào vận hành, khai thác đường sắt đô thị không có Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có nhưng hết hiệu lực.

2. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ vận hành, khai thác từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 51. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt;

b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;

c) Để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;

d) Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt;

đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;

e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

g) Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đào, lấy, san, lấp đất, đá hoặc các vật liệu khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;

b) Làm hỏng, tháo dỡ trái phép tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh; làm sai lệch vị trí hoặc phá, dỡ trái phép mốc chỉ giới ga đường sắt, mốc giới đất dành cho đường sắt, hàng rào dùng để đóng lối đi tự mở, cọc dùng để thu hẹp lối đi tự mở;

c) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự mở lối đi qua đường sắt;

b) Khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép;

c) Tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt;

d) Kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu, cầu vượt, hầm, hầm chui, cống, cột điện, cột viễn thông, hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống cấp nước, thoát nước, viễn thông (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép qua đường sắt hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng chất nổ; khai thác đất, đá, cát, sỏi, các vật liệu khác làm lún, nứt, sạt lở, rạn vỡ công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 52. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 10 m;

b) Xây dựng nhà bằng vật liệu dễ cháy cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 05 m;

c) Xây dựng công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện với khoảng cách từ vị trí chân cột đến vai nền đường đối với nền đường không đào, không đắp, chân taluy đường đắp, mép đỉnh taluy đường đào, mép ngoài cùng của kết cấu công trình cầu, đường dây thông tin, tín hiệu đường sắt nhỏ hơn 1,3 lần chiều cao của cột hoặc nhỏ hơn 05 m mà không được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận;

d) Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt làm hư hỏng công trình đường sắt;

đ) Xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang không bố trí người gác.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông đường sắt.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 53. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị; trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác hoặc trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt;

b) Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;

c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;

d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà, công trình khác (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm b, điểm c khoản 3 Điều này; điểm d khoản 4 Điều 51 Nghị định này;

b) Dựng biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải hạ độ cao của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ, di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt;

g) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ, di chuyển nhà, công trình, biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.

Điều 54. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng, quản lý, khai thác công trình thiết yếu không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi đất dành cho đường sắt

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình khi chưa có văn bản chấp thuận phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, thời gian phong tỏa phục vụ thi công của tổ chức có thẩm quyền theo quy định;

b) Khi thi công hoàn thành công trình không bàn giao lại hiện trường, hồ sơ hoàn công cho tổ chức có liên quan theo quy định;

c) Để vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi khu gian chưa được phong tỏa hoặc hết thời gian phong tỏa khu gian.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trong quá trình thi công;

b) Không gia cố kịp thời công trình thiết yếu để bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình thiết yếu bị hư hỏng;

c) Không tự di chuyển hoặc cải tạo công trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Không tự phá dỡ công trình khi hết hạn sử dụng;

đ) Không tự tháo dỡ công trình khi xây dựng không đúng với giấy phép hoặc khi cơ quan có thẩm quyền đã thu hồi, hủy giấy phép.

3. Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi khởi công xây dựng công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng thi công theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thi công công trình gây sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này buộc phải đưa vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này buộc phải gia cố, di chuyển hoặc cải tạo công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải phá dỡ công trình hết hạn sử dụng, tháo dỡ công trình xây dựng không đúng với giấy phép hoặc bị thu hồi, hủy giấy phép.

Điều 55. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lập danh mục quản lý đối với các đường ngang không phù hợp với quy định của Luật Đường sắt; không lập, không cập nhật hồ sơ các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở qua đường sắt;

b) Không phát hiện hoặc đã phát hiện mà không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý;

c) Không lập, không lưu trữ hồ sơ quản lý công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc lập, lưu trữ hồ sơ nhưng không đúng quy định;

d) Không kịp thời phát hiện hoặc không thực hiện theo quy định khi phát hiện, nhận được tin báo hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt;

đ) Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu, việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố, nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt, khách hàng sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt;

e) Không xây dựng lộ trình, không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

g) Không thực hiện chốt gác tại đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; không thực hiện huấn luyện nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác theo quy định cho người do địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở;

h) Không lập hệ thống quản lý chất lượng bảo trì công trình đường sắt theo quy định;

i) Không duy trì trạng thái kỹ thuật, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đã công bố hoặc để xảy ra sự cố công trình đường sắt do không thực hiện bảo trì công trình đường sắt theo quy định;

k) Không kịp thời phát hiện hoặc không thực hiện theo quy định khi phát hiện, nhận được tin báo công trình đường sắt, bộ phận công trình đường sắt, thiết bị lắp đặt vào công trình đường sắt bị hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

l) Không thực hiện các thủ tục theo quy định đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng tiếp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, xử lý lối đi tự mở thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tổ chức thu hẹp bề rộng hoặc xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

b) Không tổ chức cảnh giới, chốt gác tại lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện chế độ kiểm tra hoặc thực hiện chế độ kiểm tra không đúng quy định;

b) Để công trình đường sắt bị hư hỏng mà không kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa cần thiết;

c) Không kịp thời tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố;

d) Không kiểm tra việc thực hiện phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại vị trí thi công trên tuyến đường sắt theo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.

Điều 56. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công công trình đường sắt trên đường sắt đang khai thác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình không thông báo bằng văn bản cho tổ chức trực tiếp quản lý công trình đường sắt biết trước khi thi công;

b) Không bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định đối với phương tiện, thiết bị thi công;

c) Không bố trí hoặc bố trí không đúng vị trí quy định, không đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ theo quy định, không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt trong quá trình thi công;

d) Điều khiển phương tiện, thiết bị thi công mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

đ) Thu hồi tín hiệu phòng vệ khi chưa kết thúc thi công, chưa kiểm tra trạng thái đường, chưa kiểm tra giới hạn tiếp giáp kiến trúc đủ điều kiện bảo đảm an toàn chạy tàu;

e) Thi công công trình đường sắt có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã hết thời hạn thi công ghi trong văn bản;

g) Để vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công, biển phòng vệ, biển báo tạm thời vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi hết thời gian phong tỏa để thi công công trình, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

h) Không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình đường sắt biết khi hoàn thành việc thi công công trình;

i) Thi công công trình khi chưa yêu cầu cấp cảnh báo theo quy định;

k) Không thực hiện các biện pháp phong tỏa khu gian, biện pháp chạy tàu trên đường sắt theo quy định khi thi công công trình trên đường sắt đang khai thác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (đối với trường hợp quy định phải có Giấy phép thi công hoặc văn bản chấp thuận); không thực hiện đúng quy định ghi trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện công trình đường sắt đang thi công đe dọa an toàn chạy tàu;

c) Để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công không đúng quy định gây cản trở chạy tàu, không bảo đảm an toàn giao thông.

3. Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thi công trên đường sắt đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ thi công từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định;

b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này buộc phải bố trí đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ và thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này buộc phải di chuyển vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công, biển phòng vệ, biển báo tạm thời ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;

d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;

đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định, không gây cản trở chạy tàu;

e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 57. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kết nối các tuyến đường sắt

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng không phát hiện hoặc không có biện pháp ngăn chặn, báo cáo kịp thời các vi phạm về kết nối tuyến đường sắt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức khi kết nối các tuyến đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kết nối trái phép các tuyến đường sắt;

b) Không thực hiện đúng, đủ các nội dung trong Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt;

c) Thực hiện kết nối khi chưa có ý kiến thống nhất bằng văn bản của đơn vị quản lý tuyến đường sắt được kết nối theo quy định;

d) Khi hoàn thành việc kết nối không bàn giao hiện trường, hồ sơ hoàn công công trình trong khu vực kết nối theo quy định.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 58. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức đưa phương tiện tự tạo chạy trên đường sắt.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên mỗi phương tiện đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đưa phương tiện không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông trên đường sắt hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt không do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm, di chuyển phương tiện đến vị trí tập kết để cất giữ, bảo quản;

b) Đưa phương tiện không có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc không có Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông trên đường sắt, trừ việc di chuyển phương tiện chạy thử nghiệm, phương tiện hư hỏng đưa về cơ sở sửa chữa; sử dụng Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc đã hết hạn sử dụng;

c) Đưa phương tiện giao thông đường sắt không được phép vận dụng ra khai thác trên đường sắt;

d) Sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách;

đ) Tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông đường sắt.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện tự tạo.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải khôi phục lại kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu của phương tiện trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường sắt.

Điều 59. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trên mỗi phương tiện vi phạm nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đưa vào khai thác trên đường sắt quốc gia toa xe khách không có bảng niêm yết hoặc có bảng niêm yết nhưng không đầy đủ về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố theo quy định;

b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt đô thị không có hoặc có nhưng không đầy đủ thông tin, chỉ dẫn cần thiết cho khách hàng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt không kẻ, kẻ không đủ, không đúng số hiệu, số đăng ký và các ký hiệu khác theo quy định trên mỗi phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 60. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thiết bị hãm, ghép nối đầu máy, toa xe

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trên phương tiện giao thông đường sắt không lắp thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

b) Không lắp van hãm khẩn cấp trên toa xe khách, tại vị trí làm việc của trưởng tàu hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

c) Không kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất theo quy định;

d) Không lắp đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu, trên một số toa xe khách theo quy định hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

đ) Để thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện hành vi sử dụng thiết bị tín hiệu đuôi tàu không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng thiết bị tín hiệu đuôi tàu không hoạt động theo quy định.

3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: van hãm khẩn cấp tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu, trên một số toa xe khách;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải lắp thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe theo đúng quy định;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này buộc phải thay thế hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị tín hiệu đuôi tàu theo đúng quy định.

Điều 61. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trưởng tàu, lái tàu phụ trách đoàn tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hoặc có không đầy đủ theo quy định trên tàu hàng về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ chèn tàu; tín hiệu cầm tay;

b) Không có hoặc có không đầy đủ theo quy định trên tàu khách về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;

c) Không thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố trên tàu khách theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt đưa toa xe ra chở khách mà không có đủ các thiết bị hoặc có nhưng không hoạt động theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng không có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu (đối với loại phương tiện được quy định phải có các thiết bị này) hoặc có các thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

b) Không có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo quy định hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung đầy đủ theo quy định trên tàu hàng về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ chèn tàu; tín hiệu cầm tay;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung đầy đủ theo quy định trên tàu khách về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu trên đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu.

Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT

Điều 62. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về Giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái tàu thực hiện hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà không mang theo Giấy phép lái tàu hoặc sử dụng Giấy phép lái tàu quá hạn hoặc Giấy phép lái tàu không phù hợp với phương tiện điều khiển.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả hoặc không có Giấy phép lái tàu.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả.

Điều 63. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

3. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;

c) Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Điều 64. Xử phạt nhân viên đường sắt vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên đường sắt có liên quan đến công tác chạy tàu, công tác phục vụ hành khách khi làm nhiệm vụ mà không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển chức danh theo đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trưởng tàu để người đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đu bám ngoài thành toa xe, đầu máy, chỗ nối hai đầu toa xe;

b) Trưởng tàu hoặc lái tàu phụ trách đoàn tàu để người đi trên tàu hàng trái quy định;

c) Trưởng tàu, nhân viên phục vụ hành khách để người bán hàng rong trên tàu, để người không có vé đi tàu, để người lên, xuống tàu khi tàu đang chạy; để hành lý, hàng hóa ở hai đầu toa xe, bậc lên xuống hai đầu toa xe khi tàu đang chạy, trừ trường hợp để hành lý, hàng hóa của hành khách chuẩn bị xuống tàu khi tàu vào ga có tác nghiệp dừng, đỗ;

d) Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm không kiểm tra, phát hiện kịp thời những hư hỏng của hầm, cầu, đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc đã phát hiện mà không có biện pháp xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo người có thẩm quyền giải quyết;

đ) Nhân viên đường sắt không tuân thủ quy trình tác nghiệp.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này mà xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định.

Điều 65. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về số người được phép chở, tải trọng cho phép chở của phương tiện giao thông đường sắt, tải trọng cho phép khai thác của cầu đường

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi bán vé vượt quá số chỗ công bố, quy định được phép chở tại từng thời điểm của toa xe tính trên mỗi hành khách bị vượt nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 5% đến 40%;

b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường được quy định trong Công lệnh tải trọng đến 10%;

c) Không thực hiện việc công bố công khai phương án bán ghế phụ, chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi trong các dịp cao điểm theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 40% đến 100%;

b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường được quy định trong Công lệnh tải trọng trên 10% đến 20%.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 100%;

b) Đưa vào khai thác phương tiện giao thông đường sắt có tải trọng rải đều hoặc tải trọng trục của mỗi phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường được quy định trong Công lệnh tải trọng trên 20%.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của toa xe.

Điều 66. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phụ lái tàu không thực hiện đúng chế độ hô đáp, không giám sát tốc độ chạy tàu, không quan sát tín hiệu, biển báo, biển hiệu để báo cho lái tàu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Rời vị trí lái máy khi đầu máy đang hoạt động;

b) Chở người không có trách nhiệm hoặc chở hàng hóa trên đầu máy;

c) Làm mất tác dụng của thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu;

d) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của tín hiệu, biển hiệu, của người chỉ huy chạy tàu;

đ) Không có hoặc có không đầy đủ cờ, đèn tín hiệu, pháo, chèn trên đầu máy khi lên ban theo quy định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;

b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;

c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ đến 10 km/h.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 10 km/h đến 20 km/h.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 20 km/h;

b) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

6. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;

c) Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 03 tháng đến 05 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy.

Điều 67. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tổ chức kiểm tra sức khỏe cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp;

b) Không tổ chức kiểm tra, sát hạch nghiệp vụ định kỳ hàng năm đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng nhân viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, Giấy phép lái tàu phù hợp theo quy định;

b) Sử dụng nhân viên không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

Điều 68. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định;

b) Không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép.

Điều 69. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về xây dựng Quy trình chạy tàu và công tác dồn, Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, niêm yết Bản trích lục Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm đường sắt

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức được giao trực tiếp kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ Bản trích lục Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao trực tiếp kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện việc xây dựng Quy tắc quản lý kỹ thuật ga; không xây dựng Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt; không xây dựng Quy trình khai thác sử dụng đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu khi sử dụng trên các đoàn tàu hàng theo quy định;

b) Không thực hiện việc xây dựng Quy trình tác nghiệp của lái tàu và phụ lái tàu; không xây dựng mẫu sổ đăng ký phục vụ công tác chạy tàu và cấp cảnh báo; không quy định biện pháp chạy tàu tại điểm giao tiếp giữa đường sắt quốc gia với đường sắt chuyên dùng theo quy định.

Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 70. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đường sắt

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn, người chịu trách nhiệm chính về quản lý, kỹ thuật khai thác vận tải hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn, người quản lý doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;

c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;

d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt, người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không có bộ phận phụ trách công tác an toàn theo quy định;

c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;

d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt theo quy định.

Điều 71. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định;

b) Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;

c) Không thực hiện việc niêm yết, công bố, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vận tải hành khách, giá vận tải hành lý, giá vận tải hàng hóa, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách;

d) Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện việc miễn, giảm giá vé hoặc thực hiện miễn, giảm giá vé không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng;

c) Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;

d) Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;

đ) Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe;

e) Không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định;

g) Không xây dựng quy trình tác nghiệp đối với các chức danh nhân viên công tác trên tàu theo quy định.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.

Điều 72. Xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng vé tàu giả để đi tàu.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhân viên bán vé của nhà ga, nhân viên bán vé của đại lý bán vé tàu, nhân viên bán vé trên tàu bán vé tàu trái quy định;

b) Mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển vé tàu giả;

b) Bán vé tàu giả;

c) Tàng trữ vé tàu giả.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tịch thu vé tàu giả;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này bị tịch thu toàn bộ số vé tàu hiện có;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị tịch thu toàn bộ vé tàu giả.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Mục 6. VI PHẠM KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 73. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;

b) Không chấp hành nội quy đi tàu;

c) Ném đất, đá hoặc vật khác từ trên tàu xuống.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;

b) Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;

c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;

d) Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;

đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;

e) Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của hành khách, nhân viên đường sắt đang thi hành nhiệm vụ.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, thi hài, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định.

Chương IV

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Mục 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;

b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;

c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;

d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;

đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;

e) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;

g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này), Điều 36;

h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;

i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;

k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;

l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;

m) Điều 49, Điều 50;

n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;

o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;

p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;

q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;

r) Khoản 2 Điều 67;

s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;

t) Điều 72, Điều 73.

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 11;

g) Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;

h) Khoản 1, khoản 2 Điều 15;

i) Điều 18; khoản 1 Điều 20;

k) Điểm b khoản 3 Điều 23;

l) Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;

m) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;

n) Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.

5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a, điểm b khoản 10 Điều 5;

b) Điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm g khoản 4 Điều 6;

c) Điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b khoản 3; điểm đ, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều 7;

d) Điểm đ, điểm k, điểm l khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 8;

đ) Khoản 4; điểm a khoản 7; khoản 9; điểm a khoản 10 Điều 11;

e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

g) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

h) Điều 19, Điều 20;

i) Khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 6; khoản 8 Điều 21;

k) Điều 22; Điều 23;

l) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24;

m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;

n) Điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 6; điểm a, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm m khoản 7; khoản 8; khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều 30;

o) Điều 31, Điều 33;

p) Điểm b, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 35;

q) Điều 37, Điều 38;

r) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 47; điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại đường ngang, cầu chung.

6. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 của Nghị định này.

7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;

b) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều 48;

c) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 49;

d) Điều 50, Điều 51;

đ) Khoản 1, khoản 2 Điều 52;

e) Điều 53, Điều 54, Điều 55;

g) Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 56;

h) Điều 57;

i) Khoản 1, khoản 2 Điều 58;

k) Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63;

l) Khoản 1, khoản 2 Điều 64;

m) Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73.

8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm c khoản 1 Điều 10;

b) Điểm đ khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 12;

c) Điểm c khoản 2 Điều 16; điểm đ khoản 1 Điều 17;

d) Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;

đ) Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51;

e) Điểm a khoản 3 Điều 53;

g) Điểm b khoản 2 Điều 73.

Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 77. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

5. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

6. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 78. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

3. Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 75; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 76; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 77 của Nghị định này, chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm.

Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;

c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;

d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;

đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.

2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt bao gồm:

a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;

b) Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu;

c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.

Mục 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt

1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện.

3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt như sau:

a) Các hành vi vi phạm quy định về biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời quy định tại Điều 16 (điểm c khoản 3; điểm a, điểm b khoản 4; điểm a, điểm d, điểm đ khoản 5), Điều 17 (điểm b khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3), Điều 19 (điểm a khoản 1; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm c khoản 4; điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm đ, điểm m khoản 7; điểm e, điểm g khoản 8), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe quy định tại Điều 16 (điểm c khoản 4; điểm đ, điểm e khoản 5), Điều 19 (điểm đ khoản 1; điểm c, điểm e khoản 2) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm b, điểm e khoản 8; điểm c khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;

c) Các hành vi vi phạm quy định về thời gian lái xe, phù hiệu (biển hiệu) quy định tại Điều 23 (điểm d khoản 6, điểm b khoản 7), Điều 24 (điểm b khoản 5, điểm d khoản 6) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm d khoản 8, điểm h khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;

d) Các hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định tại Điều 16 (điểm b khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm i khoản 6), Điều 30 (điểm đ khoản 8), trong trường hợp chủ phương tiện hoặc cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 hoặc điểm đ khoản 8 Điều 30 của Nghị định này;

đ) Các hành vi vi phạm quy định về kích thước thùng xe, khoang chở hành lý (hầm xe), lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe ô tô quy định tại Điều 16 (điểm đ, điểm e khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 (điểm e, điểm g khoản 9), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này;

e) Các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe ô tô quy định tại Điều 23 (điểm g, điểm p khoản 5; điểm đ khoản 6), Điều 24 (điểm a, điểm c khoản 3; điểm c khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm đ, điểm o khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;

g) Các hành vi vi phạm quy định về dây an toàn, hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe quy định tại Điều 23 (điểm m, điểm n khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm h khoản 2, điểm q khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;

h) Các hành vi vi phạm quy định về niêm yết hành trình chạy xe quy định tại Điều 23 (điểm k khoản 3) và hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm b khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28 của Nghị định này;

i) Các hành vi vi phạm quy định về hành trình chạy xe, giá cước quy định tại Điều 23 (điểm c, điểm l khoản 3), Điều 31 (khoản 2, khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm d khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc là nhân viên phục vụ trên xe thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 của Nghị định này;

k) Các hành vi vi phạm quy định về đón, trả khách; nhận, trả hàng quy định tại Điều 23 (điểm a khoản 7), Điều 24 (điểm c khoản 6) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm i khoản 7), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 7 Điều 28 của Nghị định này;

l) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại Điều 23 (điểm h, điểm n, điểm q khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm p khoản 4, điểm m khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;

m) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi quy định tại Điều 23 (điểm i, điểm o, điểm p khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm n, điểm q khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;

n) Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 33 và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

4. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 33 của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; đối với những hành vi vi phạm được quy định tại điểm d khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 33 của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tải trọng trục xe thì bị xử phạt theo quy định của hành vi vi phạm có mức phạt tiền lớn hơn.

5. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 28, Điều 30, Điều 33, Điều 65 của Nghị định này, người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, cá nhân, tổ chức xếp hàng lên xe ô tô, phương tiện giao thông đường sắt buộc phải chấm dứt hành vi phạm theo quy định cụ thể sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ khoản 2; điểm b khoản 4; điểm a, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 buộc phải hạ phần hàng xếp vượt quá tải trọng cho phép chở của xe trong trường hợp phương tiện được xếp hàng chưa rời khỏi khu vực xếp hàng;

c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a, điểm e, điểm g, điểm h khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều 30 buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;

d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;

đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 65 buộc phải đưa xuống khỏi toa xe số hàng hóa chở quá tải trọng theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.

6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:

a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;

b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

đ) Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

g) Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản này hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản này) là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo tham gia giao thông trên đường bộ.

7. Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này, thời hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 60 ngày.

8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;

b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.

9. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) do cá nhân, tổ chức cung cấp thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

12. Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.

Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.

Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.

13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

1. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định bị tước quyền sử dụng có thời hạn gồm:

a) Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp);

b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

c) Giấy phép kinh doanh vận tải;

d) Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;

đ) Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

e) Giấy phép thi công;

g) Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;

h) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

i) Chứng chỉ đăng kiểm viên;

k) Giấy phép lái tàu.

2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

6. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế

a) Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam của người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế;

b) Người điều khiển phương tiện sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ chứng minh thời gian cư trú còn lại tại Việt Nam (chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) cho người có thẩm quyền xử phạt để làm cơ sở xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế.

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Điều 83. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 75, Điều 76 và Điều 77 của Nghị định này được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Yêu cầu đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:

a) Là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt;

b) Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

c) Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;

d) Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

5. Các Bộ trưởng: Công an, Giao thông vận tải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao ban hành văn bản quy định về quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 84. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Điều 86. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 100/2019/ND-CP

Hanoi, December 30, 2019

DECREE

ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR ROAD TRAFFIC OFFENCES AND RAIL TRANSPORT OFFENCES

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Penalties for administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Road traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Rail transport dated June 16, 2017;

At the request of Minister of Transport;

The Government promulgates Decree on administrative penalties for road traffic offences and rail transport offences.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties and fines for road traffic offences and rail transport offences.

2. Other Decrees on administrative penalties for corresponding violations shall apply to administrative violations pertaining road traffic and rail transport that are not regulated by this Decree.

Article 2. Regulated entities

1. Organizations and individuals that commit road traffic offences and rail transport offences within the territory of Socialist Republic of Vietnam.

2. Organizations prescribed in Clause 1 of this Article include:

a) Regulatory agencies committing violations that are not related to assigned state management tasks;

b) People’s armed forces;

c) Public service providers;

d) Agencies of the Communist Party of Vietnam;

dd) Socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations;

e) Economic organizations established under Law on Enterprises include: Sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and entities affiliated to enterprises (branch offices, representative offices);

g) Economic organizations established under Cooperative Law include: Cooperatives and unions of cooperatives;

h) Organizations established under Law on Investment include: Domestic investors, foreign investors and foreign invested economic organizations; branch offices and representative offices of foreign traders and enterprises in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

i) Other organizations established as per the law.

3. Household businesses, households and artels committing administrative offences specified in this Decree shall be sanctioned similar to individual offenders.

4. Competent individuals capable of making records, imposing administrative penalties and organizations and individuals relating to imposing administrative according to this Decree.

Article 3. Term interpretation

In this Decree, terms below are construed as follows:

1. Road traffic:

a) “Tractor-trailer” means a motor vehicle with a steering wheel that tows a trailer (which can be detached from the tractor);

b) “Car-like vehicle” means a motor vehicle that has two axles and four or more wheels, an engine and cargo bed (if any) of which are on the same chassis (including electricity-powered 4-wheel vehicles);

c) “Motorcycle-like vehicle” means a motor vehicle that has two or three wheels with a cylinder capacity of 50 cm3 or higher, maximum speed over 50 km/h and net weight not exceeding 400 kg;

d) “Electric motorcycle” means a two-wheel vehicle operated by an electric engine with power not exceeding 4 kW and maximum speed not exceeding 50 km/h;

dd) “Moped” means a motor vehicle operated by an engine, having two or three wheels with a maximum speed not exceeding 50 km/h, except those specified in Point e of this Clause;

e) “Motored bicycle” means a two-wheel bicycle that is equipped with an engine with a maximum speed not exceeding 25 km/h. A motor bicycle is still operational with its engine off.

2. Rail transport:

a) “Humps” are a system serving railway shunting. When the consist is shoved by a locomotive to the top of the hump where the coaches shall be detached and propelled by gravity to various tracks in the classification yard;

b) “Kicking” means a method where momentum of the consist is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;

c) “Dropping” means a method where potential energy of the classification track is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;

d) “Detachment” means a method where a group of coaches is detached while the consist is moving;

dd) “Signaling code” means the regulations on orders, signals and proper responses to such orders and signals;

e) “Warnings” are written notifications to railway workers that directly serve the train operation of unusual conditions of the railway infrastructure, the railway vehicles, and other cases, specifying measures for ensuring train operation safety;

g) “Railway clearance” means the space along the railway line that ensures the train is not struck against while running;

h) “Crossing length” means the length of the part of road that crosses the railway line and lies between two barriers, or the distance between two outer rails of the bridge plus (+) 06 meters to both sides if no barriers are available;

i) “Length of the road-rail bridge” means the distance between two barriers, or the distance between two abutments of the bridge plus (+) 10 meters to both sides if no barriers are available.

Article 4. Remedial measures and implementation principles

1. Remedial measures for damage caused by administrative road traffic offences and rail transport offences:

a) Enforced restoration to original conditions prior to the violations;

b) Enforced removal of the construction or part of the construction that is not licensed or built against the license;

c) Enforced adoption of measures to remediate environmental pollution caused by the violations;

d) Enforce re-export of transports from Vietnam;

dd) Enforced return of the illegal profits generated by the violation;

e) Other remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

2. Other remedial measures in road traffic:

a) Enforced removal of objects obstructing sight of road signs and traffic lights or enforced relocation of trees planted in incorrect spots;

b) Enforced collection of rice, straw, agro-forestry-fishery products, garbage, wastes, vehicles, materials, goods, machinery, equipment, signboards, advertising panels, nails, pointy and sharp objects, string and other materials, obstacles;

c) Enforced immediate adoption of measures to ensure traffic safety as per the law or enforced erection of construction notice boards containing adequate information as per the law;

d) Enforced reconstruction of coach station, parking lots, rest stops and tollbooths satisfactory to regulations and law and technical standards;

dd) Enforced addition or repair of lost or damaged road signs and repair of damaged road infrastructure;

e) Enforced installation of adequate equipment, replacement with equipment satisfactory to technical safety standards, restoration of technical attributes of vehicles and equipment in accordance with regulations and law or removal of equipment whose installation is against the law;

g) Enforced allocation of other vehicles for transportation of number of passengers exceeding maximum passenger capacity of the vehicles;

h) Enforced adequate and accurate registration and declaration of information as per the law;

i) Enforced installation of roof signs specifying “TAXI” or enforced display of phrases “XE TAXI” (taxi), “XE HỢP DỒNG” (vehicle operated under contracts) or “XE DU LỊCH” (vehicles for tourism);

k) Enforced issuance of “Thẻ nhận dạng lái xe” (driver identification) for drivers as per the law;

l) Enforced organization of professional training or periodic medical check-up for drivers and on-board staff as per the law;

m) Enforced entering into contracts with drivers and on-board staff;

n) Enforced development and execution of procedures to ensure traffic safety as per the law;

o) Enforced designation of eligible personnel directly operating transport activities as per the law;

p) Enforced installation of cameras, seat belts, taximeters, receipt printers and tracking units on vehicles as per the law;

q) Enforced provision, update, transmission, storage and management of information from the tracking units and cameras installed on vehicles as per the law;

r) Enforced provision of username and password for log into software that processes data from the tracking units of automobiles or servers of entities for competent agencies as per the law;

s) Enforced adequate and accurate preparation, update and storage of vehicles’ background, occupation background of drivers and relevant documents during management and operation of transportation as per the law;

t) Enforced restoration of brands and paint color as specified in Vehicle registration as per the law or enforced compliance with regulations on license plates and lettering on sides and doors of vehicles;

u) Enforced restoration to original shape, size or technical safety conditions of vehicles and re-registration before allowing the vehicles to participate in road traffic;

v) Enforced adjustment to trunks of vehicles in accordance with applicable regulations and law, re-registration and adjustment to loads permitted for transport as specified in certificates of technical and environmental safety as per applicable law prior to allowing the vehicles to participate in traffic;

x) Enforced adoption of procedures for vehicle registration, ownership transfer, revision or revocation of vehicle registration, license plates and certificates of technical and environmental safety;

y) Enforced relocation of vehicles to special commercial economic zones and economic zones at international border checkpoints.

