Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thuế đánh vào thu nhập tài sản Việt Nam các nước hiệu lực thi hành Việt Nam

Số hiệu: 133/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 31/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 133/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP VÀ TÀI SẢN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TẠI VIỆT NAM

Căn cứ các văn bản pháp Luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế đối với đầu tư ra n­ước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam;
Căn cứ vào các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ đang có hiệu lực thi hành;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp định) như sau:

A.QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

1. Theo Hiệp định, thuật ngữ "đối tượng cư trú của một Nước ký kết" là đối tượng mà theo Luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:

1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tư­ơng tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc

1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có lính chất tư­ơng tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức.

2. Theo pháp luật Việt Nam, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:

2.1. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định c­ư không thời hạn tại việt Nam, người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên kể từ khi người đó đến  Việt Nam và 183 ngày trở lên tính cho những năm d­ương lịch tiếp theo, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày.

2.2. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp Luật tại Việt Nam nh­ư doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp t­ư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại điểm 1.1 và 1.2 trên đây, nếu một đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ­ưu tiên dưới đây để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam:

3.1. Đối với cá nhân:

3.1.1. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê thực quyền sử dụng của đối tượng đó) thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.

3.1.2. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam nh­ư việc làm, có địa điểm kinh doanh, nơi quản lý tài sản cá nhân, hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như­ quan hệ gia đình, xã hội (ví dụ: hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,...),... thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.

3.1.3. Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.

3.1.4. Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt cả ở Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng nh­ư không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.

3.1.5. Nếu cá nhân đó mang quốc tịch của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch của cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phư­ơng với Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

3.2. Đối với công ty, tổ chức kinh doanh:

3.2.1. Nếu đối tượng đó được thành lập tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam.

3.2.2. Trường hợp đối tượng đó thành lập ở cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước bằng một thỏa thuận chung; hoặc nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.

Trụ sở điều hành thực tế của một doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp đặt cơ quan để tổ chức, điều hành và ra các quyết định chủ yếu về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp (ví dụ như­ Ban lãnh đạo) họp, xem xét, thảo luận và đư­a ra các quyết định quản lý hoặc nơi ghi chép và lưu giữ các sổ sách kế toán quan trọng để thực hiện các quyết định về sản xuất, kinh doanh hoặc các tiêu thức khác có tính chất tư­ơng tự.

Các quy định về đối tượng cư trú như trên được nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.

II. MIỄN TRỪ  ĐỐI VỚI CƠ QUAN NGOẠI GIAO, LÃNH SỰ

Theo Hiệp định, các quy định tại Hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự được quy định trong các điều ­ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Quy định về miễn trừ đối với cơ quan ngoại giao, lãnh sự như trên được nêu tại Điều khoản Thành viên cơ quan lãnh sự, ngoại giao (thường là Điều 27) của Hiệp định.

III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LUẬT TRONG NƯỚC VÀ HIỆP ĐỊNH

TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN

1. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại Luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định.

2. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với Luật thuế trong nước. Ví dụ: trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam.

3. Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, vào từng thời điểm nhất định các từ ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa như quy định tại Luật của Việt Nam theo mục đích thuế tại thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.

4. Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định. Khi áp dụng, xử lý về thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư­ và/hoặc Thư­ trao đổi nếu có) đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này).

B. THUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THU NHẬP

I. THU NHẬP TỪ  BẤT ĐỘNG SẢN

1. Định nghĩa bất động sản

Theo quy định tại Hiệp định, bất động sản có tại Việt Nam được định nghĩa theo Điều 181: Bất động sản và động sản tại Luật Dân sự của Việt Nam và gồm cả những tài sản phụ kèm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền lợi được áp dụng theo quy định tại Luật đất đai, quyền sử dụng bất động sản, quyền được hưởng các khoản thanh toán trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Các loại tầu thủy, thuyền, máy bay không được coi là bất dộng sản.

Ví dụ 1: Một đối tượng cư trú nước ngoài sẽ được coi là có bất động sản tại Việt Nam nếu đối tượng đó sở hữu các tài sản không di dời được tại Việt Nam như­ nhà ở, công trình xây dựng. hoặc có quyền sử dụng đất tại Việt Nam (theo Điều 181: Bất động sản và động sản của Luật dân sự) và nếu đối tượng đó có một đàn gia súc tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất này thì đàn gia súc đó cũng được coi là bất động sản tại Việt Nam.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

 Theo quy định tại Hiệp định, tất cả các loại thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ việc trực tiếp sử dụng khai thác hoặc cho thuê các loại bất động sản tại Việt Nam, kể cả bất dộng sản của doanh nghiệp hoặc của cá nhân hành nghề độc lập phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam.

Ví dụ 2: Một Việt kiều X là một đối tượng cư trú của Xing-ga-po sở hữu một căn nhà tại Việt Nam và sử dụng căn nhà đó với mục đính cho thuê. Thu nhập từ việc cho thuê căn nhà này sẽ phải chịu thuế thu nhập tại Việt Nam dù rằng người đó không có mặt tại Việt Nam trong suốt thời kỳ tính thuế.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ bất động sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ bất động sản (thường là Điều 6) của Hiệp định.

II. THU NHẬP TỪ  HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập của các doanh nghiệp của Nước ký kết (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, không bao gồm các khoản thu nhập được nêu tại mục I, và các mục từ mục III đến mục XVII Phần B Thông tư này.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị tính thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

2.1.1. Định nghĩa cơ sở trường trú

2.1.1.1. Theo quy định tại Hiệp định, "cơ sở thường trú" là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

Một doanh nghiệp của Nước ký kết được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:

a) Duy trì tại Việt Nam một "cơ sở", ví dụ như­ một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phư­ơng tiện hoặc thiết bị,...; và

b) Cơ Sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định; và

c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.

Ví dụ 3: Công ty X của Trung Quốc mở một gian hàng tại một khu chợ tết của Việt Nam thông qua gian hàng này công ty X bán các hàng hóa tại hội chợ. Khi đó, gian hàng này sẽ được coi là cơ sở thường trú của công ty X tại Việt Nam.

2.1.1.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:

a) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh (nh­ư chi nhánh công ty Luật, chi nhánh văn phòng nước ngoài, chi nhánh các công ty thuốc lá, chi nhánh ngân hàng,...). văn phòng (kể cả văn phòng đại diện th­ương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại), nhà máy, xư­ởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận hàng hóa, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc có các thiết bị ph­ương tiện phục vụ cho việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

Ví dụ 4: Một nhà thầu phụ nước ngoài sử dụng ph­ương tiện, thiết bị và nhân công tham gia vào hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại Việt Nam sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam.

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến các địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tùy theo từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.

Địa điểm, công trình xây dựng hoặc lấp đạt bao gồm địa điểm, công trình xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, lắp đặt đường ống, khai quật, nạo vét sông ngòi,... Thời gian (6 tháng hoặc 3 tháng) đư­ợc tính từ ngày nhà thầu bắt đầu công việc chuẩn bị cho công trình xây dựng tại Việt Nam, nh­ư thành lập văn phòng xây dựng kế hoạch thi công, cho đến khi công trình hoàn thiện, bàn giao toàn bộ tại Việt Nam kể cả thời gian công trình bi gián đoạn do mọi nguyên nhân.

Các nhà thấu phụ của Nước ký kết tham gia vào các công trình xây dựng hoặc lắp đặt nêu trên cũng được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú nếu hội đủ các điều kiện tại điểm 2.1.1.1 nêu trên.

Thời gian thực hiện công trình để xác định cơ sở thường trú cho nhà thầu chính bao gồm tổng cộng thời gian thực hiện các phần hợp đồng của các nhà thầu phụ và thời gian thực hiện của nhà thầu chính.

Ví dụ 5: Công ty Z của Nhật Bản trúng thầu xây dựng một chiếc cầu tại Việt Nam. Hoạt đang thi công cầu diễn ra như sau: 5 tháng thi công xây dựng trụ cầu do một nhà thầu phụ Y đảm nhiệm và 3 tháng thi công sàn cầu và hoàn thiện do nhà thầu Z tự thực hiện. Trong trường hợp này, công ty Z được coi là tiến hành hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú vì tổng thời gian thi công cầu là 8 tháng (5 tháng + 3 tháng).

c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở

Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.

Ví dụ 6. Năm 2000, hãng sản xuất máy bay Đ của Thụy Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng máy bay với hãng Hàng không Việt Nam Theo hợp đồng này, trong giai đoạn 12 tháng, hãng đã củ các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 190 ngày (vượt quá thời hạn 183 ngày). Như vậy, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý đó dành toàn bộ hoặc đa phần hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó (đại lý phụ thuộc).

Ví dụ 7. Công ty V là đối tượng cư trú của Việt Nam ký hợp đồng đại lý với chức năng lưu kho và giao sản phẩm sơn cho một công ty H là đối tượng cư trú của Anh. Theo quy định tại hợp đồng công ty V không được phép làm đại lý cho bất cứ một nhà sản xuất hoặc phân phối sơn nào khác. Trường hợp này mặc dù không có chức năng ký kết hợp đồng hoặc thu tiền tại Việt Nam nhưng công ty V đã trở thành đại lý phụ thuộc không còn là đại lý độc lập nữa. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam  Anh ( khoản 6 Điều 5: Cơ sở thường trú) công ty H được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

e) Doanh nghiệp đó ủy quyền cho một đối tượng tại Việt Nam:

Thẩm quyển thường xuyên th­ương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc

Không có thẩm quyền th­ương lượng, ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao hàng hóa tại Việt Nam.

2.1.1.3. Một doanh nghiệp nước ngoài sẽ được coi là không có cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp đó sử dụng các ph­ương tiện chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp;

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một kho hàng hóa chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hoặc để cho một doanh nghiệp khác gia công;

c) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhầm mục đích mua hàng hóa hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp;

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chi nhằm mục đích tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp;

2.1.1.4. Trường hợp một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (có thể thông qua cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.

Ví dụ như một doanh nghiệp nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn này sẽ không được coi là cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài đó.

2.1.2. Xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở  thường trú

2.1.2.1. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam và nộp thuế theo phư­ơng pháp kê khai, việc xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các vãn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo phư­ơng pháp kê khai.

2.1.2.2. Trường hợp các vãn bản hướng dẫn được quy định cho từng loại hình cơ sở thường trú (ví dụ: chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) thì thực hiện theo các quy định tương ứng.

2.1.2.3. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh như trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của các điểm 2.1.2.1 và 2.1.2.2 nêu trên thì thu nhập chiu thuế được xác đinh theo các quy định về chế độ thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.

2.1.2.4. Khi xác định thu nhập phân bổ của trụ sở chính cho cơ sở thường trú, cơ sở thường trú sẽ được coi là một doanh nghiệp độc lập cùng tiến hành các hoạt động như nhau hay tương tự trong các điều kiện như nhau hay t­ương tự và hoàn toàn độc lập với trụ sở chính của cơ sở thường trú đó.

Các quy định về thuế đối với thu nhập kinh doanh như trên được nêu tại Điều khoản Cơ sở  thường trú (thường là Điều 5) và Điều khoản Thu nhập kinh doanh (thường là Điều 7) của Hiệp định.

2.2. Trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc tham gia thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Theo quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến hành kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thành lập các pháp nhân tại Việt Nam như­ các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Theo quy định tại Hiệp định. các pháp nhân này có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nh­ư các doanh nghiệp Việt Nam khác theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Trong đó, phần thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài nhận được dưới hành thức lợi nhuận được chia của nhà đầu tư hoặc thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp (nếu có) sẽ được thực hiện theo quy định của các điều khoản t­ương ứng của Hiệp định như quy định về Thu nhập từ lãi cổ phần hoặc Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản.

Ví dụ 8: Công ty T của Trung Quốc góp vốn thành lập công ty liên doanh X tại Việt Nam. Thu nhập liên doanh X thu được từ hoạt động kinh doanh phải nộp thuế thu nhập như­ bất cứ pháp nhân Việt Nam nào khác. Các khoản thu nhập Công ty T nhận được từ liên doanh X, dù có bản chất chung là thu nhập từ hoạt đang kinh doanh của công ty T tại Việt Nam nhưng theo Hiệp định, sẽ được xử lý về thuế theo các quy định tại các điều khoản khác nhau của Hiệp định (nêu tại các mục IV: Thu nhập từ tiền lãi cổ phần, mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay, mục VI: Thu nhập từ tiền bản quyền và mục VII: Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại Phần B của Thông tư này).

III. THU NHẬP TỪ  HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI QUỐC TẾ

1. Định nghĩa vận tải quốc tế

Theo quy định tại Hiệp định, vận tải quốc tế là các hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng tầu thủy hoặc máy bay (một số trường hợp được quy định tại từng Hiệp định cụ thể có thể bao gồm cả phư­ơng tiện vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy trong đất liền, dưới đây được gọi chung là ph­ương tiện vận tải) do doanh nghiệp của Nước ký kết thực hiện, trừ trường hợp các hoạt động vận chuyển đó chỉ diễn ra giữa hai địa điểm của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 9: Một doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tại Việt Nam. Các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa sau đây của doanh nghiệp này sẽ được coi là hoạt động vận tải quốc tế.

- Vận chuyển hàng hóa hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm tại Nhật Bản (kể cả hàng hóa, hành khách đó từ Hải Phòng qua thành phố Hồ Chí Minh và Ô-sa-ka để đến Tô- ky-ô);

- Vận chuyển hàng hóa, hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm ngoài Việt Nam (ví dụ Xing-ga-po);

Trường hợp tầu của doanh nghiệp Nhật Bản nêu trên vận chuyển hành khách du lịch theo dịch vụ trọn gói cho hành trình thành phố Hồ Chí Minh  Xing-ga-po - Hải Phòng; tầu khởi hành tại thành phố Hồ Chí Minh và cập cảng tại Xing-ga-po, toàn bộ hành khách sau khi thăm Xing-ga-po quay trở lại tầu để về Hải phòng. Tại Xing-ga-po con tầu này không nhận thêm bất ký hành khách nào. Như vậy hành trình vận tải hành khách trên đây không được coi là vận tải quốc tế (mặc dù hải trình của tầu có chặng vận chuyển diễn ra ngoài Việt Nam nhưng điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng đều ở tại Việt Nam).

2. Xác định đối tượng thực h­ưởng

Tùy theo từng Hiệp định, doanh nghiệp của Nước ký  kết thực hiện hoạt động vận tải quốc tế được xác định theo các tiêu thức sau:

2.1. Doanh nghiệp do đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành; hoặc

2.2. Doanh nghiệp có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam hoặc tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam;

với điều kiện doanh nghiệp đó sở hữu hoặc có quyển sử dụng toàn bộ ít nhất một ph­ương tiện vận tải và sử dụng ph­ương tiện này vào việc vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa trong hành trình vận tải quốc tế (được gọi là phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp)

3. Xác định phạm vi áp dụng

        Tùy theo quy định tại từng Hiệp định, thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của các đối tượng nêu tại điểm 2 trên đây sẽ được miễn hoặc giảm thuế tại Việt Nam hoặc tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Phạm vi áp dụng miễn, giảm thuế tại Việt Nam tại đối với doanh nghiệp của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam bao gồm:

3.1. Thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phư­ơng tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp và từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế này, cụ thể:

3.1.1. Doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phư­ơng tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và xuất chứng từ vận tải (xuất vé, vận đơn hoặc bản lư­ợc khai (mamfest) vận chuyển hành khách và hàng hỏa).

3.1.2. Doanh thu từ việc cho thuê một phần ph­ương tiện vận tải (còn gọi là cho thuê chỗ) hoặc cho thuê toàn bộ ph­ương tiện vận tải theo từng chuyến do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp.

Ví dụ 10: Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Hãng tầu A không có tầu điều hành trực tiếp mà thuê chỗ trên tầu của hãng tầu B của Thái Lan với mức phí là 250 đô la Mỹ. Ngoài việc chở hàng cho hãng tẩu A như trên, hãng tầu B còn trực tiếp chở hàng cho các khách hàng khác trên cùng tuyến với số cước thu được là 200 đô la Mỹ. Trong trường hợp này:

- Đối với hãng tầu A: số tiền 300 đô la Mỹ thu được từ việc nhận chở hàng cho Công ty C hoặc số tiền 50 đô la Mỹ thu được do chênh lệch từ việc nhận chở hàng cho Công ty C và thuê chỗ trên tầu của hăng B đều không được coi là thu nhập từ vận tải quốc tế bằng tầu biển để được miễn giảm theo Hiệp định Việt Nam  Nhật Bản do hãng A không trực tiếp điểu hành tầu (mà chỉ mua chỗ toàn chặng trên tầu của hãng tầu B) nên vẫn phải nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 450 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).

3.1.3. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách khi tham gia liên doanh khai thác tuyến vận tải quốc tế với điều kiện doanh nghiệp tham gia liên doanh trên cơ sở đóng góp phư­ơng tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp hoặc đóng góp chi phí cho hoạt động của phư­ơng tiện vận tải do liên danh điều hành trực tiếp và các bên sử dụng chứng từ vận tải riêng biệt. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở chứng từ vận tải do doanh nghiệp là bên liên danh phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống của phương tiện vận tải mà doanh nghiệp được phép khai thác theo thỏa thuận liên danh.

3.1.4. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa do doanh nghiệp xuất chứng từ vận tải quốc tế được chuyên chở trên phư­ơng tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành với một trong hai điều kiện sau đây:

a) Chặng vận chuyển đó là một phần trong hành trình vận chuyển quốc tế bằng tầu thủy hoặc máy bay do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và được ghi trong chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành;

Ví dụ 11: Cũng với Ví dụ 10 nêu trên, Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Tuy nhiên, hãng tầu A có tầu A1 do hãng trực tiếp điều hành vận chuyển hàng hóa chặng hai từ Xing-ga-po đến Hà Lan. Chặng một từ Việt Nam đi Xing-ga-po, hãng A phải thuê hãng tàu B của Thái Lan vận chuyển hàng với chi phí là 50 đô la Mỹ.

- Đối với hãng tầu A: số tiền 250 đô la Mỹ (300 - 50) thu được từ việc trực tiếp vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (giảm 1% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).

- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 50 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).

b) Việc chuyên chở đó được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hoán đổi một phần phương tiện vận tải (được gọi là hoán đổi chỗ) do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp để đổi lại doanh nghiệp được sử dụng một phần tương ứng phương tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở các chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống mà doanh nghiệp đ­ược khai thác miễn phí trên phư­ơng tiện của hãng đối tác theo thỏa thuận hoán đổi chỗ.

3.1.5. Thu nhập từ việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container với tính chất là hoạt động phụ kèm theo hoạt động của ph­ương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nêu tại Hiệp định có quy định.

      Tính chất hoạt động phụ kèm theo hoạt động của phư­ơng tiện vận tải của việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container được xác đinh là container đi liền với phư­ơng tiện vận tải có vào cảng Việt Nam, container đang chữa hàng vận chuyển nhập khẩu và phí sử dụng container đã được bao gồm trong giá cư­ớc vận chuyển; thu nhập cho thuê ngắn hạn container phát sinh do bên nhận hàng lưu giữ container quá thời hạn sử dụng miễn phí.

3.1.6. Doanh thu từ việc cho thuê tầu thủy hoặc máy bay trống (được gọi chung là thuê tầu trống) có tính chất phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế của phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nếu được quy định cụ thể tại Hiệp định và thỏa mãn cả ba điều kiện sau đây:

a) Phư­ơng tiện vận tải đang được doanh nghiệp sử dụng trong vận tải quốc tế, và

b) Tổng thời gian cho thuê ngắn hơn thời gian phư­ơng tiện được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế của chính doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc năm dương lịch; và

c) Bên đi thuê không được thay đổi tên và hô hiệu của phương tiện vận tải.

     Thuê tầu trống là bên đi thuê chịu trách nhiệm toàn bộ về việc điều hành và kiểm soát sự vận hành của tầu bao gồm hoa tiêu nhân lực, nhiên liệu, sửa chữa, vận hành, phí bảo hiểm và các chi phí khác để tầu hoạt động theo các quy định về hàng hải và hàng không. Bên cho thuê không chịu bất kỳ chi phí hay nghĩa vụ gì về hoạt động của tầu.

     Doanh thu được nêu tại các điểm 3.1.5 và 3.1.6 trên đây sẽ không được coi là doanh thu từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế để áp dụng Hiệp định nếu doanh nghiệp không phát sinh các khoản doanh thu được nêu tại điểm 3.1.1, 3.1.2. 3.1.3 hoặc 3.1.4.

3.2.Trường hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên danh đề tạo thành một tổ chức liên danh hoặc hợp danh không có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động vận tải quốc tế bằng ph­ương tiện vận tải do tổ chức liên danh hoặc hợp danh điều hành trực tiếp và chứng từ vận tải được xuất dưới tên của tổ chức liên danh hoặc hợp danh thì việc xác định phạm vi áp dụng miễn. giảm thuế theo Hiệp định được thực hiện riêng biệt cho từng bên liên danh hoặc hợp danh theo Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nước nơi bên liên doanh hoặc hợp danh là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế. Căn cứ xác định doanh thu miễn, giảm thuế được áp dụng tư­ơng tự như quy định tại điểm 3.1 và được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu chia cho bên liên danh hoặc hợp danh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận liên doanh hoặc hợp danh.

Ví dụ 12: Liên đanh hàng không SCăng-đi-na-via (SAS) có hoạt động vận chuyển hành khách quốc tế tại Việt Nam đi các nước Bắc Âu. Như vậy doanh thu của hãng phát sinh tại Việt Nam sẽ được phân bổ cho các bên tham gia góp vốn điều hành liên danh hàng không SAS là các đối tượng cư trú tại Na-uy, Đan Mạch hoặc Thụy Điển để áp dụng theo từng Hiệp định có liên quan.

Khi kê khai nghĩa vụ thuế, các doanh nghiệp trên phải hạch toán riêng các khoản thu nhập được nêu trên để được xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với quy định về thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế. Trong mọi trường hợp doanh thu xét miễn. giảm thuế không vượt quá doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động vận tải quốc tế theo các vãn bản quy định có liên quan.

Trường hợp Hiệp định (như­ Hiệp định với Thái Lan và Phi-lip-pin) quy định chỉ giảm thuế thu nhập theo một tỷ lệ thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ vận tải quốc tế theo phần tỷ lệ không được giảm. Doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa hai địa điểm tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế như trên được nêu tại  Điều khoản Vận tải quốc tế (thường là  Điều 8) của Hiệp định.

IV. THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỔ PHẦN

1. Định nghĩa tiền lãi cổ phần

Theo quy định tại Hiệp định, tiền lãi cổ phần là khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trả cho các cồ đông khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của doanh nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài trả cho bên nước ngoài, thu nhập từ các hoạt động đầu tư (gián tiếp) ở nước ngoài (không kể lãi từ tiền cho vay theo quy định của mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay Phần B của Thông tư này) của các đối tượng cư trú Việt Nam, và thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được Nước ký kết xử lý thuế như lãi cổ phần.

Ví dụ 13: Doanh nghiệp S của Việt Nam đầu tư tại các nước X và Y với tình hình thu nhập và nộp thuế theo quy định của nước X và Y như sau:

Số thứ tự

Nước X

Nước Y

1

Thu nhập trước thuế

100

100

2

Thuế thu nhập 28%

28

28

3

Thu nhập sau thuế

72

72

4

Thuế thu nhập đối với tiền lãi cổ phần

14,4 (thuế suất 20%)

Không coi là

lãi cổ  phần

5

Thu nhập thực nhận

57,6

72

Như vậy doanh nghiệp S, trong phạm vi Hiệp định với nước X, được coi là có tiền lãi cổ phần từ nước ngoài là 72; trong phạm vi Hiệp định với nước Y, không có tiền lãi cổ phần.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới hạn tùy theo từng Hiệp định (thường không quá 15%) với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.

2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền lãi cổ phần của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).

2.3. Trường hợp một đối tượng cư trú nhận được tiền lãi cổ phần mà Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.

Ví dụ 14: Một công ty của Anh đầu tư 14 triệu đô la Mỹ vào một liên doanh tại Việt Nam, trong năm 2003 đã được chia và chuyển một số thu nhập ra nước ngoài. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần), Việt Nam có quyền thu thuế đối với số thu nhập chuyển ra nước ngoài với thuế suất 7%. Nhưng theo quy định của Luật thuế hiện hành, Việt Nam không thu thuế đối với khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài này nên Công ty Anh không phải nộp thuế đối với số thu nhập chuyển ra ngoài nêu trên.

3. Xác đinh đối tượng thực hưởng

      Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần chi áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng lợi ích của cổ phần nghĩa là các cổ đông.

Do dó, sẽ không áp dụng đối với:

3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền lãi cổ phần nhưng không phải là cổ đông.

3.2. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đật tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 15: Chi nhánh ngân hàng CV là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng C của Pháp mua cổ phần tại một công ty cồ phần của Việt Nam và được chia một khoản lãi cổ phần. Theo yêu cầu của cli nhánh CV, khoản tiền lãi cổ phần đó được chuyển thẳng cho ngân hàng C có trụ sở chinh tại Pari. Trong trường hợp này, người thực hưởng tiền lãi cổ phần là chi nhánh CV, không phải ngân hàng C. Do chi nhánh CV là một cơ sở thường trú của ngân hàng C tại Việt Nam nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam Pháp (khoản 5 Điều lo: Tiền lãi cổ phấn). các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần sẽ không áp dụng đối với ngân hàng C mà các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ được áp dụng (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp. Hiệp định Việt Nam Pháp).

3.3. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ ls: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của ngân hàng V tại nước đó. Chi nhánh VC mua cổ phần của một công ty tại Việt Nam và được chia lãi cổ phần. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần tại Hiệp định Việt Nam L sẽ không được áp dụng.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lãi cổ phần (thường là Điều 10) của Hiệp định.

V. THU NHẬP LÀ LÃI TIỀN CHO VAY

1. Định nghĩa lãi tiền cho vay

Theo quy định tại Hiệp định, "lãi tiền cho vay" là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của Chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường đó.

2.  Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của N­ước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới bạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với diều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.

Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam là các khoản lãi từ tiền cho vay do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản lãi được chịu và phải trả bởi Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.

Ví dụ 17: Chi nhánh ngân hàng QT là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng Q của Thái Lan chi trả cho ngàn hàng Q một khoản lãi tiền vay. Do chi nhánh QT là một cơ sở thường trú của ngân hàng Q tại Việt Nam, nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Thái Lan, khoản tiền lãi này coi như phát sinh tại Việt Nam và phải nộp thuế tại Việt Nam với mức thuế suất 10% (khoản 2.a Điều ll: Lãi tiền cho vay). Mức thuế suất này cũng bằng với mức thuế suất quy định tại văn bản pháp Luật về thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có quyền thu thuế tại nguồn với mức thuế suất 10%.

2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế tại nguồn thu nhập đó theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên và Việt Nam cũng có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh định thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).

2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.

Ví dụ 18: Cũng với ví dụ 17 như trên, nhưng giả sử khoản tiền lãi do cho vay vốn được chi trả cho một đối tượng cư trú là cá nhân ở Thái Lan. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (khoản 2.b Điều 11: Lãi từ tiền cho vay). Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản tiền lãi này với thuế suất 15%. Nhưng theo quy định của Luật thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam, mức thuế suất áp dụng là 10% Do đó, Việt Nam chỉ thu thuế với mức thuế suất 10% thay vì 15%.

3. Xác đinh đối tượng thực h­ưởng

          Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với thu nhập là lãi từ tiền cho vay chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay đó - nghĩa là người cho vay. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:

3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán lãi từ tiền cho vay nhưng không phải là người cho vay.

Ví dụ 19: Một công ty Việt Nam trả lãi tiền vay cho ngân hàng C của Thái Lan. Theo yêu cầu của ngân hàng này, số lãi tiền vay này được chuyển cho ngân hàng P của Pháp có trụ sở chính tại Pa-ri. Trong trường hợp này người thực hưởng tiền lãi là ngân hàng C của Thái Lan, không phải ngân hàng P của Pháp. Do đó, ngân hàng P không có quyền yêu cầu áp dụng các quy định tại Hiệp định Việt - Pháp đối với khoản lãi từ tiền cho vay này.

3.2. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

3.3. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 20: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của Ngân hàng V tại nước đỏ. Chi nhánh VC cho một công ty tại Việt Nam vay tiền và nhận được khoản lãi từ tiền cho vay. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với lãi từ tiền cho vay tại Hiệp định Việt Nam - L sẽ không được áp dụng.

        Các quy định về thuế đối với thu nhập từ lãi từ tiền cho vay như trên được nêu tại Điều khoản Lãi tiền cho vay (thường là Điều 11) của Hiệp định.

VI. THU NHẬP TỪ TIỀN BẢN QUYỀN

1. Đinh nghĩa tiền bản quyền

         Theo quy định tại Hiệp định, tiền bản quyển là các khoản tiền trả cho việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng:

1.1 Bản quyển tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả các loại phim điện ảnh và các loại băng hoặc đĩa xử dụng trong phát thanh hoặc truyền hình:

1.2. Bằng phát minh, sáng chế.

1.3. Nhãn hiệu thương mại;

1.4. Thiết kế, mẫu, đồ án. công thức hoặc quy trình bí mật;

1.5. Phần mềm máy tính;

1.6. Thiết bị công nghiệp, thương mại và khoa học;

1.7. Thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, khoa học và th­ương mại

2. Xác đinh nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá lo%) tùy theo từng Hiệp định. với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.

Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam là các khoản tiền bản quyền do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản tiền bản quyền được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phư­ơng Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.

2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền bản quyền phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2. 1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này(quy định tại Phần C: Biện pháp tránh  đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).

Ví dụ 21: Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kết hợp đồng với một công ty của Hàn Quốc trong đó quy định công ty này chuyển giao cho liên doanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20 năm. Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quy định của Luật thuế Việt Nam, liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền là 10% tổng số tiền bản quyền để nộp ngân sách. Tuy nhiên căn cứ Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), liên doanh chỉ phải khấu trừ theo mức 5% thay vì 10%.

2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam. 

Ví dụ 22: Giả sử với ví dụ 21 nêu trên. công ty Hàn Quốc góp vốn vào công ty liên doanh tại Việt Nam bằng quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn trong vòng 20 năm. Theo Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế bản quyền đối với công ty Hàn Quốc do việc chuyển quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn thành vốn tiền tệ với mức thuế suất 5%. Tuy nhiên, theo quy định của Luật pháp Việt Nam, (điểm 2, Điều 81: Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định thi hành Luật Đầu t­ư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 1 Nghị định số 27/2003/ NĐ-CP ngày 1913/2003 sủa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị; định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000), công ty Hàn Quốc được miễn thuế.

3. Xác đinh đối tượng thực hưởng

Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền bản quyền chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng thu nhập bản quyền - nghĩa là người có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác bản quyền. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:

3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền bản quyền nhưng không phải là đối tượng có quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khai thác bản quyền; hoặc

3.2. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của đối tượng thực hưởng là một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam: hoặc

3.3. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 23: Một chi nhánh của công ty thuốc lá Anh tại Việt Nam cho phép một công ty Việt Nam sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh trong các sản phẩm của công ty Việt Nam với điều kiện chi nhánh kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, tiền bản quyền từ việc sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh liên quan trực tiếp đến chi nhánh. Do chi nhánh là cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty thuốc lá Anh. nên theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 4 Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này như đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định Việt Nam - Anh).

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền như trên được nêu tại Điều khoản Tiền bản quyền (thường là Điều 12) của Hiệp định.

VII. THU NHẬP TỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT

1. Định nghĩa phí dịch vụ kỹ thuật

         Theo quy định tại Hiệp định, phí dịch vụ kỹ thuật là các khoản thanh toán ở bất cứ dạng nào trả cho bất kỳ đối tượng nào, không phải là người làm công cho đối tượng trả tiền, đối với bất kỳ các dịch vụ nào mang tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vấn.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.

Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào do một đối tượng cư trú của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản phí dịch vụ kỹ thuật được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chỉnh quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.

Ví dụ 24: Công ty X là đối tượng cư trú tại Việt Nam chuyên sản xuất hoa quả đóng hộp. Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang Châu Âu, công ty X đã thuê công ty M tại Đức tư vấn pháp lý về thủ tục mở chi nhánh hoặc tìm đại lý tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ tư vấn này được thực hiện tại Đức và công ty M không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Trong trường hợp này, khi trả tiền phí dịcb vụ cho công ty M, công ty X có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất không quá 7,5% theo Hiệp định Việt Nam - Đức (khoản 1.b Điều 12: Tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật).

2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền định thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên. Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này)

Các quy định về thuế đối với thu nhập là phí dịch vụ kỹ thuật như trên được nêu tại Điều khoản Phí dịch vụ kỹ thuật (thường là Điều 13) của Hiệp định.

VIII. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN

1. Định nghĩa thu nhập từ chuyển nhượng tài sản

         Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là thu nhập dưới mọi hình thức từ việc bán, chuyển nhượng (toàn bộ hoặc một phần) hoặc trao đổi tài sản và quyền đối với tài sản; kể cả trường hợp đ­ưa tài sản vào một cơ sở kinh doanh để đổi lấy các quyền tại cơ sở kinh doanh đó.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam

Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 25: Hãng khai thác dầu mỏ của Pháp chuyển nhượng quyển khai thác dầu mỏ tại một địa điểm trên vùng biển Việt Nam, thu nhập nhận được sẽ phải nộp thuế thu nhập theo quy định tại Luật pháp của Việt Nam.

2.2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú tại Việt Nam Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy đinh của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhâp từ việc chuyển nhượng tài sản kinh doanh của cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Ví dụ 26: Chi nhánh ngân hàng C của nước P ( là nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) hoạt động tại Hà Nội. Năm 2004, chi nhánh ngừng hoạt động và bán toàn bộ thiết bị và tài sản đã sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng trên sẽ phải kê khai nộp thuế (sau khi trừ đi gía trị còn lại của thiết bị và tài sản) theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.

2.3. Thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền  máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế (theo định nghĩa tại điểm 1 mục III Phần B: Thuế đối với các loại thu nhập của Thông tư này) do doanh nghiệp vận tải quác tế của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành không phải nộp thuế tại Việt Nam.

2.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong phần lớn các Hiệp định giữa Việt Nam với các nước đều có quy định theo dó, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập trong trường hợp bên nước ngoài chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư­ Nước ngoài và thu được lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá trị chuyển nhượng với giá tri gốc.

2.5. Các trường hợp chuyển nhượng tài sản khác tại Việt Nam

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng các loại tài sản khác với các loại tài sản nêu tại các điểm từ 2.1 đến 2.4 nêu trên tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thể không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.

Ví dụ 27: Một Công ty xây dựng của Trung Quốc đư­a máy móc sang Việt Nam thi công một công trình xây dựng trong vòng 3 tháng. Sau thời gian thi công, Công ty này về nước và bán lại số máy móc nêu trên tại Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc, Công ty này không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (khoản 3.a Điều 5: Cơ sở thường trú), do đó không phải nộp thuế tại Việt Nam (khoản 6 Điều 13: Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản).

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (thường là Điều 13) của Hiệp định.

IX. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ ĐỘC LẬP

1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập

         Theo quy định tại Hiệp định thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập là thu nhập do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động độc lập để cung ứng các dịch vụ ngành nghề như­ dịch vụ khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy, cụ thể là hoạt động hành nghề độc lập của các bác sĩ Luật sư­, kỹ sư­ kiến trúc s­ư, nha sĩ, kế toán và kiểm toán viên.

Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập không bao gồm hoạt động làm thuê (được quy định tại các Điều khoản thu nhập từ Hoạt động cá nhân phụ thuộc), tiền thù lao giám đốc (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), tiền lư­ơng h­ưu (được quy định tại Điều khoản Tiền lương hư­u), phục vụ nhà nước (được quy định tại Điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), thu nhập của học sinh, sinh viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Sinh viên), giáo viên và giáo sư­ (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Giáo sư­, giáo viên và nhà nghiên cứu) và hoạt động trình diễn độc lập của các nghệ sĩ và vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên).

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được cấp phép kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập và hoạt động thông qua một địa điểm kinh doanh cố định tại Việt Nam thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó đư­ợc thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuật ngữ "cơ sở cổ định" dùng để chỉ một địa điểm hoặc đia chỉ có tính chất thường xuyên hoặc ổn định trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà qua đó một cá nhân thực hiện việc cung cấp dịch vụ ngành nghề (ví dụ nh­ư phòng tư vấn khám bệnh, vãn phòng kiến trúc s­ư hay luật sư­,. ) Nguyên tác xác định "cơ sở cố định" cũng tư­ơng tự như­ nguyên tắc xác định "cơ sở thường trú của doanh nghiệp nêu tại điểm 2.1.1.1 mục II Phần B của Thông tư này.

2.2. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cung cấp dịch vụ ngành nghề độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam không trên cơ sở giấy phép kinh doanh thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao.

2.3. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không có cơ sở cố định tại Việt Nam, nhưng có thời gian hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày đến Việt Nam, tùy theo từng Hiệp định cụ thể, thì việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về chế độ thuế áp dụng đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phái sinh tại Việt Nam.

2.4. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không phải thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam và trong năm tính thuế cá nhân đó có thời gian hiện diện tại Việt Nam dưới 183 ngày, cơ quan thuế sẽ không thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngành nghề độc lập.

2.5. Mặc dù đã có quy định tại điểm 2.4 nêu trên, một cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam cũng có thể phải nộp thuế tại Việt Nam trong trường hợp tại Hiệp định quy định cá nhân hành nghề độc lập có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với một mức thu nhập nhất định thu được từ việc thực biện ngành nghề độc lập trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là trong một năm tài chính).

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập (thường là Điều 14) của Hiệp định.

X. THU NHẬP TỪ  HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁ NHÂN PHỤ THUỘC

1. Định nghĩa thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc

Theo quy định tại Hiệp định. thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dưới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc không bao gồm thu nhập của các cá nhân với tư cách cá nhân hành nghề độc lập (đ­ược quy định tại Điều khoản Dịch vụ ngành nghề độc lập), thành viên ban giám đốc doanh nghiệp (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), Nghệ sĩ vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên), nhân viên phục vụ cho Chỉnh phủ nước ngoài (được quy định tại điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), và tiền công dưới hình thúc tiền lư­ơng hư­u (được quy định tại Điều khoản Tiền lư­ơng hư­u).

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

Ví dụ 28: Trong năm 2003, ông A là đối tượng cư trú của nước Pháp làm việc cho chi nhánh ngân hàng F là chi nhánh nước ngoài của một ngân hàng Pháp tại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Toàn bộ tiền l­ương và thu nhập khác của ông A do chi nhánh F thanh toán. Trong năm trước và sau đó, ông A không hiện diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này, ông A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận được từ thời gian làm việc tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

2.2. Nếu cá nhân nêu trên đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây, tiền công thu được từ công việc thực hiện tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam:

2.2.1. Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; và

2.2.2. Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bất kể tiền công đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động; và

2.2.3. Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.

Ví dụ 29: Công ty N của Nhật Bản tham gia thành lập liên doanh S chuyên phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Trong năm 2002, công ty N cử ông Z sang Việt Nam với tư cách đại diện công ty để đàm phán hợp đồng về việc công ty N cung cấp "bí quyết" bán hàng cho liên doanh S trong thời gian một tháng. Trong năm trước và sau đó ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điểu kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên nên được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

2.3. Khái niệm "chủ lao độn( nêu tại điểm 2.2.2 dùng để chỉ đối tượng sử dụng lao động thực sự. Thông thường một đối tượng được coi là chủ lao động thực sự trong các trường hợp sau đây:

2.3.1. Đối tượng đó có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do người lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng nh­ư rủi ro đối với lao động đó; hoặc

2.3.2. Đối tượng đó đưa ra hướng dẫn và cung cấp phư­ơng tiện lao động cho người lao động; hoặc

2.3.3. Đối tượng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.

Ví dụ 30: Cùng với ví dụ 29 nêu trên, giả sử trong năm 2004, ông Z sang Việt Nam với tư cách là chuyên gia của liên doanh S để hướng dẫn áp dụng "bí quyết" trong giai đoạn 3 tháng. Trong năm trước và sau đó, ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Với tinh thần trợ giúp cho liên doanh S, toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, về hình thức, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên, nhưng về bản chất, đối với các tiêu thức về chủ lao động thực sự thì chủ lao động thực sự của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam là liên doanh S, không phải công ty N.  Do đó, ông Z  không được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

2.4. Trường hợp người Việt Nam là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam không có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam mà chỉ có thu nhập từ hoạt động làm công tại nước ngoài sẽ không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam đối với khoản tiền công đó.

2.5. Cá nhân là người làm công trên các tầu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phi hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.

Ví dụ 31: Công ty S là doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam có thuê tầu thủy và đoàn thủy thủ là người nước ngoài để khai thác tuyến vận tải quốc tế Trung Quốc - Xing-ga-po thì Công ty S có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Luật pháp Việt Nam đối với tiền lương trả cho các cá nhân là thành viên đoàn thủy thủ mặc dù khoản tiền lư­ơng này là một phần trong chi phí thuê tầu.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (thường là Điều 15) của Hiệp định.

XI. THU NHẬP­ THÙ LAO GIÁM ĐỐC

1. Định nghĩa thu nhập từ thù lao giám đốc

Theo quy định tại Hiệp định, thù lao giám đốc là thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được tại Việt Nam với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản lý công ty hoặc người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam;  và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lương do các thành viên trên nhận được từ việc thực hiện các chức năng khác trong doanh nghiệp như­ người làm công, người tư vấn, cố vấn và tiền lương của các cá nhân nước ngoài giữ chức vụ trong văn phòng đại diện các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam. Các khoản thu nhập thông thường đó được coi là thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (quy định tại mục X: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc Phần B của Thông tư này).

2. Xác định nghĩa vụ thuế

Theo quy định tại Hiệp định, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được thù lao với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hay với tư cách là người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, cá nhân đó sẽ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập đó theo các quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam (không phân biệt cá nhân đó có mặt tại Việt Nam hay không).

Ví dụ 32: Một đối tượng cư trú của Anh là thành viên Hội đồng quản trị của một liên doanh tại Việt Nam. Trong năm 2003, đối tượng đó chỉ sang Việt Nam làm việc với tổng số 60 ngày và nhận được thù lao với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị. Căn cứ Hiệp định Việt Nam - Anh và quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Việt Nam, đối tượng này phải nộp thuế thu nhập đối với thù lao nhận được với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị với thuế suất là 25% tính trên tổng thu nhập nhận được của đối tượng chung cư trú của Việt Nam.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lư­ơng của giám đốc như trên được nêu tại Điều khoản Thù lao Giám đốc (thường là Điều 16) của Hiệp định.

XII. THU NHẬP TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN CỦA NGHỆ SĨ VÀ VẬN ĐỘNG VIÊN

1. Định nghĩa thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên

         Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên là thu nhập từ hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam của bản thân nghệ sĩ, vận động viên là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam; và ngược lại.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Mặc dù có các quy định tại mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tiến hành hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam và nhận được thu nhập từ hoạt động trình diễn đó thì sẽ phải nộp thuế thu nhập theo Luật pháp Việt Nam.

2.2. Mặc dù có các quy định tại mục II- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trong trường hợp thu nhập từ việc biểu diễn không đư­ợc trả cho cá nhân biểu diễn là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà trả cho đối tượng khác thì thu nhập đó sẽ phải nộp thuế đại Việt Nam theo quy định của Luật pháp Việt Nam.

2.3. Trường hợp hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao của cá nhân. công ty là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ ch­ương trình trao đôỉ văn hóa giữa Chính phủ hai nước, thì thu nhập từ hoạt động trình diễn tại Việt Nam của cá nhân, công ty nước ngoài sẽ được miễn thuế tại Việt Nam.

Các quy định về thuế đối với thu nhập của các nghệ sĩ và vận động viên như trên được nêu tại Điều khoản Nghệ sĩ và vận động viên (thường là Điều 17) của Hiệp định.

XIII. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG HƯU

1. Định nghĩa thu nhập từ tiền lư­ơng hư­u

        Theo quy định tai Hiệp định, thu nhập từ tiền lư­ơng hư­u là tiền lư­ơng hư­u do đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được từ công việc trước đây làm tại Việt Nam: và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lư­ơng hư­u do Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phư­ơng của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam chi trả vì khoản thu nhập này được coi là thu nhập từ hoạt động phục vụ Chỉnh phủ (quy định tại  mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ Phần B của Thông tư này).

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Tùy theo từng Hiệp định cụ thể thu nhập là tiền lư­ơng hư­u sẽ phải chịu thuế

2.1.1. Chỉ tại nước nơi đối tượng nhận lư­ơng hư­u là đối tượng cư­ trú; hoặc

2.1.2. Chỉ tại nước nơi tiền lư­ơng h­ưu được trả; hoặc

2.1.3. Đồng thời tại nước cư trú của đối tượng nhận lư­ơng hư­u và tại nước phát sinh nguồn lư­ơng hư­u nếu đối tượng trả lư­ơng hư­u là đối tượng cư trú hoặc là cơ sở thường trú tại nước đó;

2.2. Mặc dù đã có các quy định tại điểm  2.1 nêu trên, trong trường hợp lư­ơng hư­u hoặc các khoản thanh toán khác được trả từ chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước Việt Nam hoặc của một cơ quan chính quyền địa phư­ơng Việt Nam thì sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.