3. Other remedial measures in rail transport:

a) Enforced correct and adequate installation and maintenance of usual operation of warning and signaling systems and equipment as per the law;

b) Enforced organization of brake tests or organization of protection measure testing as per the law;

c) Enforced positioning of coaches carrying dangerous commodities (explosives, flammable substances) as per the law or switch of railway to other routes according to regulations and law on shunting;

d) Enforced removal from railway, railway bridges and tunnels;

dd) Enforced removal of dirt, rock, sand, obstacles, straw, agriculture products, wastes, toxic substances, flammable substances, explosives, materials and other items from railways, railway structure or vicinity of land area for rail transport;

e) Enforced relocation of ships, boats, other watercrafts or objects within the safety perimeter of the railway bridge;

g) Enforced relocation of road transports, materials, machinery, equipment, commodities, warning signs and temporary signs away from railway clearance;

h) Enforced immediately adoption of measures to ensure railway structure safety and rail transport safety as per the law;

i) Enforced removal of objects obstructing sight of signs, markers and signals of railway structure or relocation of slabs made of concrete, wooden, metal or other material (illegally placed) out of safety perimeter of railway, reduction cut with respect to trees exceeding maximum height or relocation of trees planted against regulations and law affecting safety of railway structure and transport;

k) Enforced removal of (illegally placed) vehicles, equipment, materials, goods, wastes, or other items out of safety perimeter of railway or railway safety corridor;

l) Enforced removal or relocation of structure, houses, tents or buildings obstructing construction, innovation, expansion and safety assurance of railway structure or enforced removal or relocation of tents, buildings, advertising panels, direction signs, instruction signs and other objects (illegally placed, erected or established) obstructing vision from land area for rail transport or enforced demolition of expired constructions, demolition of constructions that are revoked or have permits cancelled;

m) Enforced fortification, relocation or innovation of construction affecting rail transport safety at request of competent agencies;

n) Enforced repair, addition, replacement or fortification of damaged parts of railway infrastructure satisfactory to publicized maximum speed order and maximum load order.

o) Enforced provision of safety equipment, signals, signs and protection signals as per the law;

p) Enforced positioning of vehicles, materials and construction machinery as per the law and not obstructing train operation;

q) Enforced adequate installation as per the law, replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment such as: automatic and manual train stop; emergency brake and pressure gauges (at working station of conductors and on passenger cars); devices attaching locomotives and cars; end of train devices; speedometers, devices recording speed and information relating to train operation (black boxes); alerter devices to keep train operators awake; speed measuring devices, devices enabling communication between conductors and operators (at working station of conductors);

r) Enforced restoration to original structure, shape and use functions of vehicles prior to allowing the vehicles to participate in rail transport;

s) Enforced adequate provision of following instruments on passenger trains and cargo trains: escape equipment, fighting equipment and materials, first-aid kits, tools and materials for minor repairs, equipment for choking and signaling;

t) Enforced relocation of offenders to positions as per the law or removal of individuals and cargoes from locomotives;

u) Enforced allocation of other vehicles for transportation of number of passengers exceeding maximum passenger capacity of cars;

v) Enforced revocation and disposal of specialized license and certificates illegally issued;

x) Enforced removal of corpses, cremains, live animals, diseased animals, flammable substances, explosives, weapons, dangerous commodities from trains (at the nearest station in case of running trains), to stations for disposal as per the law;

y) Enforced timely implementation of special and social security transportation tasks at request of heads of competent regulatory agencies as per the law.

4. The rules for taking remedial measures are specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.

Chapter II

VIOLATIONS, PENALTIES, FINES, AND REMEDIAL MEASURES FOR ADMINISTRATIVE ROAD TRAFFIC OFFENCES

Section 1. VIOLATIONS AGAINST TRAFFIC RULES

Article 5. Penalties imposed upon operators of cars and car-like vehicles violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to comply with road signs and road markings, except for violations specified in Points a, d, g, h, i and k Clause 2; Points a, d, dd, e, k, l, o, r and s Clause 3; Points b, c, d, dd and i Clause 4; Points a, c, d, dd, e, g and i Clause 5; Points a and b Clause 6; Points a and c Clause 7; Point a Clause 8 of this Article;

b) Turning without yielding to the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at crosswalks, or without yielding to non-motorized vehicles running in the cycle lane.

c) Turning without yielding to oncoming vehicles, the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at other positions than crosswalks;

d) Stopping or parking without signaling;

dd) Occupying part of the roadway when parking on the street without placing a warning sign as prescribed, except for the violations specified in Point c Clause 6 of this Article and parking at permissible positions;

e) No placement of signs in front of the towing vehicle and behind the towed vehicle; operating a tractor-trailer without signs as prescribed;

g) Honking from 10 pm to 5 am in urban and residential areas, except for emergency vehicles on duty as per the law;

2. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Changing lanes where prohibited or without signaling, except for the violations specified in Point g Clause 5 of this Article;

b) Operating the vehicle at a lower speed than that of other vehicles in the same direction without moving to the right of the roadway, unless the other vehicles are running faster than the legal limit;

c) Carrying more people in the cockpit than the legal limit;

d) Failure to comply with regulations on yielding at intersections, except for the violations specified in Points m and n Clause 3 of this Article;

dd) Operating a vehicle that involves in an accident without stopping the vehicle, protecting the crash scene, or giving first aid to the victims, except for the violations specified in Point b Clause 8 of this Article;

e) Operating an emergency vehicle without conformable warning devices or using warning devices without a license issued by a competent authority or without an unexpired one;

g) Stopping, parking on the roadway outside urban areas where the sidewalk is spacious enough; stopping or parking away from the right curb where the sidewalk is narrow or there is no sidewalk; stopping, parking against the traffic direction; stopping or parking on median barriers between carriageways; parking on a slope without choking the wheels; opening doors carelessly or leaving doors unsafely open;

h) Failure to stop the vehicle close to the sidewalk on the right side, or the right wheel is more than 0.25 m away from the side walk; stopping on the tramway or bus lane; stopping right above a manhole, cable duct opening, at a fire hydrant; getting out of the driving position or turning off the engine while stopping; stopping or parking at inappropriate positions where parking space is provided; stopping or parking at the crosswalk; stopping where a “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected, except for the violations specified in Point i Clause 4 and Point b Clause 6 of this Article;

i) Making a u-turn in a residential area against the rules;

k) Making a u-turn at pedestrian crossings, on bridges, bridge approaches, in tunnels, under overpass, except for cases in which places for u-turn are established in locations above.

3. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by from 5 km/h to under 10 km/h;

b) Continuously honking, revving up the engine, using air horns or high beam in an urban area or residential area, except for emergency vehicles on duty;

c) Turning without slowing down or signaling (unless going along a curved segment where there is no intersection);

d) Failure to obey the regulations on stopping or parking at intersection with the railway; stopping or parking within the railway safety perimeter, except for the violations specified in Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 49 hereof;

dd) Stopping or parking on the left side of a one-way road, on a curved road or near the top of the slope where view is blocked, on a bridge, under an overpass, parallel to a stopping or parking vehicle, at an intersection within 05 m from the edge of the intersection, at a bus stop, in front of or within 05 m beside a gate of an organization that has car way, on a road that is wide enough for only one lane; stopping or parking in a manner that block road signs; stopping or parking at median barriers;

e) Failure to stop the vehicle close to the sidewalk on the right side, or the distance from the right wheel to the sidewalk exceeds 0.25 m; stopping on the tramway or bus lane; stopping right above a manhole, cable duct opening, at a fire hydrant; parking on the sidewalk against the law; parking where a “Cấm đỗ xe” (No parking) sign or “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected, except for the violations specified in Point i Clause 4 and Point b Clause 6 of this Article;

g) Failure to turn on the lights or using insufficient lighting from 7 pm to 5 am or in a foggy or bad weather when visibility is short; using the full beam when facing oncoming vehicles;

h) Towing another vehicle or object (except for a trailer, semi-trailer, car, or heavy-duty vehicle that cannot run itself); operating a car pushing another vehicle or object; towing a trailer or semi-trailer and another trailer or another vehicle or object; failure to safely connect the towing and towed vehicles;

i) Carrying passengers on the towed vehicle, except for the driver;

k) Making a u-turn at a level crossing; making a u-turn at narrow section of the road, on a slope, on a curve section of the road with limited sight or at location erected with the sign “Cấm quay đầu xe” (No u-turn allowed);

l) Causing a collision with the vehicle ahead due to failure to keep a safe distance; failure to keep the safe distance in accordance with the “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” (Safety distance) sign, except for the violations specified in Point g Clause 5 of this Article;

m) Failure to reduce speed and yield when joining the traffic from an alley or when moving from a small road to a major road;

n) Failure to yield to vehicles in the emergency lane or on the major road at an intersection;

o) Reversing the vehicle on a one-way road or a road where a “Cấm đi ngược chiều” (No entry) sign is erected, where stopping is prohibited, at a crosswalk, at an intersection with another road or railway, where view is blocked; reversing the vehicle without observation or without signals; except for cases specified in Point a Clause 8 of this Article;

p) Failure to fasten seat belt while operating the vehicle;

q) Carrying passengers who fail to fasten the seat belts (if available) while the vehicle is running;

r) Failure to turn on low beam while operating the vehicle in a road tunnel;

s) Operating the vehicle at a lower speed than the lowest permissible speed.

4. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Using a cell phone with hands while operating the vehicle on public roads;

b) Entering prohibited areas, roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, except for violations specified in Point c Clause 5, Point a Clause 8 of this Article and emergency vehicles on missions;

c) Failure to stop vehicle ineligible for free-flow tolling from entering lanes for free-flow tolling at toll roads;

d) Stopping or parking on the left of one-way street or on the left (along direction of motion) of dual carriageway; on curve section of the road or near top of slopes where vision is obstructed; on bridges, under overpass, parallel with another parking or stopping vehicle, except for violations specified in Point b Clause 6 of this Article;

dd) Stopping, parking, making a u-turn against the rules and thus causing traffic congestion;

e) Using warning devices for emergency vehicles on a non-emergency vehicle;

g) Failure to take safety measures when the vehicle breaks down at an intersection with a railway;

h) Failure to yield overtaking vehicles provided safety conditions are satisfied;

i) Backing up or making a u-turn in road tunnels; stopping, parking or overtaking in road tunnels where such activities are not permitted.

5. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to comply with the traffic lights;

b) Failure to obey the orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

c) Entering a blocked road or restricted area; going against traffic direction of a one-way road or a road where a “Cấm đi ngược chiều” (No entry) sign is erected, except for the violations specified in Point a Clause 8 of this Article and emergency vehicles on duty;

d) Overtaking in cases where overtaking is not permitted, overtaking in roads erected with signs prohibiting operated vehicles from overtaking; failure to signal before overtake; overtaking on the right of other vehicles in case not allowed to, except cases in which roads with multiple lanes with same direction of motion separated by road markings where vehicles on lanes on the right are faster than vehicles on lanes on the left;

dd) Failure to keep the vehicle to the right; going in the wrong lane (along or against traffic direction) except for cases specified in Point c Clause 4 of this Article; crossing the median strip; going on a sidewalk unless for entering a house;

e) Avoiding oncoming traffic against regulations and law, except for violations of using high beam when avoiding oncoming traffic specified in Point g Clause 3 of this Article; failure to yield to oncoming traffic as per the law in narrow or steep sections or in case of obstacles;

g) Failure to obey the rules when entering or leaving the freeway; going in the emergency lane or on the shoulder of the freeway; changing lanes on a freeway at inappropriate positions or without signals; failure to keep a safe following distance on the freeway;

h) Failure to yield to or obstructing emergency vehicles on duty that are sending out emergency signals;

i) Exceeding the speed limits by 10 km/h - 20 km/h.

6. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by >20 km/h to 35 km/h;

b) Stopping or parking on freeway in locations against regulations and law; failure to provide signals to inform other drivers in case of compulsory stop or parking on freeway in locations against regulations and law; making a u-turn on freeway;

c) Operating a vehicle under the influence of alcohol but BAC does not exceed 50 mg per 100 ml of blood or BrAC does not exceed 0.25 mg per liter of breath;

7. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to observe, operating the vehicle exceeding speed limit thus causing accidents; stopping, parking, making a u-turn, backing, avoiding, overtaking, changing direction or changing lanes against regulations and law causing accidents; failure to operate in correct sections, lanes, failure to maintain safety distance between 2 vehicles as per the law thus causing accidents or entering roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, going against traffic direction on one-way roads or on roads erected with “Cấm đi ngược chiều” (No entry) signs causing accidents, except for violations specified in Point a Clause 8 of this Article;

b) Weaving, speeding, chasing on public roads; steering a vehicle running on public roads with the legs;

c) Exceeding the speed limits by more than 35 km/h.

8. A fine ranging from VND 16,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Going against the traffic direction on a freeway, backing up on a freeway, except for emergency vehicles on duty;

b) Failure to stop, protect the scene, inform the authority, or give first aid to the victim after causing an accident;

c) Operating the vehicle while BAC exceeds 50 - 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.25 - 0.4 mg per liter of breath;

9. A fine of VND 18,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon an operator who commits any of the violations specified in Point b Clause 7 of this Article and causes a traffic accident or fails to stop on a law enforcement officer’s order.

10. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

b) Operating the vehicle while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

b) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for alcohol content testing;

c) Operating vehicles on roads under influence of narcotics;

d) Failure to comply with traffic conductor’s or law enforcement officer’s order for drug testing.

11. Apart from incurring fines, the violating operator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point e Clause 4 of this Article shall lead to confiscation of the warning device(s) installed illegally;

b) The violation(s) specified in Point dd Clause 2; Points h and i Clause 3; Clause 4; Points a, b, d, dd, g, h and i Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

c) The violation(s) specified in Point c Clause 5; Points a and b Clause 6; Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 2 months to 4 months. Committing violation(s) specified in Points a, d, dd, e and g of Clause 1; Points b, d and g of Clause 2; Points b, g, h, m, n, r and s of Clause 3; Points a, c, e, g and h of Clause 4; Points a, b, e, g and h Clause 5 of this Article and causing accidents shall lead to suspension of driving license from 2 months to 4 months;

d) The violation(s) specified in Clause 9 of this Article or repetition of violation(s) specified in Point b Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months;

dd) The violation(s) specified in Points a and b Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 5 months to 7 months;

e) The violation(s) specified in Point c Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license from 10 months to 12 months;

g) The violation(s) specified in Point c Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 16 months to 18 months;

h) The violation(s) specified in Clause 10 of this Article shall lead to suspension of driving license from 22 months to 24 months;

Article 6. Penalties imposed upon operators of mopeds and motorcycles (including electric motorcycles) and the like violating road traffic rules

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to comply with road signs and road markings, except for violations specified in Points c, dd, e and h Clause 2; Points d, g, i and m Clause 3; Points a, b, c, d and e Clause 4; Clause 5; Point b Clause 6; Points a and b Clause 7; Point d Clause 8 of this Article;

b) No signaling before overtaking;

c) Failure to keep a safe distance that leads to a collision with the vehicle ahead; failure to keep a safe distance in accordance with the sign “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” (Safe distance);

d) Turning without yielding to the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at crosswalks or non-motorized vehicles running in the cycle lane;

dd) Turning without yielding to oncoming vehicles, the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at other positions than crosswalks;

e) Reversing motor tricycles without observation or signaling;

g) Carrying a passenger who uses an umbrella;

h) Failure to comply with regulations on yielding at intersections, except for the violations specified in Points b and e Clause 2 of this Article;

i) Changing lanes where prohibited or without signaling;

k) Going three abreast or more;

l) Failure to turn on the lights from 7 pm to 5 am or in a foggy or bad weather when visibility is short;

m) Dodging oncoming vehicles improperly; using high beams while avoiding oncoming traffic; failure to yield to oncoming vehicles where the road is narrow, sloping, or obstructed;

n) Honking from 10 pm to 5 am, using the high beam in rural areas or residential areas, except for emergency vehicles on duty;

o) Operating an emergency vehicle without conformable warning devices or using warning devices without a license issued by a competent authority or without an unexpired one;

p) Making a u-turn in places where making a u-turn is prohibited, except for violation(s) specified in Point d Clause 4 of this Article;

q) Operating the vehicle at a lower speed than the lowest permissible speed.

2. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Stopping, parking on the roadway outside urban areas where sidewalks are available;

b) Failure to reduce speed and yield when joining the traffic from an alley or when moving from a small road to a major road;

c) Exceeding the speed limits by from 5 km/h to under 10 km/h;

dd) Going slowly without keeping to the right of the roadway in a manner that obstructs the traffic;

dd) Stopping, parking on the roadway in a manner that obstructs the traffic; stopping in groups of 03 vehicles or more on the roadway or in a road tunnel; parking on the roadway or on the sidewalk in urban areas against the law;

e) Failure to allow another vehicle to overtake when it is safe to do so; failure to yield to vehicles in the emergency lane or on the major road at the intersection;

g) Using warning devices for emergency vehicles on a non-emergency vehicle;

h) Stopping, parking on the tramway, at the bus stop, at an intersection, at a crosswalk; stopping where a “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected, parking where a “Cấm đỗ xe” (No parking) sign or “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected; breaking the rules on stopping and parking at intersection with the railway; stopping or parking within the railway safety perimeter, except for the violations specified in Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 49 of this Decree;

i) The operator or the passenger on the vehicle does not wear a motorcycle helmet or does not wear it properly;

k) Carrying a passenger who does not wear a motorcycle helmet properly, unless that person is a patient who needs urgent medical care, a child under 06 years of age, or a criminal being escorted;

l) Carrying two people on a vehicle, unless a person being carried is a person who needs urgent medical care, a child under 14 years of age, or a criminal being escorted;

m) The vehicle is operated by the person from behind another person, unless such the latter is a child.

3. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Turning without slowing down or signaling (unless going along a curved segment where there is no level crossing);

b) Carrying 03 people or more on the vehicle;

c) Continuously honking, revving the engine in urban areas or residential areas, except for the emergency vehicles on duty;

d) Stopping or parking on a bridge;

dd) Going in groups in a manner that obstructs the traffic, except for the cases permitted by competent authorities;

e) Operating a vehicle that involves in an accident without stopping the vehicle, protecting the crash scene, or giving first aid to the victims, except for the violations specified in Point dd Clause 8 of this Article;

g) Failure to keep the vehicle to the right; going in the wrong lane; crossing the median strip; going on a sidewalk unless for entering a house;

h) Overtaking on the right side where prohibited;

i) Entering prohibited areas, roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, except for violations specified in Clause 5, Point b Clause 6 of this Article and emergency vehicles on missions;

k) The operator’s or passenger’s pulling or pushing another vehicle or item while sitting on the vehicle; leading an animal or carrying a bulky object while sitting on the vehicle; standing on the seat, the cargo bracket, or sitting on the handle; loading cargo to the vehicle beyond permissible limits; towing another vehicle or object;

l) Exceeding the gross vehicle weight rating (GVWR) written on the Certificate of vehicle registration (if the GVWR is stated);

m) Failure to turn on low beam while operating the vehicle in a road tunnel.

4. A fine ranging from VND 600,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by 10 km/h - 20 km/h;

b) Stopping or parking at inappropriate positions in a road tunnel;

c) Overtaking in cases where overtaking is prohibited, overtaking on roads erected with signs prohibiting operated vehicles from overtaking, except for violations specified in Point h Clause 3 of this Article;

d) Overtaking in road tunnels in inappropriate places; making u-turn in road tunnels;

dd) Failure to yield to or obstructing emergency vehicles that are sending out emergency signals;

e) Failure to comply with the traffic lights;

g) Failure to obey the orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

h) Using an umbrella, cell phone, or audio device other than hearing aid devices while operating the vehicle.

5. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon vehicle operators entering blocked roads or restricted areas; going against traffic direction of one-way roads or roads where “Cấm đi ngược chiều” (No entry) signs are erected, except for the violations specified in Point b Clause 6 of this Article and emergency vehicles on duty as per the law.

6. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Letting the sidestand or other object touching against the road while running;

b) Entering a freeway, except for the vehicles serving the management and maintenance of the freeway;

c) Operating a vehicle under the influence of alcohol but BAC does not exceed 50 mg per 100 ml of blood or BrAC does not exceed 0.25 mg per liter of breath;

7. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by more than 20 km/h;

b) Failure to observe, operating the vehicle exceeding speed limit thus causing accidents; entering a freeway, stopping, parking, making a u-turn, backing, avoiding, overtaking, changing direction or changing lanes against regulations and law causing accidents; failure to operate in correct sections, lanes, failure to maintain safety distance between 2 vehicles as per the law thus causing accidents or entering roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, going against traffic direction on one-way roads or on roads erected with “Cấm đi ngược chiều” (No entry) signs causing accidents, except for violations specified in Point d Clause 8 of this Article;

c) Operating the vehicle while BAC exceeds 50 - 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.25 - 0.4 mg per liter of breath.

8. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Release both hands while operating the vehicle; steering with the legs; sitting on one side to operate the vehicle; lying on the seat while operating the vehicle; swapping positions while operating the vehicle; turning the whole body to the back or wearing a blind fold while operating the vehicle;

b) Weaving on public roads whether inside or outside an urban area;

c) Running on one wheel (or two wheel if the vehicle is a motor tricycle);

d) Exceeding the speed limits in a group of 02 vehicles or more;

dd) Failure to stop, protect the scene, inform the authority, or give first aid to the victim after causing an accident;

e) Operating the vehicle while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

g) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for alcohol content testing;

h) Operating vehicles on roads under influence of narcotics;

i) Failure to comply with traffic conductor’s or law enforcement officer’s order for drug testing.

9. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 14,000,000 shall be imposed upon an operator who commits any of the violations specified in Points a, b, c or d Clause 8 of this Article and causes a traffic accident or fails to stop on a law enforcement officer’s order.

10. Apart from incurring fines, the violating operator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point g Clause 2 of this Article shall lead to confiscation of the warning device(s) installed illegally;

b) The violation(s) specified in Points b, e and i Clause 3; Points dd, e, g and h Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

c) The violation(s) specified in Point a Clause 6; Points a and b Clause 7; Points a, b, c and d Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 2 months to 4 months; repetition or multiple violations of offence(s) specified in Points a, b, c and d Claus 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months and confiscation of vehicle. Committing violation(s) specified in Points a, g, h, k, l, m and q of Clause 1; Points b, d, e, g, l and m of Clause 2; Points b, c, k and m of Clause 3; Points dd, e, g and h of Clause 4 of this Article and causing accidents shall lead to suspension of driving license from 2 months to 4 months;

d) The violation(s) specified in Point b Clause 6; Point dd Clause 8; Clause 9 of this Article shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months;

dd) The violation(s) specified in Point c Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license from 10 months to 12 months;

e) The violation(s) specified in Point c Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 16 months to 18 months;

g) The violation(s) specified in Points e, g, h and i Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 22 months to 24 months;

Article 7. Penalties imposed upon operators of tractors and heavy-duty vehicles (hereinafter referred to as vehicles) violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to comply with road signs and road markings, except for violations specified in Points a, b, c, d, dd and e Clause 2; Points a, b, c, dd , h and i Clause 3; Points a, b, c, d, dd and g Clause 4; Points a, c and dd Clause 5; Points a and b Clause 6; Point a Clause 7; Points a and b Clause 8 of this Article;

b) Turning without yielding to the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at crosswalks, or without yielding to non-motorized vehicles running in the cycle lane;

c) Turning without yielding to the oncoming vehicles, the pedestrians and wheelchairs of the disabled that cross the street at other positions than crosswalks.

2. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Making a u-turn at pedestrian crossings, on bridges, bridge approaches, in tunnels, under overpass, except for cases in which places for u-turn are established in locations above;

b) Reversing the vehicle on a one-way road or a road where a “Cấm đi ngược chiều” (No entry) sign is erected, where stopping is prohibited, at a crosswalk, at an intersection with another road or railway, where view is blocked; reversing the vehicle without observation or without signals;

c) Parking on the sidewalk against the law;

d) Stopping, parking on the roadway outside urban areas where the sidewalk is spacious; stopping or parking away from the right curb where the sidewalk is narrow or unavailable; stopping or parking against traffic direction of the lane; stopping or parking on median strip between carriageway; stopping or parking at inappropriate positions where parking positions are provided; parking on a slope without chocking the wheels; stopping where a “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected; parking where a “Cấm đỗ xe” (No parking) sign “or “Cấm dừng xe và đỗ xe” (No stopping and parking) sign is erected, except for the violations specified in Point a Clause 6 of this Article;

dd) Stopping or parking on the left side of a one-way road or left of a dual carriageway, on a curved road or near the top of the slope where view is blocked, on a bridge, under an overpass, parallel to a stopping or parking vehicle, at an intersection within 05 m from the edge of the intersection, at a bus stop, in front of or within 05 m beside a gate of an organization that has car way, on a road that is wide enough for only one lane; stopping or parking in a manner that block road signs; on median strip except for violations specified in Point a Clause 6 of this Article;

e) Stopping or parking on the roadway against the law in urban area;; stopping on the tramway or bus lane; stopping right above a manhole, cable duct opening, at a fire hydrant or crosswalk; get out of the driving position or turning off the engine while stopping; opening the door carelessly or leaving the door unsafely open;

g) Stopping or parking without signaling;

h) Occupying part of the roadway when parking on the street without placing a warning sign as prescribed, except for the violations specified in Point a Clause 6 of this Article and parking at permissible positions;

3. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by from 5 km/h to under 10 km/h;

b) Entering prohibited areas, roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, except for violations specified in Point c Clause 4; Point a Clause 8 of this Article and emergency vehicles on missions

c) Failure to keep the vehicle to the right; going in the wrong lane (along or against traffic direction) ; crossing the median strip, except for cases specified in Points c and d Clause 4; Point a Clause 8 of this Article;

d) Continuously honking, revving the engine, using the high beam in the urban area or residential area, except for emergency vehicles on duty;

dd) Failure to yield to vehicles in the emergency lane or on the major road at an intersection;

e) Failure to turn on the lights or using insufficient lighting from 7 pm to 5 am or in a foggy or bad weather when visibility is short; using the full beam when facing oncoming vehicles;

g) Operating a vehicle that involves in an accident without stopping the vehicle, protecting the crash scene, or giving first aid to the victims, except for the violations specified in Point c Clause 8 of this Article;

h) Dodging other vehicles improperly; failure to yield to oncoming vehicles where the road is narrow, sloping, or obstructed;

i) Operating the vehicle at a lower speed than the lowest permissible speed.

4. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Exceeding the speed limits by 10 km/h - 20 km/h;

b) Failure to turn on low beam while operating the vehicle in a road tunnel.

c) Entering a blocked road or restricted area; going against traffic direction of a one-way road or a road where a “Cấm đi ngược chiều” (No entry) sign is erected, except for the violations specified in Point a Clause 8 of this Article and emergency vehicles on duty;

d) Failure to obey the rules when entering or leaving the freeway; going in the emergency lane or on the shoulder of the freeway; changing lanes on a freeway at inappropriate positions or without signals; failure to keep a safe following distance on the freeway;

dd) Failure to obey the regulations on stopping or parking at intersection with the railway; stopping or parking within the railway safety perimeter, except for the violations specified in Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 49 hereof;

e) Failure to yield to or obstructing emergency vehicles on duty that are sending out emergency signals;

g) Making a u-turn at a level crossing; making a u-turn at narrow section of the road, on a slope, on a curve section of the road with limited sight or at location erected with the sign “Cấm quay đầu xe” (No u-turn allowed).

5. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Backing or making a u-turn in road tunnels;

b) Failure to take safety measures when the vehicle breaks down at a level crossing;

c) Stopping or parking at inappropriate positions in a road tunnel;

d) Failure to obey the orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

dd) Failure to comply with the traffic lights.

6. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Stopping or parking on freeway in locations against regulations and law; failure to provide signals to inform other drivers in case of compulsory stop or parking on freeway in locations against regulations and law; making a u-turn on freeway;

b) Exceeding the speed limits by more than 20 km/h;

c) Operating a vehicle under the influence of alcohol but BAC does not exceed 50 mg per 100 ml of blood or BrAC does not exceed 0.25 mg per liter of breath.

7. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to observe, operating the vehicle exceeding speed limit thus causing accidents; stopping, parking, making a u-turn, backing, avoiding, overtaking, changing direction or changing lanes against regulations and law causing accidents; failure to operate in correct sections, lanes, failure to maintain safety distance between 2 vehicles as per the law thus causing accidents or entering roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles, going against traffic direction on one-way roads or on roads erected with “Cấm đi ngược chiều” (No entry) signs causing accidents, except for violations specified in Points a and b Clause 8 of this Article;

b) Operating a vehicle while BAC exceeds 50 - 80 mg per 100 ml of blood or BrAC exceeds 0.25 - 0.4 mg per liter of breath;

8. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Backing on a freeway; going against traffic direction on a freeway;

b) Operating a heavy-duty vehicles with a designed maximum speed below 70 km/h or an agricultural tractor on a freeway, except for the vehicles and equipment serving the management and maintenance of the freeway;

c) Failure to stop, protect the scene, inform the authority, or give first aid to the victim after causing an accident.

9. A fine ranging from VND 16,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Operating the vehicle while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

b) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for alcohol content testing;

c) Operating vehicles on roads under influence of narcotics;

d) Failure to comply with traffic conductor’s or law enforcement officer’s order for drug testing.

10. Apart from incurring fines, the violating operator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Points b, c and g Clause 3; Points a, c, d and e Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Points a and b Clause 6; Point a Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 2 months to 4 months. Committing violation(s) specified in Point a Clause 1; Points e, g and h Clause 2; Points d, dd, e and i Clause 3; Points b, d and e Clause 4; Points b, d and dd Clause 5 of this Article and causing accidents shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 2 months to 4 months;

c) The violation(s) specified in Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 5 months to 7 months;

d) The violation(s) specified in Point c Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 10 months to 12 months;

dd) The violation(s) specified in Point b Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 16 months to 18 months;

e) The violation(s) specified in Clause 9 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 22 months to 24 months;

Article 8. Penalties imposed upon operators of bicycles, motored bicycles (including electric bicycles), and other non-motorized vehicles violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 80,000 to VND 100,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Failure to keep the vehicle to the right; going in the wrong lane;

b) Stopping suddenly; turning without signaling;

c) Failure to comply with traffic signs and road markings, except for violations specified in Point dd Clause 2, Point c Clause 3 of this Article;

d) Overtaking on the right side where prohibited;

dd) Stopping, parking on the roadway outside urban areas where sidewalks are available;

e) Going through a road tunnel without turning on the lights; making a u-turn in a road tunnel; stopping or parking at inappropriate positions in a road tunnel;

g) Going three abreast or more with bicycles, motored bicycles; going two abreast or more with other non-motorized vehicles;

h) Using an umbrella or cell phone while operating the bicycle or motored bicycle; using an umbrella while sitting on the bicycle or motored bicycle;

i) Operating a non-motorized vehicle at night without lights or reflectors;

k) Placing the vehicle on the roadway or sidewalk against the law; parking on the roadway in a manner that obstructs the traffic; parking on the tramway or on the bridge in a manner that obstructs the traffic;

l) Failure to obey the regulations on stopping or parking at level crossing except for violations specified in Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 49 hereof;

m) Using trolleys as street kiosks in a manner that obstructs the traffic;

n) Failure to yield to vehicles in the emergency lane or on the major road at an intersection;

o) Carrying more people than the legal limit, unless the person being carried needs emergency care;

p) Loading cargo to the vehicle beyond the legal limit; stacking goods unsafely or in a manner that obstructs the traffic and block the operator’s view;

q) Operating a vehicle under the influence of alcohol but BAC does not exceed 50 mg per 100 ml of blood or BrAC does not exceed 0.25 mg per liter of breath.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Releasing both hands while operating a bicycle or motored bicycle; suddenly making a turn in front of a moving motor vehicle; steering a bicycle or motored bicycle with the legs;

b) Failure to comply with orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

c) Pulling or pushing another vehicle or object or carrying bulky objects while operating or sitting on the vehicle; towing another vehicle or object.

d) Failure to allow other vehicles to overtake at their request when it is safe to do so; preventing motor vehicles from overtaking; obstructing emergency vehicles;

dd) Failure to comply with the traffic lights.

3. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Weaving, speeding and chasing on public roads;

b) Running on one wheel (or two wheel if the vehicle is a tricycle);

c) Entering restricted areas; roads erected with signs prohibiting entry of operated vehicles; going against traffic direction on one-way streets, roads erected with “Cấm đi ngược chiều” (No entry) signs;

d) The operator of motored bicycle (including electric bicycle) not wearing motorcycle helmets properly or wearing helmets improperly;

dd) Carrying a person on a motored bicycle (including electric bicycle) who does not wear the motorcycle helmet or does not wear the helmet properly, unless that person is a patient who needs urgent medical care, a child under 06 years of age, or a criminal being escorted;

e) Operating a vehicle while BAC exceeds 50 - 80 mg per 100 ml of blood or BrAC exceeds 0.25 - 0.4 mg per liter of breath;

4. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon a vehicle operator who commits any of the following violations:

a) Entering a freeway, except for the vehicles serving the management and maintenance of the freeway;

b) Failure to stop, protect the scene, inform the authority, or give first aid to the victim after causing an accident;

c) Operating the vehicle while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

d) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for alcohol content testing.

5. Apart from incurring fines, the vehicle operator that recommits or commits many of the violations specified in Point a and Point b Clause 3 of this Article shall also have his/her vehicle confiscated.

Article 9. Penalties imposed upon pedestrians violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 60,000 to VND 100,000 shall be imposed upon a pedestrian who commits any of the following violations:

a) Failure to stay on designated section of the road; crossing the median strip; crossing the street unsafely or at inappropriate positions;

b) Failure to comply with traffic light, traffic signs and road markings, except for violations specified in Clause 2 of this Article;

c) Failure to obey the orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

d) Carrying bulky objects in a manner that obstructs the traffic;

dd) Hanging from a moving vehicle.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon a pedestrian that walks on a freeway, except for the persons in charge of management and maintenance of the freeway.

Article 10. Penalties imposed upon people riding, leading animals, or operating of animal-powered vehicles violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 60,000 to VND 100,000 shall be imposed for:

a) Failure to give way; failure to give hand signals when making a turn;

b) Failure to comply with traffic light, traffic signs and road markings, except for violations specified in Clause 3 of this Article;

c) Failure to bring adequate equipment to contain waste matters of animals or failure to clean up waste matters of animals on the street;

d) Riding or leading animals on the wrong part of the street; taking them to a blocked road, restricted area, or roadway;

dd) Allowing an animal to walk on public roads or cross the street by itself;

e) Going two abreast or more;

g) Leaving an animal drawing a vehicle without a rider;

h) Using a vehicle without signals.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for:

a) Failure to obey the orders or instructions of the traffic conductor or traffic guard;

b) Leading an animal while operating or sitting in/on a road vehicle;

c) Loading cargo to the vehicle beyond the legal limit.

3. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon any person who rides or leads an animal on a freeway or operates an animal-powered vehicle on a freeway.

Article 11. Penalties for other violations against traffic rules

1. A fine ranging from VND 80,000 to VND 100,000 shall be imposed on persons sitting on bicycles and motored bicycles using umbrellas.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon any person who:

a) Gathering, sitting, lying on public roads in a manner that obstructs the traffic;

b) Playing sports illegally on public roads; using roller skates, skateboards and the likes on the roadway;

c) Person sitting on motorcycles, mopeds (including electric mopeds), motorcycle-like vehicles and moped-like vehicles using umbrellas;

d) Persons sitting on bicycles and motored bicycles hanging onto, pulling or pushing other vehicles, other objects or carrying bulky objects.

3. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed on persons sitting on motorcycles, mopeds (including electric mopeds), motorcycle-like vehicles, moped-like vehicles, motored bicycles (including electric bicycles) who do not wear motorcycle helmets or improperly wear motorcycle helmets while participating in traffic.

4. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon an individual and from VND 400,000 to VND 800,000 upon an organization that places objects blocking a road sign or traffic light.

5. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed on persons on motorcycles who fail to fasten the seat belts (if available) while the vehicle is running.

6. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed on persons on motorcycles, mopeds (including electric mopeds), motorcycle-like vehicles and moped-like vehicles hanging onto, pulling or pushing other vehicles, other objects, leading animals, carrying bulky objects, standing on the seat, cargo racks or sitting on the handles.

7. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to assist a road accident victim on request;

b) Throwing stones, dirt, or other objects at a vehicle running on public roads.

8. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed on individuals and from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed on organizations deliberately altering or destroying accident scenes, except for violations specified in Point dd Clause 2, Point d Clause 8 Article 5; Point e Clause 3, Point dd Clause 8 Article 6; Point g Clause 3, Point c Clause 8 Article 7; Point b Clause 4 Article 8 of this Decree.

9. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed on individuals and from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed on organizations obstructing or failing to comply with request for inspection and control of law enforcers, except for violations specified in Clause 9, Points b and d Clause 10 Article 5; Points g and i Clause 8, Clause 9 Article 6; Points b and d Clause 9 Article 7; Point d Clause 4 Article 8; Point b Clause 6 Article 33 of this Decree.

10. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon any person:

a) Spreading nails or other pointed objects on public roads, spilling oil or other slippery substances on public roads; stretching strings or placing obstacles on public roads that threaten people and vehicles in traffic;

b) Infringing upon the health or belongings of the victim or the culprit;

c) Taking advantage of the accident to attack, threaten, inciting, harassing other people, disturb the order, or obstruct the handling of the road collision.

11. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Clause 10 of this Article shall also have his/her driving license suspended for 1 - 3 months.

12. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) Individuals and organizations committing violations specified in Clause 4 of this Article must remove objects obstructing vision of traffic signs and traffic lights;

b) Individuals and organizations committing violations specified in Point a Clause 10 of this Article must collect pointy, sharp objects, string or other obstacles and restore to original conditions prior to the administrative violations.

Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ROAD INFRASTRUCTURE

Article 12. Penalties for violations against regulations on the use of land area for road traffic

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon an individual, from VND 200,000 to VND 400,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Hawking on the roadway or on the sidewalk where street vendors are prohibited, except for the violations specified in Point c Clause 2, Point b Clause 5, Point e Clause 6 of this Article;

b) Airing out rice, straw, or other agricultural, forestry, aquaculture products on public roads; placing a threshing machine on the roadway.

2. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed upon an individual, from VND 600,000 to VND 800,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Using the land within the road safety corridor for farming purposes threatening the safety of the road infrastructure and the traffic;

b) Planting trees within the land area for road traffic blocking the view of road users;

c) Illegally occupying the median strip to place building materials or display, sell goods, except for the violations specified in Point b Clause 5; Point d, Point e Clause 6 of this Article;

d) Trading goods within the land area for road traffic outside urban areas, except for the violations specified in Point d Clause 5; Point d, Point i Clause 6 of this Article;

dd) Releasing water on roads where not allowed to, except for violations specified in Point h Clause 6 of this Article.

3. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Holding artistic activities, sports competitions, parades, or festivals on the street against the law;

b) Raising an ornamental gate or other obstacles within the land area for road traffic affecting road traffic safety and order;

c) Illegally raising a banner within the land area for road traffic affecting road traffic safety and order;

d) Placing, hanging an advertising board within the land area for road traffic outside urban areas, except for the violations specified in Point b Clause 8 of this Article;

dd) Occupying the median strip to provide parking services;

e) Illegally using land area for road traffic outside urban areas to repair vehicles, machinery and equipment, wash vehicles, or pump water affecting road traffic safety and order.

4. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on an individual and from VND 2,000,000 to 4,000,000 on an organization for dumping garbage on roads where not allowed to, except for violations specified in Point a Clause 6 of this Article; Clauses 3 and 4 Article 20 of this Decree.

5. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Erecting a booth, tent, gate, fences, walls, or other types of temporary works within the land area for road traffic, except for the violations specified in Point dd Clause 6, Point b Clause 8 and Point a Clause 9 of this Article;

b) Holding market; selling food and drink; displaying and selling goods placing signboards; repairing vehicles, machinery and equipment; washing vehicles; placing a signboard or advertising board; building or placing a platform; raising a roof or doing other activities on the roadway or sidewalk in a manner that obstructs the traffic, except for the violations specified in Point d, Point dd, Point e, Point g Clause 6; Clause 7; Point a Clause 8 of this Article;

c) Illegally occupying less than 5 m2 of the roadway or sidewalk within an urban area to provide parking services;

d) Illegally occupying less than 20 m2 of the roadway or sidewalk outside urban areas to provide parking services.

6. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Dumping, placing materials or wastes within the land area for road traffic, except for the violations specified in Clause 3, Clause 4 of Article 20 hereof;

b) Digging, leveling land within the road safety corridor, land area along the sides of the road dedicated to management, maintenance or protection or road infrastructure without permission;

c) Adding irrelevant information to road signs without permission;

d) Illegally using land for road traffic or road safety corridor to store goods, building materials, machinery, equipment, or other objects;

dd) Erecting a booth, tent, or other kinds of temporary works in the road tunnel, overpass, pedestrian overpass or underpass, or under the overpass, except for violations specified in Point a Clause 9 of this Article;

e) Displaying, selling machinery, equipment, building materials or manufacturing or processing goods on the roadway or sidewalk in an urban area;

g) Illegally occupying from 5 m2 to under 10 m2 of the roadway or sidewalk to provide parking services;

h) Discharging sewage from a construction site to the street;

i) Illegally occupying 20 m2 of the roadway or sidewalk or more outside urban areas to provide parking services.

7. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 VND shall be imposed upon an individual, from VND 12,000,000 to VND 16,000,000 upon an organization that illegally occupies from 10 m2 to under 20 m2 of the roadway or sidewalk within an urban area to provide parking services.

8. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Illegally occupying 20 m2 of the roadway or sidewalk or more in an urban area to provide parking services;

b) Erecting an advertising board within the road safety corridor without written approval by competent authorities; Erecting an advertising board on the a side of the road which is dedicated to management, maintenance, or protection of road infrastructure.

9. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Appropriating land of road or land along road safety corridor for housing construction;

b) Illegally opening a minor road that connects to a major road.

10. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point b Clause 1 of this Article shall lead to retrieval of rice, straw, agro-forestry-fishery products and equipment on roads;

b) The violation(s) specified in Points a and b Clause 2 of this Article shall lead to removal of trees planted in inappropriate locations and restoration to original conditions prior to the administrative violations;

c) The violation(s) specified in Points c and d Clause 2 of this Article shall lead to collection of pointy, sharp objects, string or other obstacles and restoration to original conditions prior to the administrative violations;

d) The violation(s) specified in Clause 3; Clause 4; Points b, c and d Clause 5; Points a, b, c, d, e, g, h and i Clause 6; Clause 7; Point a Clause 8 of this Article shall lead to cleaning of garbage, waste matters, vehicles, materials, goods, machinery, equipment, signboards, advertising panels and other objects and restoration to original conditions prior to the administrative violations;

dd) The violation(s) specified in Point a Clause 5, Point dd Clause 6, Point b Clause 8, Clause 9 of this Article shall lead to deconstruction of constructions illegally built (without permit or different from permits) and restoration to original conditions prior to the administrative violations.

Article 13. Penalties for violations against regulations on construction and maintenance of works within the land area for road traffic

1. Warnings or a fine ranging from VND 250,000 to VND 500,000 shall be imposed on an individual and from VND 500,000 to VND 1,000,000 on an organization which constructs on road works in operation without erecting construction notice boards or erecting inadequate construction notice boards as per the law.

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 2,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Executing construction within the land area for road traffic against a license for construction or agreement of a competent authority, except for the violations specified in Clause 3, Point a Clause 4, Clause 5 of this Article;

b) Failure to appoint people to control the traffic if the construction site is located at a narrow road, the end of a bridge or tunnel;

c) Placing building materials or equipment outside the construction site in a manner that obstructs the traffic;

d) Failure to remove the signs, fences, building equipment, materials, or failure to restore the original condition of the road (roadway, sidewalk, and the land area at the sides of the road dedicated to management, maintenance, and protection or work constructions) after the construction is completed.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Executing construction within the land area for road traffic under an expired license for construction or under an agreement with a competent authority in which the time limit for construction has expired;

b) Executing construction on a road in operation without taking any measure for ensuring continuous traffic and thus causing serious traffic congestion.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 14,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Executing construction on an operating road without placing adequate warning signs, markings and fences; failure to put red lights at two ends of the road segment under construction;

b) Executing construction within the land area for road traffic without a license for construction or agreement with a competent authority, except for the violations specified in Point a Clause 3 of this Article.

5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Executing construction on an urban road against the construction plan or behind schedule;

b) Executing construction on an operating road without taking adequate measures to ensure traffic safety as prescribed and thus causing a traffic accident;

c) Executing construction on an operating road without placing any warning signs, markings and fences, except for the violations specified in Point a Clause 4 of this Article.

6. Apart from incurring fines, the organization or individual that commits any of the violations specified in Point a Clause 2, Point b Clause 3, Point c Clause 5 of this Article shall also be suspended from construction or has the construction license (if any) suspended from 1 month to 3 months.

7. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Clause 1 of this Article shall lead to erection of construction notice boards displaying adequate information as per the law;

b) The violation(s) specified in Points a and b Clause 2; Clause 3; Point a Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to immediate adoption of measures to ensure traffic safety as per the law;

c) The violation(s) specified in Points c and d Clause 2; Point b Clause 4 of this Article shall lead to immediate adoption of measures to ensure traffic safety as per the law and restoration to original conditions prior to the administrative violations.

Article 14. Penalties for violations against regulations on bus stations, parking lots, rest stops, and tollbooths

1. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Constructing or establishing bus stations, parking lots, rest stops and tollbooths without acceptance of regulatory agencies regarding transport as per the law;

b) Constructing bus station, parking lots, rest stops and tollbooths without satisfying technical standards as per the law.

2. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 1 of this Article shall lead to removal of illegal construction and restoration to the original condition prior to the administrative violations;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 1 of this Article shall also lead to reconstruction of bus stations, parking lots, rest stops and tollbooths as per the law and satisfactory to technical standards.

Article 15. Penalties for violations against regulations on management, operation, maintenance, and protection of road infrastructure

1. A fine ranging from VND 60,000 to VND 100,000 shall be imposed upon an individual that commits any of the following violations:

a) Herding animals at the road slopes; tying animals to the trees along the road, to a milestone, road sign, fence, or any ancillary work of the road;

b) Climbing the abutment, pier, or girder of the bridge without permission.

2. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed upon an individual, from VND 400,000 to VND 600,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Setting fire on a bridge or under a bridge without permission; anchoring the boat or ship under a bridge or within the safety corridor of a bridge;

b) Illegally embanking and pumping water onto the roadway; placing pipes across the road to pump water or sand, setting fire of public roads without permission.

3. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for management, operation, maintenance of road infrastructure that commits any of the following violations:

a) Failure to replace or repair the danger signs that are lost or damaged as per the law; failure to repair damaged road infrastructure threatening road traffic safety;

b) Failure to discover and report illegal occupation of the road safety corridor, land area along the sides of the road serving management, maintenance or protection or road infrastructure;

c) Failure to place staff gauges and take measures to prevent vehicles from entering the flooded segments where road surface is more than 0,2 m under the water surface;

d) Failure to establish procedures for road management, operation, maintenance or failure to comply with approved procedures for road management, operation, maintenance.

4. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Delaying moving the illegal construction, house, or booth, whether deliberately or unintentionally, that obstructs land clearance serving the construction, expansion, improvement, and protection of road infrastructure under a decision of a competent authority;

b) Damaging or disabling the drainage system of road infrastructure, except for the violations specified in Clause 5 of this Article;

c) Removing, moving, placing, damaging, or falsifying road signs, traffic lights, fences, milestones, road markings, protective walls, protective barriers, structures, or other parts of infrastructure without permission;

d) Dismantling, removing curbs without permission; illegally repairing or renovating the sidewalk; except for the violations specified in Point a, Point c Clause 5 of this Article.

5. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 14,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Illegally drilling, digging, cutting the road or the sidewalk;

b) Removing the median strip, convex mirrors, and safety works and equipment of public roads, parts and components of road structures without permission, except for the violations specified in Point c Clause 4 of this Article;

c) Opening and damaging manhole covers of underground works and tunnel systems of public roads without permission;

d) Illegally setting of a blast, extracting earth, sand, stone, gravel, or other minerals that affect the road infrastructure;

dd) Spreading, spilling chemicals damaging road infrastructure.

6. A fine of VND 8,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon an organization managing and operating tollbooths that commits any of the following violations:

a) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus leading to more than 100 to 150 vehicles queuing in a single toll lane, or the total queue length (from the toll booth to the last vehicle in the queue) is 750 to 1,000 m;

b) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus extending period of time required for a vehicle to pass the tollbooths determined from the moment the vehicle starts to queue until it exits the tollbooths to from exceeding 10 minutes to 20 minutes.

7. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an organization managing and operating tollbooths that commits any of the following violations:

a) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus leading to more than 150 to 200 vehicles queuing in a single toll lane, or the total queue length (from the toll booth to the last vehicle in the queue) is from exceeding 1,000 to 2,000 m;

b) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus extending period of time required for a vehicle to pass the tollbooths determined from the moment the vehicle starts to queue until it exits the tollbooths to from exceeding 20 minutes to 30 minutes.

8. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed upon an organization managing and operating tollbooths that commits any of the following violations:

a) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus leading to more than 200 vehicles queuing in a single toll lane, or the total queue length (from the toll booth to the last vehicle in the queue) is more than 2,000 m;

b) Failure to comply with management and operation procedures as per the law thus extending period of time required for a vehicle to pass the tollbooths determined from the moment the vehicle starts to queue until it exits the tollbooths to more than 30 minutes.

9. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed upon an organization managing and operating tollbooths that commits any of the following violations:

a) Committing violation(s) specified in Clauses 6, 7 and 8 of this Article without complying with orders of regulatory agencies regarding adopting measures to rectify traffic congestion at tollbooths;

b) Failure to connect and share data of tollbooths to regulatory agencies as per the law.

10. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to replacement or repair of lost or damaged road signs and repair of damaged road infrastructure;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 2; Points b, c and d Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to restoration to original conditions prior to the administrative violations.

Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS APPLIED TO VEHICLES RUNNING ON PUBLIC ROAD

Article 16. Penalties imposed upon by operators of cars and car-like vehicles (including the trailers or semi-trailers being towed) violating regulations on roadworthiness of vehicles

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for operating a car without a windshield or without an intact and functional one (for vehicles having a windshield).

2. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed for:

a) Operating a car without adequate and functional headlamps, plate lamp, brake lamps, turn signals, windshield wipers, mirrors, safety belts, emergency equipment, fire safety equipment, pressure meter, and speedometer (for vehicles required to have them), except for violations specified in Point m Clause 3 Article 23, Point q Clause 4 Article 28 of this Decree;

b) Operating a vehicle without a horn or without a functional one;

c) Operating a vehicle without a sound or smoke suppression device or a functional one or without one that meets environmental requirements in terms of exhaust and noise.

3. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for:

a) Controlling vehicles with additional lights at the front, the back, on top, underneath, on either or both sides of the vehicles;

b) Operating a vehicle with a steering system that fails to meet technical standards;

c) Operating a vehicle without an adequate quantity of license plates, or the license plates are installed at wrong positions; or the letters and numbers on which are not clear; or with a license plate that is bent, blocked, or damaged; painting and altering additional letters and numbers or changing color of letters, numbers and background of the license plates (including trailers and semi-trailers);

d) Operating a vehicle without sufficient wheels or tires; or the sizes of the wheels or tires do not fit or not comply with technical standards (including trailers and semi-trailers);

dd) Operating trucks with trunks different from designs of manufacturers or designs registered with vehicle registration bodies or revised designs approved by competent agencies (including trailers and semi-trailers);

e) Operating vehicles for passenger transportation with more or less seats and beds or dimension of cargo bays different from designs of manufacturers or designs registered with vehicle registration bodies or revised designs approved by competent agencies.

4. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle without a corresponding certificate of vehicle registration or trailer/semi-trailer registration or using an expired certificate of vehicle registration (including trailers and semi-trailers);

b) Operating a vehicle without a license plate (if license plate is required for respective vehicle);

c) Operating a vehicle with certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety (if required) that has expired for less than 01 month (including those for trailers and semi-trailer);

d) Installing or using a horn the loudness of which is beyond legal limit on the vehicle;

dd) Operating a vehicle without a decent or functional and conformable brake system.

5. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a temporarily registered vehicle beyond its temporary operational period; operating a restricted vehicle beyond its permissible operating area;

b) Operating a vehicle beyond its maximum service life (if limited);

c) Operating an illegally manufactured or assembled vehicle on public road (including modified farm vehicles banned from traffic);

d) Operating a vehicle whose license plate is not consistent with the certificate of registration, or whose a license plate is not issued by a competent authority (including trailers and semi-trailers);

dd) Using a Certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety or Certificate of vehicle registration that is not issued by a competent authority; using a Certificate of vehicle registration that is not consistent with the chassis or engine number (including trailers and semi-trailers);

e) Operating a vehicle without a certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety (if required, except for temporarily registered vehicles) or with one that has expired for 01 month or more (including those for trailers and semi-trailer);

6. Apart from incurring fines, the violating operator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Points a and b Clause 3; Clause 4; Points a and e Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Point a Clause 3, Point d Clause 4 of this Article shall lead to confiscation of additional lights and horns exceeding loudness limit;

c) The violation(s) specified in Point d or Point dd Clause 5 of this Article shall lead to confiscation of the Certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety, the Certificate of vehicle registration, or the license plate that is not issued by a competent authority; suspension of the driving license from 1 month to 3 months;

d) The violation(s) specified in Points b and c Clause 5 of this Article shall lead to confiscation of vehicles (except for cases in which automobiles with 10 seats or more providing passenger transportation services whose service life exceeds regulations on business conditions of registered business form less than 20 years from the year of manufacture and automobiles with less than 10 seats providing passenger transportation services) and suspension of driving license from 1 month to 3 months;

dd) The violation(s) specified in Point a Clause 4, Point dd Clause 5 of this Article in case of no certificates of vehicle registration or using certificates of vehicle registration issued by other than competent agencies, not matching chassis number or engine number of the vehicle or erased (including trailers and semi-trailers) without documents proving vehicle origin (no documents, certificates on transfer of vehicle ownership or documents, certificates on legal vehicle origin) shall lead to confiscation of vehicle.

7. Apart from the penalties, the violator shall be compelled to:

a) The violation(s) specified in Clause 1; Clause 2; Points b, c, d and dd Clause 3; Points d and dd Clause 4 of this Article shall lead to installation of equipment or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment as per the law;

b) The violation(s) specified in Points a and e Clause 3 of this Article shall lead to adequate installation of equipment or restoration of technical attributes of equipment as per the law or removal of additional equipment against the law.

Article 17. Penalties imposed upon by operators of mopeds and motorcycles (including electric motorcycles) and the like violating regulations on roadworthiness of vehicles running on public roads

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for:

a) Operating the vehicle without a horn, plate lamp, brake lamp, or a mirror on the left, or without a functional one;

b) Operating a vehicle with an inappropriate license plate; the letters and numbers on the license plate are not clear; a license plate that is bent, blocked, or damaged; painting and altering additional letters and numbers or changing color of letters, numbers and background of the license plates (including trailers and semi-trailers);

c) Operating a vehicle without turn signals or without functional ones;

d) Using an inappropriate horn for the type of vehicle;

dd) Operating a vehicle without a sound or smoke suppression system or without one that meets environmental requirements with regard to exhaust and noise;

e) Operating a vehicle without a lamp with low beam and a high beam, or without a functional and conformable one;

g) Operating a vehicle without a brake system or without a functional and conformable one;

h) Operating a vehicle with an additional headlamp towards the back.

2. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle without a corresponding certificate of vehicle registration or trailer/semi-trailer registration or using an expired certificate of vehicle registration;

b) Using a Certificate of vehicle registration that is falsified, or not consistent with the chassis number or engine number, or not issued by a competent authority;

c) Operating a vehicle without a license plate (if required); or the license plate of which is not consistent with the Certificate of vehicle registration or not issued by a competent authority;

3. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a temporarily registered vehicle beyond its temporary operational period or operating area;

b) Operating an illegally manufactured or assembled vehicle on public roads.

4. Apart from incurring fines, the violating operator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point d Clause 1 of this Article shall lead to confiscation of horns;

b) The violation(s) specified in Points b and c Clause 2 of this Article shall lead to confiscation of certificates of vehicle registration and license plates unsatisfactory to regulations and law or erased;

c) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to suspension of driving license from 01 month to 03 months;

d) The violation(s) specified in Point b Clause 3 of this Article shall lead to confiscation of vehicle and suspension of driving license from 01 month to 03 months;

dd) The violation(s) specified in Points a and b Clause 2 of this Article in case of no certificates of vehicle registration or using certificates of vehicle registration issued by other than competent agencies, not matching chassis number or engine number of the vehicle or erased without documents proving vehicle origin (no documents, certificates on transfer of vehicle ownership or documents, certificates on legal vehicle origin) shall lead to confiscation of vehicle.

Article 18. Penalties imposed upon operators of non-motorized vehicles violating regulations on roadworthiness of vehicles running on public roads

1. A warning or a fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for operating a vehicle without registration or without a license plate (if required).

2. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle without a brake system or without a functional one;

b) Carrying passengers or cargo on a non-motorized vehicle that fails to meet local convenience and hygiene standards.

Article 19. Penalties imposed upon operators of tractors (including towed trailers) and heavy-duty vehicles violating regulations on roadworthiness of vehicles running on public roads

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle with a license plate installed in inappropriate position; the letters and numbers on the license plate are not clear; a license plate that is bent, blocked, or damaged; painting and altering additional letters and numbers or changing color of letters, numbers and background of the license plates (including trailers and semi-trailers);

b) Operating a vehicle without a brake system or without one that meets technical standards; operating a vehicle with a steering system that fails to meet technical standards;

c) Operating the vehicle whose specialized equipment is not installed in place or not safe while the vehicle is moving;

d) Operating a vehicle without sufficient lights, without a sound or smoke suppression device or without one that is functional or meets environmental requirements in terms of exhaust and noise;

dd) Operating a vehicle with a certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety that has expired for less than 01 month (including trailers).

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle beyond the permissible area;

b) Operating an illegally manufactured, assembled, or modified tractor or heavy-duty vehicle on public roads;

c) Operating a vehicle without a certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety (if required, except for temporarily registered vehicles) or with one that has expired for 01 month or more (including trailers);

d) Operating a vehicle without a corresponding certificate of vehicle registration or using an expired certificate of vehicle registration (including trailers);

dd) Operating a vehicle without a license plate (if required); or the license plate of which is not consistent with the Certificate of vehicle registration or not issued by a competent authority (including trailers);

e) Using a Certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety or Certificate of vehicle registration that is not issued by a competent authority; using a Certificate of vehicle registration that is not consistent with the chassis or engine number (including trailers);

3. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point b Clause 2 of this Article shall lead to confiscation of vehicles;

b) The violation(s) specified in Point dd Clause 1; Points b, c, d, dd and e Clause 2 of this Article shall lead to suspension of driving license (when operating tractors) and certificates of training in knowledge about the road traffic law (when operating heavy-duty vehicles) from 1 month to 3 months;

c) The violation(s) specified in Points d, dd and e Clause 2 of this Article shall lead to confiscation of the Certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety, the Certificate of vehicle registration;

d) The violation(s) specified in Points d and e Clause 2 of this Article in case of no certificates of vehicle registration or using certificates of vehicle registration issued by other than competent agencies, not matching chassis number or engine number of the vehicle or erased (including trailers) without documents proving vehicle origin (no documents, certificates on transfer of vehicle ownership or documents, certificates on legal vehicle origin) shall lead to confiscation of vehicle.

4. Apart from incurring penalties, the vehicle operator that commits any of the violations specified in Points b, c and d Clause 1 of this Article shall be compelled to install sufficient equipment or restore the technical functions of the equipment, or replace it with those that meet technical standards.

Article 20. Penalties incurred by operators of cars, tractors and car-like vehicles violations against regulations on environmental protection

1. A warning or a fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for operating a vehicle that fails to meet hygienic requirements in urban areas.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for:

a) Spilling oil or chemicals on public roads;

b) Carrying break bulk cargo, wastes or building materials that are likely to be spilled without a cover or an effective cover; spilling water from goods or waste being carried threatening traffic safety and environmental hygiene;

c) Dragging mud, dirt, sand, materials or other wastes on public roads threatening traffic safety and environmental hygiene.

3. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who illegally dumping garbage, earth, sand, stones, materials and wastes within the land area for road traffic outside urban areas.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon a vehicle operator who illegally dumping garbage, earth, sand, stones, materials, wastes on public roads.

5. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article shall also have his/her driving license suspended from 1 month to 3 months.

6. Apart from the penalties, the vehicle operator that commits any of the violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be compelled to clean up the materials, garbage, waste, and recover the original condition that has been changed by the violation. Remedial measures shall be taken if pollution is caused.

Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ROAD VEHICLE OPERATORS

Article 21. Penalties for violations against regulations on qualification for operating motor vehicles

1. A person from 14 to under 16 years of age that operates a moped or motorcycle (including electric motorcycles), car, tractor or car-like vehicle shall receive a warning.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for:

a) Any person operating a motorcycle or moped and the like without carrying an unexpired Certificate of civil liability insurance for motor vehicles;

b) Any person operating a motorcycle or moped and the like without carrying the Certificate of vehicle registration;

c) Any person operating a motorcycle and the like without carrying a driving license, except for the violations specified in Point b Clause 5, Point c Clause 7 of this Article.

3. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed for:

a) Any person operating a car, tractor or car-like vehicle without carrying a driving license, except for the violations specified in Point c Clause 8 of this Article;

b) Any person operating a car, tractor or car-like vehicle without carrying the Certificate of vehicle registration (including trailers and semi-trailers);

c) Any person operating a car, tractor or car-like vehicle without carrying the certificate of technical and environmental safety (if required, including trailers and semi-trailers).

4. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed for:

a) Any person from 16 to under 18 years of age operating a motorcycle with engine displacement of 50 cm3 or more;

b) Any person operating a car, tractor or car-like vehicle without an unexpired Certificate of civil liability insurance for motor vehicles;

c) Any person operating a car, tractor or car-like vehicle with a driving license that has been expired for less than 06 months.

5. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,200,000 shall be imposed upon an operator of a motorcycle whose engine displacement is under 175 cm3 and the like who commits any of the following violations:

a) Failure to have a driving license or using a driving license that is not issued by a competent authority, or using a falsified driving license;

b) Using an international driving license issued by any of the Member States of the Convention of Road Traffic 1968 (except for international driving licenses issued by Vietnam’s authority) without carrying a national driving license;

c) Using an invalid driving license (driving license template number at the back does not match with the latest issued template number in system for management of driving license).

6. A fine ranging from VND 1,200,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon a person from 16 to under 18 years of age that operates a car, tractor or car-like vehicle.

7. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon an operator of a motorcycle whose engine displacement is under 175 cm3 and motorcycles with three wheels who commits any of the following violations:

a) Possessing a driving license inconsistent with the operated vehicle;

b) Failure to have a driving license or using a driving license that is not issued by a competent authority, or using a falsified driving license;

c) Using an international driving license issued by any of the Member States of the Convention of Road Traffic 1968 (except for international driving licenses issued by Vietnam’s authority) without carrying a national driving license.

d) Using an invalid driving license (driving license template number at the back does not match with the latest issued template number in system for management of driving license).

8. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon the operators of a car, tractor or car-like vehicle who commits any of the following violations:

a) Using a driving license that is not consistent with the type of vehicle being operated or that has expired for 06 months or more;

b) Failure to have a driving license or using a driving license that is not issued by a competent authority, or using a falsified driving license;

c) Using an international driving license issued by any of the Member States of the Convention of Road Traffic 1968 (except for international driving licenses issued by Vietnam’s authority) without carrying a national driving license;

d) Using an invalid driving license (driving license template number at the back does not match with the latest issued template number in system for management of driving license).

9. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Points a and c Clause 5; Points b and d Clause 7; Points b and d Clause 8 of this Article shall lead to confiscation of driving license issued by other than competent agencies, erased driving license and inappropriate driving license;

b) The violation(s) specified in Point c Clause 5, Point d Clause 7, Point d Clause 8 shall lead to suspension of the most recently-issued driving license according to information system for management of driving license from 1 month to 3 months.

Article 22. Penalties for violations against regulations on qualification for operating heavy-duty vehicles

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for:

a) Any person operating a heavy-duty vehicle without reaching the permissible age;

b) Any person operating a heavy-duty vehicle without carrying a suitable driving license or certificate of training in traffic rules;

c) Any person operating a heavy-duty vehicle without carrying the Certificate of vehicle registration;

d) Any person operating a heavy-duty vehicle without carrying the certificate of technical and environmental safety (if required).

2. A fine ranging from VND 600,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for upon a person operating a heavy-duty vehicle without obtaining an appropriate driving license or certificate of training in traffic rules.

Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ROAD TRANSPORT

Article 23. Penalties imposed upon operators of civil and commercial passenger automobiles, and similar automobiles violating road traffic regulations

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for:

a) Failure to instruct passengers to stand, sit, or lie in place;

b) Failure to wear uniform and the driver’s name tag.

2. A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon the operator of a passenger vehicle (except for buses) for each passenger carried beyond the following permissible limits: 02 or more excess passengers on a 9 seater vehicle or smaller, 03 or more excess passengers on a 10 - 15 seater vehicle; 04 or more excess passengers on a 16 - 30 seater vehicle; 05 or more excess passengers on a vehicle with more than 30 seats, except for the violations mentioned in Clause 4 of this Article. Nevertheless, the total fine incurred by such operator shall not exceed VND 40,000,000.

3. A fine ranging from VND 600,000 to VND 800,000 shall be imposed for:

a) Leaving the door open while the vehicle is running;

b) Allowing the passengers to stay in the vehicle while the vehicle is entering or leaving a barge or a floating bridge (except for weak and old people, the disabled, and sick people);

c) Failure to stick to the prescribed route;

d) Allowing passengers to lie on hammocks in the vehicle or hang from the vehicle while it is running;

dd) Stacking luggage and goods unsafely; dropping luggage or goods from the vehicle; placing goods in the passenger cabin;

e) Carrying luggage or goods beyond the outer size of the vehicle;

g) Carrying stinky goods on a passenger vehicle;

h) Transporting passengers without attendants (if required);

i) Operating taxis without taximeters (in case of vehicles registering for taximeters) or without appropriate taximeters or without using taximeters as per the law when transporting passengers;

k) Operating a fixed-route vehicle without adhering to the route licensed by a competent authority (if any);

l) Operating a fixed-route passenger vehicle and collecting money without giving tickets to passengers, or sell tickets at higher prices than prescribed rates;

m) Operating a passenger vehicle without seat belts at seats and beds as per the law (except for provincial bus lines);

n) Operating a passenger vehicle without providing passengers with instructions on traffic safety and emergency exit upon vehicular accidents as per the law;

o) Operating taxis without using applications to calculate taxi fares (in case of vehicles registering for such applications) or without using applications satisfactory to regulations and law;

p) Operating taxis using taxi fare applications without installing devices to directly connect with passengers on the vehicles as per the law.

4. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon the operator of a passenger vehicle with routes longer than 300 km for every excess passenger carried beyond the following permissible limits: 02 or more excess passengers on a 9 sweater vehicle or smaller, 03 or more excess passengers on a 10 - 15 sweater vehicle; 04 or more excess passengers on a 16 - 30 sweater vehicle; 05 or more excess passengers on a 30 sweater vehicle or bigger. Nevertheless, the total fine incurred by such operator shall not exceed VND 40,000,000.

5. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Allowing passengers to get on or off the vehicle while it is running;

b) Transferring passengers to another vehicle without their consents; threatening, humiliating passengers; fighting over passengers; forcing passengers to use services against their will;

c) Forcing passengers to get off the vehicle to avoid inspection by law enforcement officers;

d) Making the vehicle imbalanced when loading cargo;

dd) Picking up or disembarking passengers at improper places on fixed routes where such places are already determined; disembarking passengers or stopping to pickup or disembark passengers longer than permitted, except for the violations specified in Point a Clause 7 of this Article;

e) Picking up or disembarking passengers where stopping or parking is prohibited or at a curved segment where view is blocked, except for the violations specified in Point a Clause 7 of this Article;

g) Operating a vehicle providing passenger transportation services without installing tracking devices on the vehicle as per the law, except for violations specified in Point dd Clause 6 of this Article;

h) Operating a tourist vehicle or contract-based passenger vehicle using written contracts without a list of passengers, carrying passengers not on the list or carrying passengers inconsistent with regulations and law (applicable to vehicles under contracts for transporting students and employees to schools and to workplaces); failure to have or carry the transport contract or a conformable one as prescribed;

i) Transporting passengers along a fixed route without carrying a transport order or one that has sufficient information and certified by both stations at the route ends;

k) Picking up or disembarking passengers at places not specified in the contract, except for the violations specified in Point a Clause 7 of this Article;

l) Operating a fixed-route international passenger transport vehicle without a list of passengers or carrying passengers not on the list; except for the violations specified in Point c Clause 1 Article 35 hereof;

m) Carrying luggage or cargo beyond the GVWR of the vehicle;

n) Operating a vehicle providing transportation for tourism or a contract-based passenger transportation vehicle and picking up, charging or verifying booking of individual passenger; operating contract-based vehicle and designating fixed-routes to serve different customers and service recipients;

o) Failure to use driver identification cards to input information as per the law or using driver identification cards of other drivers to input information when operating passenger vehicle;

p) Operating a vehicle providing passenger transportation services without installing cameras as per the law (if required by the law) or installing cameras without capability to record and store images on the vehicle (including those of the driver) during the vehicle's operation as per the law;

q) Operating a vehicle transporting tourists or passengers under contract using electronic contract without having devices to access contents of the electronic contract and the passenger list or failure to provide the electronic contract and passenger list for competent authorities where requested, transporting passengers whose names are not on the passenger list or transporting passengers inconsistent with regulations and law (with respect to contract-based vehicle transporting students and employees to schools and workplaces).

6. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) Transporting dangerous, toxic, flammable, explosive goods, transporting animals or other goods that affect the health of passengers on the passenger vehicle;

b) Carrying people on the hood, roof, or in the trunk;

c) Attacking passengers physically;

d) Operating the vehicle beyond time limits specified in Clause 1 Article 65 of the Law on Road traffic;

dd) Failure to install functional tracking devices on vehicles providing passenger transportation services as per the law or using technical measures, peripheral equipment or other measures to falsify data of tracking devices installed on automobiles;

e) Operating an international passenger transport vehicle without a national symbol or international transport badge or an unexpired one or one issued by a competent authority.

7. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for:

a) Picking up and disembarking passengers on a freeway;

b) Operating an international passenger transport vehicle without a badge or an unexpired one or one issued by a competent authority.

8. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 2, Clause 4 (in case of exceeding from more than 50% to 100% of number of passengers permissible for transportation); Points c, d and e Clause 3; Points a, b, c ,d , dd, e, h, i, k, l, m, o and q Clause 5; Clause 6; Point b Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Point a Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 02 months to 04 months;

c) The violation(s) specified in Clause 2 and Clause 4 of this Article (in case of exceeding 100% of number of passengers permissible for transport) shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months;

d) The violation(s) specified in Point e Clause 6, Point b Clause 7 of this Article shall lead to confiscation of expired badges or badges issued by other than competent authorities.

9. Apart from the penalties, the violating vehicle operator shall be compelled to:

a) The violation(s) specified in Clause 2 and Clause 4 of this Article (in case of passenger transportation) shall lead to allocation of other vehicles to carry passengers exceeding permissible amount;

b) The violation(s) specified in Point l Clause 3 of this Article (in case of charging beyond the limit) shall lead to return of illegal profit earned from the administrative violation.

Article 24. Penalties imposed upon operators of trucks, tractors (including trailers and towed semi-trailers) and or car-like vehicles transporting goods violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 600,000 to VND 800,000 shall be imposed for:

a) Transporting goods without securing or without proper securing when goods require securing, except for violations specified in Point c Clause 4 of this Article;

b) Operating a vehicle to stack goods on top of the cockpit or loading goods in a manner that causes the vehicle to be unbalance;

c) Failure to lock or secure the trunks when the vehicle is moving.

2. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle (including trailers and semi-trailers) carrying cargo beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 10% to 30% (for vehicles other than tanker trucks) or by exceeding 20% to 30% (for tanker trucks);

b) Putting cargo on the roof; stacking cargo beyond the width of the cargo container; stacking goods longer than the length of the vehicle by more than 10%;

c) Carrying passengers in the cargo container; allowing the passenger to sit or lie on the roof or hang from the vehicle while it is running;

d) Operating vehicle for goods transportation without transport permit in written form as per the law or without devices to access software displaying contents of the transport permit as per the law or failure to provide competent authorities with devices to access the transport permit upon request;

dd) Operating vehicles towing trailers and semi-trailers whose total weight (including weight of the trailers, semi-trailers and carried goods) of trailers and semi-trailers exceed permissible weight to be towed as specified in the certificates for technical and environmental safety by exceeding 10% to 30%.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle providing goods transportation services without installing tracking devices on the vehicle as per the law, except for violations specified in Point c Clause 5 of this Article;

b) Failure to use driver identification cards to input information as per the law or using driver identification cards of other drivers to input information when operating vehicle for goods transportation;

c) Operating a vehicle providing goods transportation services without installing cameras as per the law (if required by the law) or installing cameras without capability to record and store images on the vehicle (including those of the driver) during the vehicle's operation as per the law.

4. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for:

a) Driving a taxi truck without a taximeter or a properly installed one;

b) Carrying cargo beyond the permissible height (for trucks, including trailers and semi-trailers);

c) Carrying containers on the vehicles (including semi-trailers) without employing devices to secure the containers to the vehicles or using improper devices leading to displacement of containers during transportation.

5. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle (including trailers and semi-trailers) carrying cargo beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 30% - 50%;

b) Operating the vehicle beyond time limits specified in Clause 1 Article 65 of the Law on Road traffic;

c) Failure to install functional tracking devices on vehicles providing goods transportation services as per the law or using technical measures, peripheral equipment or other measures to falsify data of tracking devices installed on automobiles;

dd) Operating vehicles towing trailers and semi-trailers whose total weight (including weight of the trailers, semi-trailers and carried goods) of trailers and semi-trailers exceed permissible weight to be towed as specified in the certificates for technical safety and environmental protection by exceeding 30% to 50%.

6. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle (including trailers and semi-trailers) carrying cargo beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 50% to 100%;

b) Operating vehicles towing trailers and semi-trailers whose total weight (including weight of the trailers, semi-trailers and carried goods) of trailers and semi-trailers exceed permissible weight to be towed as specified in the certificates for technical safety and environmental protection by exceeding 50% to 100%;

c) Loading and unloading on a freeway;

d) Operating a vehicle a badge (if required) or an unexpired one or one issued by a competent authority.

7. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon:

a) Operating a vehicle (including trailers and semi-trailers) carrying cargo beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 100% to 150%;

b) Operating vehicles towing trailers and semi-trailers whose total weight (including weight of the trailers, semi-trailers and carried goods) of trailers and semi-trailers exceed permissible weight to be towed as specified in the certificates for technical and environmental safety by exceeding 100% to 150%;

8. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed upon:

a) Operating a vehicle (including trailers and semi-trailers) carrying cargo beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 150%;

b) Operating vehicles towing trailers and semi-trailers whose total weight (including weight of the trailers, semi-trailers and carried goods) of trailers and semi-trailers exceed permissible weight to be towed as specified in the certificates for technical and environmental safety by exceeding 150%;

c) Committing the violation(s) specified in Clause l, Point c Clause 4 of this Article and causing traffic accidents.

9. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Points b and c Clause 2; Point b Clause 3; Points b and c Clause 4; Clause 5; Points a, b and d Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Point c Clause 6, Clause 7, Point c Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 2 months to 4 months;

c) The violation(s) specified in Points a and b Clause 8 of this Article shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months;

d) The violation(s) specified in Point d Clause 6 of this Article shall lead to confiscation of expired badges or badges issued by other than competent authorities.

Article 25. Penalties imposed upon vehicle operators violating regulations on transport of oversized cargo

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Transporting oversized cargo without a sign indicating its size;

b) Failure to comply with transport permit, except for violations specified in Points b, c and d Clause 2 of this Article.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for:

a) Transporting oversized cargo without a license for transport or an unexpired one or one issued by a competent authority;

b) Transporting oversized cargo with an unexpired license for transport but the gross vehicle weight (GVW) or outer size (after cargo is loaded) exceeds the limits in the license for transport;

c) Transporting oversized cargo with valid license for transport without sticking to routes designated in the license for transport;

d) Transporting oversized cargo with valid license for transport without transporting the correct type of goods designated in the license for transport.

3. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 1 of this Article shall lead to suspension of driving license from 01 month to 03 months;

b) The violation(s) specified in Clause 2 of this Article shall lead to suspension of driving license from 02 month to 04 months;

c) The violation(s) specified in Point a Clause 2 of this Article shall lead to confiscation of license for transport that is expired or issued by other than competent authorities.

4. If the road infrastructure is damaged by the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the violator shall be compelled to repair the damage apart from incurring the penalties.

Article 26. Penalties imposed upon vehicle operators violating regulations on transport of pollutants and dangerous goods

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Stopping or parking at crowded places, in residential areas, at important works while transporting dangerous goods; transporting dangerous goods without danger signs, except for the violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Transporting pollutants against the regulations on environment protection, except for the violations mentioned in Clause 2 of this Article.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for transporting dangerous goods without a license or against the license, except for the violations specified in Point a Clause 6 Article 23 hereof.

3. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall also have his/her driving license suspended from 1 month to 3 months.

4. Apart from the penalties, persons committing any of the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be compelled remedial measures to rectify environmental pollution caused by the administrative violations.

Article 27. Penalties impose upon operators of garbage trucks, vehicles transporting wastes, bulk cargo, or other goods violating regulations on transport in urban areas

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for the operating such vehicle with adhering to the prescribed route, range, and time.

2. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Clause 1 of this Article shall also have his/her driving license suspended from 1 month to 3 months.

Article 28. Penalties for violations against regulations on road transport and ancillary services for road transport

1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Loading cargo on each vehicle (including trailers and semi-trailers) beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 10% to 50% (for vehicles other than tanker trucks) or by exceeding 20% to 50% (for tanker trucks);

b) Loading goods onto a vehicle without certifying the loading on the transport order as prescribed.

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to put or failure to accurately and adequately put the name and phone number of the transport service provider on the outer sides of the body or doors of the passenger vehicle, except for the violations specified in Point d Clause 4 of this Article;

b) Failure to put or failure to accurately and adequately put the name and phone number of the cargo transport service provider, GVW, maximum permissible payload, and GVWR on the door of the truck as prescribed;

c) Failure to put or adequately put full name and phone number of entities providing goods transportation services, GVW, maximum permissible payload, and GVWR on the door of the container trucks as prescribed; failure to put or adequately put full name and phone number of entities providing goods transportation services, GVW, maximum permissible payload, and GVWR on the door of the trailers and semi-trailers as prescribed;

d) Failure to put or failure to accurately and adequately put the name and phone number of the taxi truck service provider, the net weight of the vehicle, the maximum permissible payload of the vehicle on the outer sides of the body or doors of the taxi truck as prescribed;

dd) Failure to put up or accurately and adequately put up the license plates; luggage allowance, hotline number;

e) Failure to number the passenger seats;

g) Operating a vehicle providing passenger transportation services along fixed routes or vehicle providing passenger transportation services in form of buses that are not installed with priority seats for persons with disabilities, old people and pregnant women as per the law;

h) Operating a passenger vehicle without providing passengers with instructions on traffic safety and emergency exit upon vehicular accidents as per the law.

3. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on an individual and from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 on an organization who loads cargo on each vehicle (including trailers and semi-trailers) beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 50% to 100%.

4. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to provide transport order and transport permit for drivers as per the law;

b) Failure to register and put up or accurately and adequately put up information about the routes, starting points and destinations, charges, quality standards of the transport services or ancillary services, except for the violations specified in Point dd Clause 2 of this Article;

c) Using a 09 seater vehicle or bigger as a passenger taxi;

d) Operating passenger taxis without installing the “TAXI” roof signs and posting “XE TAXI” (taxi) on the front and rear windshields as per the law or improperly installing the “TAXI” roof signs (not fixed, incorrect dimensions and made with materials other than reflectors); failure to include accurate service phone number according to business (cooperative) registration;

dd) Operating contract-based vehicles providing passenger transportation services and vehicles providing tourism transportation services without including the phrase “XE HỢP DỒNG” (contract vehicle) in case of contract-based vehicles and “XE DU LỊCH” (tourism vehicle) in case of vehicle for tourism transportation on the front and rear windshields as per the law or improperly including the 2 phrases above (not fixed, incorrect dimensions and made with materials other than reflectors);

e) Failure to issue “Thẻ nhận dạng lái xe” (driver identification) for drivers as per the law;

g) Employing drivers and attendants who are not trained in passenger transport and road safety (if the type of transport requires that drivers and attendants be so trained);

h) Employing drivers and attendants without employment contracts;

i) Failure to develop procedures to ensure traffic safety or failure to adequately develop as per the law or failure to follow the procedures for ensuring traffic safety as per the law;

k) Failure to assign personnel to directly operate transportation activities or failure to satisfy requirements after assigning as per the law;

l) Using the vehicles of cooperative members to provide transport services without written agreements between such members and the cooperative; or using vehicles that are not under their right to enjoyment to provide transport services;

m) Failure to park in designated areas;

n) The information in the transport order is not completely certified by the station or not certified at all, or the transport order is certified while the vehicle is not present at the station;

o) Failure to notify content of the passenger transport contract to the Provincial Department of Transport before executing such contract;

p) Picking up, selling tickets, charging and verifying booking for individual passenger in case of contract-based vehicles providing passenger transportation an vehicles providing tourism transportation; designating fixed routes to serve different customers or other service recipients in case of contract-based vehicles providing passenger transportation;

g) Operating a passenger vehicle without seat belts at seats and beds as per the law (except for provincial bus lines);

r) Operating contract-based passenger vehicles and vehicles providing tourism transportation whose number of trips sharing departure locations and sharing destination exceed the limit as per the law;

s) Operating contract-based passenger vehicle and vehicles providing tourism transportation without complying with regulations on picking up and disembarking passengers at head offices, branch offices, representative offices or other specific locations hired or cooperated with transport service providers;

t) Operating taxis, contract-based passenger vehicles and vehicles providing tourism transportation whose 70% of total operational period in a month in a province (or central-affiliated city) without possessing the badges issued by Departments of Transports of corresponding province (or central-affiliated city).

5. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on an individual and from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 on an organization who loads cargo on each vehicle (including trailers and semi-trailers) beyond the maximum permissible payload written in the Certificate of technical and environmental safety by exceeding 100%.

6. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 12,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Running a bus station, parking lot, or rest stop without permission by a competent authority;

b) Allowing the vehicles that are not suitable for passenger transports to pick up passengers in the station;

c) Failure to provide, update, transmit, store and manage information from tracking devices as per the law; failure to provide username and password to log onto software processing data from the tracking devices under management for regulatory authorities;

d) Failure to adhere to the registered routes, starting points and destinations, charges, and service standards;

dd) Using vehicles without GPS surveillance devices to provide transport services (if required) or without functional or conformable ones; employing technical measures, peripheral equipment and other measures to falsify data of the tracking devices of the automobiles;

e) Operating intermediate transportation against regulations and law;

g) Employing drivers operating double decker sleeper bus with in adequate experience as per the law;

h) Failure to establish a department to monitor traffic safety conditions or failure to adequately execute all tasks as per the law;

i) Using vehicles whose quality or service life fail to meet the conditions for the registered type of transport services;

k) Failure to retain relevant documents during the operation;

l) Failure to prepare or adequately prepare backgrounds of vehicles and operators as per the law;

m) Operating contract-based passenger vehicles and vehicles providing tourism transportation without bringing transport contracts on the vehicles, attached passenger list and devices to access electronic contracts and passenger list as per the law or failure to meet requirements as per the law, carrying passengers not in the passenger list or carrying incorrect passengers in case of contract-based vehicles transporting students and employees to schools, universities and workplaces);

n) Operating passenger taxis without installing taximeters (if registered for one) or installing improper taximeters; failure to install receipt printers connected with taximeters as per the law or installing improper receipt printers or printing receipts containing inadequate information as per the law;

o) Operating a vehicle providing passenger transportation services without installing cameras as per the law (if required by the law) or installing cameras without capability to record and store images of the vehicle and the driver during the vehicle's operation as per the law;

p) Failure to store and transmit images from cameras installed on the automobile to servers, failure to provide accounts to access the servers for competent regulatory authorities as per the law;

q) Operating passenger taxis without installing devices to directly connect with the passengers as per the law (if registered for taxi fare software) or using taxi fare software unsatisfactory to regulations and law.

7. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 14,000,000 to VND 20,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Providing transport services by car without a License for transport services;

b) Conducting the business in contravention of the License for transport services;

c) Establishing illegal stations;

d) Bus station's failure to adhere to safety procedures for allowing vehicles to enter and leave the station;

dd) Failure to organize adequate periodic medical check-up for driver as per the law;

e) Failure to provide information on transport order of each bus route and fixed-route vehicles as per the law;

g) Bus station’s failure to apply software for station management and surveillance system as per the law;

h) Violating regulations and law on business and conditions for providing automobile transport services thus causing traffic accidents at serious level or higher;

i) Operating vehicles providing transport services to pick up and disembark passengers, load and unload cargo on a freeway;

k) Transport service providers utilizing electronic contracts without adequate software interface for passengers or service recipients as per the law; failure to send electronic invoices and store data of electronic contracts as per the law.

8. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on entities manufacturing, assembling and importing tracking devices of automobiles and entities providing transport solution software for:

a) Entities manufacturing, assembling and importing tracking devices of automobiles failing to assign personnel for each position as per the law;

b) Entities manufacturing, assembling and importing tracking devices of automobiles failing to update and adjust firmware of devices as per the law;

c) Entities providing transport solution software failing to comply with regulations and law on provision of transport solution application; failing to publicize procedures of handling complaints of customers and failing to develop systems to store complaints of customers as per the law.

9. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on entities manufacturing, assembling and importing tracking devices of automobiles or entities providing automobile tracking services for falsifying information and data of automobile tracking devices.

10. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point h Clause 2; Points a, b, d, dd, e, g, h, l, o, p, q, r, s and t Clause 4; Points d, dd, e, g, i, k, l, m, n, o, p and q Clause 6; Points e and i Clause 7 of this Article shall lead to suspension of (available or issued) badges of violating vehicles from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Points i and k Clause 4; Point h Clause 6; Points b and h Clause 7 of this Article shall lead to suspension of license for transport services from 1 month to 3 months;

c) The violation(s) specified in Points d, dd, i and m Clause 6 of this Article shall also lead to suspension of driver license from 1 month to 3 months if transport service providers are direct operators of violating vehicles;

d) The violation(s) specified in Point i Clause 7 of this Article shall also lead to suspension of driver license from 2 months to 4 months if transport service providers are direct operators of violating vehicles;

dd) The violation(s) specified in Point i Clause 6 of this Article shall lead to confiscation of vehicles (except for cases in which automobiles with 10 seats or more providing passenger transportation services whose service life exceeds regulations on business conditions of registered business form less than 20 years from the year of manufacture and automobiles with less than 10 seats providing passenger transportation services);

11. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Points a, b, c, d and dd Clause 2; Point b Clause 4 of this Article shall lead to adequate and accurate registration and declaration of information as per the law;

b) The violation(s) specified in Points d and dd Clause 4 of this Article shall lead to installation of roof signs specifying “TAXI” or enforced display of phrases “XE TAXI” (taxi), “XE HỢP DỒNG” (vehicle operated under contracts) or “XE DU LỊCH” (vehicles for tourism);

c) The violation(s) specified in Point e Clause 4 of this Article shall lead to issuance of driver identification for vehicle operators as per the law;

d) The violation(s) specified in Point g Clause 4, Point dd Clause 7 of this Article shall lead to organization of professional training or periodic medical check-up for vehicle operators and personnel working on vehicles as per the law;

dd) The violation(s) specified in Point h Clause 4 of this Article shall lead to entering into contracts with vehicle operators and personnel working on the vehicles as per the law;

e) The violation(s) specified in Point i Clause 4 of this Article shall lead to development and adoption of procedures for traffic safety as per the law;

g) The violation(s) specified in Point k Clause 4 of this Article shall lead to assignment of eligible personnel to directly operate transportation as per the law;

h) The violation(s) specified in Points q Clause 4; Points dd, n and o Clause 6 of this Article shall lead to installation of cameras, seat belts, taximeters, receipt printers and tracking devices on the vehicles as per the law;

i) The violation(s) specified in Points c and p Clause 6 of this Article shall lead to provision, update, transmission, storage and management of information from tracking devices and cameras installed on the vehicles as per the law; provision of username and password to access software processing data from tracking devices of the vehicles or to the servers for competent agencies as per the law;

k) The violation(s) specified in Point d Clause 6 of this Article (in case of charging beyond the limit) shall lead to return of illegal profit earned from the administrative violation;

l) The violation(s) specified in Points k and l Clause 6 of this Article shall lead to adequate and accurate preparation, update and storage of vehicles’ background, occupation background of drivers and relevant documents during management and operation of transportation as per the law.

Section 6. OTHER OFFENCES RELATED TO ROAD TRAFFIC

Article 29. Penalties for illegal manufacture, assembly of motor vehicles; illegal manufacture or sale of license plates

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 upon an organization that sells license plates that are not manufactured or allowed by competent authorities.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 upon an organization that illegally manufactures or assembles motor vehicles.

3. Apart from incurring fines, the violator that commits any of the violations specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall have the illegal license plates or illegally manufactured or assembled vehicles confiscated.

4. If the road infrastructure is damaged by the violations specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, the violator shall be compelled to repair and restore the original condition apart from incurring the penalties.

Article 30. Penalties imposed upon vehicle owners

1. For owners of mopeds and motorcycles: A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon an individual, from VND 200.000 to VND 400.000 upon an organization which deliberately changes brand and color of vehicle causing inconsistent with certificate of vehicle registration.

2. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed upon an individual, from VND 600,000 to VND 800,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Using windshields or windows made of glass other than safety glass;

b) Changing the color of the vehicle without permission (according to the Certificate of vehicle registration);

c) Failure to declare to vehicle registration authorities as per the law before renovating the vehicles (if specific type of vehicles is required to be declared).

3. For each passenger carried beyond the permissible limit, a fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 upon an organization that is the owner of a passenger vehicle (except for buses) that directly operates the vehicle or requests/allows their employee or representative to operate the vehicle committing the violation specified in Clause 2 Article 23 of this Decree (nevertheless, the total fine incurred by such individual shall not exceed VND 40,000,000; the total fine incurred by such organization shall not exceed VND 80,000,000).

4. For owners of mopeds and motorcycles: A fine ranging from VND 400,000 to VND 600,000 shall be imposed upon an individual, from VND 800,000 to VND 1,200,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to follow procedures for transferring the vehicle ownership when buying, being given, allocated, or inherited a moped or motorcycle;

b) Failure to follow procedures for issuance of revised certificates of vehicle registration as per the law when changing address of vehicle owners;

c) Failure to comply with regulations on license plates, except for violations specified in Point i Clause 5 of this Article.

5. For owners of mopeds and motorcycles: A fine ranging from VND 800,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,600,000 to VND 4,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Deliberately cutting, welding and punching to modify chassis number and engine number; operating vehicles whose chassis number and engine number have been modified due to being cut, welded and punched;

b) Falsifying or forging the documents about vehicle registration;

c) Changing the chassis, engine, shape, size, or functions of the vehicle;

d) Providing false information or using fraudulent documents to apply for the license plate or Certificate of vehicle registration;

dd) Allowing an unqualified person according to Clause 1 Article 58 of the Law on Road traffic to operate the vehicle on public roads (including those using an expired driving license or those with revoked driving license);

e) Failure to comply with revocation of certificates of vehicle registration and license plates as per the law;

g) Operating vehicles without certificates of vehicle registration or with expired certificates of vehicle registration; operating vehicles with temporary certificates of vehicle registration beyond the permitted period, route and range;

h) Operating vehicles with certificates of vehicle registration issued by other than competent authorities or with modified certificates of vehicle registration; operating vehicles with certificates of vehicle registration inconsistent with chassis number of the vehicles;

i) Installing and using devices modifying license plates against regulations and law;

k) Operating a vehicle without a license plate (if required); or the license plate of which is not consistent with the Certificate of vehicle registration or not issued by a competent authority.

6. For each passenger carried beyond the permissible limit, a fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 upon an organization that is the owner of a passenger vehicle (except for buses) that directly operates the vehicle or requests/allows their employee or representative to operate the vehicle committing the violation specified in Clause 4 Article 23 of this Decree (nevertheless, the total fine incurred by such individual shall not exceed VND 40,000,000; the total fine incurred by such organization shall not exceed VND 80,000,000).

7. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Deliberately cutting, welding and punching to modify chassis number and engine number; operating vehicles whose chassis number and engine number have been modified due to being cut, welded and punched;

b) Erasing or modifying vehicle registration documents;

c) Failure to comply with revocation of certificates of vehicle registration and license plates; Certificate of technical and environmental safety for road vehicle as per the law;

d) Failure to follow procedures for issuance of revised certificates of vehicle registration as per the law after renovating the vehicle or when changing address of vehicle owners;

dd) Failure to comply with regulations and law on license plates and lettering on sides and doors of vehicles, except for violations specified in Point g Clause 8 of this Article, Points a, b, c, d and dd Clause 2 Article 28; Point b Clause 3 Article 37 of this Decree;

e) Providing false information or using fraudulent documents to apply for the reissuance of the license plate, Certificate of vehicle registration, or Certificate of technical and environmental safety;

g) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point e Clause 3, Point m Clause 5 Article 23 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point e Clause 3, Point m Clause 5 Article 23 hereof;

h) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Points a and dd Clause 2 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Points a and dd Clause 2 Article 24 hereof;

i) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 2 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 2 Article 24 hereof;

k) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Clause 2 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Clause 2 Article 33 hereof;

l) Failure to follow procedures for transferring the vehicle ownership when buying, being given, allocated, or inherited an automobile, tractor, heavy-duty vehicle or car-like vehicles;

m) Operating vehicles without certificates of vehicle registration or with expired certificates of vehicle registration; operating vehicles with temporary certificates of vehicle registration beyond the permitted period, route and range.

8. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 8,000,000 to VND 12.000.000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Using hired or borrowed car parts and accessories during inspection;

b) Operating a motor vehicle or heavy-duty vehicle on public roads with a certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety (if required) that has expired for less than 01 month (including those for trailers and semi-trailer);

c) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 4 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 4 Article 24 hereof;

d) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point d Clause 6 Article 23; Point b Clause 5 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point d Clause 6 Article 23; Point b Clause 5 Article 24 hereof;

dd) Operating vehicles that have exceeding service life, except for violations specified in Point I Clause 6 Article 28 hereof;

e) Operating vehicles with certificates of vehicle registration, certificates and stamps certifying technical and environmental safety of the vehicles issued by other than competent authorities or with modified certificates of vehicle registration; operating vehicles with certificates of vehicle registration inconsistent with chassis number of the vehicles (including trailers and semi-trailers);

g) Operating a vehicle without a license plate (if required); or the license plate of which is not consistent with the Certificate of vehicle registration or not issued by a competent authority (including trailers and semi-trailers);

h) Allowing an unqualified person according to Clause l Article 58 (in case of automobiles, tractors and car-like vehicles), Clause l Article 62 (in case of heavy-duty vehicles) of the Law on Road traffic to operate the vehicle on public roads (including those using an expired or revoked driving license or certificates of training in traffic rules);

i) Installing and using devices modifying license plates against regulations and law (including trailers and semi-trailers).

9. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 12,000,000 to VND 16,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Changing the chassis, engine, brake system, transmission system without permission; changing the original shape or size of the vehicle against the manufacturer’s design or the modified design approved by a competent authority without permission; changing the functions of the vehicles without permission;

b) Transforming other types of vehicle into passenger vehicles;

c) Operating a motor vehicle or heavy-duty vehicle on public roads without a certificate of technical and environmental safety or stamp of technical and environmental safety (if required) or with one that has expired for 01 month or more (including those for trailers and semi-trailer);

d) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Points a and d Clause 5 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Points a and d Clause 5 Article 24 hereof;

dd) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Clause 3 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Clause 3 Article 33 hereof;

e) Operating trucks with trunks different from designs of manufacturers or designs registered with vehicle registration bodies or revised designs approved by competent agencies;

g) Operating vehicles for tourism transportation with more or less seats and beds or dimension of cargo bays different from designs of manufacturers or designs registered with vehicle registration bodies or revised designs approved by competent agencies;

h) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 7 Article 23; Point d Clause 6 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 7 Article 23; Point d Clause 6 Article 24 hereof.

10. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 14,000,000 to VND 16,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 28,000,000 to VND 32,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Points a and b Clause 6 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Points a and b Clause 6 Article 24 hereof;

b) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 2 Article 25 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 2 Article 25 hereof;

c) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 2 Article 25 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 2 Article 25 hereof;

d) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point c Clause 2 Article 25 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point c Clause 2 Article 25 hereof;

dd) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point d Clause 2 Article 25 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point d Clause 2 Article 25 hereof;

e) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 4 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 4 Article 33 hereof;

g) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 4 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 4 Article 33 hereof;

h) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point c Clause 4 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point c Clause 4 Article 33 hereof.

11. A fine ranging from VND 16,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 32,000,000 to VND 36,000,000 upon an organization that is the owner of a car, tractor, heavy-duty vehicle, or car-like vehicle and requests or allows an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Clause 7 Article 24 hereof, or directly operates the vehicle committing any of the violations specified in Clause 7 Article 24 hereof.

12. For owners of cars, tractors, heavy-duty vehicles and car-like vehicles: A fine ranging from VND 18,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 36,000,000 to VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Points a and b Clause 8 Article 24 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Points a and b Clause 8 Article 24 hereof;

b) Allowing an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 5 Article 33 hereof, or directly operating the vehicle committing any of the violations specified in Point b Clause 5 Article 33 hereof;

13. A fine ranging from VND 28,000,000 to VND 32,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 56,000,000 to VND 64,000,000 upon an organization that is the owner of a car, tractor, heavy-duty vehicle, or car-like vehicle and requests or allows an employee or representative to operate the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 6 Article 33 hereof, or directly operates the vehicle committing any of the violations specified in Point a Clause 6 Article 33 hereof.

14. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Points b, d, h, i and k Clause 5; Points b and e Clause 7; Points e, g and i Clause 8 of this Article shall lead to confiscation of license plates and certificates of vehicle registration (in case already reissued); confiscation of fabricated documents, files and paper; confiscation of license plates, equipment used to modify the license plates, certificates of vehicle registration, certificates and stamps certifying technical and environmental safety of the vehicles and temporary vehicle registration that are unsatisfactory or erased;

b) The violation specified in Point a Clause 5, Point a Clause 7, Point dd Clause 8, Point b Clause 9 of this Article shall lead to confiscation of vehicles;

c) The violation(s) specified in Points g and h Clause 5, Point m Clause 7; Point e Clause 8 of this Article in case of no certificates of vehicle registration or using certificates of vehicle registration issued by other than competent agencies, not matching chassis number or engine number of the vehicle or erased (including trailers and semi-trailers) without documents proving vehicle origin (no documents, certificates on transfer of vehicle ownership or documents, certificates on legal vehicle origin) shall lead to confiscation of vehicle;

d) The violation(s) specified in Points g, h, i and k Clause 5; Points g, i and m Clause 7; Points b, c, d, dd, e, g and i Clause 8; Points c, d, dd and h Clause 9; Points a and e Clause 10 of this Article in case vehicle owners directly operate the vehicles shall lead to suspension of driving license (in case of road vehicles) and certificates of training in traffic rules (in case of heavy-duty vehicles) from 1 month to 3 months;

dd) The violation(s) specified in Points b, c, d, dd, g and h Clause 10; Clause 11; Point b Clause 12 of this Article in case vehicle owners directly operate the vehicles shall lead to suspension of driving license (in case of road vehicles) and certificates of training in traffic rules (in case of heavy-duty vehicles) from 2 months to 4 months;

e) The violation(s) specified in Point a Clause 12 and Clause 13 of this Article in case vehicle owners directly operate the vehicles shall lead to suspension of driving license (for motor vehicles) or certificate of training in traffic rules (for heavy-duty vehicles) for 3 months to 5 months;

g) The violation(s) specified in Clauses 3 and 6 of his Article in case vehicle owners directly operate vehicle carrying exceeding 50% to 100% more passenger than permitted number shall lead to suspension of driving license from 1 month to 3 months;

h) The violation(s) specified in Clauses 3 and 6 of his Article in case vehicle owners directly operate vehicle carrying exceeding 100% more passenger than permitted number shall lead to suspension of driving license from 3 months to 5 months;

i) The violations specified in Point h Clause 7, Point d Clause 9, Point a Clause 10, Clause 11, Point a Clause 12 of this Article where the cargo container or payload of the vehicle is not conformable shall lead to suspension of the certificate of technical and environmental safety and stamp of technical and environmental safety for 1 month to 3 months;

k) The violation specified in Points a, e and g Clause 9 of this Article shall lead to suspension of certificates and stamps of technical and environmental safety for 1 month to 3 months;

l) The violation(s) specified in Clause 3 and Clause 6 of this Article in case carrying exceeding 50% of number of passengers permissible for transport shall lead to suspension of badges from 1 month to 3 months (if any). The violation(s) specified in Points h and i Clause 7; Points c, d and dd Clause 9; Clause 10; Clause 11; Clause 12; Clause 13 of this Article shall lead to suspension of badges from 1 month to 3 months (if any).

15. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) In case of violation(s) specified in Clause 1; Point b Clause 2 of this Article, enforced restoration of brands and paint color according to certificates of vehicle registration as per the law;

b) In case of violation(s) specified in Point a Clause 2 of this Article, enforced replacement with equipment satisfactory to technical safety standards as per the law;

c) In case of violation(s) specified in Point c Clause 4 and Point dd Clause 7 of this Article, enforced compliance with regulations and law on license plates and lettering on sides and doors of vehicles;

d) In case of violation(s) specified in Points a, e and g Clause 9 of this Article, enforced restoration to original shape, size or technical condition of the vehicle and inspection before permitting operation;

dd) In case of violation(s) specified in Point h Clause 7, Point d Clause 9, Point a Clause 10, Clause 11, Point a Clause 12 of this Article where trunks and amount of goods permissible for transport are not conformable to applicable regulations and law, enforced adjustment of trunks in a manner that is satisfactory to applicable regulations and law, inspection and adjustment of amount of goods in a manner that is satisfactory to certificates of technical and environmental safety before permitting operation of vehicle;

e) In case of violation(s) specified in Clause 3 and Clause 6 of this Article (in case of passenger transportation), enforced allocation of other vehicles to carry passengers exceeding permissible amount;

g) In case of violation(s) specified in Point g, h, i and k Clause 7; Point c Clause 8; Point d and dd Clause 9; Clause 10; Clause 11; Clause 12; Clause 13 of this Article where bridges and roads are damaged, enforced restoration to original condition prior to the administrative violations;

h) In case of violation(s) specified in Point b Clause 4; Points e and g Clause 5; Points c, d, l and m Clause 7 of this Article, enforced adoption of procedures for vehicle registration, registration for transfer, revision and revocation of certificates of vehicle registration, license plates and certificates of technical and environmental safety as per the law (except for cases of vehicle confiscation).

Article 31. Penalties imposed upon attendants on buses, fixed-route passenger vehicles, contract-based passenger vehicles, and tourist vehicles violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 80,000 to VND 100,000 shall be imposed for:

a) Failure to help passengers that are children or the elderly that cannot get on and off the vehicle themselves, the people suffering from mobility or visual impairments;

b) Failure to wear uniforms and name tags.

2. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon a bus attendant that collects money without giving tickets to passengers, or sells tickets at higher prices than prescribed rates.

3. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed upon an attendant on a fixed-route passenger vehicle that collects money without giving tickets to passengers, or sells tickets at higher prices than prescribed rates.

4. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Transfer passengers to another vehicle without their consent; threatening, humiliating passengers; fighting over passengers; forcing passengers to use services against their will;

b) Forcing passengers to get off the vehicle to avoid inspection by competent persons.

5. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for assaulting passengers.

6. The person committing any of the violations specified in Clause 2, Clause 3 of this Article (overcharging passengers) shall be compelled to return the illegal profit earned from committing the violation.

Article 32. Penalties imposed passengers violating traffic rules

1. A fine ranging from VND 50,000 to VND 100,000 shall be imposed for:

a) Failure to follow the instructions on road safety of the driver and attendants;

b) Disturb the order on the vehicle.

2. A fine ranging from VND 300,000 to VND 400,000 shall be imposed for:

a) Bringing hazardous, flammable explosive chemicals, dangerous goods, or prohibited goods to the vehicle;

b) Hanging from the vehicle; standing, sitting, lying on the hood, roof, or luggage trunk; opening vehicle doors or committing other unsafe acts while the vehicle is running.

3. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for threatening and harming health of other passengers, drivers and attendants on vehicles.

4. Apart from incurring fines, the person that commits any of the violations specified in Point a Clause 2 of this Article shall have the hazardous, flammable explosive chemicals, dangerous goods, or prohibited goods that are brought on the passenger vehicle confiscated.

Article 33. Penalties imposed upon operators of tracked vehicles, the vehicles exceeding the capacity or dimensional limit of the bridge or road (including passenger vehicles)

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for failure to comply with transport permit, except for violations specified in Points a and b Clause 3; Points b and c Clause 4 of this Article.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for operating a vehicle whose GVW exceeds the capacity of the bridge or road by exceeding 10% to 20%, unless it is permitted in an unexpired license for transport.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) Carrying goods exceeding the dimensional limit of the bridge or road written in the License for transport;

b) Operating a tracked vehicle on public roads without a License for transport or an unexpired one, or without taking measures to protect the road on which it is running;

c) Operating a vehicle whose size or cargo size exceeds the dimensional limit of the bridge or road on which it is running, unless it is permitted in an unexpired license for transport;

d) Operating a vehicle whose GVW or gross axle weight (including cargo and passengers thereof) exceeds the capacity of the bridge or road by exceeding 20% to 50%, unless it is permitted in an unexpired license for transport.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle whose GVW or gross axle weight (including cargo and passengers thereof) exceeds the capacity of the bridge or road by exceeding 50% to 100%, unless it is permitted in an unexpired license for transport.

b) Operating a vehicle with an unexpired License for transport but the GVW or gross axle weight of which (including cargo and passengers thereof) exceeds the limit written in the License for transport;

c) Operating vehicles with valid license for transport without sticking to routes designated in the license for transport.

5. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for operating a vehicle whose GVW or gross axle weight (including cargo and passengers thereof) exceeds the capacity of the bridge or road by exceeding 100% to 150%, unless it is permitted in an unexpired license for transport.

6. A fine ranging from VND 14,000,000 to VND 16,000,000 shall be imposed for:

a) Operating a vehicle whose GVW or gross axle weight (including cargo and passengers thereof) exceeds the capacity of the bridge or road by exceeding 150% unless it is permitted in an unexpired license for transport;

b) Disobeying the order for weight or size inspection; transferring load or using other tricks to pass the inspection.

7. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 1, Clause 3, Point a Clause 4 of this Article shall lead to suspension of driving license (for cars, tractors, and car-like vehicles) or the certificate of training in traffic rules (for heavy-duty vehicles) for 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Points b and c Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license (for cars, tractors, and car-like vehicles) or the certificate of training in traffic rules (for heavy-duty vehicles) from 2 months to 4 months;

c) The violation(s) specified in Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license (for cars, tractors, and car-like vehicles) or the certificate of training in traffic rules (for heavy-duty vehicles) from 3 months to 5 months.

8. If the road infrastructure is damaged by the violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the vehicle operator committing such violations shall be compelled to repair the damage apart from incurring the penalties.

Article 34. Penalties imposed upon street racers and street racing watchers

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for:

a) Gathering to cheer, incite speeding, weaving, chasing, or street racing;

b) Illegally racing bicycles, motored bicycles, tricycles, animal-powered vehicles, or animals on public roads.

2. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for illegally racing motorcycles, mopeds, and electric motorcycles.

3. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for illegally racing cars.

4. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point b Clause 1 of this Article shall lead to confiscation of vehicles (except for animals use to ride or tow);

b) The violation(s) specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall lead to confiscation of vehicle and revocation suspension of driving license from 03 months to 05 months.

Article 35. Penalties imposed upon operators of motor vehicles bearing foreign license plates

1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon the operator of a motor vehicle bearing a foreign license plate who commits any of the following violations:

a) Operating a vehicle without a symbol for nationality recognition;

b) The vehicle documents are not translated into English or Vietnamese;

c) Operating a passenger vehicle without a list of passengers.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) Operating the vehicle within Vietnam’s territory beyond the deadline;

b) Operating the vehicle beyond permissible areas;

c) Operating the vehicle without a license for international transport or international shipping badge or without an unexpired one;

d) Operating a vehicle without a temporary license plate (if required) or one issued by a competent authority;

dd) Transporting passengers or cargo against concluded Agreements or Protocols on road transport;

e) Operating a right-hand drive vehicle or a foreigner’s vehicle in Vietnam on public roads for tourism purposes without a guiding vehicle as prescribed;

g) The nationality of the operator of the right-hand drive vehicle or a vehicle bearing a foreign license plate is not correct.

3. Apart from incurring penalties, the vehicle operator that commits any of the violations in Point a, Point c, Point d, Point dd Clause 2 of this Article shall be compelled to re-export the vehicle from Vietnam.

Article 36. Penalties imposed upon operators of vehicles registered to be operated within in free trade zones and border checkpoint economic zones

1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon the operator of a motorcycle or moped who commits any of the following violations:

a) Failure to present the declaration of temporarily imported road vehicles;

b) Operating the vehicle without a badge or an unexpired one or one issued by a competent authority.

2. A fine of VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the operators of a car or car-like vehicle who commits any of the following violations:

a) Failure to present the declaration of temporarily imported road vehicles;

b) Operating the vehicle without a badge or an unexpired one or one issued by a competent authority.

3. Apart from incurring fines, the vehicle operator that commits the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Point b Clause 1, Point b Clause 2 of this Article in case of expired badges or badges issued by other than competent authorities shall lead to confiscation of badges;

b) The vehicle shall be confiscated in case of recommitment of any of the violations specified in Clause 1, Clause 2 of this Article.

4. Apart from incurring penalties, the vehicle operator that commits any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be compelled to return the vehicle to the free trade zone or border checkpoint economic zone.

Article 37. Penalties for violations against regulations on driver training and driving test

1. A fine ranging from VND 600,000 to VND 800,000 shall be imposed upon the driving instructor who commits any of the following violations:

a) Allowing the learner who is not wearing the learner’s badge to drive the instructional vehicle;

b) Carrying passengers or cargo on the instructional vehicle against the law;

c) Failure to adhere to the route in the license for instructional vehicle; failure to sit next to the learner to assist in steering (even in the practice yard and on public roads);

d) Failure to wear the instructor’s badge while teaching;

dd) Failure to have a lesson plan or a suitable one;

e) Driving instructors' failure to carry valid license for instructional vehicle.