Ví dụ 33: Một cá nhân trong thời gian làm việc tại Việt Nam có đóng tiền bảo hiểm xã hội vào cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các cá nhân làm việc tại Việt Nam. Khi nghỉ hư­u, người đó sang Anh sinh sống và là đối tượng cư trú của Anh. Tiền l­ương hư­u người đó nhận được từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lư­ơng hư­u như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lư­ơng hư­u (thường là Điều 18) của Hiệp định.

XIV. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CHÍNH PHỦ

1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ

         Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ là các khoản thu nhập tiền công, tiền lư­ơng, tiền lư­ơng hư­u do Chính phủ, chính quyền địa phư­ơng của một Nước ký kết Hiệp định trả cho một cá nhân để người đó thực hiện các nhiệm vụ cho Nước ký kết đó.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Trường hợp người nước ngoài do Chính phủ của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cử sang Việt Nam làm việc cho các tổ chức của Chính phủ nước đó đặt tại Việt Nam hoặc cho các chư­ơng trình hợp tác kinh tế, văn hóa, viện trợ giữa hai nước, thì tiền lư­ơng, tiền công do Chính phủ nước ngoài trả cho cá nhân đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam cho dù vì mục đích thực hiện các công việc Như vậy mà đối tượng đó trở thành đối tượng cư trú của Việt Nam.

2.2. Tuy nhiên, tiền l­ương, tiền công do Chính phủ một Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu được trả cho một cá nhân cư trú của Việt Nam để thực hiện các công việc cho Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và cá nhân này:

2.2.1. Mang quốc tịch Việt Nam; hoặc

2.2.2. Đã là đối tượng cư trú của Việt Nam trước khi thực hiện các công việc tại Việt Nam phục vụ cho Chính phủ nước ngoài.

2.3. Khi một cá nhân nhận được tiền lư­ơng h­ưu được trả từ một quỹ do Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phư­ơng của Việt Nam lập ra, hoặc được trả bởi chính Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phư­ơng đó thì tiền l­ương hư­u nãy sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam, trừ khi cá nhân nói trên vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam vừa mang quốc tịch của Nước ký kết đó. Trong trường hợp này, thu nhập tiền l­ương hư­u của cá nhân nói trên sẽ được miễn thuế Việt Nam.

2.4. Mặc dù đã có các quy định tại các điểm từ 2.1 đến 2.3 nêu trên, việc đánh thuế đến với tiền lư­ơng, tiền công hay tiền lư­ơng hư­u do Chính phủ nước ngoài trả cho một cá nhân vì tham gia các hoạt động kinh doanh của Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như­ hoạt động của doanh nghiệp vận tải đường sắt, b­ưu chính hoặc công ty biểu diễn Nhà nước sẽ được áp dụng theo quy định, tùy theo từng trường hợp, tại các mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, XI Thu nhập từ thù lao giám đốc, XII - Thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên và XIII Thu nhập từ lương h­ưu.

Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động phục vụ Chính phủ (thường là Điều 19) của Hiệp định.

XV. THU NHẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC SINH HỌC NGHỀ

1. Định nghĩa thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề

         Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập của sinh viên và học sinh học nghề nước ngoài tại Việt Nam phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam, thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản này chỉ bao gồm:

1.1. Thu nhập nhận được từ các nguồn tại nước ngoài để phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt tại Việt Nam.

1.2. Thu nhập nhận được từ công việc tại Việt Nam có liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam (trong trường hợp Hiệp định có quy định). Tại một số Hiệp định, khoản thu nhập này chỉ được miễn thuế trong phạm vi một mức thu nhập nhất định.

2. Xác định nghĩa vụ thuế

         Trường hợp sinh viên, học sinh nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam học tập nghiên cứu, học nghề là đối tượng cư trú của nước ký Hiệp định với Việt Nam, sinh viên, học sinh nước ngoài đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam đối với các loại thu nhập được nêu tại điểm 1 .1 và 1.2 nêu trên.

Ví dụ 34: Một sinh viên là đối tượng cư trú của Trung Quốc sang Việt Nam để nghiên cứu nghệ thuật dân gian trong thời gian 4 năm. Trong thời gian nghiên cứu tại Việt Nam, anh ta nhận được học bổng 800.000 đồng/tháng từ Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc cho một trường ở Hà Nội với thu nhập 50 đô la Mỹ/tháng và tham gia biểu diễn nghệ thuật dân gian Việt Nam với từng thu nhập 2.500 đô la Mỹ/năm. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Trung quốc (Điều 20: Sinh viên, học sinh học nghề và thực tập sinh), sinh viên này được miễn thuế thu nhập cá nhân với tiền học bổng, thu nhập từ biểu diễn trong phạm vi 2.000 đô la Mỹ: và nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ dạy học và phần vượt trên 2.000 đô la Mỹ của thu nhập biểu diễn.

Các quy định về thuế đối với thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề như trên được nêu tại Điều khoản Sinh viên, học sinh học nghề (thường là Điều 20) của Hiệp định.

XVI. THU NHẬP CỦA GIÁO VIÊN, GIÁO SƯ VÀ NGƯỜI  NGHIÊN CỨU

Trong một số Hiệp định có quy định riêng về việc thu thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sư­ và người nghiên cứu nước ngoài từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều khoản này:

1. Giáo viên, giáo sư­ người nghiên cứu nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, sẽ được miễn thuế đối với tiền công từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu đó trong thời gian 2 năm kể từ ngày đầu tiên người đồ đến Việt Nam giảng dạy, thuyết trình hoặc nghiên cứu tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục được Chính phủ Việt Nam chấp nhận.

2. Việc miễn thuế như trên không áp dụng đối với trường hợp hoạt động giảng dạy, nghiên cứu phục vụ cho mục đích riêng của một cá nhân hoặc của một tổ chức tư­ nhân.

Các quy định về thuế đối với thu nhập của giáo viên giáo s­ư và người nghiên cứu như trên được nêu tại Điều khoản Giáo viên, giáo s­ư và nhà nghiên cứu (thường là Điều 21) của Hiệp định.

XVII. THU NHẬP KHÁC

1. Định nghĩa thu nhập khác

         Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập khác là toàn bộ các khoản thu nhập còn chưa được để cập tại các điều khoản nêu trên, vỉ dụ như­: thu nhập từ trúng thưởng xổ số, thắng cá cư­ợc tại các sòng bạc, thu  nhập từ tiền cấp dư­ỡng theo nghĩa vụ hôn nhân gia đình,...

2. Xác định nghĩa vụ thuế

2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một đối tượng cư trú tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có các khoản thu nhập khác từ Việt Nam sẽ phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế Việt Nam.  Tuy nhiên, tại một số Hiệp định (như­ Hiệp định giữa Việt Nam - Pháp, Việt Nam - Anh), Việt Nam cam kết miễn thuế đối với thu nhập khác trong trường hợp này.

Ví dụ 35: Ông H là một đối tượng cư trú tại Trung Quốc và Ông P là một đối tượng cư trú của Pháp, trong một chuyến du lịch hai tuần tại Việt Nam, cả hai ông đều trúng thưởng xổ số 20 triệu đồng tại Hà Nội. Theo quy định về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, đây là khoản thu nhập không thường xuyên nên cả hai ông đểu có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với số tiền trúng thưởng này.  Theo Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc (khoản 2 Điều 22: Thu nhập khác), Việt Nam có thể thu thuế đối với thu nhập của ông H. Theo Hiệp định Việt Nam – Pháp (khoản 1 Điều 20: Thu nhập khác), thu nhập của ông P được miễn thuế tại Việt Nam.

2.2. Trường hợp khoản thu nhập khác liên quan đến cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết với Việt Nam thì Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản thu nhập đó theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập, tùy theo từng trường hợp.

Ví dụ 36: Chi nhánh ngân hàng V là chi nhánh tại Việt Nam của ngân hàng Nhật Bản S mua một xe Ô tô của một công ty tại nước X và trúng thưởng khuyến mại 10.000 đô la Mỹ. Chiếc ô tô này được sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh V. Mặc dù theo chính sách nội bộ của ngân hàng S các khoản thu nhập nh­ư vậy phải đư­ợc coi nh­ư thu nhập của trụ sở chính và chuyển về tài khoản của ngân hàng S tại Nhật Bản, khoản thu nhập từ tiền thưởng này vẫn được coi là có liên quan thực tế đến chi nhánh V- một cơ sở thường trú của ngân hàng S tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (khoản 2 Điều 21) và vì vậy Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh  doanh (Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản).

Các quy định về thuế đối với thu nhập khác như trên được nêu tại Điều khoản thu nhập khác (thường là Điều 22) của Hiệp định.

C .BIỆN PHÁP TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nước đó), Việt Nam vẫn cso thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không bi nộp thuế hai lần.

Tùy theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần dưới đây:

I. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sê được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam.

      Ví dụ 37: Ông A là người của nước M và là đối tượng cư trú của Việt Nam trong năm 2005. Trong năm 2005, ông A có thu nhập từ tiền làm công 8 tháng tại Việt Nam là 40.000.000 đồng và 4 tháng tại nước M là 80.000.000 đồng. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - M (Khoản 1, điều 15: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc) ông A phải nộp thuế tại M đối với thu nhập có được từ nước này với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước này (20%). Giả sử ngoài các thu nhập vừa nêu ông A không có các nguồn thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại M của ông A ở Việt Nam nh­ư sau:

- Xác định thu nhập chịu thuế của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam): (40.000.000 đồng + 80.000.000 đồng): 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng

- Xác định thuế thu nhập của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam):

(10.000.000 đồng - 8.000.000 đồng) x 10% x 12 tháng = 2.400.000 đồng

- Số thuế đã nộp tại M (theo Luật thuế của M):

        80.000.000 đồng x 20% = 16.000.000 đồng

- Phân bổ số thuế tính theo pháp Luật Việt Nam trên thu nhập phát sinh tại nước M:

            2.400.000 đồng

----------------------------------------  x 80.000.000đ= 1.600.000 đồng

40.000.000 đ + 80.000.000 đồng 

Vậy ông A chỉ được khấu trừ 1.600.000 đồng trên tổng số thuế 16.000.000 đồng đã nộp trên 80.000.000 đồng phát sinh tại M. Do đó, phải nộp thuế tiếp tại Việt Nam là 800.000 đồng (2.400.000 đồng - 1 600.000 đồng).

Ví dụ 38: Công ty V của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Lào. Trong năm  2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Lào (khoản 1, Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp), công ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập được xác định của cơ sở thường trú này (thuế suất 26%). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam nh­ư sau:

- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):

100. 000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):

100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ

- Số thuế còn phải nộp tại Việt Nam:

28.000 đô la Mỹ - 25.000 đô la Mỹ = 3.000 đô la Mỹ

Ví dụ 39: Cũng với ví dụ 38 nêu trên, giả sử công ty V là công ty liên doanh và được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%. Khi dó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau:

- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):

100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):

100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ

Số thuế tối đa được khấu trừ tại Việt Nam: 20.000 đô la Mỹ

Trong trường hợp này, công ty V được khấu trừ 20.000 đô la Mỹ trong tổng số 25.000 đô la Mỹ tiền thuế đã nộp tại Lào. Phần chênh lệch 5.000 dô la Mỹ (25.000 đô la Mỹ - 20.000 đô la Mỹ) không được khấu trừ vào số thuế thu nhập đối với thu nhập từ trong nước (nếu có) của công ty V.

II. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ  SỐ THUẾ KHOÁN

Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ­ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ đư­ợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt qúa số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.

  Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại Luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ­ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ 40: Công ty Q của việt Nam có một cơ sở trường trú tại U-dơ-bê-ki-xtâng. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtãng, khoản thu nhập này được miễn thuế nh­ư một biện pháp ư­u dãi đặc biệt (trường hợp không được miễn, sễ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Công ty Q có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất 28%. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam  U-dơ-bê-ki-xtăng (Khoản 5, tiều 24: Xóa bỏ việc định thuế hai lần).

Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhưng được miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khoán của công ty Q ở Việt Nam như sau:

- Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki- xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng):

100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam);

100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ

Như vậy, công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhưng được coi nh­ư đã nộp 28.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo Luật thuế U- dơ-bê-ki-xtăng trước khi được hưởng ư­u đãi) và được trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).

III. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ  GIÁN TIẾP

1. Trường hợp một đối tượng c­ư trú của Việt Nam có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trước khi được chia cho đối tượng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.

Số thuế gián tiếp đư­ợc khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tượng của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nước ký kết đó dưới hình thức thuế thu nhập công ty trước khi chia lãi cổ phần cho đối tượng cư trú của Việt Nam với điều kiện đối tượng cư trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ ­tối thiểu quyền bỏ phiếu của công ty cồ phần (thường là 10%).

Ví dụ 41: Công ty V của Việt Nam đầu tư 10 000 000 đô la Mỹ (tư­ơng đư­ơng 20% vốn cổ phần) tại công ty N của Liên bang Nga. Trong năm 2003, công ty N có thu nhập là 100.000 đô la Mỹ và phải nộp thuế theo Luật thuế Liên bang Nga (mức thuế suất 30%). Lợi tức sau thuế của công ty N được chia cho công ty V theo tỷ lệ cổ phần và phải nộp thuế tại Liên bang Nga với mức thuế suất 10% (Khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần, Hiệp (định Việt Nam - Liên bang Nga). Công ty V có nghĩa vụ nộp thuế theo Luật thuế Việt Nam với mức thuế suất 28%. Trong trường hợp này, việc kê khai nạp thuế và khấu trừ thuế gián tiếp của công ty V ở Việt Nam như sau:

- Số lợi nhuận trước thuế của Công ty V của Việt Nam được hưởng trong tổng số lợi nhuận của Công ty N tại Liên bang Nga là:

100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty N đã nộp tại Liên bang Nga đối với phần lợi nhuận nêu trên của Công ty V theo Luật thuế Liên bang Nga là:

20.000 đô la Mỹ x 30% = 6.000 đô la Mỹ

Lợi tức cổ phần được chia sau thuế của Công ty V là:

20.000 đô la Mỹ - 6.000 đô la Mỹ = 14.000 đô la Mỹ

- Số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga đối với lợi tức cổ phần được chia theo Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga là:

14.000 đô la Mỹ x 10% = 1.400 đô la Mỹ

- Tổng số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga (bao gồm cả thuế trực tiếp do công ty V nộp trên cổ tức và thuế gián tiếp do công ty N cố vốn đầu tư của công ty V nộp trên thu nhập công ty) là:

1.400 đô la Mỹ + 6.000 đô la Mỹ = 7.400 đô la Mỹ

- Số thuế Công ty V phải nộp tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam là:

20.000 đô la Mỹ x 28% = 5.600 đô la Mỹ

Trong trường hợp này, công ty V chỉ được khấu trừ tối đa là 5.600 đô la Mỹ trong tổng số 7.400 đô la Mỹ đã nộp tại Liên bang Nga. Phần chênh lệch 1.800 đô la Mỹ (7.400 đô la Mỹ - 5.600 đô la Mỹ) không được phép khấu trừ vào số thuế đối với thu nhập trong nước (nếu có)của Công ty V.

2. Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định nhưng nếu theo quy định của Luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nước ngoài của một đối tượng cư trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn được thực hiện.

Ví dụ 2: Cũng với ví dụ 41 nêu trên, giả sử việc đầu tư­ vào công ty N tại Liên bang Nga là một Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty V theo quy định của pháp Luật Việt Nam (Nghị đinh số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam) thì dù tỷ lệ đầu tư của công ty V chiếm ít hơn 10% vốn cổ phần của công ty N nhưng các biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp vẫn được thực hiện (mục 2 Phần II Thông tư 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tại chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài) mặc dù Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga (khoản 2 Điều 23: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần) không quy định.

Các quy định về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần như trên được nêu tại Điều khoản Biện pháp tránh đánh thuế hai lần (thường là Điều 23) của Hiệp định.

Mặc dù có các quy định như trên về thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, nhưng nếu theo quy định tại Hiệp định, các khoản thu nhập từ nước ngoài của đối tượng cư trú Việt Nam được miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ được miễn thuế và không đư­ợc trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ như­ tiền học bổng của học sinh và sinh viên nước ngoài trong thời gian học tại Việt Nam (mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề Phần B của Thông tư này).

D. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH

I. THỦ TỤC KHẤU TRỪ THUẾ NƯỚC NGOÀI VÀO THUẾ PHẢI NỘP TẠI VIỆT NAM

Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam (sau đây gọi là đối tượng nộp thuế)  được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi nh­ư đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này cần hoàn tất các thủ tục dưới đây:

1. Đối tượng nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như­ đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương nơi đăng ký nộp thuế. Hồ sơ gồm:

1.1 Đơn đề nghị khấu trừ thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghi được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu  của Thông tư­ này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

1.2. Các tài liệu khác tùy theo hình thức đề nghị khấu trừ. Cụ thể:

1. 2.1. Trường hợp khấu trừ trực tiếp

a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài:

b) Bản sao chứng từ nộp thuế ở nước ngoài: và

c) Bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp.

1.2.2. Trường hợp khấu trừ số thuế khoán

a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài;

b) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; và

c) Th­ư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định và Luật pháp của Nước ký kết Hiệp định có liên quan.

1.2.3. Trường hợp khấu trừ gián tiếp

a) Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỉ lệ góp vốn của đối tượng để nghị khấu trừ;

b) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn;

c) Bản sao Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia: và

d) Xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đối với cổ phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.

2. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và giải quyết khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

II. THỦ TỤC MIỄN GIẢM VÀ HOÀN THUẾ TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ  CHỨC CÁ NHÂN LÀ ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ NƯỚC NGOÀI

1. Để được xét miễn, giảm thuế kể cả trường hợp hoàn thuế được thực hiện bằng hình thức bù trừ vèo số thuế phát sinh phải nộp ngân sách kỳ sau theo) quy định tại Hiệp định, đối tượng nộp thuế phải gửi hồ sơ đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng nơi đăng ký nộp thuế để nghị được miễn, giảm thuế. Hồ sơ xin miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:

1.1. Đối với các loại thu nhập (trừ thu nhập từ vận tải quốc tế)

1.1.1. Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập đề nghi được miễn, giảm thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định; Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

1.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào):

1.1.3. Bản sao: đăng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đâng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đâng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;

1.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ,hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiện gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);

1.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà n­ước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT -BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính (nếu đã nộp thuế). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghị Cục Thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;

1.1.6. Xác nhận của tổ chức cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động theo hợp đồng và thực tế hoạt động tại Việt Nam.

1.2. Đôí với thu nhập từ vận tải quốc tế ­

1.2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế chưa có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế, hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:

a) Đơn và các tài liệu, chứng từ đã nêu tại điểm 1.1 nêu trên; và

b) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phư­ơng tiện vận tải như bản sao hoặc bản chụp có xác nhận của đại diện ủy quyền hợp pháp tại Việt Nam giấy đãng ký sở hữu ph­ương tiện vận tải (đối với trường hợp doanh nghiệp là đối tượng sở hữu) hoặc hợp đồng thuê hoặc nhượng quyển sử dụng ph­ương tiện vận tải (trường hợp doanh nghiệp đi thuê hoặc được trao quyền sử dụng).

Đối với các ph­ương tiện vận tải có vào cảng Việt Nam thì các doanh nghiệp có thể sử dụng xác nhận của cơ quan quản lý cảng hoặc giấy phép ra/vào cảng để thay thế các chứng từ điều hành ph­ương tiện vận tải.

Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động liên danh, hoán đổi, cho thuê chỗ,cho thuê tầu trống,... thì cần cung cấp thêm các chứng từ có liên quan (như­ hợp đồng liên danh cùng khai thác, điều hành ph­ương tiện vận tải, hợp đồng hóan đổi chỗ, hợp đồng cho thuê tầu trống,...).

Trường hợp các hợp đồng nói trên bao gồm nhiều điều khoản có tính chất đặc thù kinh doanh thì doanh nghiệp không phải sao gửi toàn bộ hợp đồng mà chỉ trích lục các quy định có liên quan cần thiết đủ để xác định đối tượng điều hành phư­ơng tiện, điều kiện và doanh thu áp dụng Hiệp định nh­ư tên tầu, tuyến vận chuyển, định mức khai thác chỗ, thời gian thuê, giá trị hợp đồng, thời hiệu thi hành,...; và

c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp phát sinh trong năm hoặc kỳ tính thuế (mẫu số 7A, B hoặc C đính kèm Thông tư này, tùy theo từng trường hợp).

Hồ sơ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động vận tải quốc tế được xét theo số thực tế phát sinh trong cả năm, từ 01/01 đến 31/12 (đối với doanh nghiệp hoạt động tải Việt Nam trong cả năm dư­ơng lịch) hoặc trong các kỳ tính thuế (đối với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam dưới 12 tháng trong năm d­ương lịch).

1.2.2. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế cho năm hoặc kỳ tính thuế trước, nếu tình trạng kinh doanh của đối tượng nộp thuế không thay đổi thì hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định cho năm hoặc các kỳ tính thuế tiếp theo bao gồm:

a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông t­ư này), trong đó nêu rõ tình trạng kinh doanh trong năm hoặc kỳ tính thuế mới;

b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);

c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế phát sinh trong năm hoặc trong kỳ.

Nếu đối tượng nộp thuế có bất kỳ sự thay đổi nào về tình trạng kinh doanh nh­ư thay đổi về đăng ký kinh doanh, thay đổi về sở hữu hoặc điều hành phư­ơng tiện vận tải,... thì đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ có liên quan nh­ư đã quy định tại điểm 1.2.1 trên đây.

1.2.3. Thủ tục tạm miễn giảm đối với thu nhập từ vận tải quốc tế:

Trường hợp đối tượng nộp thuế hoạt đang thường xuyên tại Việt Nam từ 12 tháng liên tục trở lên có thể nộp hồ sơ đề nghị; được tạm miễn giảm thuế cho cả năm hoặc cho kỳ thuế có liên quan đối với doanh thu thu được từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phư­ơng tiện vận tải đã được xác định do đối tượng nộp thuế điều hành trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) nêu rõ yêu cầu về tạm miễn giảm thuế.

b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế nơi đối tượng là đối tượng cư trú cấp (của năm tính thuế hiện tại hoặc nâm tính thuế ngay trước năm đề nghị áp dụng tạm miễn, giảm thuế theo Hiệp định);

c) Bản sao đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp:

d) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phư­ơng tiện vận tải (theo quy định tại điểm 1.2.1 trên đây);

e) Hợp đồng hoặc văn bản xác nhận của đại lý hoặc đại diện hợp pháp tại Việt Nam về việc thay mặt cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế (kể cả việc truy nộp nếu có).

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn được tạm miễn giảm thuế, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp đủ hồ sơ tùy từng trường hợp, theo quy định tại điểm 1.2.1 và 1.2.2 trên đây gửi cơ quan thuế để có quyết định chính thức về số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định.

Ví dụ 43: Hãng tầu A là hãng tầu định tuyến (thuộc nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) có kế hoạch khai thác tuyến vận tải Hải Phòng - Xinh-ga-po bằng tầu Al và A2 do hãng điều hành trực tiếp, đồng thời hãng A có hợp đồng 2 năm hoán đổi 50 TEU trên tầu A2 lấy 50 TEU trên tầu B1 của hãng B. Giả sử hãng tầu A ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam là 2 năm.

Hãng tầu A có thể làm đơn dề nghị cơ quan thuế (cùng với hồ sơ kèm theo nhưng không bao gồm bảng kê thu nhập) để được cục Thuế ra công văn hướng dẫn nộp thuế cước với thuế suất không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh thu thu được từ việc xuất chứng từ vận tải cho hàng hóa đư­ợc vận chuyển trên các tầu Al, A2 và Bl trong năm. Ngày 05/01 năm sau, hãng tầu có nghĩa vụ lập bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế gửi cơ quan thuế để có quyết định miễn, giảm thuế theo Hiệp định (bao gồm cả số thuế được tạm miễn, giảm và số thuế phát sinh thêm (nếu có).

Doanh nghiệp có nghĩa vụ lưu giữ các chứng từ (lao gồm cả chứng từ, hợp đồng vận tải, hợp đồng thuê tầu, hóa đơn thu cước phí, hợp đồng đại lý và các giấy tờ giao dịch giữa đại lý và doanh nghiệp vận tải,... ) chứng minh cho việc kê khai thu nhập và áp dụng đúng quy định của Hiệp định để phục vụ mục đích kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế khi cần thiết.

1.3. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm 1.1 và 1.2 nêu trên. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ. Riêng đối với trường hợp tạm miễn, giảm thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế được quy định tại điểm 1.2.3. trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế ra Thông báo tạm miễn, giảm thuế.

2. Hoàn thuế trực tiếp từ ngân sách

2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã nộp thuế vào ngân sách và muốn được hoàn trả trực tiếp, không theo hình thức bù trừ vào số thuế phát sinh phải nộp kỳ sau người đề nghị hoàn thuế gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

2.1.1. Đơn đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 hoặc 2 kèm theo Thông tư này. Sử dụng mẫu số 1 trong trường hợp là đối tượng cư trú của Việt Nam: sử dụng mẫu số 2 trong trường hợp là đối tượng cư trú nước ngoài) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập được miễn giảm thuế và số thuế đề nghị được hoãn trả trực tiếp từ ngân sách thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các phòng tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

2.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);

2.1.3. Bản sao: đãng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đãng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đăng ký kinh doanh và hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việt xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân bành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;

2.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phư­ơng tiện vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp vận tải quốc tế) hay hợp đồng lao động ký với tổ chức cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);

2.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế đối tượng nộp thuế đề nghị Cục thuế xác nhận đến với số thuế đề nghị hoàn trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;

2.1.6. Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động thực tế theo hợp đồng.

2.2. Tổng cục Thuế kiểm tra hồ sơ trình Bộ Tài chính ra quyết đinh hoàn thuế trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Thời hạn 60 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

2.3. Căn cứ Quyết định hoàn thuế của Bộ Tài chính Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thoái trả tiền thuế. Trường hợp phải thoái trả tiền thuế bằng đồng tiền nước ngoài hoặc phải chuyển tiền thuế thoái trả vào tài khoản tại nước ngoài theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thanh toán theo chế độ hiện hành về chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ.

III. THỦ TỤC MIỄN, GIẢM THUẾ TẠI­ VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI LÀ ĐỐI TƯỢNG C­Ư TRÚ VIỆT NAM

Đối với cá nhân là đối tư­ợng cư­ trú của Việt Nam được hưởng các quy định miễn, giảm thuế đối với thu nhập quy định tại các Điều khoản thu nhập từ phục vụ Chính phủ, thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề và thu nhập của giáo viên, giáo sư­ và người nghiên cứu (nêu tại các mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chinh phủ, mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề, và mục XVI: Thu nhập của giáo viên, giáo s­ư và người nghiên cứu Phần B của Thông tư này) thủ tục miễn giảm thuế như sau:

1. Người đề nghị miễn, giảm thuế gửi hồ sơ đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ư­ơng nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục miễn, giảm thuế. Hồ sơ bao gồm:

1.1 Đơn dề nghị, miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dich liên quan đến thu nhập đề nghị được miễn, giảm thuế thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước mà người để nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định ngay trước khi sang Việt Nam là đối tượng cư trú của nước đó do cơ quan thuế cấp.

1.3. Tài liệu chứng minh tính chất khoản thu nhập là tiền công hay tiền lư­ơng hư­u do Chính phủ nước ngoài chi trả, tiền phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong trường hợp của sinh viên, thực tập sinh thu nhập trả cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu (nh­ư hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, ...).

2. Cơ quan thuế căn Cứ hồ sơ xin miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

IV. THỦ TỤC XÁC NHẬN THUẾ ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ CỦA NƯỚC NGOÀI

Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định và pháp Luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:

1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đề nghi xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ư­ơng nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:

1.1 Đơn đề nghị xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chiu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

1.2. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đã nộp thuế (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính) trong trường hợp đã nộp thuế tại Việt Nam. Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghi Cục thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;

1.3. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cộ quan thuế cấp (ghi rõ là đến tượng c­ư trú trong kỳ tính thuế nào).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục thuế nơi đối tượng đăng ký thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp (mẫu số 3 hoặc 4 đính kèm Thông tư này. Sử dụng mẫu sỏ 3 đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng mẫu số 4 đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

2. Trường hợp đối tượng đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ư­u đãi thuế và được coi như­ số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:

2.1. Đơn đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ư­u đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.

2.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào);

2.3. Bản sao tài liệu chứng minh về tình trạng kinh doanh, đầu tư­ và các ư­u đãi về thuế thu nhập được hưởng tại Việt Nam như­ giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư­, chứng nhận sở hữu cổ phần,... tại Việt Nam; trường hợp đối tượng nộp thuế tự xác định các diều kiện đư­ợc hưởng ư­u đãi thuế thì gửi kẽm bản sao tờ khai hoặc biên bản quyết toán thuế thu nhập (bao gồm cả phụ lục kèm theo).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do đư­ợc ư­u đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

V. THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG C­Ư TRÚ CỦA VIỆT NAM

1. Tổ Chức cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thực hiện thủ tục như sau:

1.1. Đối với các đối tượng đang là đối tượng nộp thuế, nộp đơn đề nghị (theo mẫu số 5 đính kèm Thông tư này) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng nơi đăng ký nộp thuế.

1.2. Đối với các đối tượng không phải là đối tượng kê khai, nộp thuế:

1.2.1. Đơn đề nghị (theo quy định tại điểm 1.1 nói trên);

1.2.2. Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền đia phư­ơng về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức (ví dụ như hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp);

1.2.3. Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự kê khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp Luật.

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định và hướng dẫn tại điểm 1 mục I: Phạm vi áp dụng của Thông tư Phần A của Thông tư­ này để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú cho đối tượng đề nghị (mẫu số 6 đính kèm Thông tư này). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

VI. QUY ĐỊNH KHÁC

1. Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyển cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định:

1.1. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại Việt Nam, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành (quy định tại Điều 48: Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ);

1.2. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại nước ngoài, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về giấy ủy quyền theo quy định của nước nơi đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú và hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền này.

2. Các bản sao kèm theo (trừ bản sao chứng từ nộp thuê) đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp Luật về công chứng, chứng thực.

3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự: chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, theo quy định tại Thông tư số 01/19991TT-NG ngày 03/6/1999 của Bộ Ngoại giao. Giấy tờ, tài liệu của các nước mà Hiệp định tư­ơng trợ tư­ pháp với Việt Nam có hiệu lực thi hành tại Việt Nam quy định miễn hợp pháp hóa lãnh sự thì không phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Trường hợp cần thiết và hợp lý, cơ quan thuế có thể yêu cầu người đề nghị đư­ợc áp dụng Hiệp định giải thích hoặc cung cấp thêm các tài liệu có liên quan.

5. Các tài liệu, văn bản tiếng n­ước ngoài phải đư­ợc dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định hiện hành.  Trường hợp pháp Luật không quy định công chứng người đề nghị được áp dụng Hiệp định phải chịu trách nhiệm đối với bản dịch.

6. Việc miễn, giảm thuế theo Hiệp định phải được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan thuế phù hợp với quy định của Hiệp định và Luật thuế Việt Nam. Cơ quan thuế không giải quyết miễn, giảm thuế đối với số thuế đã phát sinh trước khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm thuế.

7. Trường hợp đối tượng cư trú n­ước ngoài đề nghị áp dụng Hiệp định đối với thu nhập từ nhiều hợp đồng cung cấp cho nhiều đối tượng tại các địa phư­ơng khác nhau ở Việt Nam, đối tượng này có thể cung cấp bản gốc những tài liệu, vãn bản quy định phải hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng, chứng thực tại Cục thuế nơi phát sinh số thuế đề nghi áp dụng Hiệp định lớn nhất đồng thời cung cấp bản sao cho các Cục thuế ở các đia phư­ơng khác liên quan và ghi rõ trong đơn đề nghị áp dụng Hiệp định nơi đã cung cấp bản gốc.

VII. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHẾU NẠI

1. Trường hợp đối tượng cư trú của Nước ký kết cho rằng cơ quan thuế Việt Nam xác định nghĩa vụ thuế của mình không phù hợp với quy định của Hiệp định có thể khiếu nại theo trình tự quy định của Luật thuế hoặc các văn bản về giải quyết khiếu nại của Việt Nam.

2. Người khiếu nại có thể không tiến hành khiếu nại theo trình tự nêu tại điểm 1 trên đây mà trực tiếp khiếu nại lên Nhà chức trách có thẩm quyển của Nước ký kết nơi đối tượng đó  là đối tượng cư trú thuế.

3. Để tiến hành khiếu nại, ng­ười khiếu nại phải thực hiện đúng các quy định dưới dây:

3.1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thông báo tại các quyết định xử lý của cơ quan thuế trước khi khiếu nại.

3.2. Việc khiếu nại phải được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn đến việc xử lý thuế mà đối tượng nộp thuế cho là không đúng với Hiệp định. Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thời hạn 3 năm kể từ khi khoản chi trả có liên quan đến nghĩa vụ thuế được thanh toán hoặc phát sinh -tùy theo từng Hiệp định.

3.3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam không giải quyết khiếu nại đối với trường hợp khiếu nại đang hoặc đã đư­ợc tòa án giải quyết.

Ví dụ 44: Ngày 01/6/2000, ông A, một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thông báo thuế nộp thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh H và ông cho rằng nghĩa vụ thuế ghi tại thông báo không đúng với quy định của Hiệp định. Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại thông báo thuế, ông A có quyền khiêú nại trực tiếp lên Tổng cục Thuế - với tư cách Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam - để giải quyết trường hợp của ông. Thời hạn để ông A có thể tiến hành đệ đơn khiếu nại là 3 năm kể từ ngày 01/6/2000.

E. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN

Để thực hiện các quy định của Hiệp định, Tổng cục Thuế được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Ban hành văn bản công báo hiệu lực thi hành hoặc chấm dứt hiệu lực của từng Hiệp định trong ngành thuế sau khi có thông báo hiệu lực của Bộ Ngoại giao;

          2. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các Cục thuế và các tổ  chức ủy nhiệm thu trong việc thực hiện Hiệp định:

3. Là "Nhà chức trách có thẩm quyền” của Việt Nam để xử lý các công việc liên quan đến Hiệp định. gồm:

3.1. Nghiên cừu và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị và các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Hiệp định với Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký Hiệp định với Việt Nam thông qua thủ tục thỏa thuận song phư­ơng quy định tại Hiệp định:

3.2. Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định của Hiệp định

G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:

- Thông tư số 52/TC-TCT ngày 16/8/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước.

- Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 59/1998/TT-BTC ngày 12/5/1998 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-TC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 37/2000/TT-BTC ngày 05/5/2000 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính về hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện nếu có vư­ớng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

Phụ lục 1 - HĐ/HTQT

DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ

(Có hiệu lực thi hành tính đến ngày ban hành Thông tư  này)

Số thứ tự

Tên Nước ký kết

Ngày có hiệu lực

01

02

03

04

05

06

07

Úc

Thái Lan

Pháp

Thuỷ Điển

Xing-ga-po

Hàn Quốc

Anh

30/12/1992

31/12/1992

01/7/1994

08/8/1994

09/9/1994

11/9/1994

15/12/1994

08

09

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Ba Lan

Ấn Độ

Hung-ga-ri

Hà Lan

Nhật Bản

Nga

Bun- ga-ri

Na Uy

Đan Mạch

Ru-ma-ni

Ma-lai-xi-a

U-dơ-bê-ki-xtăng

Lào

Trung Quốc

Mông Cổ

Ucraina

Đức

Thụy Sĩ

Bê-la-rút

Séc

Lúc-xăm-bua

Đài Loan

Ca-na-đa

I-ta-li-a

Bỉ

In-đô-nê-xi-a

Phần Lan

Ai- xơ-len

Cu Ba

Phi-lip-pin

Mi-an-ma

21/12/1994

02/02/1995

30/6/1995

25/10/1995

31/12/1995

21/03/1996

04/10/1996

14/4/1996

24/4/1996

24/4/1996

13/8/1996

16/8/1996

30/9/1996

18/10/1996

11/10/1996

22/11/1996

27/12/1996

12/10/1997

26/12/1997

03/02/1998

19/5/1998

06/5/1998

16/12/1998

20/02/1999

25/6/1999

10/02/1999

26/12/2002

27/12/2002

26/6/2003

29/9/2003

12/8/2003

Mẫu1 - HĐ/HTQT

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ

..........................................................

                   (TÊN NUỚC KÝ KẾT)

(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đôí tượng cư trú của Việt Nam)

Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:

A. Áp dụng cho cá nhân;    B. Áp dụng cho tổ chức;      AB. Áp dụng cho cả cá nhân

                                                                                                       và tổ chức

I. ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ

1. Đối tượng nộp thuế.

A. Cá nhân:                                                               B. Tổ chức:  

1.1

Tên đầy đủ:......................................................................................................................

A. CMND                  A. Hộ chiếu                           B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư

Số:.............................

Ngày cấp:......../......../............ tại ................... Cơ quan cấp.............................................

1.2.

Tên sử dụng trong giao dịch........................................................................................

1.3.

Tư cách pháp lý

A. Cá nhân hành nghề độc lập

B. Pháp nhân

A. Cá nhân hình nghề phụ thuộc

A.B. Khác

Nêu rõ:.................................

B. Liên doanh không tạo pháp nhân

1.4.a.

Địa chỉ tại Việt Nam:............................................................................................................

...............................................................................................................................................

Số điện thoại:........................................................................................................................

Số Fax: ...................................E-mail: .................................................................................

Địa chỉ trên là:.......................................................................................................................

A. Nhà ở thường trú           B. Trụ sở chính            AB. Khác                  Nêu rõ:................

1.4.b.

Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) ................ .............................................................................................................................................

Số điện thoại:...................................................................................................................

Số Fax: ...................................................E-mail: ............................................

1.5.

Quốc tịch:

    AB Việt Nam

AB. Nước ký kết

AB. N­ước khác             .......

1.6.

Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ................................................................................

1.7.a.

Địa chỉ tại Nước ký kết: .......................................................................................................

Số điện thoại:................................ .......................................................................................

Số Fax: ............................................ E-mail: .......................................................................

Địa chỉ trên là:

A Nơi làm việc          A. Nơi lưu trú        B. Văn phòng ĐD          B Cơ sở th­ường trú

AB. Khác            Nêu rõ: ..............

1.7.b.

Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên).......................................

Số điện thoại: .......................................................................................................................

Số Fax: .................................... E-mail: ...............................................................................

1.8.

 Mã số thuếtại Nước ký kết (nếu có) ..................................................................................

2. Đại diện đư­ợc ủy quyền1:

2.1.

Tên đầy đủ:...........................................................................................................................

A. CMND                A. Hộ chiếu                           B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư

Số:........................................

Ngày cấp:......../......../............. tại ....................... Cơ quan cấp.............................................

2.2.

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:..............................................

2.3.

Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................

2.4.

Tư cách pháp lý

B. Pháp nhân

A .Cá nhân hành nghề phụ thuộc

B. Liên doanh không tạo pháp nhân

AB. Khác

Nêu rõ:..........................................

1 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác củ Thông tư đồng thời bên nước được ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I. 1. của mẫu đơn này.

II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP

(Trường hợp nhiều đối tượng chi trả thu nhập đề nghị làm bảng kê kèm theo đơn với đầy đủ các thông tin dưới đây).

1

Tên đầyđủ:............................................................................................................................

A. CMND                A. Hộ chiếu                          B. Giấy phép kinh doanh /đầu t­ư

Số:.........................................

Ngày cấp:......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp..............................................

2

Địa chỉ:....................................................................................

Số điện thoại:................. Số Fax:.............................. E-mail:...............................................

4

Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................

5

Tư cách pháp lý

B. Pháp nhân

A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc

B. Liên danh không tạo

pháp nhân

AB. Khác

Nêu rõ:.............................................

III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ

1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định:............................................................................

2. Đối tượng đề nghị, tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền

các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến c dưới đây.

a. Khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài:

a.1. Số thuế đề nghị khấu trừ trực tiếp ...........................................................................

       -Số thu nhập chịu thuế nước ngoài: ........................................................................

       -Loại thu nhập: ........................................................................................................

        -Thời gian phát sinh thu nhập: ...............................................................................

        - Thuế suất:.............................................................................................................

        -Số thuế đã nộp ở nước ngoài: ...............................................................................

a.2. Số thuế khoán đề nghị khấu trừ: .............................................................................

     - Số thu nhập nhận được ở nước ngoài thuộc diện khoán thuế. ................................

     -Loại thu nhập: ..........................................................................................................

               - Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................

      -Thuế suất:................................................................................................................

a.3. Số thuế đề nghị khấu trừ gián tiếp:..........................................................................

      -Số thu nhập chịu thuế ở nước ngoài: ......................................................................

      -Loại thu nhập: ........................................................................................................

      -Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................

        -Thuế suất:..............................................................................................................

                 -Số thuế đã nộp ở nước ngoài:................................................................................

b. Miễn, giảm thuế:

    b.1. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều........ : ..........................................

    b.2. Thời gian phát sinh thu nhập: .............................................................................

    b.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng: .....................................

c. Hoàn thuế:

  c.1 Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều....... :...............................................

  c.2. Thời gian phát sinh thu nhập: ................................................................................

  c.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn: ................................................................................

  c.4. Hình thức hoàn thuế. .............................................................................................

        -Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:

        - Hoàn trực tiếp:

       + Đồng tiền hoàn thuế:............................................................................................

       + Chủ tài khoản:......................................................................................................

       + Số tài khoản:.........................................................................................................

       + Tên ngân hàng: ...................................................................................................

       + Địa chỉ ngân hàng: ..............................................................................................

IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH

1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Tài liệu gửi kèm:

1.

2.

3.

4.

Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.

    ............, ngày.......tháng ...... năm ........

Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)

Mẫu 2-HĐ/HTQT

ĐƠN ĐỀ NGHỊ VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM

...........................................................

(TÊN NƯỚC KÝ KẾT)

(Áp dụng cho các tổ chức,cá nhân là đối tượng cư trú n­ước ngoài)

Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:

A. Áp dụng cho cá nhân;      B. Áp dụng cho tổ chức;   AB. Áp dụng cho cá nhân và tổ chức

I ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ  

1. Đối tượng nộp thuế

A. Cá nhân:                                                   B. Tổ chức:

1.1

Tên đầyđủ:....................................................................................................................

A. Hộ chiếu                                                     B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư

Số:.................................................

Ngày cấp :......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp.....................................

1.2

Tên sử dụng trong giao dịch.........................................................................................

1.3.a

Địa chỉ tại Việt Nam:............................... .......... ...... ....... .......... ............ ........ ........ ......................................................................................................................................

Số điện thoại:...............................................................................................................

Số Fax: ......................................E-mail: ................................. ...................................

Địa chỉ trên là:

A. Nơi làm việc       A. Nơi lưu trú       B. Văn phòng ĐD     B.  Cơ sở thường trú

AB. Khác              Nêu rõ........................................

1.3.b

Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên)..................................

Số điện thoại: ...............................................................................................................

Số Fax: ......................................E-mail: .....................................................................

1.4

Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ...............................................................................

1.5

Thời gian có mặt tại Việt Nam hoặc thực hiện hoạt động tại Việt Nam:

1.6

Địa chỉ tại Nước ký kết: ..............................................................................................

Sộ điện thoại: ...............................................................................................................

Số Fax: ......................................E-mail: ......................................................................

1.7.b

Tư cách pháp lý

A. Cá nhân hành nghề độclập

B.Pháp nhân

A. Cá nhân hành nghề phụ

 thuộc

B Liên danh không tạo pháp

nhân

Nêu rõ................................

AB. Khác

1.8

Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có).............................................................................

2. Đại diện đư­ợc ủy quyền2:

2.1

Tên đầy đủ:...................................................................................................................

A. CMND           A. Hộ chiếu                          B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư

Số:.........................................

Ngày cấp:......../......../............ tại ......................Cơ quan cấp........................................

2.2

Địa chỉ:..........................................................................................................................

Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:......................................

2.3

Mã số thuế (nếu có):……………………..………………………………………….

2.4

Tư cách pháp lý

B. Pháp nhân

A. Cá nhân hành nghề phụ

thuộc

B. Liên doanh không tạo thành

thành pháp nhân

AB. Khác

Nêu rõ:………………………..

II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP

(Trường hợp nhiều đối tư­ợng chi trả thu nhập, có thể làm bảng kê kèm theo đơn).

1.

Tên đầy đủ:…………………………...………………………………………………

A.CMND                A. Hộ chiếu               B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư

Số:……………………….

Ngày cấp:……/………../tại………………..Cơ quan cấp…………………………..            

2.

Địa chỉ:………………………………………………………

Số điện thoại:……………Số Fax:………………E-mail…………………………  

4.

Mã số thuế (nếu có):……………………………………………………………….

5.

Tư cách pháp lý

B. Pháp nhân

A. Cá nhân hành nghề phụ Thuộc

 B. Liên danh không tạo pháp  nhân

AB. Khác

Nêu rõ:..................................………

2 Trư­ờng hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác của Thông tư đồng thời bên đ­ược ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I.1. của mẫu đơn này.

III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ

1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định: ............................................................................