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a driver training institution that commits any of the following violations:

a) Using a vehicle without a roof or solid seat for learners as an instructional vehicle as per the law;

b) Failure to sign and finalize training contracts with learners; signing or finalizing a training contract not bearing the learner’s signature;

c) Failure to publicize enrolment and training regulations and tuition rate as per the law.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) The driver training institution that fails to appoint an instructor to sit next to the learner to assist in driving, or appoint an unqualified person as an instructor;

b) The driver training institution that uses an instructional vehicle without the license for instructional vehicle or the “Tập lái” (Driving instruction) sign, fails to write the name of the training institution on the doors or both sides of the vehicle;

c) The driver training institution that uses an instructional vehicle without a twin brake system or a working one;

d) The driver training institution that recruits learners whose age, health, education, seniority, or length of safe driving does not match the class of vehicle they learn;

dd) The driver training institution that does not have adequate driving instructors to serve the training capacity from time to time;

e) The driver training institutions’ failure to fully store documents of a training course as per the law;

g) The individual that provides false information or fraudulent documents to be allowed to learn, take the test and to be granted the driving license or certificate of training in traffic rules;

h) Driver training institutions' failure to maintain conditions specified in “National technical regulations on road driver training institutions”, except for violation(s) specified in Clauses 4, 5 and 7 of this Article;

i) The driver training institutions' failure to fully store documents of a training period;

k) Persons attending driving test carrying cell phones or devices allowing telecommunication via images and sound to rooms for written test, on testing vehicles or conducting other violations thus falsifying the test results.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon:

a) The driver training institution that provides driver training beyond the capacity written in the license for driver training;

b) The driver training institution that provides driver training at a location other than that written in the license for driver training;

c) The driver training institutions’ failure to fully store documents of 2 or more training courses as per the law;

d) The driver training institution that allows more learners on an instructional vehicle than the legal limit;

dd) The driver training institution that fails to have adequate classrooms or classrooms having adequate teaching materials;

e) The driver training institution that fails to a decent practice yard or without one that satisfies all requirements;

g) The driver training institution that does not have adequate instructional vehicles of all levels to serve the training capacity from time to time or using instructional vehicles for training of inadequate level;

h) The driving test center that fails to publicly post the testing charges and other service charges as prescribed;

i) The driver training institution’s failure to obtain properly functional devices to monitor attendance during theory classes, period and route of practice driving classes of learners;

k) The driver training institution's failure to install properly functional sound system to publicly announce errors of driving examinees during circuit tests as per the law;

l) The driving training institution’s failure to equip adequate properly functional screens to publicize recorded images of rooms for theory tests and driving test results as per the law.

5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon:

a) The driver training institution that provides driver training in vehicle classes other than those permitted;

b) The driver training institution that fails to adhere to the prescribed training program;

c) The driver training institution that issues Certificates of course completion or certificates of basic training to learners against the rules;

d) The driver training institution that uses technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere in operation and falsify data of devices monitoring attendance in theory classes, period and route of practice classes;

dd) The driver training institution that fails to install adequate and properly functional surveillance camera recording images of theory tests and circuit tests as per the law;

e) The driver training institution whose more than 50% of vehicles for circuit testing are ineligible for testing as per the law;

g) The driver training institution whose more than 50% of vehicles for road testing are ineligible for testing as per the law;

h) The driver training institution whose more than 50% of computers for theory testing are ineligible for testing as per the law;

i) The driver training institution that deliberately repositions function rooms or changes the tests without acceptance of competent regulatory agencies;

k) The driver training institutions' failure to fully store documents of 2 or more training periods as per the law.

6. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed on an individual and from VND 12,000,000 to VND 16,000,000 on an organization which organizes admission and training for driver without having license for driver training.

7. A fine ranging from VND 16,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the driving test center that:

a) Changing or using the testing software, grading devices, and classes of testing vehicles without approval by a competent authority;

b) Using a computer having answers to the questions or connected to a network outside the examination room during the driver knowledge test;

c) Using inaccurate grading devices during the test; using improper markings or symbols on the testing yard or testing vehicle during the test.

8. The driving instructor that allows the learner to commit any of the violations specified in Article 5 of this Decree shall incur a corresponding penalty for such violation.

9. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The driver training institutions committing violation(s) specified in Points a, b, c, d, dd and e Clause 3; Points a, b, d, dd, e, g and i Clause 4; Point d Clause 5 of this Article shall be suspended from admission from 1 month to 3 months;

b) The driver training institutions committing violation(s) specified in Point c Clause 4; Points a, b, c Clause 5 of this Article shall be suspended from admission from 2 months to 4 months;

c) The driver training institutions committing violation(s) specified in Point i Clause 3; Points k and l Clause 4; Points dd, e, g, h and i Clause 5 of this Article shall have the “Certificate of qualified driving test center” suspended from 1 month to 3 months;

d) The driving test center that commits any of the violations specified in Point k Clause 5; Clause 7 of this Article shall have the certificate of qualified driving test center suspended from 2 months to 5 months;

dd) The violation(s) specified in Point g Clause 3 of this Article shall lead to confiscation of fraudulent documents.

Article 38. Penalties for violations against regulations on inspection of technical and environmental safety of motor vehicles

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon the inspector of the Registry who commits any of the following violations:

a) Falsifying inspection results;

b) Failure to follow relevant procedures and regulations during the inspection.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7.000.000 shall be imposed upon the Registry that commits any of the following violations:

a) Failure to publicly put up inspection procedures at its office;

b) Failure to carry out inspections as assigned;

c) Employing unqualified people as inspectors;

d) Carrying out inspections without adequate devices and personal protective equipment;

dd) Failure to assign adequate number of inspector per inspection line;

e) Number of vehicles inspected and issued with certificates per inspection line exceeding that prescribed by regulations and law.

3. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed upon the Registry that commits any of the following violations:

a) Using a testing device without a certification or an unexpired one;

b) Using a testing device that is broken and thus inaccurate;

c) Failure to supervise the inspection processes and verify inspection results;

d) Failure to store inspection data as per the law.

4. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 1 of this Article shall lead to suspension of inspector certificate shall be suspended from 1 month to 3 months;

b) The violation(s) specified in Points c, d ,dd and e Clause 2; Points a and b Clause 3 of this Article shall lead to suspension of certificates of satisfaction of conditions for motor vehicle inspection from 1 month to 3 months.

Chapter III

VIOLATIONS, PENALTIES, FINES, AND REMEDIAL MEASURES FOR RAIL TRANSPORT OFFENCES

Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY SIGNALS, RAILWAY RULES, AND RAILWAY SAFETY

Article 39. Penalties for violations regarding installation of signaling systems and devices at railroad crossings and road-rail bridges; connection between traffic lights and lights installed at railroad crossings and road-rail bridges; provision of safety information at junction between railways and roads

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway infrastructure management, operation, and maintenance that commits any of the following violations:

a) Failure to provide adequate safety information to execute tasks at safety signaling positions;

b) Failure to provide adequate equipment serving safety signally as per the law.

2. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed on a national railway infrastructure company, an organization assigned to manage and maintain national railway infrastructure or an owner of specialized railway with road-rail bridges that commits any of following violations:

a) Failure to establish means of communication between stations at 2 ends of bridges to ensure coherent and safe traffic as per the law;

b) Failure to establish road and rail connection at road-rail bridges under management of the company as per the law.

3. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on an organization assigned to manage, utilize and maintain road infrastructure, a railway infrastructure company, an organization assigned to manage and maintain national railway infrastructure or an owner of specialized railway that commits any of following violations:

a) Failure to adequately install and maintain normal operation of signaling systems, signals and equipment at level-crossings and road-rail bridges, failure to organize safety measures as per the law;

b) Failure to report promptly, failure to cooperate with competent agencies regulating traffic to ensure safe traffic at level crossings when traffic lights situated on road section of the level crossings under management are damaged;

c) Failure to issue policies on reporting and maintaining signal connection systems under management as per the law;

d) Failure to prepare plans for construction and maintenance of structures and equipment of signal connection systems under management as per the law.

4. Apart from the penalties, the organization assigned to manage, utilize and maintain road infrastructure that commits the violation specified in Point a Clause 3 of this Article shall be compelled to adequately install and maintain signaling systems and devices and implementing safety measures at railroad crossings as prescribed.

Article 40. Penalties for violations against regulations on inspection and repair of coaches, train assembly and brake testing

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon the inspector that:

a) Fails to inspect and repair inbound and outbound trains or inadequately inspects and repairs inbound and outbound trains;

b) Repairs coaches on the rail in a station without implementing safety measures as per the law;

c) Allows a car unsatisfactory to national technical regulations on technical and environmental safety connects with the train;

d) Fails to detect or repair damage to the coaches and thus causes train delay.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon a train dispatcher or traffic controller who assembles a train against national technical regulations on rail operation.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a train dispatcher or traffic controller that:

a) Assembles a train that includes a car unsatisfactory to national technical regulations on technical and environment safety, unless the vehicle is put to test or damaged vehicle is brought back to facility for repair;

b) Assembles cargo coaches that contain animals, stinky goods, flammable/explosive substances, hazardous substances, or other dangerous goods into a passenger train.

4. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon a traffic controller, train captain, train driver, or train inspector that:

a) Allows a train without sufficient brake pressure to run from the assembly station to another station that requires brake testing;

b) Allows a train to run without brake testing.

5. A fine of VND 3,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon a rail transport enterprise, railway infrastructure enterprise or owner of specialized railway that commits any of the following violations:

a) The rail transport enterprises failing to regulate contents and titles in charge of technical inspection as per the law;

b) Railway infrastructure enterprises and owners of specialized railway failing to regulate location for technical inspection of the train and failing to supervise the technical inspection as per the law.

6. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on an organization assigned to repair, manage and utilize railway vehicles which lacks adequate and necessary technical equipment, components and materials to prepare, examine and maintain railway vehicles at locomotive station and rail car repair stations as per the law.

7. Apart from incurring penalties, the person that commits any of the violations specified in Clause 4 of this Article shall be compelled to carry out brake testing as prescribed.

Article 41. Penalties for violations against regulations on shunting

1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon the driver of the shunter, shunting commander or worker that:

a) Allows the locomotive to move before receiving a shunting plan or signal from the shunting commander;

b) Exceeds the permissible shunting limit;

c) Kicks or drops a coach marked “No kicking”, or in a station where kicking is prohibited;

d) Kicks a coach to a track where another coach is under repair or loading; kicks a coach to a track in the rail section or a track where lighting is insufficient, or in a foggy or storming whether;

dd) Lets the coach pass the safety mark after shunting, except for prescribed special cases;

e) Leaves a locomotive or coach on a safety track without order from a competent person;

g) Place chokes on the rail where prohibited;

h) Carries out shunting before the coaches are connected as prescribed;

i) Leaves unclassified and coaches on the station rail in the rail section or separate track without connecting them or applying the brakes at the ends of the consists or choking properly.

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 1,500,000 shall be imposed upon the train driver or shunting commander who shunts the train beyond the station perimeter.

3. A fine ranging from VND 1,500,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a train dispatcher or traffic controller that:

a) Leaves cars carrying dangerous commodities (flammable and explosive substances) disconnected from the train and separated from one another, choked improperly, situated on other than a separate track or indicated with mobile “stop” signals after shunting;

b) Fails to switch rails that are leading to cars containing dangerous commodities (explosives and flammable substances) to other routes.

4. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to repositioning of cars containing dangerous commodities (explosives and flammable substances in accordance with regulations and law on shunting;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 3 of this Article shall lead to repositioning of rails to lead to other routes in accordance with regulations and law on shunting.

Article 42. Penalties for violations against regulations on train operation

1. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon the operators, captains and vices in charge of passenger safety of passenger trains, or traffic controllers who fail to sign the warning.

2. A fine ranging from VND 400,000 to VND 500,000 shall be imposed upon the train drivers, train captains, vices, traffic controllers, train inspectors or accompanying technicians who fail to perform brake test, fully specify details or sign the certification of brake functionality as prescribed.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon the train driver that:

a) Reverses the train in a foggy or stormy weather without receiving signals;

b) Reverses the train while the signal transmission is interrupted while another train in the same direction is running behind;

c) Reverses the train in the rail section without orders;

d) Runs or reverses the train without permission after a distress signal has been sent;

dd) Reverses the train when is pushed by a locomotive to the rail section.

4. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon a traffic controller, train captain, train driver, or switchman that:

a) Traffic controller, driver and captain allowing the trains to enter rails connecting 2 stations without obtaining permission to do so;

b) Traffic controller and switchman allowing unauthorized persons to perform their tasks without permission.

5. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article shall also have his/her driving license suspended from 1 month to 3 months.

Article 43. Penalties for violations against regulations on receiving and sending trains

1. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon a rail worker that commits any of the following violations on guard duty:

a) Failure to receive or send inbound and outbound trains while on watch at the station, switch, crossing, road-rail bridge, or while patrolling a bridge or road, or failure to do so properly, except for violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article;

b) Failure to record every telegram while on watch at the station;

c) Failure to record sufficient information about the times when trains pass by while on watch at the station, crossing, or road-rail bridge.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon the traffic controller allows the train to park before the entrance signal post without acceptable explanation.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon the flagman at the crossing or road-rail bridge that fails to erect the barrier on time.

4. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon the traffic controller that commits any of the following violations:

a) Failure to take safety measures when a train is approaching;

b) Mistaking the trains;

c) Receiving or sending a train without taking the switch key or lock the switch;

d) Allows a train to enter a rail section without notifying the flagman or persons watching road-rail bridges as prescribed;

dd) Allowing other railway vehicles to take over main rail in the stations, unless in case of force majeure (dodging, overtaking, shunting, coupling, evacuation and rescue);

e) Failure to inform traffic controllers about stations of arrival and stations of departure, train dispatchers about train number, actual time of arrival and departure and crossing when the trains arrive, depart and cross the stations as per the law;

g) Failure to examine and confirm whether shunting or coupling may have influenced and obstructed tracks for receiving and sending trains as per the law.

Article 44. Penalties for violations against regulations on observance of railway signals

1. A fine ranging VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon the train driver, shunting commander or worker that commits any of the following violations:

a) Failure to respond to shunting signals by blowing the train whistle;

b) Failure to send appropriate signals while shunting.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed on flagman and persons watching road-rail bridges for failing to regulate traffic when barriers are down, lighting signals are not functioning or improperly functioning.

3. A fine to VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon the train driver or train captain that:

a) The train driver or captain who allows the train to run without receiving a safety signal from the traffic controller or the signaling employee;

b) The train driver who drives the train pass the signals to enter or leave a closed station without permission from the chief traffic controller;

c) The train driver who fails to stop the train when it reaches the protective flare and the flare sets off ;

d) The train driver who keeps the train running after receiving the stop signal.

4. Apart from incurring fines, a vehicle operator that commits any of the violations specified in Points b, c and d Clause 3 of this Article shall also have his/her driving license suspended from 1 month to 3 months.

Article 45. Penalties for violations against regulations on development and publication of maximum load order, maximum speed order and timetable

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on a rail transport enterprise who fails to publicize or inadequately publicize timetable as per the law.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon a national rail infrastructure enterprise that commits any of the following violations:

a) Failure to adequately publicize timetable on mass media and website of the enterprise as per the law;

b) Failure to publicize maximum load order and maximum speed order on website of the enterprise as per the law.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on a national rail infrastructure enterprise who fails to adequately satisfy work items specified in the maximum load order, maximum speed order and timetable as per the law.

Article 46. Penalties for violations against regulations on train dispatching

1. A fine ranging from VND 200,000 to VND 400,000 shall be imposed upon the train dispatcher that fails to check the adherence to the timetable and train assembly plan.

2. A fine of VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon the train dispatcher that commits any of the following violations:

a) Sending train orders ultra vires;

b) Failure to order the traffic controller to send warnings to the train driver in time;

c) Failure to order the blockade of a rail section to execute construction or repair railway infrastructure; sending a rescue train or building train to the section that need blocking;

d) Causing train delay or traffic congestion due to late transmission of orders.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon the train dispatcher who fails to warn train driver, train captain, or traffic controller as per the law.

Article 47. Penalties for violations against regulations traffic at railroad crossings, road-rail bridges, and tunnels

1. A fine ranging from VND 60,000 to VND 100,000 shall be imposed on any pedestrian who trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge when barrier is moving or has closed or the light has turned red; disobeys the signals, signs, road markings, or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge, or tunnel.

2. A fine ranging from VND 80,000 to VND 100,000 shall be imposed on any bicycle, motored bicycle, or non-motorized vehicle operator that disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.

3. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon any bicycle, motored bicycle, non-motorized vehicle operator that stops or parks within crossing length; trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.

4. A fine ranging from VND 200,000 to VND 300,000 shall be imposed upon any motorcycle and moped operator (including electric motorcycles) who stops or parks within the length of the crossing or road-rail bridge, or disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.

5. A fine ranging from VND 600,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon any motorcycle and moped operator (including electric motorcycles) that trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.

6. A fine ranging from VND 800,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon any operator of a car, tractor or heavy-duty vehicle who stops parks or makes an u-turn within the length of the crossing or road-rail bridge; disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.

7. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon any operator of a tractor or heavy-duty vehicle who trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.

8. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon any operator of a car or car-like vehicle who trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.

9. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed upon any operator of a road vehicle who:

a) Damages the barrier or other equipment at the crossing or road-rail bridge while operating the motor vehicle;

b) Drives a tracked vehicle, iron-wheel road roller, transporter of oversized cargo or cargo exceeding the dimensional limit across the crossing without notifying the crossing management unit, or without taking safety measures properly.

10. Apart from incurring fines, persons committing violations specified in Clauses 5, 7, 8 and 9 of this Article shall also have their driving license (in case of motor vehicles) or certificates of training in traffic rules (in case of heavy-duty vehicle) from 1 month to 3 months.

11. Apart from incurring the penalties, the vehicle operator who commits any of the violations specified in Clause 9 of this Article shall be compelled to repair the damage caused by the violation.

Article 48. Penalties for violations against regulations on prevention and settlement of railway accidents

1. A warning or a fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon the individual that fails to report railway accident, behavior or incident potentially obstructing or rendering rail transport unsafe to the nearest train station, railway authority, local authority, or police station.

2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon the responsible individual who fails to discover incidents or obstacles on the railway that threaten the rail transport safety, or fails to report them or take protective measures properly.

3. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon the responsible individual who fails compile initial documents about the accident; fails to report the railway accident relevant entities as prescribed.

4. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to provide adequate documents and evidence relating to railway accidents; failure to transfer initial documents on the accidents as per the law;

b) Failure to perform rescue duty while capable;

c) Failure to be present at the crash scene of a railway accident when informed or when requested for cooperation and assistance;

d) Failure to take measures for preventing railway accidents when discovering or informed of damage to a railway work;

dd) Failure to resolve the issues affecting the train operation;

e) Obstructing the restoration of the railway when an accident happens.

5. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon any person:

a) Changing the crash scene;

b) Taking advantage of the railway accident to appropriate property or vehicle involved in the accident; disturbing, obstructing the handling of the railway accident;

c) Failure to report to a competent authority after causing a railway accident;

d) Failure to cooperate or disobeying orders of competent persons or authorities for repair of damage and restoration of rail transport.

6. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed upon a rail infrastructure enterprise, urban railway enterprise or specialized railway enterprise that commits any of the following violations:

a) Failure to establish a rescue body or analysis body upon railway accidents as per the law;

b) Failure to store documents on railway accidents, failure to regularly update figures of railway accidents as per the law;

c) Failure to specify responsibilities of units participating in national railway in dealing with railway accidents, failure to publicize address and phone number of relevant organizations and individuals to enable handling railway accidents as per the law.

7. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the rail transport enterprise that commits any of the following violations:

a) Failure to develop and implement measures to prevent and remediate railway accidents to ensure safe and continuous rail transport;

b) Failure to obey direction of the organization in charge of preventing and handling railway accidents;

c) Failure to report threats to train operation and suspension of train operation to the traffic controllers at two ends of the rail section where the threat is found, or to the rail transport operators;

d) Failure to suspend train operation when the rail infrastructure is found threatening train operation safety;

dd) Failure to establish response and rescue teams to deal with railway accidents.

Article 49. Penalties for violations against regulations on railway safety assurance

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon any person:

a) Walking, standing, lying, sitting or conducting other activities on railways, on bridges and tunnels solely for rail transport, other than railway personnel and competent agencies on duty;

b) Trespassing the fences or walls that separate the railway from the surrounding;

c) Taking animals across the railway at inappropriate positions, or leaving animals to pull a vehicle across the railway without a rider;

d) Walking, standing, lying, sitting or conducting other activities on the roof of the coach, locomotive, steps; hanging, standing, sitting on the sides of the coach, locomotive, or connector; opening the train doors; poking the head, arm, leg, or other stuff out the coach when the train is running, except for railway personnel and competent agencies on duty;

dd) Placing farm produce and other objects on the railway line or other railway works;

e) Spilling debris or other materials on the railway line.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon any person:

a) Anchoring a ship, boat, other watercraft or object within the safety perimeter of the railway bridge;

b) Placing a road vehicle, equipment, materials, or cargo in the railway clearance, except for the violations specified in Point b Clause 3 of this Article.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon any person:

a) Obstructing the train operation; arbitrarily using signals or equipment to stop the train, unless a threat to railway safety is found;

b) Placing obstacles on the railway line;

c) Opening closed barriers on purpose.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 16,000,000 upon an organization which owns electricity or telecommunication structure that commits any of the following violations:

a) Failure to adopt measures to ensure railway structure safety and rail transport safety in case the electricity or telecommunication structure is situated within safety perimeter of the railway work and railway safety corridor;

b) Failure to adopt safety measures thus causing the electricity structure or power lines to disturb railway information and signaling systems;

c) Failure to adopt measures to ensure safety of railway equipment, structure and rail transport in case the power lines are met with accidents or downed within safety perimeter of the railway work and railway safety corridor;

5. A fine ranging from 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon any individual who drops wood, stones, or other objects causing a railway accident.

6. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on a national railway infrastructure company, an organization assigned to manage and maintain national railway infrastructure or an entity managing and utilizing specialized crossing that fails to assign personnel to guard the crossings under management as per the law.

7. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon a national rail infrastructure enterprise that commits any of the following violations:

a) Failure to adopt technical solutions to ensure rail transport safety during utilization and trade of railway infrastructure with respect to routes permitted to use slopes steeper than limited gradient;

b) Failure to develop safety measures to enable passengers to get on and get off trains in stations with platforms that have not been upgraded or renovated.

8. Apart from the fines, the violator shall also be compelled to:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 1 of this Article shall lead to removal from the railway, bridges and tunnels used solely for rail transport;

b) The violation(s) specified in Point dd Clause 1 of this Article shall lead to removal of farm produce and other objects from the railway line or other railway works;

c) The violation(s) specified in Point e Clause 1, Point b Clause 3 of this Article shall lead to removal of debris, obstacles, and other materials from the railway lines;

d) The violation(s) specified in Point a Clause 2 of this Article shall lead to removal of ships, boats, other watercrafts or objects from the safety perimeter of the railway bridges;

dd) The violation(s) specified in Point b Clause 2 of this Article shall lead to removal of road vehicles, equipment, materials and cargoes from the railway clearance;

e) The violation(s) specified in Clause 4 of this Article shall lead to adoption of measures to ensure railway safety;

Article 50. Penalties for violations against regulations on management of urban railway safety assurance

1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed upon an urban rail enterprise that commits any of the following violations:

a) Bringing urban railway into operation without certificates of verification of safety dossier of urban railway system as per the law;

b) Bringing urban railway into operation without periodic certificates of operation safety management system for urban railway that are valid or issued by competent agencies.

2. Apart from incurring penalties, urban railway enterprises committing violation(s) specified in Clause1 of this Article shall also be suspended from railway operation from 1 month to 3 months.

Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY INFRASTRUCTURE

Article 51. Penalties for violations against regulations on protection of railway works

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon any individual who dumps garbage on the railway or dropping domestic waste from the train to the railway.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Dumping or allowing toxic substances and wastes on railway or releasing wastes that have not been certified in terms of environmental hygiene on railway;

b) Dumping debris, other materials on the railway or dropping them from the train to the railway in transit;

c) Leaving flammable substances or explosives in safety perimeter of the railway work and railway safety corridor;

d) Obstructing rail transport signals;

dd) Damaging the railway drainage system;

e) Illegally placing concrete, wood, steel, or other materials within the railway or within safety perimeter of the railway work;

g) Pumping or releasing water or other liquid thus flooding the track ballast, impacting drainage capacity of railway drainage system or affecting railway structure quality and safety.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Digging, extracting, piling earth, stone or other materials within the perimeter of the railway work or the railway safety corridor;

b) Illegally damaging or dismantling walls and barriers separating railway from the surrounding areas; illegally displacing, destroying or removing railway station markers, markers of land areas for rail transport, fences which are used for concealing improvised pathways and pillars for restricting improvised pathways;

c) Damaging, changing, moving the signs, landmarks, or signals of railway works.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Creating improvised pathways across railway;

b) Illegally drilling, digging or cutting the railway;

c) Illegally dismantling or displacing the rails, sleepers, parts, components, supplies, and equipment of the railway signaling system;

d) Illegally extending telecommunication or power lines, constructing bridges, overpasses, tunnels, underpasses, sewers, electric poles, utility poles, water transmission and distribution system, pipes for water supply and drainage, telecommunication works (including structures serving national defense and security) across the railway or within land area for rail transport.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed on an individual and from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 on an organization that uses explosive or extracts stones, sand, or gravel causing the railway work to subside, crack, or blocking rail transport;

6. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Clause 1; Point a, Point b Clause 2 of this Article shall lead to removal of debris, hazardous substances, waste, and other materials from the railway;

b) The violation(s) specified in Point c Clause 2 of this Article shall lead to removal of flammable or explosive substances from the land area for rail transport;

c) The violation(s) specified in Point d Clause 2 shall lead to removal of objects that block the signs, landmarks, or signals of the railway work;

d) The violation(s) specified in Point dd Clause 2 of this Article shall lead to restoration to original condition of railway drainage system prior to the administrative violations;

dd) The violation(s) specified in Point e Clause 2 of this Article shall lead to removal of concrete, wood, steel, or other materials from the safety perimeter of the railway work;

e) The violation(s) specified in Point g Clause 2; Clause 3; Points a, b and c Clause 4; Clause 5 of this Article shall lead to restoration to original conditions prior to the administrative violations;

g) The violation(s) specified in Point d Clause 4 of this Article shall lead to deconstruction of constructions illegally built (without permit or different from permits) and restoration to original conditions prior to the administrative violations.

Article 52. Penalties for violations against regulations on construction, resource attraction, and other activities in the vicinity of railway works

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 2,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that carries out construction or resource attraction or other activities in the vicinity of a railway work without taking measures for assurance of railway work safety and rail transport safety.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 12,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Building a lime kiln, pottery kiln, brick kiln, cast iron, steel, or glass melting furnace at a distance of less than 10 m from the boundary of the railway safety corridor;

b) Building a house from flammable materials at a distance of less than 05 m from the boundary of the railway safety corridor;

c) Constructing telecommunication antennas, communication lines and power lines in a manner that distance from the bottom of said poles to the shoulders of roadbeds that are not cut or filled, bottom of the slopes of filled roads, top of the slops of cut roads, outer edges of structures of railway bridges, communication and signaling lines are less than 1.3 times the height of said poles or less than 5 meters without acceptance of Minister of Transport;

d) Executing construction or resource extraction or other activities in the vicinity of a railway work damaging the railway work;

dd) Erecting constructing within traffic safety corridor in crossing areas without assigning watchmen.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article causing a railway accident.

4. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Clause 1 of this Article shall lead to immediate adoption of measures to ensure railway safety;

b) The violations specified in Points a, b, c and dd Clause 2; Clause 3 of this Article shall lead to dismantling of construction work threatening railway safety;

c) The violation(s) specified in Point d Clause 2 of this Article shall lead to restoration to original condition of railway structures prior to the administrative violations.

Article 53. Penalties for violations against regulations on the use of land area for railway transport

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon an individual, from VND 600,000 to VND 1,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Illegally planting trees within urban railway safety corridor; planting trees taller than 1.5 m or lower than 1.5 m and affecting structure safety and stability and rail transport safety during utilization process or planting trees obstructing vision of road users within national railway and specialized railway safety corridor;

b) Trading goods, holding markets, herding cattle on the railway or within the perimeter of the railway or the railway safety corridor.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 upon an organization that uses land within the perimeter the railway work or the railway safety corridor for farming purposes damaging the railway work or causing it to subside or crack, or blocking rail transport.

3. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Illegally placing vehicles, equipment, materials, goods, wastes, or other items within the perimeter of the railway or the railway safety corridor, or in stations or depots;

b) Illegally erecting booths or tents within the land area for rail transport;

c) Placing, erecting advertising boards, sign boards or other obstacles within the land area for rail transport;

d) Delaying removal of the booths or construction, or obstructing the construction, repair, expansion, or assurance of railway work safety at the request of a competent authority.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Illegally erecting houses or other constructions (including constructions serving national defense and security) within land area for rail transport, except for violations specified in Points b and c Clause 3 of this Article; Point d Clause 4 Article 51 of this Decree;

b) Illegally erecting advertising boards or sign boards within the land area for rail transport.

5. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 1 of this Article shall lead to reduction in height of trees exceeding permitted height, relocation of trees planted against regulations and law or affecting structure safety and rail transport safety;

b) The violation(s) specified in Clause 2 of this Article shall lead to restoration to original condition prior to the administrative violations;

c) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to removal of vehicles, equipment, materials, goods, waste, and other objects from the railway work perimeter or railway safety corridor;

d) The violation(s) specified in Point b Clause 3 of this Article shall lead to dismantling and relocating tents and booths illegally erected from land area for rail transport;

dd) The violation(s) specified in Point c Clause 3 of this Article shall lead to removal of advertising boards, signboards and other obstacles illegally erected from the land area for rail transport;

e) The violation(s) specified in Point d Clause 3 of this Article shall lead to deconstruction or relocation of buildings, houses, tents or booths obstructing construction, renovation, extension and safety assurance of railway structures;

g) The violation(s) specified in Clause 4 of this Article shall lead to dismantling or relocation of houses, buildings, advertising panels or indication signs illegally built (without permit or in a manner that is inconsistent with the permits) from land area for rail transport.

Article 54. Penalties for violations against regulations on construction, management and utilization of essential works not affiliated with railway infrastructure but situated within land area for rail transport

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Commencing construction without obtaining written acceptance of construction methods, traffic safety measures and clearance period for construction issued by competent organizations as per the law;

b) Failure to hand over sites and as-built dossiers to relevant organizations after finishing construction as per the law;

c) Leaving materials, machinery and equipment for construction breaching the railway clearance when blocks are not cleared or clearance period of the blocks is expired.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to fully adopt measures to ensure rail transport safety during construction;

b) Failure to promptly reinforce essential works to ensure railway structure safety and rail transport safety upon detecting or receiving reports on damaged essential works;

c) Failure to take charge and relocate or renovate structures at request of competent agencies as per the law;

d) Failure to deconstruct the constructions upon expired;

dd) Failure to deconstruct the constructions that are inconsistent with permits or constructions whose permits are revoked or cancelled by competent agencies.

3. A fine ranging from VND 7,500,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on an individual, from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on an organization for commencing construction before being transferred with the construction premises as per the law.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on an individual, from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on an organization that causes rail transport accidents while commencing construction.

5. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point c Clause 1 of this Article shall lead to removal machinery, equipment and materials from the railway clearance;

b) The violation(s) specified in Points b and c Clause 2 of this Article shall lead to fortification, relocation or innovation of construction affecting rail transport safety at request of competent agencies;

c) The violation(s) specified in Points d and dd Clause 2 of this Article shall lead to deconstruction of expired constructions, constructions that are inconsistent with permits or constructions whose permits are revoked or cancelled.

Article 55. Penalties for violations against regulations on railway infrastructure administration and maintenance

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway infrastructure management, operation, and maintenance that commits any of the following violations:

a) Failure to prepare management list of crossings unconformable with Law on Railway; failure to prepare or update dossiers on dangerous locations for rail transport safety and improvised pathways across railway;

b) Failure to discover or report the discovered infringements upon the railway perimeter or the railway safety corridor under their management to competent authorities;

c) Failure to keep or properly keep records on management of railway works and railway safety corridors;

d) Failure to promptly detect or comply with regulations and law when detecting or receiving reports on violations against railway infrastructure;

dd) Failure to report threats to train operation and suspension of train operation to the traffic controllers at two ends of the rail section where the threat is found, to the rail transport operators or to users of railway infrastructure;

e) Failure to develop routes, adopt measures to ensure safety at dangerous locations regarding rail transport safety as per the law;

g) Failure to establish guard posts at crossings that are dangerous locations regarding rail transport safety on national railway; failure to provide professional training on guarding and patrolling as per the law for persons assigned by local governments to guard and patrol at improvised pathways;

h) Failure to develop quality control system for railway structure maintenance as per the law;

i) Failure to maintain technical status and quality of railway infrastructure as publicized or facilitating railway structure accidents due to failure to maintain railway structures as per the law;

k) Failure to promptly detect or comply with regulations and law when detecting or receiving reports on damage or degradation of railway structures, parts of railway structures or equipment attached to railway structures in terms of quality and thus unsafe for utilization and use;

l) Failure to follow procedures in case of expired railway structures need to be used further.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 upon an organization assigned to manage and dispose improvised pathways that commits any of the following violations:

a) Failure to narrow or remove the improvised pathways in dangerous locations regarding rail transport safety as per the law;

b) Failure to organize safety measures and guarding posts at improvised pathways in dangerous locations regarding rail transport safety as per the law.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway infrastructure management, operation, and maintenance that commits any of the following violations:

a) Failure to carry out or properly carry out inspections as per the law;

b) Failure to promptly repair damage to railway works;

c) Failure to repair, replace or fortify damaged parts of the railway infrastructure to ensure satisfaction with publicized maximum speed order and maximum load order;

d) Failure to examine implementation of construction methods and measures to ensure rail transport safety at construction sites on railway lines according to publicized maximum load order and maximum speed order.

4. Apart from incurring penalties, the violator shall also be compelled to:

a) The violation(s) specified in Clause 2; Points a and b Clause 3 of this Article shall lead to immediate adoption of measures to ensure rail transport safety as per the law;

b) The violation(s) specified in Point c Clause 3 of this Article shall lead to repair, replacement or fortification of damaged parts of the railway infrastructure to ensure its quality according to publicized maximum speed order and maximum load order.

Article 56. Penalties for violations against regulations on construction of railway works on railway in operation

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Failure to notify the supervisory agency of the railway work before commencing the construction;

b) Failure to provide adequate signaling and safety equipment during the construction;

c) Failure to install or properly install adequate warning signs and signals; failure to take measures to ensure rail transport safety during the construction process;

d) Operating construction equipment without an appropriate qualification as per the law;

dd) Retrieving warning signals before finishing construction and testing structure clearance to allow operation;

e) Executing railway structure construction under expired license for construction or under agreements of competent authorities in which time limit for construction has expired;

g) Placing building equipment, materials, warning signs, and other materials serving construction within the railway clearance after the blockade period is expired, except for violations specified in Point c Clause 2 of this Article;

h) Failure to notify supervisory agencies of railway structure of completion of the construction;

i) Commencing constructions without requesting for warning as per the law;

k) Failure to adopt measures to isolate blocks and operate trains as per the law when constructions are conducted on operational tracks.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Commencing construction without construction permit or without acceptance documents of competent agencies as per the law (if required by the law); failure to comply with construction permits or acceptance documents of competent agencies;

b) Failure to take measures for preventing accidents when finding that the construction threatens rail transport safety;

c) Improperly placing a vehicle, material, or construction equipment blocking rail transport or threatening traffic safety.

3. A fine ranging from VND 7,500,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on an individual, from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on an organization for commencing construction before being transferred with the construction premises as per the law.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 upon an organization that executes construction on an operational track without taking measures for ensuring railway safety causing a railway accident.

5. Apart from incurring fines, the organization or individual that commits any of the violations specified in Point e Clause 1, Point a Clause 2, Clause 4 of this Article shall also be suspended from construction or has the construction license (if any) suspended from 1 month to 3 months.

6. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violations specified in Point b Clause 1 of this Article shall lead to provision of adequate safety equipment and signaling devices;

b) The violations specified in Point c Clause 1 of this Article shall lead to provision of adequate warning signs, signals and immediate adoption of measures to ensure rail transport safety as per the law;

c) The violation(s) specified in Point g Clause 1 of this Article shall lead to removal machinery, equipment and materials serving construction, warning signs and temporary signs from the railway clearance;

d) The violation(s) specified in Point b Clause 2 of this Article shall lead to immediate adoption of measures to ensure rail transport safety as per the law;

dd) The violation(s) specified in Point c Clause 2 of this Article shall lead to repositioning of vehicles, materials and equipment for construction as per the law and not obstructing train operation;

e) The violation(s) specified in Point e Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article shall lead to restoration to original condition prior to the administrative violations.

Article 57. Penalties for violations against regulations on connection of railway lines

1. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on a national railway infrastructure enterprise, a urban railway enterprise or an owner of specialized railway that fails to detect or fails to develop measures to prevent and report promptly violations relating to connecting railway lines.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 upon an organization connecting railway lines that commits any of the following violations:

a) Illegally connecting railway lines;

b) Failure to adequately execute contents specified in permit for connecting railway lines;

c) Connecting without obtaining written agreements of entities managing railway lines to be connected as per the law;

d) Failure to transfer premises and as-built dossiers of construction within the construction areas as per the law after connecting.

Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY VEHICLES

Article 58. Penalties for violations against regulations on railworthiness

1. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 upon an organization that operates improvised vehicles on the railway.

2. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for each violating vehicle upon the organization in charge of administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:

a) Operating a vehicle on railway without having a railway vehicle registration certificate or using a railway vehicle registration certificate issued by other than competent agencies, except for moving recently imported vehicles, vehicle testing and moving vehicles towards yards for storage and preservation;

b) Operating a vehicle without a certificate of technical and environmental safety or a certificate of periodic inspection of technical and environmental safety, except for vehicle testing and moving damaged vehicles for repair; using certificates of technical and environmental safety or certificates of periodic inspection of technical and environmental safety that are issued by other than competent agencies or expired;

c) Allowing a vehicle banned from operation to operate on the railway;

d) Carrying passengers on a cargo carriage;

dd) Deliberately altering texture, shape and use functions of railway vehicles.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon an organization that commits any of the violations specified in Point c Clause 2 of this Article thus causing a railway accident.

4. Apart from the fines, the person or organization that commits the violations in Clause 1 of this Article shall have their improvised vehicle confiscated.

5. Apart from the fines, organizations committing violations specified in Point dd Clause 2 of this Article shall take remedial measures in form of restoration of structure, shape and use functions of the vehicles to their original conditions before operating the vehicles.

Article 59. Penalties for violations against regulations necessary information and instructions for railway vehicles

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 for each violating vehicle shall be imposed on an organization directly managing and operating railway vehicles (the total fine amount imposed on a single organization shall not exceed VND 150,000,000) that commits any of following violations:

a) Operating passenger cars on national railway without adequately putting up train rules and regulations, routes, names of transit stations and the destination station, measures to be adopted in case of fire or accident as prescribed;

b) Operating urban railway vehicles without providing adequate necessary information and direction for customers as prescribed.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon an organization directly managing and operating railway vehicles that fails to adequately put up the reference number, registration number and other symbols on each of the railway vehicles.

Article 60. Penalties for violations against regulations on braking equipment and assembling trains

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:

a) Failure to install automatic or manual brake or functional one on the railway vehicle;

b) Failure to install an emergency brake handle or a functional one in each passenger coach and at the working position of the captain;

c) Failure to periodically check and seal the emergency brake handle and pressure gauge;

d) Failure to install a pressure gauge or a functional one at the working position of the captain and some passenger cars;

dd) Failure to properly place the assembling equipment.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon the organization directly managing and operating railway vehicles that uses a rear signaling device without a certification that is unexpired and issued by a competent authority, or uses a rear signaling device that is not functional as per the law.

3. Apart from incurring penalties, the violator shall also be compelled to:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 1 of this Article shall lead to installation of equipment or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment namely automatic and manual brake;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 1 of this Article shall lead to installation of equipment or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment namely emergency brakes at working stations of captain and on passenger cars;

c) The violation(s) specified in Point d Clause 1 of this Article shall lead to installation of equipment or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment namely pressure gauges at working stations of captain and on passenger cars;

dd) The violations specified in Point dd Clause 1 of this Article shall lead to installation of the assembling equipment as per the law;

dd) The violation(s) specified in Clause 2 of this Article shall lead to replacement or restoration to original technical attributes of rear signaling devices as per the law.

Article 61. Penalties for violations against regulations necessary equipment on railway vehicles

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a captain or train driver that:

a) Fails to provide or adequately provide fire-fighting equipment and materials, first-aid kits, equipment for choking and signaling on the freight train;

b) Fails to provide or adequately provide escape equipment, fighting equipment and materials, first-aid kits, tools and materials for minor repairs, equipment for choking and signaling on the passenger train;

c) Failure to put up the regulations, route, names of destination stations, and how to deal with accidents or fire on the train.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that puts a passenger coach into operation without adequate and functional equipment.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:

a) The locomotive or powered vehicle does not have a speedometer, equipment for recording speed and information related to the train operation (black box), equipment that helps the driver to stay awake while operating the train (if required) or functional ones;

b) Failure to install speedometer or equipment for communication between the driver and the captain or functional ones at the working position of the captain.

4. Apart from incurring penalties, following remedial measures shall also be adopted:

a) The violation(s) specified in Point a Clause 1 of this Article shall lead to provision of adequate fire-fighting equipment and materials, first-aid kits, equipment for choking and signaling on the freight train;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 1 of this Article shall lead to provision of adequate fire-fighting equipment and materials, first-aid kits, equipment for emergency exit; equipment for chocking and signaling; equipment for basic repair;

c) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to adequate installation or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment namely speedometer and devices recording information relating to train operation (black box), alerter devices to keep train operators awake while controlling the trains;

d) The violation(s) specified in Point b Clause 3 of this Article shall lead to installation of equipment or replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment namely speedometers and devices enabling communication between captains and drivers at working station of the captains.

Section 4. PENALTIES FOR VIOLATIONS COMMITTED BY RAILWAY EMPLOYEES

Article 62. Penalties imposed upon employees directly serving the train operation violating regulations on qualifications

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon the train driver that operates a railway vehicle without carrying the train driver’s license or an unexpired one or one that matches the vehicle.

2. A fine ranging from 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for using a fabricated qualification, fake train operator’s license, or failure to obtain a train driver’s license.

3. Apart from the fines, the person that commits any of the violations in Clause 2 of this Article shall have their fabricated qualification or train driver’s license confiscated.

Article 63. Penalties for violations against alcoholic contents or usage of other stimulants prohibited by law of railroad employees directly serving train operation (except drivers and co-drivers)

1. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for working while BAC is less than 50 mg per 100 ml of blood, or BrAC is less than 0.25 mg per liter of breath.

2. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for working while BAC exceeds 50 mg up to 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.25 mg up to 0.4 mg per liter of breath.

3. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Working while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

b) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for testing for alcohol contents or other stimulants prohibited by regulations and law;

c) Working under other stimulants prohibited by the law.

Article 64. Penalties imposed upon railway workers violating regulations on railway safety

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon any railway worker involved in train operation or passenger service who fails to wear uniform, badge, name tag as prescribed while working.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for:

a) The captain that allows people to walk, stand, lie, or sit on the roof of the coach, hang from the coach, locomotive, or connector;

b) The captain or train driver that allows passengers to get on freight train;

c) Train captains or attendants allowing street vendors aboard the trains, allowing persons without tickets to ride the trains, allowing persons to get on or get off moving trains; leaving luggage and cargos at 2 ends of the cars while the trains are moving, except for leaving luggage and cargos of passengers who are about to get off the trains as the trains enter stations allowing halt and parking;

d) The patrolling employee that fails to check and discover the damage to the tunnel, bridge, railway, railway perimeter or rail transport safety corridor or fails to take remedial measures or report the damage to a competent person;

dd) The railway worker failing to adhere to professional procedures.

3. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed in case of committing any of the violations specified in Point c Clause 2 of this Article thus causing a railway accident.

4. Apart from incurring penalties, the person that commits any of the violations specified in Point a Clause 2 of this Article shall be compelled to be guided back to positions as per the law.

Article 65. Penalties for violations against regulations on permissible number of people on board, permissible load of railway vehicles and permissible load of railroad and bridges

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for each excess passenger upon the railway company that sells more tickets than the number of seats publicized from time to time (the total fine shall not exceed VND 150,000,000).

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:

a) Loading goods on each car in a manner that exceeds permissible load of that car by exceeding 5% up to 40%;

b) Operating railway vehicles whose uniformly distributed load or axial load exceed maximum permissible load of railroad specified in maximum load order up to 10%;

c) Failure to publicize schemes for selling additional seats and converting beds into seats in peak seasons as per the law.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:

a) Loading goods on each car in a manner that exceeds permissible load of that car by exceeding 40% up to 100%;

b) Operating railway vehicles whose uniformly distributed load or axial load exceed maximum permissible load of railroad specified in maximum load order from exceeding 10% to 20%.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:

a) Loading goods on each car in a manner that exceeds permissible load of that car by exceeding 100%;

b) Operating railway vehicles whose uniformly distributed load or axial load exceed maximum permissible load of railroad specified in maximum load order by exceeding 20%.

5. Apart from incurring penalties, the organizations that commit any of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be compelled to assign other vehicles to carry excess passengers.

Article 66. Penalties incurred by the driver and co-driver

1. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon a co-driver that fails to supervise the train speed, observe and inform the driver of signals and signs.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon the train driver that:

a) Leaves the driving position while the locomotive is working;

b) Allows unauthorized people or cargo in the locomotive;

c) Damages the alerter devices keeping the driver awake while operating the train;

d) Disobeys the instructions of the captain, signals or signs;

dd) Fails to carry or adequately carry flags, signal lamps, flares, or chocks in the locomotive during the shift.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed upon a train driver that:

a) Stops the train against the rules without reasonable explanation;

b) Lets the train moving pass the stop signal;

c) Exceeds the speed limits in maximum speed order by up to 10 km/h.

4. A fine ranging from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed upon the driver that exceeds the speed limits in maximum speed order by exceeding 10 km/h to 20 km/h.

5. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon a train driver that:

a) Exceeds the speed limits in maximum speed order by up to 20 km/h;

b) Working while BAC is less than 50 mg per 100 ml of blood, or BrAC is less than 0.25 mg per liter of breath.

6. A fine ranging from VND 16,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed for working while BAC exceeds 50 mg up to 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.25 mg up to 0.4 mg per liter of breath.

7. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for:

a) Working while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;

b) Failure to comply with the law enforcement officer’s order for testing for alcohol contents or other stimulants prohibited by regulations and law;

c) Working under other stimulants prohibited by the law.

8. Apart from incurring fines, persons committing the violations shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article shall lead to suspension of driving license from 01 month to 03 months;

b) The violation(s) specified in Clause 5 of this Article shall lead to suspension of driving license from 03 months to 05 months;

c) The violation(s) specified in Clause 6 of this Article shall lead to suspension of driving license from 10 months to 12 months;

b) The violation(s) specified in Clause 7 of this Article shall lead to suspension of driving license from 22 months to 24 months.

9. Apart from the penalties, the person committing the violation specified in Point b Clause 2 of this Article shall be compelled to remove the passengers and cargo from the locomotive.

Article 67. Penalties for violations against regulations on employees directly serving train operation

1. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed upon an employer that commits any of the following violations:

a) Failure to conduct medical check-up for railway employees directly serving train operation within their management;

b) Failure to conduct annual examination and tests for railway employees directly serving train operation as per the law.

2. A fine ranging from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon an employer that commits any of the following violations:

a) Employing persons without appropriate specialized certifications, qualifications or license for train operation as per the law;

b) Employing persons without adequate health as per the law.

Article 68. Penalties imposed upon rail transport training institutions violating regulations of laws on training and issuance of qualifications

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for:

a) Failure to meet the requirements and standards applied to rail transport training institutions;

b) Failure to comply with the regulations on recruitment, training programs, examination, issuing/replacing qualifications.

2. A fine ranging from 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for providing training or issuing qualifications without approval by a competent authority.

3. Apart from incurring fines, the organization that commits any of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be suspended from recruitment from 1 month to 3 months.

4. Apart from incurring penalties, the organization that commits any of the violations specified in Clause 2 of this Article shall have to revoke and dispose the qualifications illegally issued.

Article 69. Penalties for violations against regulations on formulation of rules for train operation and shunting techniques, technical management of train station and putting up the rules for technical management of train station or rail station

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on an organization directly operating and/or providing national railway or specialized railway infrastructures without adequately putting up excerpts of rules for technical management of train station or rail station as per the law.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization assigned to directly operate national railway or specialized railway infrastructures that commits any of the following violations:

a) Failure to develop regulations for technical management of train stations, procedures for train operation and shunting or regulations for operation of rear signaling devices installed on cargo trains as per the law;

b) Failure to develop operational regulations for drivers and co-drivers; failure to develop registry serving train operation and warning; failure to specify train operation measures at intersection between national railway and specialized railway as per the law.

Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY SERVICES

Article 70. Penalties for violations against regulations on conditions for railway service provision

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon a rail transport enterprise, rail infrastructure enterprise or urban railway enterprise that commits any of the following violations:

a) The rail transport enterprise failing to assign personnel eligible as per the law to handle safety assurance and primarily be responsible for transport operation management and techniques;

b) The rail infrastructure enterprise failing to assign personnel eligible as per the law to handle safety assurance and manage the enterprise;

c) The urban railway enterprise failing to assign personnel eligible as per the law to handle safety assurance and manage the enterprise;

d) The urban railway enterprise failing to assign personnel eligible as per the law to handle rail transport safety assurance and manage, operate the enterprise.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed upon a rail transport enterprise, rail infrastructure enterprise or urban railway enterprise that commits any of the following violations:

a) The rail transport enterprise failing to establish department to be in charge of rail transport safety as per the law;

b) The rail infrastructure enterprise failing to establish department to be in charge of safety affairs as per the law;

c) The urban railway enterprise failing to establish department to be in charge of railway infrastructure safety as per the law;

d) The urban railway enterprise failing to establish department to be in charge of rail transport safety as per the law.

Article 71. Penalties for violations against regulations on railway service provision

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:

a) Transporting corpses and bones against the law;

b) Transporting living or wild animals against the law;

c) Failure to adequately put up and publicize via mass media or website of the enterprise information about train schedules, passenger ticket price, luggage price, cargo price and other prices, ticket sale plans, list of commodities prohibited from being transported by passenger trains and regulations of the enterprise on responsibilities for serving passengers;

d) Failure to inform the number of remaining seats to passengers when selling tickets electronically.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed upon the rail transport enterprise that fails to adhere to regulations on exemption of tickets or reduction of ticket prices.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:

a) Failure to provide transports for special missions and social security missions at request of a head of competent authority as per the law;

b) Failure to comply with regulations on transporting oversized cargo;

c) Failure to comply with regulations on handling and transporting dangerous goods;

d) Failure to ensure passengers are provided with adequate conveniences when the transport is interrupted due to accidents, natural disasters, or sabotage;

dd) Failure to comply with regulations on handling, transporting, and securing dangerous goods on coaches;

e) Failure to assign adequate employees on board as per the law;

g) Failure to develop operational procedures for employee titles on board as per the law.

4. Apart from incurring penalties, the violator shall also be compelled to:

a) The violations specified in Point a, Point b Clause 1 of this Article shall lead to removal of corpse or animal at the nearest station for further actions;

b) The violation(s) specified in Point a Clause 3 of this Article shall lead to immediate provision of transports for special missions and social security missions at request of the head of the competent authority;

c) The violation(s) specified in Points b, c and dd Clause 3 of this Article shall lead to immediate adoption of safety measures as per the law.

Article 72. Penalties for using fake train tickets and selling train tickets against the law

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed for using fake tickets on the train.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed upon any person:

a) Any ticketing staff of a train station, ticket agent, or on the train who sells tickets against the law;

b) Any person who trades in tickets to earn illicit profits.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:

a) Transporting fake train tickets;

b) Selling fake train tickets;

c) Storing fake tickets.

4. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:

a) The violation(s) specified in Clause 1 of this Article shall lead to confiscation of fake tickets;

b) The violation(s) specified in Point b Clause 2 of this Article shall lead to total confiscation of current tickets;

c) The violation(s) specified in Clause 3 of this Article shall lead to total confiscation of fake tickets.

5. If the road infrastructure is damaged by the violations specified in Clause 2, Clause 3 of this Article, the violator shall be compelled to repair and restore the original condition apart from incurring the penalties.

Section 6. OTHER OFFENCES RELATED TO RAIL TRANSPORT

Article 73. Penalties for violations against other regulations on railway safety and security

1. A fine ranging from VND 100,000 to VND 200,000 shall be imposed upon any person who:

a) Peddles on the train or in the train station;

b) Fails to comply with train regulations on the train;

c) Throws earth, stones, or other objects from the train.

2. A fine ranging from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed upon any person:

a) Disturbs the order or safety on the train or in the train stations;

b) Dumps or leaves garbage on railway vehicles;

c) Brings an animal that carries contagious diseases or a wild animal to the station or to the train;

d) Illegally brings flammable/explosive substance or weapon to the station or train;

dd) Illegally brings a living animal to the train;

e) Illegally brings corpses or cremains on urban trains, national trains or in stations.

3. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed upon any individual who throws earth, stones or other objects at the train.

4. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on an individual threatening or violating health of passengers or railway employees on mission.

5. Apart from incurring penalties, the person who commits any of the violations specified in Points c, d, dd and e Clause 2 of this Article shall have to remove the corpse, bones, sick animal, flammable/explosive substance, or weapon, or living animal from the train (at the nearest train station in case of moving trains) for further actions.

Chapter IV

POWER TO IMPOSE PENALTIES AND PENALTY IMPOSITION PROCEDURES

Section 1. POWER TO IMPOSE PENALTIES

Article 74. Power to impose administrative penalties for road traffic offences and rail transport offences

1. Chairpersons of People’s Committees of all levels are entitled to impose penalties for the violations specified in this Decree within their competence.

2. Traffic policeman within assigned functions and tasks are entitled to impose penalties for violations specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11;

b) Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 (except Point a Clause 5), Clause 6 (except Point dd Clause 6), Clause 7 and Point a Clause 8 Article 12;

c) Clause 1; Points b, c and d Clause 2; Point b Clause 3; Point a Clause 4; Points b and c Clause 5 Article 13;

d) Clause 1, Clause 2, Point a Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7, Clause 8, Point a Clause 9 Article 15;

dd) Articles 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 and 27;

e) Clause 1; Clause 2; Clause 3; Points a, b, c, d, dd, e, p and q Clause 4; Clause 5; Points d, dd, e, i, m, n, o, p and q Clause 6; Points a, b, c, h and i Clause 7 Article 28;

g) Article 29, Article 30, Article 31, Article 32, Article 33, Article 34, Article 35 (except for Points a, c, d and dd Clause 2 of this Article) and Article 36;

h) Points a, b, c, d and e Clause 1; Point a Clause 2; Points a, b and c Clause 3; Point d Clause 4; Clause 8 Article 37;

i) Points b and c Clause 1; Clause 2; Clause 3; Clause 4 Article 40;

k) Articles 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47;

l) Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 48;

m) Articles 49 and 50;

n) Clause 1; Clause 2; Clause 3; Points a, b and c Clause 4 Article 51;

o) Article 52; Clauses 1, 2 and 3 Article 53;

p) Points a and c Clause 1; Points a, b and c Clause 2; Clause 3; Clause 4 Article 54;

q) Articles 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65 and 66;

r) Clause 2 Article 67;

s) Points a and b Clause 1; Points b, c, dd and e Clause 3 Article 71;

t) Articles 72 and 73.

3. Police officers, rapid response forces, mobile police officers, and administration police officers within assigned functions and tasks relating to road and railway transport order and safety are entitled to impose penalties for violations specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Points dd and g Clause 1; Points g and h Clause 2; Points b, d, dd, e, k, r and s Clause 3; Points b, d, dd, g and i Clause 4; Points b, c and h Clause 5; Point c Clause 6; Point b Clause 7; Point c Clause 8; Clause 9; Clause 10 Article 5;

b) Points g and n Clause 1; Points a, dd, h, i, k and l Clause 2; Points b, c, d, dd, e, i, k and m Clause 3; Points b, d, dd, e, g and h Clause 4; Clause 5; Points a and c Clause 6; Point c Clause 7; Clause 8; Clause 9 Article 6;

c) Points b, c, d, dd, e, g and h Clause 2; Points b and d Clause 3; Points b, c, dd, e and g Clause 4; Clause 5; Point c Clause 6; Point b Clause 7; Point b Clause 8; Clause 9 Article 7;

d) Points c, dd, e, g, h, k, l, m, n, o, p and q Clause 1; Clause 2; Clause 3; Clause 4 Article 8;

dd) Article 9, Article 10, Article 11, Article 12 (except Point a Clause 5 and Point dd Clause 6 Article 12);

e) Clauses 1, 2, 4 and 5 Article 15;

g) Articles 18 and 20;

h) Point b Clause 3; Points a, b, c, dd, e and k Clause 5; Points a, b and c Clause 6; Point a Clause 7 Article 23;

i) Articles 26 and 29;

k) Clauses 4 and 5 Article 31; Article 32, Article 34;

l) Article 47, Article 49, Article 51 (except Point d Clause 4 Article 51), Article 52, Article 53 (except Clause 4 Article 53), Article 72, Article 73.