2. Đối tượng đề nghị; tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền

các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến d dưới đây.

a. Miễn giảm, thuế:

a.l. Số thu nhập thuộc diện miễn giảm thuế theo Điều......: ......................................

a.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................

a.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng;.....................................

b. Hoàn thuế:

b.l. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều.....: ...............................................

b.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................

b.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn:................................................................................

b.4. Hình thức hoàn thuế:

- Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:

- Hoàn trực tiếp:

+ Đồng tiền hoàn thuế. ................................................................................................

+ Chủ tài khoản: ..........................................................................................................

+ Số tài khoản: .............................................................................................................

+ Tên ngân hàng: .........................................................................................................

+  Địa chỉ ngân hàng: ....................................................................................................

c .Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam:

c.1 Số thu nhập chịu thuế tại Việt Nam: ...................................................................

c.2. Loại thu nhập: .......................................................................................................

c.3. Thời gian phát sinh thu nhập: ..............................................................................

c.4. Số thuế đã nộp: ......................................................................................................

d. Xác nhập số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do đư­ợc hưởng ư­u đãi thuế:

d.1. Số thu nhập thuộc diện được ư­u đãi: ....................................................................

d.2. Loại thu nhập:.......................................................................................................

d.3. Thời gian phát sinh thu nhập;..............................................................................

d.4. Số thuế/thuế suất ư­u đãi:......................................................................................

IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH

1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:

……………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

2.Tài liệu gửi kèm:

1.

2.

3.

4.

Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.

   ………., ngày....... tháng ....... năm..........

Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)

Mẫu 3-HĐ/HTQT

TỔNG CỤC THUẾ                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

General Department of Taxalion                               Socialist Republic of Vietnam

Cục Thuế……………………….                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tax Department of......................              Independence - Freedom - Happiness

Số (No.):

……...,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......

      GIẤY XÁC NHẬN THUẾ THU NHẬP ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM

               Certificate of Income Tax Paid in Vietnam

    (Sử dụng cho thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp)

To be used for Personal Income Tax or Business Income Tax

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:

TAXPAYER

Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. áp dụng cho cá nhân : B. áp dụng cho

tổ chức; AB. áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.

Tick off (x) in the relevant box: A. for Individua; B. for Entity; AB. for Both

A. Cá nhân:                                                       B. Tổ chức:

Lndividual                                                         Entity

1.

Tên đầy đủ

Full name ........................................................................................................................

            A. CMND                  A. Hộ chiếu               B. Giấy phép thành lập

        ID                             Passport                 Incorporation license

Số/ Number:.................................................

Ngày cấp: ........./... .... /............ tại ........................... Cơ quan cấp..................................

Issuing date: dd/mm/yy              in                            Issuing authority

2.

Tên sử dụng trong giao dịch ........................................................................................

Name used in transation

3.

Tư cách pháp lý (Legal status)

A. Cá nhân hành nghề độc lập                         A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc

Individual carrying on                                       Individual/ carrying on

independent service                                               dependent service

B. Pháp nhân                                                     B. Liên danh không tạo pháp nhân

Legal Entity                                                      Partnership not forming legal entity

AB. Khác                                                  Nêu rõ:..........................................................

Other                                                        Specify

4.

Đối tượng cư trú của nước

Resident of.......................................................................................................................

AB. Việt Nam                       AB. Nước ký kết                              AB. Nước khác

Việtnam                                Contracting State                                  Other

5.

Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam số (nêú có ): ..........................................................

Number of business license in Vietnam (if any)

Ngày cấp ......./......./........ tại .................. Cơ quan cấp .................................................

Issuing date                      in                      issuing authority

6.

Mã số thuế tại Việt Nam (nêú có)

Tax Indentification Number in Vietnam (if any) ............................................................

7

Địa chỉ tại Việt Nam

Address in Vietnam.........................................................................................................

Số điện thoại/Tel: .....................................

Số Fax/Fax:........................................ E-mail:................................................................

Địa chỉ trên là:

This address is:

 A.Nơi làm việc                         A. Nơi lưu trú                  B. Trụ sở chính

Office                                        Domicile                            Headquarters

B. Văn phòng ĐD                                                    B. Cơ sở thường trú

Representative Office                                              Permanent Establishment

AB. Khác                                                 Nêu rõ:..................................................

      Other                                                  Specify

8

Địa chỉ tại nước liên quan (n­ước ký kết hoặc n­ước khác theo thông tin tại điểm l.4):

Address in relevant State (contracting state or other in conformity with infor-

mation in 1.4 section)

…………………………………………………………………………………...

Số điện thoại/Tel: .. ..................................

Số Fax/Fax:............................................... E-mail:..............................................

Địa chỉ trên là:

This address is:

A. Nơi làm việc                         A. Nơi lưu trú                    B. Trụ sở chính

Office                                        Domicile                            Headquarters

B. Văn phòng ĐD                                       B. Cơ sở thường trú

Representative Office                                  Permanent Establishment

AB. Khác                                         Nêu rõ:...........................................................

  Other                                             Specify

II. XÁC NHẬN SỐ THUẾ ĐÃ NỘP

Certifying tax paid

1. Kỳ tính thuế

Taxable period

Từ ngày ..................../.............../............. đến .............../................./........................

From            dd lmm / yy         to              dd / mm l yy

2. Thuế đã nộp

Tax paid

Loại thu         nhập

Type of Income

Số thu

  nhập

 chịu

  thuế Taxable incomme

             Số thuế phải nộp

                  Tax payable

Số thuế

đã nộp * Tax paid

Ngày nộp Due date

Số thuế phải nộp Total of tax          payable

Sốthuế thực phải nộp Actual tax       due

Sốthuếđược miễn giảm Exempted or reduced amount of tax

* Tổng số thuế đã nộp bằng chữ (Total tax paid in words): .......................................

Cục thuế tỉnh/thành phố.................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn, giảm) số thuế thu nhập của đôí tượng nộp thuế nêu trên.

It is hereby certirled that the Tax Department of .................................................. has received (and/or granted the exemption, the reduction of) tlle mentioned income tax amount from (to) the above taxpayer.

Cục trưởng Cục thuế.............................................................

Director of Tax Department of……………………………..

Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal)

Mẫu 4-HĐ/HTQT

TỔNG CỤC THUẾ                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

General Department of Taxation                Socialist Repubhc of Vietnam

Cục Thuế……………………….                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tax Department of....................                Independence -Freedom -Happiness

Số (No.):

                                 ..................,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ NỘP THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ  TIỀN

             LÃI CỔ PHẦN, LÃI  TIỀN CHO VAY, TIỀN BẢN QUYỀN

                            HOẶC  PHÍ DỊCH  VỤ KỸ THUẬT

CERTLFICATE OF TAX PAID ON DIVLDEND, INTEREST,

                             ROYALTY OR TECHNICAL FEE

Cục thuế tỉnh/thành phố........................................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn giảm) số thuế thu nhập của đối tượng nộp thuế dưới đây đối với thu nhập từ:

The Tax Department of................................................................. certifies that it has received ( and/ or granted the exemption, the reduction of) the income tax amount from (to) the fol1owing taxpayer in respect of income on:

Tiền lãi cổ phần         Lãi tiền cho vay              Tiền bản quyền        Phí dịch vụ kỹ thuật

Divided                     Interest                              Royalty               Technical fee

Đối tượng thực h­ưởng (beneficial owner)

Tên

(Name .........................................................................................................................

Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................

Address (of business or resident place)

Mã số thuế (hoặc chứng minh thư­/hộ chiẽú): .............................................................

Tax­ identification number (or I.D card/passport)

Đối tượng được ủy quyền nhận thu nhập (trong trường hợp không phải là đối tượng thực hưởng)

Designated person as benefirciary (other than the beneficial owner)

Tên

(Name): ...........................................................................................................................

Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................

Address (of business or resident place)

Mã số thuế (hoặv chứng minh th­ư/hộ chiếu): ................................................................

Tax identification  number (or ID card/passport)

Đối t­ượng được trả thu nbập (Income payer)

Tên

(Name): ..........................................................................................................................

Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):.............................................................................

Address (of business or resident place)

Mã số thuế (hoặc chứng minh th­ư hộ chiếu): ................................................................

Tax identification number (or I.D card / passport)

Lý do chi trả thu nhập (reason for which the paymene is made):

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Thu nhập

chịu thuế

Taxable

income

                    Số thuế phải nộp

                        Tax payable

Số thuế

đã nộp *

Tax paid

Ngày

Nộp

Due date

Tổng số thuế phải nộp

Total of tax

  Payable

Số thuế thực

   phải nộp

Actual tax

   due

Số thuế được

  miễn giảm

Exempted or

    reduced

amount of tax

* Số thuế đã nộp bằng chữ (tax paid amount in words):………………………………

……………………………………………………………………………………………..

                                          Cục trưởng Cục thuế …………………………………….

Director of Tax Department of..........................................................

                                                Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal) .

Mẫu 5-HĐ/HTQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                              Hà Nội, ngày ......... tháng........ năm 200......

Kính gửi:............................................................................................

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CƯ­ TRÚ CỦA VIỆT NAM

(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam)

I. Đối tượng nộp thuế

Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. Áp dụng cho cá nhân; B. áp dụng cho

tổ chức; AB. Áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức

A.Cá nhân                                                    B. Tổ chức

1.

Tên đầy đủ: ....................................................................................................................

       A. CMND                              A. Hộ chiếu                   B. Giấy phép thành lập

Số……………………………

Ngày cấp:......../......../........ tại.................................. Cơ quan cấp..................................

2.

Tên sử dụng trong giao dịch ..........................................................................................

3.

Tư cách pháp lý

A. Cá nhân hành nghề độc lập                          A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc

B. Pháp nhân                                                     B. Liên danh không tạo pháp nhân

AB. Khác               Nêu rõ:...........................................

4.a

Địa chỉ tại Việt Nam: ......................................................................................................

………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ..................................................................................................................

Số Fax: ...................................... E-mail: ........................................................................

Địa chỉ trên là:

 A. Nhà ở thường trú          B. Trụ sở chính              AB. Khác             Nêu rõ................

4.b

Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) .....................................

Số điện thoại: .................................................................................................................

Số Fax: .................................... E-mail: ..........................................................................

5.

Quốc tịch: AB. Việt Nam          AB. Nước ký kết                    AB. N­ước khác

6.

Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): .................................................................................

7.a

Địa chỉ tại Nước ký kết: .................................................................................................

Số điện thoại: ...........................

Số Fax: ..................................... E-mail: .........................................................................

Địa chỉ trên là

A. Nơi làm việc         A. Nơi lưu trú       B. Văn phòng ĐD       B. Cơ sở thường trú

AB. Khác         Nêu rõ………………….

7.b

Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên)..................................

…………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ..................................................................................................................

Số Fax: ......................................... E-mai: ......................................................................

Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có):

      Năm đề nghị xác nhận đối tượng cư trú: từ........................ đến.........................................

Thời gian có mặt tại Việt Nam trong các năm xin xác nhận cư trú*:

1………………………………………………………………………………………

2………………………………………………………………………………………

3………………………………………………………………………………………

     Nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân cá nhân trong các năm nói trên phát sinh từ*:

Việt Nam                     Nước ký kết                             Nước khác........................

(* chỉ áp dụng đối với cá nhân)

II. Đại diện được ủy quền3:

1.

Tên đầy đủ:..............................................................................................................

A. CMND                   A. Hộ chiếu                  B. Giấy phép thành lập

Số:………………………………………………

Ngày cấp:......./......../............ tại ........................... Cơ quan cấp.............................

2.

Địa chỉ giao dịch: ....................................................................................................

Số điện  thoại:............... Số Fax:........................... .. E-mail: ..................................

3.

Mã số thuế (nếu có): ...............................................................................................

4.

Tư cách pháp lý

B. Pháp nhân

A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc

B. Liên danh không pháp nhân

AB. Khác

Nêu rõ..................................

Tài liệu gửi kèm:

1.

2.

3.

4.

Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.

.............., ngày........... tháng ....... năm ..........

Đối tượng làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)

3 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định bên ủy quyền và bên đư­ợc ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI. Quy định khác của Thông t­ư, đồng thời bền đư­ợc ủy quyền phải kê khai đầy dủ các thông tin kể cả phần I của mẫu đơn này.

Mẫu 6 HĐ/HTQT

TỔNG CỤC THUẾ                     CỘNG HÒA XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GENERAL DEPARTMENT OF           SOCLALIST REPUBLIC OF VLETNAM

      TAXATLON

CỤC THUẾ...........                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TAX DEPARTMENT OF                      Independence - Freedom - Happiness

Số/NO.:

GIẤY CHỨNG NHẬN CƯ­ TRÚ

RESIDENCE CERTIFICATE

Tên đối tượng: ..............................................................................................................

Name: ...........................................................................................................................

Mẫu số đăng ký thuế(nêú có) ........................................................................................

Tax Identification Number (if any) ..............................................................................

Đia chỉ: ................................. ........................................................................................

Address:........................................................................................................................

Thể theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước................................................................................... về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, chúng tôi xác nhận rằng đối tượng nêu trên là đối tượng cư trú của Việt Nam dưới giác độ thuế theo Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với quy định tại Hiệp định nói trên trong thời gian từ............................ đến.............................

In compliance with the Agreement between the Government of the Socialist

Republic of Vietnam and the Government of................................................................. for the Avoidance of Double Taxation and Prevention of Fiscal Evasion with respect to Taxes on Income, it is hereby certirled that the above-mentioned person is, by the laws of the Socialist Republic or Vietnam and in accordance with thiu Agreement, a resident of Vietnam for the taxation purposes for the period from...............................to ..................

.............,ngày............ tháng......... năm..........

...................., Date

Ký tên (Signature)

Chức vụ người ký (Designation)


Mẫu 7A - HĐ/HTQT

BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ

(Áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp trực tiếp điều hành phư­ơng tiện vận tải)

                               Từ........................ đến......................

Tên doanh nghiệp:................................................Nước cư trú:.........................................................................................................................

Tên/ hộ hiệu phư­ơng tiện vận tải (tầu thủy/máy bay):.......................................................................................................................................

Tên đại lý tại Việt Nam: ...................................................................................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................................................................................................

Mã số thuế:.........................................................................................................................................................................................................

Chứng từ vận chuyển

Hóa đơn

Cảng đi

Cảng đến

Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế)

Tổng doanh thu vận chuyển thực tế

Thuế đã nộp

Thuế TNDN xin miễn giảm

Số

Ngày

(1)

(2a)

(2b)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Hướng dẫn kê khai:

   -Cột (l) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;

   - Cột (6) ghi doanh thu tính thuế của người trực tiếp điều hành phư­ơng tiện vận tải không bao gồm tiền cước đã trả cho doanh nghiệp khác tham gia vận tải từ cảng Việt Nam đến cảng trung gian.


Mẫu 7B - HĐ/HTQT

BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ

(Áp dụng cho trường hợp hoán đổi/chia chỗ).

Từ........................ đến......................

Tên doanh nghiệp:....................................................Nước cư trú: .....................................................................................................................

Tên/hô hiệu ph­ương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay): ................................................................................................................................................

Tên đại lý tại ViệtNam: ..............................................................................................................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................................................................................................................

Mã số thuế: .................................................................................................................................................................................................................

Chứng từ vận chuyển

Hóa đơn

Cảng đi

Cảng đến

Khách hàng (tên, địa chỉ, mã số thuế)

Số chỗ hoán đổi/chia (theo thoả thuận hoán đổi/chia chỗ)

Số chỗ hoán đổi thực tế

Doanh thu quy đổi

Thuế đã nộp

Thuế TNDN xin miễn

Số ngày

Ngày

(1)

(2a)

(2b)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Hướng dẫn kê khai:

      - Cột (1) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;

      - Cột (6) ghi số TEU hoặc số chỗ được sử dụng miễn phí quy định trong thỏa thuận hoán đồi/chia chỗ;

     - Cột (7) ghi số TEU hoặc số chỗ đã thực tế sở dụng trên tầu của hãng đối tác:

      - Cột (8) ghi doanh thu quy đổi dã là số tiền thu được từ khách hàng đối với số chỗ đã sử dụng thực tế không vượt quá hạn mức được sử dụng.

Mẫu 7C - HĐ/HTQT

BẢNG KÊ DOANH THU LƯU CÔNG-TEN-NƠ

Từ........................ đến......................

Tên doanh nghiệp:...................................................Nước cư trú:......................................................................................................................

Tên/hôhiệuphư­ơng tiện  vận tải (tầu thủy/máy bay): .......................................................................................................................................

Tê đại lý tại ViệtNam:.......................................................................................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................:....................................................................................................................................................

Mã số thuế........................................................................................................................................................................................................

Chứng từ vận chuyển

Hóa đơn

Cảng đến

Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế)

Doanh thu lưu công-ten-nơ

Thuế đã nộp

Thuế TNDN xin miễn giảm

Số

Ngày

(1)

(2a)

(2b)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Hướng dẫn kê khai:

      - Cột (5) ghi doanh thu lưu container không bao gồm thuế GTGT.

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 133/2004/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENTS ON DOUBLE TAXATION AVOIDANCE WITH RESPECT TO TAXES ON INCOME AND PROPERTY BETWEEN VIETNAM AND OTHER COUNTRIES AND IN FORCE IN VIETNAM

Pursuant to the current legal documents on enterprise income tax, income tax on high-income earners and other taxes applicable to overseas investment of Vietnamese enterprises;
Pursuant to the Agreements on avoidance of double taxation and prevention of fiscal evasion with respect to taxes on income and property between Vietnam and other countries or territories currently in force;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
The Finance Ministry hereby guides the implementation of the fundamental contents of the Agreements on avoidance of double taxation and prevention of fiscal evasion with respect to taxes on income and property between Vietnam and other countries in force in Vietnam (hereinafter referred to as the Agreements for short), as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

I. SCOPE OF APPLICATION

This Circular regulates the subjects that are residents of Vietnam or of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam or of both.

1. Under the Agreements, the term “a resident of the Contracting State” means any person who, under the laws of that state, is liable to tax therein by reason of:

1.1. That person has an home, a period of residence in that State or any other criterion of similar nature, in the case of an individual; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. According to the laws of Vietnam, the following persons are regarded as residents of Vietnam:

2.1. Individuals holding the Vietnamese nationality, individuals who do not hold the Vietnamese nationality but reside indefinitely in Vietnam, foreigners who are present in Vietnam for 183 or more days computed over 12 consecutive months for the first taxable year as from the time those persons arrive in Vietnam and 183 or more days for the following calendar years, in which the day of arrival and the day of departure are counted as 01 (one) day.

2.2. Organizations established and operating under the laws of Vietnam, such as State enterprises, cooperatives, limited liability companies, joint-stock companies, private enterprises, partnerships, joint-venture enterprises, enterprises with 100% of foreign capital, joint-venture banks, joint-venture financial companies, financial companies with 100% of foreign capital, joint-venture financial leasing companies, financial leasing companies with 100% of foreign capital, which are licensed to conduct business in Vietnam.

3. In cases where a person is deemed to be a resident of both Vietnam and the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam under the provisions of Points 1.1 and 1.2 above, the criteria in the following priority order shall serve as the basis for determining whether the person is a resident of Vietnam:

3.1. For an individual:

3.1.1.  If that individual has a permanent home in Vietnam (either under his/her ownership or, for rented houses, his/her use right), he/she shall be deemed to be a resident of Vietnam.

3.1.2. If that individual has permanent homes in both countries, but he/she has a closer economic relation in Vietnam such as an employment, a business location, a place for personal property management or closer personal relations in Vietnam such as familial relation, social relation (i.e. member of a social organization or professional association, etc.), he/she shall be deemed to be a resident of Vietnam.

3.1.3. If it is impossible to determine in which State that individual has closer economic or personal relations or if he/she has no permanent home in either of the States but has a longer time of presence in Vietnam in the taxable year, he/she shall be deemed to be a resident of Vietnam.

3.1.4. If that individual is regularly present in both Vietnam and the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam or in neither of the States but he/she holds the Vietnamese nationality, he/she shall be deemed to be a resident of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. For companies, business organizations:

3.2.1. If these persons are established in Vietnam, they shall be deemed to be residents of Vietnam;

3.2.2. If these persons are established in both of the Contracting States, the competent authorities of the two States shall determine such persons to be residents of either of the two States under a common agreement; or if they have places of effective management in Vietnam, they shall be deemed to be residents of Vietnam

An enterprise’s place of effective management is the place where the enterprise situates its office to organize, operate and make decisions on its production and business. The place of effective management is normally the place where high-ranking officials (for example, the leadership) meet to consider, discuss and make managerial decisions or where important accounting books are recorded and archived for the execution of production or business decisions, or has another criterion of similar nature.

The above-said provisions on residents are included in the Article Resident (usually Article 4) of the Agreements.

II. IMMUNITIES OF DIPLOMATIC AND CONSULAR MISSIONS

Under the Agreements, the provisions of the Agreements shall not affect the immunities of members of a diplomatic or consular mission prescribed in the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

The above-said provisions on immunities of diplomatic agents and consular officers are included in the Article Members of Diplomatic Missions and Consular Posts (usually Article 27) of the Agreements.

III. PRINCIPLES FOR APPLICATION OF DOMESTIC LAWS AND DOUBLE TAXATION AVOIDANCE AGREEMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Agreements shall not create new tax obligations or tax obligations that are different from or heavier than those prescribed by the domestic tax laws. For example: Where an Agreement contains provisions under which Vietnam is entitled to tax a certain type of income but Vietnam’s tax law has not yet provided for the taxation of such income or provides for a lower rate, Vietnam’s tax law shall apply. 

3. When Vietnam implements the provisions of an Agreement, at a certain time the terms which are not yet defined in the Agreement shall have the meanings provided for in Vietnam’s laws for the taxation purpose at such time, unless where a different interpretation is required by the context.

4. This Circular guides the implementation of the fundamental contents of the Agreements. When applied, the tax-related handling in each case must be based on the specific provisions of each Agreement (including also the protocol and/or notes of exchange, if any) already in force in Vietnam (Appendix 1 enclosed herewith).

B. TAXES ON DIFFERENT TYPES OF INCOME

I. INCOME FROM IMMOVABLE PROPERTY

1. Definition of immovable property

Under the Agreements, immovable property existing in Vietnam is defined in Vietnam’s Civil Code’s Article 181: Immovable property and movable property. The term shall also include auxiliary property attaching to immovable property, cattle herds and equipment used in agriculture and forestry, benefits enjoyed under the provisions of the Land Law, the right to use immovable property, the right to enjoy payments for the natural resource exploitation or the right to exploit natural resources.

Ships, boats, aircraft shall not be regarded as immovable property.

Example 1: A foreign resident shall be regarded to have immovable property in Vietnam if such person owns immovable assets in Vietnam, such as dwelling houses, construction works, or has the land use rights in Vietnam (according to the Civil Code’s Article 181: Immovable property and movable property) and if such person has a cattle herd in Vietnam directly related to such land use rights, this cattle herd shall be also regarded as immovable property in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, all types of income earned by a resident of a Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam from the direct use, exploitation or letting of assorted immovable property in Vietnam, including also immovable property of enterprises or independent service-providing individuals, shall be taxed in Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law.

Example 2: Overseas Vietnamese person X is a resident of Singapore owns a house in Vietnam and uses it for letting. Income from the letting of this house shall be taxed in Vietnam though such person is not present in Vietnam throughout the taxable period.

The above-mentioned provisions on taxation on income from immovable property are included in the Article Income from immovable property (usually Article 6) of the Agreements.

II. BUSINESS INCOME

1. Definition of business income

Under the Agreements, business income means income of enterprises of the Contracting States (hereinafter called foreign enterprises) carrying out production and business activities in Vietnam, excluding the types of income mentioned in Section I and Sections from III through XVII, Part B of this Circular. 

2. Determination of tax obligation

2.1. Cases where foreign enterprises carrying on production and business activities in Vietnam without forming legal persons in Vietnam.

Under the Agreements, business income of a foreign enterprise shall be taxed in Vietnam only if such enterprise has a permanent establishment in Vietnam and such income is directly or indirectly related to that permanent establishment. In this case, the foreign enterprise shall be taxed in Vietnam only on the portion of income apportioned to such permanent establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.1.1. Under the Agreements, “permanent establishment” means a fixed place of business of an enterprise, through which the business of the enterprise is wholly or partly carried on.

An enterprise of a Contracting State shall be regarded to have a permanent establishment in Vietnam if it fully satisfies the following three conditions:

a/ Maintaining in Vietnam an “establishment”, for example a building, an office or part thereof, a means or equipment, etc; and

b/ This establishment must be fixed, i.e. it must be established at a specified place and/or maintained on a permanent basis. The fixedness of a business establishment must not necessarily mean that such establishment must be attached to a specific geographical point for a certain length of time; and

c/ The enterprise carries on wholly or partly business activities through this establishment.

Example 3: Chinese company X opens a stall in a Tet (New Year) market place in Vietnam, through which it sells goods items. Then, this stall shall be regarded as a permanent establishment of company X in Vietnam.

2.1.1.2. An enterprise of the Contracting State shall be regarded to conduct business activities through a permanent establishment in Vietnam in the following major cases:  

a/ That enterprise has in Vietnam: place of management, branch (such as branch of a law firm, branch of a foreign office, branch of a tobacco company, branch of a bank, etc.), office (including commercial representative office authorized to negotiate and sign commercial contracts), factory, workshop, mine, oil or gas well, forwarding storehouse, a place of exploration or exploitation of natural resources, or has equipment, facilities used for the exploration and exploitation of natural resources in Vietnam.

Example 4: A foreign subcontractor that uses means, equipment and labor for participation in oil and gas exploration activities in Vietnam shall be regarded to conduct business through a permanent establishment in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Building sites, construction or installation projects include the building site, construction of houses, roads, bridges, sewerage, installation of pipelines, excavation, dredging, etc. The period (of 6 months or 3 months) is calculated from the date the contractor commences the preparation for the construction in Vietnam, such as establishing its office, planning the construction design, until the completion and transfer of the entire construction project in Vietnam, including the time of discontinuance of the project for any reasons.

Sub-contractors of the Contracting State participating in the aforementioned construction or installation projects shall be also regarded to conduct business in Vietnam through permanent establishments if they meet all conditions stated at Points 2.1.1.1 above.

The time of execution of projects for the determination of permanent establishments for principal contractors shall be the sum of the time for the execution of contractual components by sub-contractors and the time of execution by the principal contractor.

Example 5: Japanese company Z wins the bid for building a bridge in Vietnam. Bridge-building activities proceed as follows: 5 months of building bridge piles by sub-contractor Y and 3 months of building the bridge floor and finishing by contractor Z itself. In this case, company Z shall be regarded to conduct business in Vietnam through a permanent establishment because the total time of building the bridge is 8 months (5 months + 3 months).

c/ That enterprise provides services including also consulting services in Vietnam through its staff or another person, provided that these services in a related project or projects last in a period or periods exceeding 183 days in each 12-month period.

Example 6: In 2000, a Sweden aircraft-manufacturing company D entered into an aircraft maintenance service contract with Vietnam Airlines. Under this contract it sent teams of technical experts to Vietnam to work for a total of 190 days (more than 183 days) in that year. So, the company shall be regarded to have a permanent establishment in Vietnam.

d/ That enterprise has in Vietnam a brokerage agent, a commission agent or any other agent, and such agents devote wholly or most of their agency activities for that enterprise (dependent agent).

Example 7: Company V, a resident of Vietnam, signs an agency contract for storage and delivery of paint products with company H, a resident of the Great Britain. Under this contract, company V is not allowed to act as agent for another paint manufacturer or distributor. In this case, though having no function to sign contracts or collect money in Vietnam, company V has become a dependent, not independent, agent. Under the Vietnam-Great Britain Agreement (Clause 6 or Article 5: Permanent establishment), company H shall be regarded to have a permanent establishment in Vietnam.

e/ That enterprise gives a person in Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(ii) No such authority, but the right to habitually represent that company to deliver goods in Vietnam.

2.1.1.3. A foreign enterprise shall not be regarded to have a permanent establishment in Vietnam in the following cases:

a/ That enterprise uses facilities in Vietnam solely for the purpose of storage, display of its goods;

b/ That enterprise has a stock of goods in Vietnam solely for the purpose of storage, display or of processing by another enterprise;

c/ That enterprise has a fixed place of business in Vietnam solely for the purpose of purchasing goods or collecting information for the enterprise;

d/ That enterprise has a fixed place of business in Vietnam solely for the purpose of carrying on preparatory or auxiliary activities for the enterprise;

2.1.1.4. In cases where a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam controls, or is controlled by, a company that is a resident of Vietnam, or is conducting business in Vietnam (possibly through a permanent establishment or in other forms), neither of the companies shall become a permanent establishment of another company.

For example, a foreign enterprise contributes its capital to a joint-venture company or a company with 100% foreign capital in Vietnam. In this case, the joint-venture company or the company with 100% foreign capital shall not be regarded a permanent establishment of that foreign enterprise.

2.1.2. Determination of taxable incomes of permanent establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.2.2. In cases where the guiding documents contain regulations applicable to each form of permanent establishment (for example: branches of foreign organizations, individuals operating in Vietnam), the relevant regulations shall apply.

2.1.2.3. Where a permanent establishment of a foreign enterprise conducts business under the contract signed between itself and a Vietnamese organization or individual not falling within the scope of regulation of Points 2.1.2.1 and 2.1.2.2 above, its taxable income shall be determined in accordance with the regulations on the tax regime applicable to foreign contractors.

2.1.2.4. When determining the income apportioned by the headquarters to a permanent establishment, the permanent establishment shall be regarded as an independent enterprise jointly conducting the same or similar activities under the same or similar conditions totally independent from its headquarters. 

The above-mentioned provisions on taxation on business incomes are included in the Article Permanent establishment (usually Article 5) and the Article Business income (usually Article 7) of the Agreements.

2.2. Cases where foreign enterprises carry on production and business activities in Vietnam through forming legal persons in Vietnam.

According to Vietnam’s current laws, foreign enterprises may conduct business in Vietnam through forming such legal persons in Vietnam as joint-venture enterprises or enterprises with 100% foreign capital.

Under the Agreements, these legal persons are obliged to pay tax on incomes from their production and business activities like other Vietnamese enterprises in accordance with the current provisions of the enterprise income law. Particularly, incomes that are earned by foreign enterprises in the form of profit divided to investors or income from the transfer of contributed capital amounts (if any) shall comply with the provisions of the relevant articles of the Agreements on Dividends or Income from Alienation of Property.

Example 8: A Chinese company T contributes capital to a joint-venture company X in Vietnam. Income earned by joint venture X from its business activities shall be taxed as applicable to any other Vietnamese legal persons. Income items received by company T from joint venture X, though being in essence income from company T’s business activities in Vietnam, shall be taxed in accordance with the provisions of the different articles of the Agreements (included in Section IV: Dividends, Section V: Interest, Section VI: Royalties, and Section VII: Income from technical service provision, in Part B of this Circular).

III. INCOME FROM INTERNATIONAL TRAFFIC

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, international traffic means activities of carrying  cargoes, passengers by ship or aircraft (some cases specified in each particular Agreement may also include means of road transport, inland waterway transport, hereinafter referred collectively to as transport means), conducted by enterprises of the Contracting State, except for the case these transport activities take place only between two places in Vietnam or in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

Example 9: A Japanese company transports cargoes and passengers in Vietnam. The following passenger and cargo transport activities of this enterprise shall be regarded as international traffic:

- Carriage of cargoes and passengers from a place in Vietnam to a place in Japan (including also the carriage of cargoes and passengers from Hai Phong via Ho Chi Minh City and Osaka to Tokyo);

- Carriage of cargoes and passengers from a place in Vietnam to a place outside Vietnam (for example, Singapore);

In cases where a ship of the above-mentioned Japanese enterprise carries tourists on a package tour of Ho Chi Minh City - Singapore - Hai Phong; it starts off at Ho Chi Minh City and calls at the Singaporean port, after visiting Singapore, all passengers return to the ship for Hai Phong. In Singapore, this ship does not receive any more passengers. So, the passenger transport on the above-said voyage shall not be regarded as international traffic (because its departure point and final arrival point are in Vietnam, though the ship’s voyage consists of a trip occurring outside Vietnam).

2. Identification of beneficial owners

Depending on each Agreement, international traffic enterprises of the Contracting State shall be identified according to the following criteria:

2.1. Enterprises are managed by residents of Vietnam or of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, or

2.2. Enterprises have a place of effective management in Vietnam or in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, provided that these enterprises own or have the right to use at least the whole of a transport means and use such means for cargo and/or passenger transport on international traffic routes (called transport means directly managed by enterprises).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the provisions of each Agreement, income derived from international traffic by the persons stated at Point 2 above shall enjoy tax reduction or exemption in Vietnam or in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

The scope of application of tax exemption or reduction in Vietnam to enterprises of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam covers:

3.1. Income from international traffic by transport means of directly managed by enterprises and from auxiliary activities attaching to such international traffic, specifically:

3.1.1. Turnover from international traffic by transport means directly managed by enterprises which issue transport documents (tickets, bills of lading or passenger and cargo transport manifests).

3.1.2. Turnover from the charter of part of transport means (also called space charter) or from the charter of the whole of transport means by shipment directly managed by enterprises.

Example 10: Japanese shipping company A agrees to transport cargoes of company C from Vietnam to Holland with the freight of USD 300. As shipping company A has no ship under its direct management, it charters a space aboard a ship of shipping company B of Thailand at the freight of USD 250. Apart from the above-said carriage of cargoes for shipping company A, shipping company B also directly transports cargoes of other customers on the same trip with the freight of USD 200. In this case:

- For shipping company A, the amount of USD 300 earned from the transport of cargoes for Company C or the amount of USD 50 earned as a difference from its transport of cargoes for Company C and charter of a space aboard the ship of company B shall all be regarded as income from international traffic by sea-going ship so as to enjoy exemption or reduction under the Vietnam-Japan Agreement because Company A does not directly manage the ship (just buying a space aboard the ship of shipping company B). Therefore, it is still liable to full payment of enterprise income tax.

- For shipping company B, the freight of USD 450 shall be regarded as income from international traffic entitled to tax reduction under the Vietnam-Thailand Agreement (a 50% reduction of enterprise income tax, i.e. a reduction of 0.5% of enterprise income tax over 3% of payable freight tax).  

3.1.3. Turnover from the carriage of cargoes or passengers when the enterprises enter into partnerships to operate on international traffic routes, provided that the enterprises enter into the partnerships on the basis of contributing transport means directly managed by the enterprises or contributing funds for the operation of the transport means directly managed by the partnerships and the involved parties use separate transport documents. In this case, turnover shall be determined on the basis of transport documents issued by the enterprises of the partnerships but must not exceed the space limits of the transport means which the enterprises may exploit in accordance with the partnership agreements.    

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Such carriage stage is part of the international traffic trip by ship or aircraft directly managed by the enterprises and is stated in the transport documents issued by the enterprises themselves;

Example 11: Using example 10 above, Japanese shipping company A agrees to transport cargoes of company C from Vietnam to Holland with the freight of USD 300. Yet, shipping company A has ship A1 under its direct management and this ship transports cargoes at the second stage from Singapore to Holland. For the first stage from Vietnam to Singapore, company A has to hire shipping company B of Thailand to transport the cargoes with the freight of USD 50.

- For shipping company A: the amount of USD 250 (300 - 50) earned from the direct carriage of cargoes in international traffic shall be eligible for tax reduction under the Vietnam- Japan Agreement (a reduction of 1% of enterprise income tax over 3% of payable freight tax).

- For shipping company B: the freight of USD 50 shall be regarded as income from international traffic eligible for tax reduction under the Vietnam- Thailand Agreement (a 50% reduction of enterprise income tax, i.e. a reduction of 0.5% of enterprise income tax over 3% of payable freight tax).    

b/ That carriage is effected on the basis of the agreement on the swapping of a space aboard a transport means (called space swapping) directly managed by an enterprise for a corresponding space aboard another transport means managed by another enterprise. In this case, turnover shall be determined on the basis of transport documents issued by the enterprise itself but must not exceed the space limit the enterprise is allowed to exploit free of charge aboard the means of the counterpart company in accordance with the space swapping agreement.

3.1.5. Income from the short-term letting (keeping) of containers as an auxiliary activity attaching to the operation of the transport means directly managed by enterprises, if prescribed in the Agreements.

The nature of auxiliary activity attaching to the operation of transport means of the short-term letting (keeping) of containers shall be determined to be containers accompanying the transport means entering a Vietnamese port, containers currently containing import cargoes and the container use charge is included in the freight; income from the short-term letting of containers arises because the goods recipients keep containers beyond the time limit for free-of-charge use.        

3.1.6. Turnover from the charter of bare ships or aircraft (called bareboat charter) which is auxiliary to the international traffic operation of the transport means directly managed by the enterprises, if it is specified in the Agreements and fully meets the following three conditions:

a/ The transport means is being used by the enterprise in international transport; and

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The charterer must not change the name and call signals of the transport means.

Bareboat charter means that the charter of a ship whereby the charterer is fully responsible for the management and control of the operation of the chartered ship, including pilot, manpower, fuel, repair, operation, insurance premiums and other expenses for the operation of the ship in accordance with maritime and aviation regulations. The charteree shall not be responsible for any expenses or obligations towards the operation of the ship.

Turnover mentioned at Points 3.1.5 and 3.1.6 above shall not be regarded as turnover from auxiliary activities attaching to international traffic for application of the Agreements if enterprises do not derive any turnover items stated at Point 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3 or 3.1.4.

3.2. Where two or more enterprises carry on partnership activities in order to create a partnership without legal person status to carry on international traffic activities with transport means directly managed by the partnership and transport documents issued in the name of such partnership, the identification of the scope of tax exemption and reduction under an Agreement shall be made separately for each party to the partnership under the Agreement concluded between Vietnam and the country of which the party to the partnership is a resident or in which the party to the partnership has its place of effective management. The bases for determination of turnover entitled to tax exemption or reduction shall be similar to those stipulated at Point 3.1 and such turnover shall be apportioned according to the percentage of turnover divided to the party to the partnership in accordance with the partnership contract or agreement.

Example 12: The Scandinavian Airlines (SAS) partnership is engaged in transporting international passengers from Vietnam to Northern European countries. Therefore, the airlines’ turnover arising in Vietnam shall be apportioned to the parties contributing capital to, and managing, SAS, which are residents of Norway, Denmark or Sweden for application in accordance with each relevant Agreement.

When declaring their tax obligations, the above-said enterprises must separately account the aforesaid income items for consideration of enterprise income tax exemption or reduction in accordance with the provisions on income from international traffic. In all cases, turnover considered for tax exemption or reduction must not exceed the enterprise income tax-liable turnover of international traffic in accordance with relevant regulatory documents.

Where an Agreement (like the Agreements with Thailand and the Philippines) stipulates only a percentage of income tax reduction, enterprises shall have to pay income tax on income from international traffic according to the non-reduction percentage. Enterprises engaged only in transporting cargoes and/or passengers between two places in Vietnam shall have to pay tax in Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law.

The above-said provisions on taxation on income from international traffic are included in the Article International traffic (usually Article 8) of the Agreements.       

IV. DIVIDENDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, dividends mean amounts deducted from the after-tax incomes of limited liability companies, joint-stock companies and paid to shareholders, amounts deducted from after-tax incomes of joint-venture enterprises, enterprises with 100% foreign capital and paid to foreign parties, incomes derived from overseas (indirect) investment activities (excluding loan interests under the provisions of Section V: Interest, Part B of this Circular) by residents of Vietnam, and Vietnamese enterprises’ divided incomes from overseas direct investment, which are treated by the Contracting States like dividends.

Example 13: Vietnamese enterprise S invests in States X and Y and the situation of its income and tax payment according to the regulations of States X and Y is as follows:

Ordinal number

 

State X

State Y

1

Pre-tax income

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Income tax of 28%

28

28

3

After-tax income

72

72

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14.4 (tax rate of 20%)

No dividends

5

Actually received income

57.6

72

So, enterprise S is regarded to have overseas dividends of 72 within the scope of the Agreement with State X and to have no dividends within the scope of the Agreement with State Y.

2. Determination of tax obligation

2.1. Under the Agreements, Vietnam is entitled to tax dividends paid by a company being a resident of Vietnam to a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam at the limit rate set in each Agreement (usually not exceeding 15%, provided that the recipient is the beneficial owner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Where a resident receives dividends which, under Vietnam’s tax law, are not subject to income tax or are subject to income tax at a rate lower than that prescribed in the Agreement, such resident shall fulfil the tax obligation prescribed by Vietnam’s tax law.   

Example 14: A British company invests USD 14 million in a joint-venture company in Vietnam and in 2003 it received and remitted some of its divided income abroad. Under the Vietnam-Great Britain Agreement (Clause 2.a of Article 10: Dividends), Vietnam is entitled to tax such income at the rate of 7%. But according to its current laws, Vietnam does not tax this income, so the British company does not have to pay tax on the above-said income.

3. Determination of beneficial owners

Under the Agreements, the provisions on taxation on dividends shall apply only to beneficial owners of the benefits of shares, namely shareholders. Therefore, they shall not apply to:

3.1. Recipients of paid dividends, which are not shareholders.

3.2. Dividends paid by companies being residents of Vietnam to the Vietnam-based permanent establishments of the residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

Example 15: Bank branch CV, a Vietnam-based branch of French bank C, purchases shares of a Vietnamese joint-stock company and is divided a dividend. At the request of CV branch, such dividend is directly remitted to bank C headquartered in Paris. In this case, the beneficial owner of the dividends is branch CV, not bank C. Because branch CV is a Vietnam-based  permanent establishment of bank C so, under the Vietnam-France Agreement (Clause 5 of Article 10: Dividends), the provisions on taxation on dividends shall not apply to bank C but the provisions on taxation on income from business activities shall apply (Article 7: Enterprise profits, the Vietnam-France  Agreement).

3.3. Dividends paid by a company being a resident of Vietnam to another Vietnamese company’s permanent establishment based in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

Example 16: Vietnamese bank V has a branch VC in State L, the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam. According to the laws of State L, branch VC is regarded as a permanent establishment of bank V in such State. Branch VC purchases shares of a Vietnam-based company and receives dividends therefrom. In this case, the provisions on taxation on dividends in the Vietnam-L Agreement shall not be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. INTEREST

1. Definition of interest

Under the Agreements, “interest” means income from money amounts lent in any forms, secured or not secured by mortgage and with or without the borrower’s right to enjoy profits, and especially income from government securities and income from bonds or debentures, including also premiums and prizes attaching to such securities, bonds or debentures.

2. Determination of tax obligation

2.1. Under the Agreements, Vietnam is entitled to tax interest arising in Vietnam and paid to a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam at a limit rate (usually not exceeding 10%), depending on each Agreement, provided that the recipient is the beneficial owner.

Interest arising in Vietnam means interest from lent money which is borne and paid by any resident of Vietnam, including interest borne and paid by the Vietnamese government and Vietnamese local authorities or Vietnam-based permanent establishments or fixed places of foreign residents.

Example 17: Bank branch QT, a Vietnam-based branch of Thai bank Q, pays to bank Q an interest. Because branch QT is a Vietnam-based permanent establishment of bank Q, this interest, under the Vietnam-Thailand Agreement, is regarded as arising in Vietnam and being taxed in Vietnam at the rate of 10% (Clause 2.a of Article 11: Interest). This tax rate is equal to that prescribed in Vietnam’s current income tax documents. So, Vietnam is entitled to collect tax at source at the rate of 10%.

2.2. In cases where a resident of Vietnam receives an interest arising in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, such Contracting State is entitled to tax at source such income as stipulated at Point 2.1 above and Vietnam is also entitled to tax this income in accordance with Vietnam’s tax law but, at the same time, Vietnam must apply methods for elimination of double taxation on this income (prescribed in Part C: Methods for elimination of double taxation in Vietnam, of this Circular).

2.3. In cases where Vietnam’s tax law does not provide for the taxation on this type of income or provides for the taxation at a rate lower than that prescribed in an Agreement, the income earners shall fulfil the tax obligation prescribed by Vietnam’s tax law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Identification of beneficial owners

Under the Agreements, the provisions on taxation on income being interests shall apply only to beneficial owners of such interests, i.e. lenders, and therefore, shall not apply to:

3.1. Recipients of paid interests, which are not lenders.

Example 19: A Vietnamese company pays an interest to Thai Bank C. At the request of this bank, this interest is remitted to French bank P headquartered in Paris. In this case, the beneficial owner of the interest is Thai bank C, not French bank P. So, bank P is not entitled to request the application of the provisions of the Vietnam-France Agreement to this interest.

3.2. Interest arising in Vietnam and paid to a Vietnam-based permanent establishment of a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

3.3. Interest arising in Vietnam and paid to another Vietnamese company’s permanent establishment situated in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam.

Example 20: Vietnamese bank V has a branch VC situated in State L, the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam. According to State L’s law, VC branch is regarded as a permanent establishment of bank V in that State. Branch VC grants a loan to a Vietnam-based company and receives an interest thereon. In this case, the provisions on taxation on interests in the Vietnam- L Agreement shall not be applied.

The above-said provisions on taxation on interest are included in the Article Interest (usually Article 11) of the Agreements.

VI. ROYALTIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, royalties mean amounts paid for the use of or the right to use:

1.1. Copyright of literary, artistic or scientific work including cinematographic films, photograph films or tapes used for radio or television broadcasting;

1.2. Patent;

1.3. Trademark;

1.4. Design, model, plan, secret formula or process;

1.5. Computer software;

1.6. Industrial, commercial or scientific equipment;

1.7. Information related to industrial, scientific or commercial experiences.

2. Determination of tax obligation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Royalties arising in Vietnam mean royalties borne and paid by any resident of Vietnam, including those borne and paid by the Vietnamese Government and local authorities or Vietnam-based permanent establishments or fixed places of foreign residents.