4. Chiefs of police stations of communes within assigned functions and tasks related to road and railway order and safety are entitled to impose penalties for the violations specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Points dd and g Clause 1; Points g and h Clause 2; Points b, d, dd, e, k, r and s Clause 3 Article 5, except for causing traffic accidents;

b) Points g and n Clause 1; Points a, dd, h, i, k and l Clause 2; Points c, d, dd, k and m Clause 3; Points b and d Clause 4 Article 6, except for causing traffic accidents;

c) Points b, c, d, dd, e, g and h Clause 2; Point d Clause 3; Points b, dd and g Clause 4 Article 7, except for causing traffic accidents;

d) Points c, dd, e, g, h, k, l, m, n, o, p and q Clause 1; Clause 2; Clause 3; Clause 4 Article 8;

dd) Articles 9 and 10;

e) Clauses 1, 2, 3, 6 and 7 Article 11;

g) Point a Clause 1, Point dd Clause 2 Article 12;

h) Clauses 1 and 2 Article 15;

i) Article 18; Clause 1 Article 20;

k) Point b Clause 3 Article 23;

l) Clause 4 Article 31; Clauses 1 and 2 Clause 32; Clause 1 Article 34;

m) Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 Article 47; Points b, c and d Clause 1 Article 49; Point b Clause 1, Clause 2 Article 53; Clause 1 Article 72;

n) Clause 1; Points a and b Clause 2; Clause 3 Article 73.

5. Transport inspectors, the persons assigned to carry out transport inspections within assigned functions and tasks are entitled to impose penalties for violations against regulations on transport services and ancillary services at stopping and parking positions, bus stations, parking lots, rest stops, weigh stations, tollbooths, and transport companies when vehicles stop or park on the road; violations against regulations on driver training, issuance of driving licenses, technical and environment protection safety inspection, road infrastructure protection, technical standards of road infrastructure, and other violations specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Point dd Clause 1; Points g and h Clause 2; Points d, dd, e and k Clause 3; Points b, c, d, dd, g and i Clause 4; Points b and c Clause 5; Points b and c Clause 6; Point c Clause 8; Points a and b Clause 10 Article 5;

b) Points a, dd and h Clause 2; Point d Clause 3; Points b and g Clause 4 Article 6;

c) Points c, d, dd, e, g and h Clause 2; Point b Clause 3; Points dd and g Clause 4; Points b, c and d Clause 5 Article 7;

d) Points dd, k and l Clause 1; Point b Clause 2 Article 8;

dd) Clause 4; Point a Clause 7; Clause 9; Point a Clause 10 Article 11;

e) Articles 12, 13, 14 and 15;

g) Clause 1; Clause 2; Clause 3; Clause 4; Points b, dd and e Clause 5 Article 16;

h) Articles 19 and 20;

i) Clause 3; Points b and c Clause 4; Clause 6; Clause 8 Article 21;

k) Articles 22 and 23;

l) Points a and b Clause 1; Points a, b, d and dd Clause 2; Clause 3; Clause 4; Clause 5; Clause 6; Clause 7; Points a and b Clause 8 Article 24;

m) Articles 25, 27 and 28;

n) Points a and b Clause 2; Clause 3; Clause 6; Points a, dd, g, h, i, k and m Clause 7; Clause 8; Clause 9; Clause 10; Clause 11; Clause 12; Clause 13 Article 30;

o) Articles 31 and 33;

p) Points b and c Clause 1; Points a, b, c, dd and g Clause 2 Article 35;

q) Articles 37 and 38;

r) Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 Article 47; Point b Clause 2; Point b Clause 3 Article 49 in case of occurrence at crossings or road-rail bridges.

6. Seaport authorities, airport authorities, inland waterways port authorities, rail transport inspectors, aviation inspectors, maritime inspectors, inland waterways inspectors within assigned functions and tasks are entitled to impose penalties for the violations specified in Point a Clause 1, Point l Clause 3, Point e Clause 5 Article 28 of this Decree.

7. Transport inspectors and persons assigned to conduct specialized railway inspection within assigned functions and tasks are entitled to impose penalties for violations specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47;

b) Clause 1; Clause 2; Clause 3; Clause 4; Points a, b and d Clause 5; Clause 6; Clause 7 Article 48;

c) Clauses 1, 2, 3, 4, 6 and 7 Article 49;

d) Articles 50 and 51;

dd) Clauses 1 and 2 Article 52;

e) Articles 53, 54 and 55;

g) Clauses 1, 2 and 3 Article 56;

h) Article 57;

i) Clauses 1 and 2 Article 58;

k) Articles 59, 60, 61, 62 and 63;

l) Clauses 1 and 2 Article 64;

m) Articles 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 and 73.

8. Environmental protection inspectors and persons assigned to conduct environmental protection inspection within assigned functions and tasks are entitled to impose penalties for the violations against regulations on environmental protection specified in following Points, Clauses and Articles of this Decree as follows:

a) Point c Clause 1 Article 10;

b) Point dd Clause 2, Clause 4, Point a Clause 6 Article 12;

c) Point c Clause 2 Article 16; Point dd Clause 1 Article 17;

d) Point d Clause 1 Article 19; Articles 20 and Article 26;

dd) Clause 1, Point a Clause 2 Article 51;

e) Point a Clause 3 Article 53;

g) Point b Clause 2 Article 73.

Article 75. Power to impose penalties of Chairpersons of People’s Committees of all levels

1. Chairpersons of People’s Committees of communes are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 4,000,000 for road traffic offences and up to VND 5,000,000 for rail transport offences;

c) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

d) Adopt remedial measures specified in Points a, b, and c Clause 1 Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of People’s Committees of districts are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000 for road traffic offences and up to VND 37,500,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, b, c, dd and e Clause 1 Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of People’s Committees of provinces are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 40,000,000 for road traffic offences and up to VND 75,000,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 1 Article 4 of this Decree.

Article 76. Power to impose penalties of the people’s public security

1. Police officers on duty are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 400,000 for road traffic offences and up to VND 500,000 for rail transport offences.

2. Senior officers of the persons mentioned in Clause 1 of this Article are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 1,200,000 for road traffic offences and up to VND 1,500,000 for rail transport offences.

3. Chief of police stations of communes, chiefs of police stations at border checkpoints and export-processing zones are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 2,000,000 for road traffic offences and up to VND 2,500,000 for rail transport offences;

c) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

d) Adopt remedial measures specified in Points a and c Clause 1 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of police stations of districts, chiefs of divisions of Traffic Police Authority; chiefs of departments affiliated to provincial police divisions including public order division, road - rail traffic division, commanders of police companies and above are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 8,000,000 for road traffic offences and up to VND 15,000,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, c and e Clause 1 Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial police authorities are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000 for road traffic offences and up to VND 37,500,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, c, dd and e Clause 1 Article 4 of this Decree.

6. Directors of Traffic Police Authority and Public Order Police Authority are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 40,000,000 for road traffic offences and up to VND 75,000,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, c, dd and e Clause 1 Article 4 of this Decree.

Article 77. The power to impose penalties of specialized inspectors, seaport authorities, airport authorities, inland waterways port authorities

1. Inspectors and the persons assigned to conduct specialized inspections are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 400,000 for road traffic offences and up to VND 500,000 for rail transport offences;

c) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

d) Adopt remedial measures specified in Points a and c Clause 1 Article 4 of this Decree.

2. Chief Inspectors of Provincial Departments of Transport, Chief Inspectors of Provincial Departments of Natural Resources and Environment, Chief Inspector of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Chief Inspector of Vietnam Maritime Administration, chiefs of local road authorities affiliated to Directorate for Roads of Vietnam, chief of inspectorates of Provincial Departments of Transport, , chief of inspectorates of Provincial Departments of Natural Resources and Environment, chiefs of inspectorates of Vietnam Environment Administration, chiefs of inspectorates of Directorate for Roads of Vietnam, chiefs of inspectorates of Vietnam Railway Administration, chiefs of inspectorates of local road authorities affiliated to Directorate for Roads of Vietnam are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000 for road traffic offences and up to VND 37,500,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 1 Article 4 of this Decree.

3. Chiefs of inspectorates of the Ministry of Transport, the Ministry of Natural Resources and Environment, and Director of Pollution Control Directorate are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 28,000,000 for road traffic offences and up to VND 52,500,000 for rail transport offences;

c) Suspend the licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 1 Article 4 of this Decree.

4. Chief Inspector the Ministry of Transport, Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment, Chief Inspector of Vietnam Environment Administration, Director of Directorate for Roads of Vietnam, Director of Vietnam Railway Administration, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Civil Aviation Authority of Vietnam, Director of Vietnam Inland Waterway Administration are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 40,000,000 for road traffic offences and up to VND 75,000,000 for rail transport offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 1 Article 4 of this Decree.

5. Chief representatives of seaport authorities, airport authorities, the inland waterway port authorities are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for road traffic offences.

6. Directors of seaport authorities, airport authorities, the inland waterway port authorities affiliated to Vietnam Inland Waterway Administration are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for road traffic offences;

c) Suspend licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the objects and vehicles illegally used, the value of which does not exceed the fine rate specified in Point b of this Clause;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, b, c, dd and e Clause 1 Article 4 of this Decree.

Article 78. Rules for determining the power to impose penalties and take remedial measures

1. The power to impose administrative penalties for road traffic offences, rail transport offences, and to take remedial measures shall be determined in accordance with Article 52 of the Law on Penalties for administrative violations.

2. The maximum fines specified in Article 75, Article 76 and Article 77 of this Decree are applied to individuals; the maximum fines can be imposed upon an organization is twice the maximum fines imposed upon an individual that commits the same violation.

3. Any of the persons mentioned in Clause 2, Clause 3 Article 75; Clause 4, Clause 5, Clause 6 Article 76; Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 6 Article 77 of this Decree is entitled to suspend the violator’s license or practicing certificate if the violation, by law, causes the license or practicing certificate to be suspended.

Article 79. The power to make records on administrative violations

1. The persons below are entitled to make records on road traffic offenses:

a) The persons entitled to impose administrative penalties for road traffic offenses mentioned in Articles 75, 76, and 77 of this Decree;

b) The patrolling officials and civil servants are entitled to make records on the infringements upon road infrastructure, illegal occupation of land for road traffic and road safety corridor;

c) Police officers are entitled to make records on the violations committed locally;

d) Officials of Inspectorate of Provincial Departments of Transport in the performance of their duties are entitled to make records on the violations committed within the area under the management of Inspectorate of the Provincial Department of Transport;

dd) Officials and public employees of seaport authorities, airport authorities, inland waterways port authorities in the performance of their duties are entitled to make records on the violations specified in Point a Clause 1, Clause 3, Clause 5 Article 28 which are committed within the areas under their management.

2. The persons below are entitled to make records on rail transport offenses:

a) The persons entitled to impose administrative penalties for rail transport offenses mentioned in Articles 75, 76, and 77 of this Decree;

b) The train captain is entitled to make records on the violations committed on the train;

c) Police officers are entitled to make records on the violations committed locally.

Section 2. PENALTY IMPOSITION PROCEDURE

Article 80. Procedures for imposing penalties on vehicle owners and operators for violating regulations on road and rail transport

1. If the owner of the violating vehicle is present at the scene, the person entitled to impose penalties shall make a record and a decision on penalty imposition in accordance with Article 30 of this Decree.

2. If the owner of the vehicle is not present at the scene, the person entitled to impose penalties shall make a record and impose penalties in accordance with law, the vehicle operator shall add a signature on the record as a witness, and may implement the decision on penalties on the vehicle owner’s behalf.

3. Where various violations specified in Chapter II of this Decree are committed by the same violator, penalties shall be imposed as follows:

a) Penalties for violation(s) relating to license plates, certificates of vehicle registration, temporary certification of vehicle registration specified in Article 16 (Point c Clause 3; Points a and b Clause 4; Points a, d and dd Clause 5), Article 17 (Point b Clause 1; Clause 2; Point a Clause 3), Article 19 (Point a Clause 1l Points a, d, dd and e Clause 2) and corresponding violations specified in Article 30 (Point c Clause 4; Points g, h and k Clause 5; Points dd and m Clause 7; Points e and g Clause 8) in case vehicle owners directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 30 of this Decree;

b) Penalties for violation(s) relating to certificates and stamps for technical and environmental safety of vehicles specified in Article 16 (Point c Clause 4; Points dd and e Clause 5), Article 19 (Point dd Clause 1; Points c and e Clause 2) and corresponding violations specified in Article 30 (Points b and e Clause 8; Point c Clause 9) in case the vehicle owners directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 30 of this Decree;

c) Penalties for violation(s) relating to vehicle operation period and badges specified in Article 23 (Point d Clause 6; Point b Clause 7), Article 24 (Point b Clause 5; Point d Clause 6) and corresponding violations specified in Article 30 (Point d Clause 8; Point h Clause 9) in case the vehicle owners directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 30 of this Decree;

d) Penalties for violation(s) relating to service life of vehicles specified in Article 16 (Point b Clause 5) and corresponding violations specified in Article 28 (Point i Clause 6), Article 30 (Point dd Clause 8) in case the vehicle owners or transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Point i Clause 6 Article 28 or Point dd Clause 8 Article 30 of this Decree;

dd) Penalties for violation(s) relating to dimensions of trunks and cargo bays, removal or addition of seats and beds on automobiles specified in Article 16 (Points dd and e Clause 3) and corresponding violations specified in Article 30 (Points e and g Clause 9) in case vehicle owners directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 30 of this Decree;

e) Penalties for violation(s) relating to installation and use of tracking devices and cameras on automobiles specified in Article 23 (Points g and p Clause 5; Point dd Clause 6), Article 24 (Points a and c Clause 3; Point c Clause 5) and corresponding violations specified in Article 28 (Points dd and o Clause 6) in case transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 28 of this Decree;

g) Penalties for violation(s) relating to seat belts and providing passengers with instruction on traffic safety and emergency exit in case of on-board incidents specified in Article 23 (Points m and m Clause 3) and corresponding violations specified in Article 28 (Point h Clause 2, Point q Clause 4) in case transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 28 of this Decree;

h) Penalties for violation(s) relating to putting up vehicle operation schedules specified in Article 23 (Point k Clause 3) and corresponding violations specified in Article 28 (Point b Clause 4) in case transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Point b Clause 4 Article 28 of this Decree;

i) Penalties for violation(s) relating to vehicle operation schedules and fees specified in Article 23 (Points c and l Clause 3), Article 31 (Clauses 2 and 3) and corresponding violations specified in Article 28 (Point d Clause 6) in case transport service providers directly operate the vehicles or act as on-board attendants shall be imposed according to corresponding Point d Clause 6 Article 28 of this Decree;

k) Penalties for violation(s) relating to picking up and disembarking passengers, loading and unloading cargos specified in Article 23 (Point a Clause 7), Article 24 (Point c Clause 6) and corresponding violations specified in Article 28 (Point i Clause 7) in case the vehicle owners or transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Point i Clause 7 Article 28 of this Decree;

l) Penalties for violation(s) relating to providing passenger transportation under contracts and providing tourism transportation specified in Article 23 (Points h, n and q Clause 5) and corresponding violations specified in Article 28 (Point p Clause 4, Point m Clause 6) in case transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 28 of this Decree;

m) Penalties for violation(s) relating to providing passenger transportation by taxis specified in Article 23 (Points i, o and p Clause 3) and corresponding violations specified in Article 28 (Points n and q Clause 6) in case transport service providers directly operate the vehicles shall be imposed according to corresponding Points and Clauses of Article 28 of this Decree;

n) Penalties for violations against regulations on transporting oversized cargo, exceeding the maximum permissible limit on payload or passengers specified in Articles 23, 24, 25 and 33 and corresponding violations specified in Article 30 in case the vehicle owners directly operate the vehicles shall be imposed according to Article 30 of this Decree.

4. Regarding violations against regulations on GVW or dimensional limits of vehicles or road infrastructure specified in Article 24 and Article 33 of this Decree, if the vehicle owner or vehicle operator commits both the violations specified in Article 24 and the violations specified in Article 33 of this Decree, he/she shall incur a penalty for each of the violations; regarding violations against regulations specified in Point d Clause 3, Point a Clause 4, Clause 5 and Point a Clause 6 Article 33 of this Decree, in case the vehicle owner or vehicle operator commits both violations against regulations on GVW and gross axle weight, whichever violations leading to a higher fine shall be met with penalties.

5. Regarding violations against regulations on vehicular weight and dimensional limits of vehicles, bridges and roads specified in Articles 24, 28, 30, 33 and 65 of this Decree, vehicle operators, vehicle owners, transport service providers, transport auxiliary service providers, individuals and organizations loading on automobiles and railway vehicles are compelled to cease the violations as follows:

a) The violation(s) specified in Points a, b and dd Clause 2; Point b Clause 4; Points a and d Clause 5; Points a and b Clause 6; Clause 7; Points a and b Clause 8 Article 24 shall lead to unloading excess cargos and cargos exceeding dimensional limits according to instruction of competent authorities where the violations are found;

b) The violation(s) specified in Point a Clause 1, Clause 3, Clause 5 Article 28 shall lead to unloading cargos exceeding permissible transport weight of the vehicle in case the loaded vehicles have not left the loading areas;

c) The violation(s) specified in Points g, h, i and k Clause 7; Point c Clause 8; Points d and dd Clause 9; Points a, e, g and h Clause 10; Clause 11; Clause 12; Clause 13 of Article 30 shall lead to unloading excess cargos and oversize cargos according to instructions of competent authorities where the violations are found;

d) The violation(s) specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 33 shall lead to unloading excess cargos and cargos exceeding dimensional limits according to instruction of competent authorities where the violations are found;

dd) The violation(s) specified in Points a and b Clause 2; Clause 3; Clause 4 Article 65 shall lead to unloading amount of cargos exceeding the vehicular weight according to instruction of competent authorities where the violations are found.

6. For the purpose of this Decree, the vehicle owner to be met with penalties is:

a) The individual or organization that is the holder of the Certificate of vehicle registration;

b) The vehicle operator who is the spouse of the holder of the Certificate of vehicle registration;

c) The renter of the vehicle if the vehicle is leased out by an organization licensed for finance lease;

d) The cooperative that owns the vehicle and applies for registration of car transport business;

dd) In case an organization or individual legally use the vehicle (under vehicle rental agreements with other individuals or organizations, or under business cooperation agreements as per the law) and holds the registration for provision of transportation services in form of automobiles of the vehicle, said organization or individual shall be treated as the vehicle owner in terms of imposing penalties;

e) An organization or individual that purchases, receives or inherits the vehicle that is purchased, gifted, allocated, transferred, or bequeathed without applying for a vehicle registration or vehicle ownership transfer registration shall be treated as the vehicle owner in terms of imposing penalties;

g) With respect to combination vehicles (including automobiles towing trailers or semi-trailers and participating in road traffic), in case an automobile owner does not simultaneously own the trailers or semi-trailers, the automobile owner (individual or organization specified in Point a of this Clause, or individual or organization specified in Points b, c, d, dd and e of this Clause) shall be treated as vehicle owners in terms of imposing penalties for violations relating to the trailers or semi-trailers and are being towed along.

7. When imposing a penalty upon any of the vehicle owners specified in Clause 6 of this Article, the time limit for issuing a penalty decision may be extended to not more than 60 days to identify the entity that incurs the penalty as prescribed in Clause 1 Article 66 of the Law on Actions against administrative violations.

8. In case an administrative violation is found via the use of professional technical measures and devices and a competent agency is unable to bring the violating vehicle to a halt for further actions, the competent agency shall issue notice requesting vehicle owner and relevant individual and organization (if any) to reach the head office for handling the violation; the vehicle owner is responsible for cooperating with the competent agency in identifying operator of the violating vehicle.

a) In case the vehicle owner that is a person fails to cooperate with the competent agency or fails to prove that he/she does not operate the violating vehicle, the vehicle operator shall be met with penalties for the found violations;

b) In case the vehicle owner that is an organization fails to cooperate with the competent agency or fails to identify the individual operating the violating vehicle, the organization shall be met with twice the amount of fine imposed on the found violations which shall not exceed the maximum fine amount unless the vehicle is appropriated or illegally used.

9. The person entitled to impose penalties may use information and specifications of the vehicle specified in the latest certificate of technical and environmental safety (even if it has expired) or from the database of the vehicle registry as the basis for determining the violations specified in this Decree.

10. The violations specified in Point b Clause 4 and Clause 7 Article 30 of this Decree shall be only verified through traffic accident investigations or through vehicle registration.

11. Persons entitled to impose penalties may utilize information and images recorded by sound and image recording devices provided by individuals and organizations to verify and detect the violations specified in this Decree.

Minister of Public Security shall provide procedures for converting results collected from methods and devices other than professional methods and devices handed over by individuals and organizations into evidence to determine administrative violations in road and railway transport.

12. If a vehicle owner (owner of automobile, trailer, semi-trailer or heavy-duty vehicle) fails to arrive at the head office of competent agency to handle the violations before the time limit specified in administrative offence notice or notice of persons entitled to impose penalties, the persons entitled to impose penalties shall inform inspection authority to warn and place the vehicle related to administrative violations under inspection management program.

When the vehicle arrives for inspection, the inspection authority shall inform the person operating the vehicle about the violation, carry out inspection as per the law with the vehicle and issue certificates and stamps of technical and environmental safety with 15 days of validity.

After the person committing the violation arriving at the head office of competent agency to handle the violation as per the law, the person entitled to impose penalties must promptly inform the inspection authority to remove the warnings against the vehicle related to administrative violation on the inspection management program, carry out the inspection and issue certificate and stamp of technical and environmental safety according to applicable laws.

13. The vehicle operator may use a certified true copy of the certificate of vehicle registration (in case of road vehicle) or a certified true copy of the certificate of railway vehicle registration (in case of railway vehicles) together with the original copy of valid receipt notice of a credit institution in place of the original copy of the certificate of vehicle registration or the certificate of railway vehicle registration which is currently being held by the credit institution.

Article 81. Suspension of licenses, practicing certificates, and rail transport business operation

1. Licenses and practicing certificates related to road and rail transport to be suspended are:

a) National driving licenses; international driving licenses issued by governments of member states of Convention of Road Traffic 1968 (except for international driving licenses granted by Vietnam’s authorities);

b) Certificates of training in road traffic rules;

c) Licenses for transport business;

d) Badges, licenses of cars used for transport business;

dd) Certificates of technical and environmental safety and stamps of technical and environmental safety of vehicles;

e) Construction licenses;

g) Certificate of qualified driving test center;

h) Certificate of eligibility for motor vehicle inspection;

i) Inspector’s certificates;

k) Train driver’s licenses.

2. The duration of suspension of a license or practicing certificate or transport business operation as a penalty for a violation specified in this Decree is the average level of the bracket. The minimum level shall apply if there is a mitigating factor; the maximum level shall apply if there is an aggravating factor.

3. Beginning date of the suspension period:

a) The suspension period shall begin on the effective date of the decision on penalty imposition if the person imposing the penalty is able to confiscate the violator’s license or practicing certificate on such day;

b) If the person imposing the penalty is not able to confiscate the violator’s license or practicing certificate when the decision on penalty imposition is issued, the person entitled to impose penalties shall still imposed penalties for the violations. The decision on penalty imposition must specify the initial date of suspension from license and practicing certificate to be the date on which the person committing the violation presents the license and practicing certificate to persons entitled to impose penalties;

c) When confiscating and returning the license or practicing certificate as prescribed in Point a and Point b of this Clause, the person imposing the penalty shall make records and retain documents about the penalty.

4. During the suspension period, if the violator still keeps doing the activities in the license or practicing certificate, such violator shall incur a penalty for operating without a license or practicing certificate.

5. If the remaining validity period of the license or practicing certificate is shorter than the suspension period, the person imposing the penalty shall still issues the decision on penalty imposition. During suspension period, the organization or individual shall not follow procedures for issuance of new or revised license and practicing certificate.

6. Suspension of international driving licenses

a) The period of suspension of an international driving license issued by the government of a Member State of Convention of Road Traffic 1968 (except for international driving licenses granted by Vietnam’s authorities) shall comply with Clause 2 of this Article. Nevertheless, such period shall not exceed the remaining period of residence in Vietnam of the person whose international driving license is suspended;

b) Every vehicle operator using an international driving license issued by the government of a Member State of Convention of Road Traffic 1968 shall present documents proving the remaining period of residence in Vietnam (certificate of temporary residence, temporary residence card) to the person imposing the penalty as the basis for determination of the suspension period of the international driving license.

Article 82. Impounding vehicles and papers related to operators and vehicles at fault

1. Pursuant to Clause 2 Article 125 of the Law on Actions against administrative violations, to immediately stop the violation, the person entitled to impose penalties is allowed to impound the vehicle for up to 07 days before issuing a decision on penalty imposition for the violations specified in:

a) Point c Clause 6; Points a and c Clause 8; Clause 10 Article 5;

b) Points b and c Clause 6; Point c Clause 7; Points a, b, c, d, e, g, h and i Clause 8, Clause 9 Article 6;

c) Point c Clause 6; Point b Clause 7; Points a and b Clause 8; Clause 9 Article 7;

d) Point q Clause 1; Point d, Point dd (in case persons operating the vehicles committing the violations are under 16 years of age), Point e Clause 3; Points a, c and d Clause 4 Article 8;

dd Clause 9 Article 11;

e) Points a, b, c and dd Clause 4; Points d, dd and e Clause 5 Article 16;

g) Clause 2 Article 17;

h) Points b and dd Clause 1; Points c, d, dd and e Clause 2 Article 19;

i) Clause 1; Points a and c Clause 4; Clause 5; Clause 6; Clause 7; Clause 8 Article 21;

k) Points dd, g, h and k Clause 5; Point m Clause 7; Points b, e, g, and h Clause 8; Point c Clause 9 Article 30;

l) Point b Clause 6 Article 33.

2. To ensure the implementation of the decision on penalties, or to verify the facts before issuing the decision on penalties, the person entitled to impose penalties may impound the vehicles and papers related to the operator that commits one of the violations in this Decree according to Clause 6 and Clause 8 Article 125 of the Law on Penalties for administrative violations. When the papers are impound according to Clause 6 Article 125 of the Law on Penalties for administrative violations, if the violator fails to settle the case at a competent agency after the arranged date, and keeps operating the vehicle, that person shall incur the penalties operating a vehicle without papers.

3. If a vehicle operator fails to present any, some or all of the papers (driving license, certificate of vehicle registration and certificate of technical and environmental safety) as per the law during inspection:

a) Competent individual shall prepare administrative offence notice against the vehicle operator for papers that he/she lacks and prepare administrative offence notice against vehicle owner for respective violations specified in Article 30 of this Decree and impound the vehicle as per the law;

b) During the time limit for handling the violation specified in the administrative offence notice, if the violator presents the papers as per the law, the competent individual shall impose penalties for failure to carry proper papers on the vehicle operator (without imposing penalties on the vehicle owner);

c) If the violator presents or fails to present the papers as per the law before the time limit for handling the violation specified in the administrative offence notice expires, the violator shall comply with decision on administrative penalties imposed as per the law for violations stated in the administrative offence notice.

4. When the vehicle is impounded as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the vehicle owner shall incur the costs (if any) of using another vehicle to transport the passengers and goods on the impounded vehicle.

Article 83. Using information from technological devices provided by organizations responsible for road/rail infrastructure operation as the basis for imposition of penalties for road/rail transport offences

1. The person entitled to impose penalties specified in Article 75, Article 76 and Article 77 of this Decree may use information from vehicle weighing devices, tachometers capable of video recording, video and audio recorders provided by organizations responsible for road/rail infrastructure operation as the basis for imposition of penalties for road/rail transport offences.

2. The devices mentioned in Clause 1 of this Article must be inspected, calibrated, and tested in accordance with law before being put into use; fulfillment of technical regulations and standards shall be maintained throughout the intervals between two inspections.

3. The use of such devices shall comply with Clause 2 Article 64 of the Law on Actions against administrative violations.

4. The person using the technological device must:

a) Be an employee of the organization responsible for road/rail infrastructure operation;

b) Grasp the method for management and use of such device;

c) Be trained in using and maintaining the device and relevant regulations of law on penalties for administrative violations;

d) Follow procedures, ensure safety, protect and maintain the device, and take responsibility for the use of the device.

5. The Minister of Public Security and the Minister of Transport shall ex officio promulgate legislative documents on procedures for using technological devices; disseminate regulations of law; provide training; carry out inspections and take actions against regulations on management and use of the technological devices specified in Clause 1 of this Article.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 84. Entry into force

1. This Decree comes into force from January 01, 2020.

2. This Decree replaces Decree No. 46/2016/ND-CP dated May 26, 2016 of Government on administrative penalties for road traffic offences and rail transport offences.

Article 85. Transition clauses

The road traffic offences and rail transport offences committed before this Decree takes effect and discovered afterwards, the regulations that are advantageous to the organizations and individuals at fault shall apply.

Article 86. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc


------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

1.332.807

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:512::2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!