2.2. Where a resident of Vietnam receives a royalty arising in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, such Contracting State is entitled to impose income tax thereon as stipulated at Point 2.1 above and Vietnam is also entitled to tax this income in accordance with Vietnam’s tax law but, at the same time, Vietnam must apply methods for elimination of double taxation on this income (prescribed in Part C: Methods for elimination of double taxation in Vietnam of this Circular).

Example 21: A lubricant-making joint venture in Vietnam signs with a company of the Republic of Korea a contract which stipulates that this company transfers to the Vietnamese joint venture its lubricant-making formula for 20 years. When the Vietnamese joint venture pays the royalty to the ROK’s company, it must, according to Vietnam’s tax law, deduct 10% of the total of such royalty for remittance into the budget. However, under the Vietnam-ROK Agreement (Clause 2.a of Article 12: Royalties), this joint venture must make a deduction at 5% only, instead of 10%.

2.3. Where Vietnam’s tax law does not provide for the taxation on this type of income or provides for the taxation at a rate lower than that prescribed in the Agreements, the income earners shall fulfil the tax obligation prescribed by Vietnam’s tax law.

Example 22: Using example 21 above, but with the assumption that the Korean company contributes capital to the Vietnam-based joint-venture company with the right to use the lubricant-making formula for 20 years. Under the Vietnam-ROK Agreement (Clause 2.a of Article 12: Royalties), Vietnam is entitled to tax the royalty of the Korean company at the rate of 5% because the right to use the lubricant-making formula is converted into monetary capital. However, according to Vietnam’s laws, (Point 2, Article 81: Technology transfer and contribution of capital with technology, of Decree No 24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam and Article 1 of Decree No. 27/2003/ND-CP of March 19, 2003 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000), the Korean company is exempted from the tax.

3. Identification of beneficial owners

Under the Agreements, the provisions on taxation on royalties shall apply only to beneficial owners of royalties, i.e. persons having the right to own, use or exploit copyright, and, therefore, shall not apply to:

3.1. Recipients of paid royalties, which are not persons having the right to own, use or exploit copyright, or

3.2. Royalties arising in Vietnam and directly related to a Vietnam-based permanent establishment of the beneficial owner being a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 23: A Vietnam-based branch of a British tobacco company permits a Vietnamese company to use the formula and trademark of the British tobacco company in the Vietnamese company’s products on the condition that the branch inspects and monitors the use process. In this case, the royalty from the use of the formula and trademark of the British tobacco company is directly related to the branch. Because the branch is a Vietnam-based permanent establishment of the British tobacco company, under the Vietnam- Great Britain Agreement (Clause 4 of Article 12: Royalties), Vietnam is entitled to tax this income in the same manner applicable to business income (Article 7: Business profits, of the Vietnam-Great Britain Agreement).    

The above-said provisions on taxation on royalties are included in the Article Royalties (usually Article 12) of the Agreements.

VII. INCOME FROM THE PROVISION OF TECHNICAL SERVICES

1. Definition of technical service charges

Under the Agreements, technical service charges mean payments in any forms made to any persons, other than employees of the payers, for any services of technical, managerial or consultancy nature.

2. Determination of tax obligation

2.1. Under the Agreements, Vietnam is entitled to tax technical service charges arising in Vietnam and paid to a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam at a limit rate (usually not exceeding 10%), depending on each Agreement, provided that the recipient is the beneficial owner.

Technical service charges arising in Vietnam mean payments borne and made in any forms by any resident of Vietnam, including those borne and paid by the Vietnamese Government and local authorities or Vietnam-based permanent establishments or fixed places of foreign residents.

Example 24: Company X, a resident of Vietnam, specializes in producing canned fruits. In order to expand its outlets to Europe, it hires company M in Germany to give legal advice on the procedures for opening a branch or finding a sale agent. This consultancy service is provided in Germany and company M has no permanent establishment in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Where a resident of Vietnam receives a technical service charge arising in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, such Contracting State is entitled to impose income tax thereon as stipulated at Point 2.1 above and Vietnam is also entitled to tax this income in accordance with Vietnam’s tax law but, at the same time, Vietnam must apply methods for elimination of double taxation on this income (prescribed in Part C: Methods for elimination of double taxation in Vietnam, of this Circular).

The above-said provisions on taxation on technical service charges are included in the Article Technical service charges (usually Article 13) of the Agreements.

VIII. INCOME FROM THE ALIENATION OF PROPERTY

1. Definition of income from the alienation of property

Income from the alienation of property means income in any forms from the sale or alienation (of the whole or part of) or exchange of the property and rights over the property, including also the case where the property is brought into a business establishment in exchange for the rights therein.

2. Determination of tax obligation

2.1. Income from the alienation of immovable property in Vietnam    

Under the Agreements, Vietnam is entitled to tax income derived from the alienation of immovable property in Vietnam by a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law.

Example 25: A French oil-exploiting firm transfers its right to exploit oil at a location in Vietnam’s sea, income derived therefrom shall be taxed in accordance with Vietnam’s law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, Vietnam is entitled to tax income earned from the alienation of business property by a Vietnam-based permanent establishment of a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law.

Example 26: Bank branch C of State P (the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam) operates in Hanoi. In 2004, the branch terminated its operation and sold all equipment and property already used for its business purpose. Income from the above-said alienation must be declared for tax payment (after subtracting the residual value of the equipment and property) at the enterprise income tax rate of 28%.

2.3. Income from the alienation of ships and aircraft operated in international traffic

Under the Agreements, income from the alienation of ships and aircraft operated in international traffic (in line with the definition at Point 1, Section III, Part B: tax on incomes, of this Circular) and managed by international traffic enterprises of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam shall not be taxed in Vietnam.

2.4. Income from the alienation of capital of foreign investors in foreign-invested enterprises

Most of the Agreements between Vietnam and foreign countries provide that Vietnam is entitled to collect income tax in cases where the foreign parties alienate their capital in enterprises operating under the Law on Foreign Investment and earn gains being the difference between the value of the alienation and the original value.

2.5. Other cases of alienation of property in Vietnam

Under the Agreements, income earned from the alienation of property other than the kinds of property stated at Points from 2.1 thru 2.4 in Vietnam by a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam shall not be taxed in Vietnam.

Example 27: A Chinese construction company brings machinery into Vietnam for the construction of a project for 3 months. After the time of construction, this company returns home and sells the above-said machinery in Vietnam. Under the Vietnam-China Agreement, this company has no permanent establishment in Vietnam (Clause 3.a of Article 5: Permanent establishment), so it shall not be taxed in Vietnam (Clause 6 of Article 13: Capital gains).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IX. INCOME FROM INDEPENDENT PROFESSIONAL SERVICES

1. Definition of income from independent professional services

Under the Agreements, income from independent professional services means income earned by an individual who is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam from independent activities of providing professional services such as scientific, literature, art, education or training services, particularly independent professional services of doctors, lawyers, engineers, architects, dentists, accountants and auditors.

Income from professional services does not include remuneration from employment (prescribed in the Article Income from dependent personal activities), directors’ fees (prescribed in the Article Directors’ fees), pensions (prescribed in the Article Pensions), government services (prescribed in the Article Income from government services), income of pupils and students (prescribed in the Article Income of students), teachers and professors (prescribed in the Article Income of professors, teachers and researchers), and independent performances of artistes and athletes (prescribed in the Article Income of artistes and athletes).

2. Determination of tax obligation

2.1. In cases where an individual, who is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam is licensed to provide independent professional services and operates through a fixed place of business in Vietnam, that individual shall make income declaration and determination like business establishments liable to enterprise income tax in accordance with documents guiding the implementation of the enterprise income law.

The phrase “fixed place” refers to a place or an address of a habitual or stable nature within the territory of a nation, through which an individual provides professional services (for example, a medial counselling room, an architect’s or lawyer’s office, etc.). The principle for determination of a “fixed place” is similar to that for determination of a “permanent establishment” of an enterprise stated at Point 2.1.1.1, Section II, Part B of this Circular.

2.2. In cases where an individual, who is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, provides independent professional services through a fixed place in Vietnam without a business license, that individual shall make income declaration and determination in accordance with the regulations on personal income tax on high-income earners.

2.3. In cases where an individual, who is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, provides independent professional services without a fixed place in Vietnam but his/her presence in Vietnam lasts for 183 or more days in the taxable year or within 12 months counting from the date of arrival in Vietnam, depending on each Agreement, that individual shall make income declaration and determination in accordance with the regulations on the tax regime applicable to foreign individuals doing business or deriving income in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5. Notwithstanding the provisions of Point 2.4 above, an individual providing independent services in Vietnam may also be taxed in Vietnam in cases where an Agreement provides that individuals providing independent services shall be obliged to pay tax in Vietnam on a certain level of income earned from the provision of such independent services for a given period of time (usually a fiscal year).

The above-said provisions on taxation on income from independent professional services are included in the Article Independent personal services (usually Article 14) of the Agreements.

X. INCOME FROM DEPENDENT PERSONAL SERVICES

1. Definition of dependent personal services

Under the Agreements, income from dependent personal services means income in the form of remuneration derived by a person who is a resident of a Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam from his employment in Vietnam and vice versa. Income from dependent personal services does not include income of individuals in the capacity as independent professional practitioners (prescribed in the Article Independent professional services), members of enterprises’ directorates (prescribed in the Article Directors’ fees), artistes and athletes (prescribed in the Article Income of artistes and athletes), employees serving foreign governments (prescribed in the Article Income from government services), and remuneration in the form of pensions (prescribed in the Article on Pensions).

2. Determination of tax obligation

2.1. Under the Agreements, an individual, who is a resident of a Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, derives income from his/her employment in Vietnam, shall have to pay income tax in Vietnam in accordance with Vietnam’s current regulations on personal income tax.

Example 28: In 2003, Mr. A, a resident of France, worked for bank branch F, a Vietnam-based branch of a French bank, for 2 months. All of his salary and other income were paid by branch F. In the years preceding and following 2003, Mr. A was not present in Vietnam. In this case, Mr. A is obliged to pay personal income tax on the income he earns during the time of working in Vietnam in accordance with Vietnam’s current regulations on personal income tax.

2.2. If the above-said individual fully satisfies the following three conditions, his/her remuneration from the employment in Vietnam shall be exempt from income tax in Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2. The employer is not a resident of Vietnam, regardless of whether that  remuneration is directly paid by the employer or through the employer’s representative; and

2.2.3. This remuneration is not borne and paid by the Vietnam-based permanent establishment set up by the employer.

Example 29: Japanese company N participates in setting up joint venture S specialized in the distribution of goods in Vietnam. In 2002, company N sent Mr. Z to Vietnam in the capacity as its representative to negotiate on a contract on company N’s supply of sale “know-how” to joint venture S for one month. In the years preceding and following the year 2002, Mr. Z was not present in Vietnam. All of his income and expenses were paid by company N. In this case, Mr. Z concurrently satisfies all the three conditions stated at Point 2.2 above, so he is exempt from personal income tax in Vietnam.

2.3. The term “employer” used at Point 2.2.2 refers to real employer. As usual, a person shall be regarded as real employer in the following cases:

2.3.1. That person has rights on the products and services created by the employee and bearing responsibility as well as risks for such labor; or

2.3.2. That person gives instructions and supplies working tools to the employee; or

2.3.3. That person is entitled to control and bears responsibility for the working place.

Example 30: Using example 29 above with the assumption that in 2004 Mr. Z visited Vietnam in the capacity as specialist of joint venture S to guide the application of the “know-how” for 3 months. In the years preceding and following the year 2004, Mr. Z was not present in Vietnam. In the spirit of assisting joint venture S, company N paid for all incomes and expenses of Mr. Z during his working time in Vietnam. In this case, in terms of form, Mr. Z concurrently satisfies all three conditions stated at Point 2.2 above, but, in essence, compared to real employer’s criteria, the real employer of Mr. Z during his working time in Vietnam is joint venture S, not company N. So, Mr. Z is not exempt from personal income tax in Vietnam.

2.4. Income earned by a Vietnamese being a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam not from his/her employment in Vietnam but from his/her employment overseas shall not be taxed in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 31: Company S, a Vietnamese ocean shipping company, charters ships and foreign crews to operate on the China-Singapore international route. It is obliged to deduct personal income tax according to Vietnam’s laws from the salaries paid to individual crewmembers though these salaries constitute part of the ship charter costs.

The above-said provisions on taxation on income from dependent personal services are included in the Article Dependent personal services (usually Article 15) of the Agreements.

XI. DIRECTORS’ FEES

1. Definition of directors’ fees

Under the Agreements, directors’ fees mean incomes received in Vietnam by a person being a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam in the capacity as a member of Board of Directors, Managing  Board of a company or as a senior manager of an enterprise being a resident of Vietnam; and vice versa. This income does not include salaries received by such members for other functions performed by them as employee, consultant or advisor, salaries of foreigners holding a post in Vietnam-based representative offices of foreign companies. These normal incomes shall be regarded as incomes from dependent personal services (prescribed in Section X: Income from dependent personal services, Part B of this Circular).

2. Determination of tax obligation

Under the Agreements, individuals who are residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam receive remuneration in the capacity as members of Board of Directors, Managing Board or as senior managers of a company being a resident of Vietnam shall pay tax on such type of income in accordance with the regulations on income tax on high-income earners in Vietnam (regardless whether they are present in Vietnam or not).

Example 32: A resident of the Great Britain is a member of the Managing Board of a joint venture in Vietnam. In 2003, he worked in Vietnam for a total of 60 days and received remuneration in the capacity as a Managing Board member. Under the Vietnam-Great Britain Agreement and Vietnam’s regulations on income tax on high-income earners, that Briton shall have to pay income tax on his remuneration earned for his capacity as a Managing Board member at a rate of 25% of total income as applicable to non-residents of Vietnam.

The above-said provisions on taxation on directors’ salaries are included in the Article Directors’ fees (usually Article 16) of the Agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Definition of income from performances of artistes and athletes

Under the Agreements, income from performances in Vietnam by artistes and  athletes means income from art or sport performances in Vietnam by artistes or athletes themselves, who are residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam; and vice versa.

2. Determination of tax obligation

2.1. Notwithstanding the provisions of Section IX - Income from independent professional services and Section X - Income from dependent personal services, income earned by an individual, who is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, from his/her art, sport performance in Vietnam shall be taxed in accordance with Vietnam’s laws.

2.2. Notwithstanding the provisions of Section II - Business income, Section IX - Income from independent professional services and Section X - Income from dependent personal services, income from performances which is not paid to the performing individuals being residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam but to other persons shall be taxed in Vietnam in accordance with Vietnam’s laws.

2.3.       In cases where the art, sport performances carried on by an individual or a company that is a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam with the framework of a program of cultural exchanges between the governments of the two countries, income derived from the art or sport performance in Vietnam by such foreign individual or company shall be exempt from tax in Vietnam.

The above-said provisions on taxation on income of artistes and athletes are included in the Article Artistes and Athletes (usually Article 17) of the Agreements.

XIII. PENSIONS

1. Definition of pensions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Determination of tax obligation

2.1. Depending on each particular Agreement, pensions shall be taxed:

2.1.1. Only in the State of which the pension recipients are residents; or

2.1.2. Only in the State where pensions are paid; or

2.1.3. Both in the State of which the pension recipients are residents and in the State where the pensions arise, if the pension payers are residents of, or permanent establishments in, such States;

2.2. Notwithstanding the provisions of Point 2.1 above, pensions or other payments which are paid from the compulsory insurance regime of the Vietnamese State or local authorities shall be taxed only in Vietnam.

Example 33: During his/her work in Vietnam, an individual paid his social insurance premiums to Vietnam Social Insurance according to the general regulations on compulsory social insurance for individuals working in Vietnam. At his retirement, he came to live in the Great Britain and became a resident thereof. His pension, received from Vietnam Social Insurance, shall only be taxed in Vietnam.

The above-said provisions on taxation on pensions are included in the Article Pensions (usually Article 18) of the Agreements.

XIV. INCOME FROM GOVERNMENT SERVICES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the Agreements, income from Government services means wages, salaries or pensions paid by the Government, local authorities of the Contracting State to an Agreement to an individual for the tasks performed for that Contracting State.

2. Determination of tax obligation

2.1. In cases where a foreigner sent by the Government of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam to work in Vietnam for a Vietnam-based organization of that Government or for a program of economic, cultural co-operation or aid between the two States, his salary or wage paid by that foreign Government shall be exempt from income tax in Vietnam even though such person has become a resident of Vietnam for the purpose of performing such jobs.

2.2. Nevertheless, salaries or wages paid by the Government of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam shall only be taxed in Vietnam if they are paid to an individual being a resident of Vietnam for the tasks performed for that foreign Government in Vietnam and this individual:

2.2.1. Holds the Vietnamese nationality; or

2.2.2. Was a resident of Vietnam before performing the tasks in Vietnam for the foreign Government.

2.3. A pension paid to an individual from a fund set up by the Vietnamese State or local authorities or paid directly by the Vietnamese State or local authorities shall only be taxed in Vietnam, unless the above-said individual is concurrently a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam and holds the nationality of that Contracting State. In this case, the pension of above-said individual shall be exempt from tax in Vietnam.

2.4. Notwithstanding the provisions of Points from 2.1 thru 2.3 above, salaries, wages or pensions paid by a foreign Government to an individual for his/her participation in the foreign Government’s business activities in Vietnam, such as activities of railway transport enterprises, postal enterprises or State performance companies, shall be taxed according to regulations, depending on each case as stated in Section X - Income from Dependent personal services, Section XI- Directors’ fees, Section XII- Income of Artistes and athletes, and Section XIII- Pensions.

The above-said provisions on taxation on income from Government services are included in the Article Government services (usually Article 19) of the Agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Definition of income of students, apprentices

Under the Agreements, income of students and apprentices in Vietnam in service of their education, study or job training in Vietnam, falling within the scope of regulation of this Article, only includes:

1.1. Income received from overseas sources for the purpose of their learning and maintenance in Vietnam.

1.2. Income received from their employment in Vietnam directly related to the education, study or job training in Vietnam (in the case it is specified in the Agreement). In some Agreements, only a certain level of this income is exempt from tax.

2. Determination of tax obligation

If immediately before visiting Vietnam for education, study or job training, foreign students or apprentices were residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, they shall be exempt from income tax in Vietnam on the types of income stated at Points 1.1 and 1.2 above.

Example 34: A student, a resident of China, comes to Vietnam to study folk arts for 4 years. During the time of study in Vietnam, he receives a monthly scholarship of VND 800,000 from China, a monthly income of USD 50 from teaching Chinese at a school in Hanoi and a total annual income of USD 2,500 for participation in Vietnamese folk art performances. Under the Vietnam- China Agreement (Article 20: Students, apprentices and interns), this student shall be exempt from income tax on the scholarship and income from art performance within the limit of USD 2,000; and pay tax on income from teaching and the amount in excess of USD 2,000 earned from performances.

The above-said provisions on taxation on income of students and apprentices are included in the Article Students and apprentices (usually Article 20) of the Agreements.

XVI. INCOME OF TEACHERS, PROFESSORS, AND RESEARCHERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under the provisions of this Article:

1. Foreign teachers, professors or researchers, if they were residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam immediately before visiting Vietnam for teaching, lecturing or researching activities, shall be exempt from tax on remuneration they earn from such teaching, lecturing or researching activities for 2 years counting from the first day such persons arrive in Vietnam to teach, give lecture or conduct research at the universities or educational establishments with the approval of the Vietnamese Government.

2. The above-said tax exemption shall not apply to teaching or researching activities for the purposes of an individual or a private organization.

The above-said provisions on taxation on income of teachers, professors and researchers are included in the Article Teachers, professors and researchers (usually Article 21) of the Agreements.

XVII. OTHER INCOME

1. Definition of other income

Under the Agreements, other income means all other incomes not yet mentioned in the above-said articles, such as income from lottery win, amounts won from gambling at casinos, financial supports from familial or marital obligations, etc.

2. Determination of tax obligation

2.1. Under the Agreements, a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, who derive other income from Vietnam, shall have to pay tax in accordance with Vietnam’s tax law. Nevertheless, in some Agreements (for example, the Vietnam- France Agreement, the Vietnam-Great Britain Agreement), Vietnam commits to grant tax exemption for other income in this case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. In cases where other income is related to a Vietnam-based permanent establishment of a resident of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, Vietnam is entitled to tax such income in accordance with the provisions of Vietnam’s tax law and the provisions of Section II- Business income and Section IX - Income from independent professional services, as the case may be.

Example 36: Bank branch V, a Vietnam-based branch of Japanese bank S, purchases a car of a company in State X and wins a sale promotion prize worth USD 10,000. This car is used for the business purpose of branch V. Notwithstanding the internal policy of bank S, which says that such income must be regarded as income of the headquarters and transferred into bank S’s account in Japan, the income being this prize shall still be regarded as actually related to branch V, a Vietnam-based permanent establishment of bank S in accordance with the Vietnam-Japan Agreement (Clause 2 of Article 21), and, therefore, Vietnam is entitled to tax this income in accordance with the provisions of Vietnam’s tax law and the provisions of Section II- Business income (Article 7 of the Vietnam-Japan Agreement).

The above-said provisions on taxation on other income are included in the Article Other income (usually Article 22) of the Agreements.

C. METHODS FOR ELIMINATION OF DOUBLE TAXATION IN VIETNAM

Under the Agreements, when a taxpayer being a resident of Vietnam, derives an income from the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam and has paid tax in that State (under the provisions of the Agreement and that State’s laws), Vietnam may still tax such income but, at the same time, it is also obliged to apply methods for elimination of double taxation so that that taxpayer does not have to pay double tax.

Depending on each concluded Agreement, Vietnam may apply one or a combination of the following methods for elimination of double taxation:

I. TAX DEDUCTION METHOD

In cases where a resident of Vietnam derives income from and has paid tax in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, if in that Agreement Vietnam commits to apply the tax deduction method, then, when this resident makes income tax declaration in Vietnam, such income shall be included in his/her taxable income in Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law and the tax amount already paid in the Contracting State shall be deducted from the tax amount payable in Vietnam. Nevertheless, in all cases, the deducted tax amount shall not exceed the tax amount payable in Vietnam, which is computed on the income derived in the Contracting State in accordance with Vietnam’s tax law.

Example 37: Mr A is a national of State M and a resident of Vietnam in 2005. In 2005 Mr A earns an income of VND 40,000,000 from his employment for 8 months in Vietnam and an income of VND 80,000,000 from his employment for 4 months in State M. Under the Vietnam- M Agreement (Clause 1 of Article 15: Dependent personal services), Mr A must pay tax in State M on his income derived from this State at the rate (20%) prescribed by the tax law of this State. It is assumed that Mr. A has no other income apart from the above-said incomes. In this case, in Vietnam Mr A’s tax declaration and payment and deduction of the tax already paid in State M shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VND 40,000,000 + VND 80,000,000) : 12 months = VND 10,000,000/month

- Determination of Mr A’s income tax (according to Vietnam’s tax law):

(VND 10,000,000 - VND 8,000,000) x 10% x 12 months = VND 2,400,000

- The tax amount paid in M (according to M’s tax law):

VND 80,000,000 x 20% = VND 16,000,000

- Distribution of the tax amount calculated according to Vietnam’s law on the income derived in State M:

VND 2,400,000

x

VND 80 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 1,600,000

VND 40 million + VND 80 million

 

So, Mr A is only entitled to the deduction of VND 1,600,000 from the total tax of VND 16,000,000 already paid on VND 80,000,000 derived from State M. Therefore, he has to further pay in Vietnam a tax of VND 800,000 (VND 2,400,000 - VND 1,600,000).

Example 38: Company V of Vietnam has a permanent establishment in Laos. In 2004, this permanent establishment was determined to have an income of USD 100,000. Under the Vietnam-Laos Agreement (Clause 1 of Article 7: Enterprise profits), under Laos’s tax law, company V was obliged to pay income tax (at the rate of 25%) on this permanent establishment’s determined income. In this case, in Vietnam company V’s tax declaration and payment and deduction of the tax already paid in Laos shall be as follows:

- Determination of the tax amount paid in Laos (according to Laos’s tax law):

USD 100,000 x 25% = USD 25,000

- Determination of the tax amount payable in Vietnam (according to Vietnam’s tax law):

USD 100,000 x 28% = USD 28,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



USD 28,000 - USD 25,000 = USD 3,000

Example 39: Using example 38 above, with the assumption that company V is a joint- venture eligible for an enterprise income tax rate of 20% in Vietnam. Then, in Vietnam company V shall make tax declaration and payment and enjoy a deduction of the tax already paid in Laos as follows:

- Determination of the tax amount paid in Laos (according to Laos’s tax law):

USD 100,000 x 25% = USD 25,000

- Determination of the tax amount payable in Vietnam (according to Vietnam’s tax law):

USD 100,000 x 20% = USD 20,000

- The maximum tax amount to be deductible in Vietnam: USD 20,000

In this case, company X shall enjoy a deduction of USD 20,000 from the total tax amount of USD 25,000 already paid in Laos. The difference of USD 5,000 (USD 25,000 - USD 20,000) must not be deducted from the income tax on company V’s derived domestically income (if any).

II. METHOD OF DEDUCTION OF DEEMED TAX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The deemed tax amount is the amount which should have been paid by a resident of Vietnam in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam on the income derived from that Contracting State, which, however, according to that Contracting State’s law, is exempted or reduced as a special preference.

Example 40: Vietnamese company Q has a permanent establishment in Uzbekistan. In 2004, this permanent establishment was determined to have an income of USD 100,000. According to the tax law of Uzbekistan, this income was exempted from tax as a special preference (in case of non-exemption, it will be taxed at the rate of 33%). Company Q was obliged to pay tax in Vietnam at the rate of 28%. Under the Vietnam-Uzbekistan Agreement (Clause 5 of Article 24: Methods for elimination of double taxation), Vietnam is obliged to deduct the deemed tax (i.e. the tax amount which should have been paid but exempted in Uzbekistan). In this case, in Vietnam company Q’s tax declaration and payment and deduction of the deemed tax amount shall be as follows:

- Determination of the deemed tax amount in Uzbekistan (according to Uzbekistan’ tax law):

USD 100,000 x 33% = USD 33,000

- Determination of the tax amount payable in Vietnam (according to Vietnam’s tax law):

USD 100,000 x 28% = USD 28,000

So, company Q shall be regarded as having paid, though in fact being exempted from paying, USD 28,000 (out of a total of USD 33,000 computed according to Uzbekixtan’s tax law before the preference is granted) and have this tax amount deducted from the tax amount payable in Vietnam (meaning that it does not have to pay tax in Vietnam).

III. METHOD OF DEDUCTION OF INDIRECT TAX

1. In cases where a resident of Vietnam derives an income from the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, for which corporate income tax has been paid before it is divided to that resident, if in the Agreement Vietnam commits to apply the method for deduction of indirect tax, in making income tax declaration in Vietnam,  such income shall be included in the taxable income in Vietnam in accordance with Vietnam’s tax law and the indirect tax amount already paid in the Contracting State shall be deducted from the tax amount payable in Vietnam. Nevertheless, in all cases, the deductible tax amount shall not exceed the tax amount payable in Vietnam, which is computed on the income derived from abroad in accordance with Vietnam’s tax law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 41: Vietnamese company V invests USD 10,000,000 (equivalent to 20% of the equity) in company N of the Russian Federation. In 2003, company N earned an income of USD 100,000 and had to pay tax according to the tax law of the Russian Federation (at the rate of 30%). The after-tax profit of company N was divided to company V according to its share percentage and taxed in the Russian Federation at the rate of 10% (Clause 2.a of Article 10: Dividends, the Vietnam-Russian Federation Agreement). Company V was obliged to pay tax according to Vietnam’s tax law at the rate of 28%. In this case, company V’s tax declaration and payment and deduction of the indirect tax in Vietnam shall be as follows:

- The pre-tax profit earned by Vietnamese company V out of the total profit of company N in the Russian Federation is:

USD 100,000 x 20% = USD 20,000

- The enterprise income tax amount already paid by company N in the Russian Federation on the above-said profit of company V according to the Russian Federation’s tax law is:

USD 20,000 x 30% = USD 6,000

- The after-tax dividend divided to company V is:

USD 20,000 - USD 6,000 = USD 14,000

- The tax amount payable by company V in the Russian Federation on its dividend divided under the Vietnam-Russian Federation Agreement is:

USD 14,000 x 10% = USD 1,400

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



USD 1,400 + USD 6,000 = USD 7,400

- The tax amount payable by company V in Vietnam according to Vietnam’s tax law is:

USD 20,000 x 28% = USD 5,600

In this case, company V shall enjoy a maximum deduction of USD 5,600 out of the total of USD 7,400 already paid in the Russian Federation. The difference of USD 1,800 (USD 7,400 - USD 5,600) is not allowed to be deducted from the tax on the domestic income of company V (if any).

2. Notwithstanding the provision above, under which Vietnam shall apply the method of deduction of indirect tax only when it so commits in the Agreements, if, according to Vietnam’s laws, incomes derived from abroad by residents of Vietnam enjoy deduction of indirect tax, this provision is still implemented.

Example 42: Using example 41 above with the assumption that company N’s investment in the Russian Federation is an overseas direct investment project of company V according to Vietnam’s laws (the Government’s Decree No. 22/1999/ND-CP of April 14, 1999 stipulating overseas investment of Vietnamese enterprises), even when the investment percentage of company V accounts for less than 10% of the equity of company N, the methods of deduction of indirect tax shall still be applied (Section 2, Part II of the Finance Ministry’s Circular No. 97/2002/TT-BTC of October 24, 2002 guiding the performance of the tax obligations by enterprises making overseas investment), though it is not so prescribed in the Vietnam-Russian Federation Agreement (Clause 2 of Article 23: Methods for elimination of double taxation).

The above-said provisions on methods for elimination of double taxation are included in the Article Methods for elimination of double taxation (usually Article 23) of the Agreements.

Notwithstanding the above-said provisions on methods for elimination of double taxation, if, according to the provisions of an Agreement, incomes derived from abroad by residents of Vietnam are exempt from tax in Vietnam, these incomes shall be exempt from tax and the tax amounts already paid overseas shall not be deducted (meaning that it shall be taxed only once and it is not necessary to apply methods for elimination of double taxation), like scholarships  of foreign students and apprentices during the time of their study in Vietnam (Section XV: Incomes of students and apprentices, Part B of this Circular).  

D. PROVISIONS ON PROCEDURES FOR IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Individuals and organizations being residents of Vietnam (hereinafter referred to as taxpayers), in order to have deductions for tax amounts paid (or deemed to have been paid) in the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, as provided in Part C: Methods for Elimination of double taxation in Vietnam of this Circular, should complete the following procedures:

1. Taxpayers send dossiers of application for deduction of the tax amounts paid (or deemed to have been paid) abroad from their tax amounts payable in Vietnam to the municipal/provincial tax authorities where they register their tax payment. Such a dossier consists of:

1.1. An application for tax deduction under an Agreement (made according to a set form), containing information on the transaction related to the tax amount paid abroad applied for deduction from the tax amount payable in Vietnam falling with the scope of regulation of the Agreement.

If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

1.2. Other documents, depending on the requested deduction form. Specifically:

1.2.1. In case of direct deduction

a/ A copy of the income tax payment declaration in a foreign country;

b/ A copy of the tax payment receipt in a foreign country; and

c/ The original certification by the foreign tax authorities of the paid tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A copy of the income tax payment declaration in a foreign country;

b/ A copy of the business registration certificate or legal documents certifying business activities in a foreign country; and

c/ A letter of certification by the foreign tax authorities of the tax already exempted or reduced and of the compliance of the application for deduction of the deemed tax with the Agreement and the law of the Contracting State concerned.

1.2.3. In case of indirect deduction

a/ Legal documents proving the relationship and the capital contribution percentage of the person applying for deduction;

b/ A copy of the income tax declaration in a foreign country, which was made by the dividend-dividing company to which the person contributes capital;

c/ A copy of the declaration of the tax deducted at source on the divided dividends; and

d/ The certification by the foreign tax authorities of the tax paid on the divided dividends and the corporate income tax already paid before the dividends are divided.

2. On the basis of the dossiers, the tax authorities shall consider and settle the tax deduction in accordance with the Agreements and the guidance of this Circular within 30 working days as from the time of receipt of complete dossiers stated at Point 1 above. The time limit of 30 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In order to enjoy tax exemption and reduction, even in the cases of tax refund in the form of subtraction from the arising tax amounts payable into the budget in the subsequent period in accordance with an Agreement, taxpayers must send dossiers of application for tax exemption or reduction under an Agreement to the municipal/provincial tax authorities where they register their tax payment. A dossier of application for tax exemption or reduction under an Agreement consists of:

1.1. For assorted types of income (excluding income from international traffic)

1.1.1. The application for tax exemption or reduction under an Agreement (made according to a set form), containing information on the transaction related to the income applied for tax exemption or reduction falling within the scope of regulation of an Agreement;

If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

1.1.2. A residence certificate issued by the tax authorities of the country of residence (clearly indicating the resident in which taxable year);

1.1.3. Copy(ies) of the business registration certificate and/or the tax registration certificate issued by the country of residence in the case of business establishments; copies of the business registration certificate and/or the professional practice license, the tax registration certificate issued by the country of residence and the passport used for the exit from and entry into Vietnam in the case of individuals engaged in independent services. Copies of the labor contract and passport used for the exit from and entry into Vietnam in the case of individuals engaged in dependent personal services;

1.1.4. Copies of the economic contract, service provision contract, agency contract, consignment contract, technology transfer contract, or the labor contract signed with a Vietnamese organization or individual, the certificate of bank deposit in Vietnam, certificate of capital contribution to a company in Vietnam (depending on the type of income in each particular case);

1.1.5. Copies of the tax payment receipt and the written certification by the State treasury of the place where the organization or individual paid tax of the paid tax, made according to the certification form prescribed in the Finance Ministry’s Circular No. 68/2001/TT-BTC of August 24, 2001 (if tax was already paid). If the treasury fails to specify tax amounts paid by each taxpayer, the taxpayers shall request the Tax Department to certify the tax amount requested for exemption or reduction out of the total tax amount already certified by the treasury;

1.1.6. Certification by the contract-signing Vietnamese individual or organization of the term under the contract and the actual time spent in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.1. In cases where taxpayers have not yet received tax exemption or reduction decisions of the tax authorities, a dossier of application for tax exemption or reduction under an Agreement shall consist of:

a/ The application and documents stated at Point 1.1 above; and

b/ Documents evidencing the direct management by the enterprise of the transport means, such as a duplicate or copy, with the certification of the lawfully designated representative in Vietnam, of the transport means ownership registration paper (in the case where the enterprise is the owner) or the contract on the charter of, or transfer of the right to use, the transport means (in the case where the enterprise charters the transport means or is assigned the right to use it).

For transport means calling at a Vietnamese port, enterprises may use the certifications of the port management authorities or the port exit/entry permits as substitutes for documents on management of transport means.

In cases where enterprises carry on activities of partnership, swapping or space chartering, bareboat chartering, etc., they should additionally supply relevant documents (such as the contract on partnership for joint operation and management of transport means, contract on space swapping, contract on bareboat charter, etc.).

In cases where the above said contract contains many provisions specific to business activities, enterprises shall not have to send copies of the whole contract but only the extracts containing relevant provisions sufficient for the determination of the means manager, conditions and turnover for application of an Agreement, such as the ship’s name, transport route, norm on the space to be exploited, the chartering term, the contract’s value, the statute of limitations for performance, etc, and

c/ The list of the enterprise’s incomes from international traffic arising in the taxable year or period (made according to a set form).

Dossiers of application for enterprise income tax exemption or reduction for international traffic shall be considered based on the amounts actually arising in the whole year, starting from January 1 to December 31 (for enterprises operating in Vietnam in the whole calendar year) or in each taxable period (for enterprises operating in Vietnam for less than 12 months in a calendar year).

1.2.2. In cases where taxpayers have received tax exemption or reduction decisions of the tax authorities for the preceding taxable year or period, if their business state sees no change, dossiers of application for tax exemption or reduction under an Agreement for the subsequent taxable year or period shall each consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A residence certificate issued by the tax authorities of the country of residence (clearly indicating the resident in which taxable year);

c/ The list of incomes from international traffic arising in the year or period.

If the business state of a taxpayer sees any changes such as in business registration, transport means ownership or management, etc., the taxpayer shall have to supply the relevant papers as prescribed at Point 1.2.1 above.

1.2.3. Procedures for temporary exemption and reduction with regard to income from international traffic

In cases where taxpayers habitually operate in Vietnam for 12 or more consecutive months, they may submit dossiers of application for temporary exemption or reduction for the whole taxable year or period concerned with regard to turnover from international traffic with the transport means already determined to be directly managed by the taxpayers. Such a dossier shall consist of:

a/ The application for tax exemption or reduction under an Agreement (made according to a set form), clearly stating the request for temporary tax exemption or reduction;

b/ The residence certificate issued by the tax authorities of the country of which the person is a resident (of the current taxable year or the taxable year preceding the year for which temporary tax exemption or reduction is applied under an Agreement);

c/ Copy(ies) of the business registration certificate and/or tax registration certificate issued by the country of residence;

d/ Documents evidencing the direct management of the transport means by the enterprise (as stipulated at Point 1.2.1 above);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 5 working days as from the expiration of the time limit for temporary tax exemption or reduction, taxpayers shall have to submit complete dossiers, depending on each case prescribed at Points 1.2.1 and 1.2.2 above, to the tax authorities for issuance of official decisions on the tax amounts exempted or reduced under an Agreement.

Example 43: Shipping company A, a shipping company operating on fixed routes (of a Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam) makes a plan to operate along the Hai Phong - Singapore transportation route with ships A1 and A2 directly managed by the company. At the same time, company A has a two-year contract on swapping 50 TEU aboard ship A2 for 50 TEU aboard ship B1 of company B. Assuming that shipping company A signs a two-year agency contract with a Vietnamese enterprise.

Shipping company A may make an application (enclosed with a dossier without the income list) to the Tax Department for issuance of an official dispatch guiding the payment of freight tax at a rate exclusive of enterprise income tax on the turnover earned from the issuance of transport documents for cargoes transported aboard ships A1, A2 and B1 in the year. On January 5 of the subsequent year, the shipping company is obliged to make a list of incomes from international traffic and send it to the tax authorities for issuance of a tax exemption or reduction decision under an Agreement (covering both the temporarily exempted or reduced tax and the newly arising tax (if any)).

Enterprises shall be obliged to keep documents (including also documents, transport contract, ship charter contract, freight receipt, agency contract and papers exchanged between agent and transport enterprise. etc.) to evidence their income declaration and the correct application of an Agreement in service of the tax authorities’ examination and inspection, when necessary.

1.3. The tax authorities shall base themselves on the dossiers of application for tax exemption or reduction as well as the specific articles of each Agreement to consider and decide within 30 working days as from the date of receipt of complete dossiers stipulated at Points 1.1 and 1.2 above. The time limit of 30 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation. Particularly for the cases of tax exemption or reduction for income from international traffic stipulated at Point 1.2.3, within 15 working days as from the date of receipt of complete dossiers, the tax authorities shall issue tax exemption or reduction notices.

2. Tax refunds directly from the budget

2.1. In cases where taxpayers have paid tax into the budget and wish to receive direct refunds rather than subtractions from tax amounts arising in the subsequent period, the tax refund applicants shall send dossiers to the General Department of Taxation for processing tax refund procedures. A tax refund dossier shall consists of:

2.1.1. An application for tax refund (made according to a set form), containing information on transactions related to incomes eligible for tax exemption or reduction and the tax amount requested to be directly refunded from the budget falling within the scope of regulation of an Agreement.

If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.3. Copy(ies) of the business registration certificate and/or the tax registration certificate issued by the country of residence in the case of business establishments; copies of the business registration certificate and/or the professional practice license, the tax registration certificate issued by the country of residence and the passport used for the exit from and entry into Vietnam in the case of individuals engaged in independent services. Copies of the labor contract and passport used for the exit from and entry into Vietnam in the case of individuals engaged in dependent personal services;

2.1.4. Copies of the economic contract, service provision contract, agency contract, consignment contract, technology transfer contract, or the labor contract signed with a Vietnamese organization or individual, the certificate of certificate of bank deposit in Vietnam, certificate of capital contribution to a company in Vietnam (depending on the type of income in each particular case);

2.1.5. Copies of the tax payment receipt and the written certification by the State treasury of the place where the organization or individual paid tax of the paid tax (made according to the certification form prescribed in the Finance Ministry’s Circular No. 68/2001/TT-BTC of August 24, 2001). If the treasury fails to specify tax amounts paid by each taxpayer, the taxpayers shall request the Tax Department to certify the tax amount requested to be refunded out of the total tax amount already certified by the treasury;  

2.1.6. The written certification by the contract-signing Vietnamese individual or organization of the actual time of operation under the contract.

2.2. The General Department of Taxation shall check dossiers and propose the Finance Ministry to issue tax refund decisions within 60 working days as from the date of receipt of complete dossiers of application for tax refund. The time limit of 60 days does not include the time for dossier supplementation and explanation.

2.3. On the basis of the Finance Ministry’s tax refund decisions, the State Budget Department shall complete procedures for tax refund. In cases where tax must be refunded in a foreign currency or the refunded tax must be transferred into an overseas account as requested by taxpayers, the State Budget Department shall complete the payment procedures according to the current regime on spending of the State budget in foreign currencies.

III. PROCEDURES FOR TAX EXEMPTION AND REDUCTION IN VIETNAM FOR FOREIGN INDIVIDUALS BEING RESIDENTS OF VIETNAM

For individuals who are residents of Vietnam and enjoy tax exemption or reduction for incomes stipulated in the articles on income from Government services, income of students and apprentices and income of teachers, professors and researchers (stated in Section XIV: Income from Government services, Section XV: Income of students and apprentices, and Section XVI: Income of teachers, professors and researchers, Part B of this Circular), the tax exemption and reduction procedures shall be as follows:

1. Tax exemption or reduction applicants shall send dossiers to municipal/provincial Tax Departments where they register their tax payment. A dossier shall consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

1.2. A residence certificate issued by the tax authorities of the country of which the applicant for tax exemption or reduction under an Agreement was a resident immediately before coming to Vietnam.

1.3. Documents evidencing the nature of the income being remuneration or pension paid by a foreign Government, money for the study and maintenance in the case of students or apprentices, income paid for teaching, researching activities (such as labor contract, recruitment decision, etc.).

2. The tax authorities shall base themselves on the dossiers of application for tax exemption or reduction as well as the specific articles of each Agreement to consider and decide within 30 working days as from the date of receipt of complete dossiers stipulated at Point 1 above. The time limit of 30 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation.

IV. PROCEDURES FOR CONFIRMATION OF TAX PAID IN VIETNAM FOR FOREIGN RESIDENTS

If residents of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam, who are liable to income tax in Vietnam under the Agreement and Vietnam’s laws, wish to obtain confirmation of the tax amounts paid in Vietnam for deduction from the tax amounts payable in the country of residence, they should complete the following procedures:

1. In cases where taxpayers applying for confirmation of the tax actually paid in Vietnam send dossiers of application to the Tax Departments of the provinces or centrally run cities where they register their tax payment for processing of confirmation procedures, such a dossier shall consist of:

1.1. The application for confirmation of the tax actually paid in Vietnam (made according to a set form), containing information on the transaction related to the taxable income and the tax arising from such transaction falling within the scope of regulation of an Agreement;

If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. A residence certificate issued by the tax authorities of the country of residence (clearly indicating the resident in which taxable year).

Within 15 working days after the date of receipt of complete dossiers, the Tax Departments where the applicants register tax payment shall have to issue written confirmations of the paid tax amounts (made according to a set form). The time limit of 15 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation.

2. In cases where the applicants for confirmation of the tax amounts which arise in Vietnam but have not been paid for reason of enjoyment of tax preference and are regarded as paid tax amounts for deductions from the deemed tax amounts in the country of residence send dossiers of application to the General Department of Taxation for processing of confirmation procedures, such a dossier shall consist of:

2.1. The application for confirmation of the tax amount arising in Vietnam (made according to a set form), containing information on the transaction related to the taxable income and the arising tax amount and tax preferences for such transaction falling within the scope of regulation of an Agreement;

If, for force majeure reasons, the applicant fails to supply sufficient information or documents as required by this Circular, he/she should give specific explanations in this document.

2.2. A residence certificate issued by the tax authorities of the country of residence (clearly indicating the resident in which taxable year).

2.3. Copies of documents evidencing the state of business and investment, income tax-related preferences enjoyed in Vietnam, such as business license, investment license, share ownership certificate, etc. in Vietnam; where a taxpayer determines by himself/herself the conditions for enjoyment of tax preferences, a copy of the income tax declaration or income tax settlement report (including also enclosed appendices) is required.

Within 15 working days after the date of receipt of complete dossiers, the General Department of Taxation shall have to confirm the tax amounts which arise in Vietnam but must not be paid due to tax preferences granted to the applicants. The time limit of 15 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation.  

V. PROCEDURE FOR CONFIRMATION ON RESIDENTIAL STATUS OF VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. The persons being taxpayers shall submit applications (made according to a set form) to the municipal/provincial Tax Departments where they register their tax payment.

1.2. For the persons that are not tax declarers and payers:

1.2.1. The application (as prescribed at Point 1.1 above);

1.2.2. The confirmation of the managing agency or local administration of the place of residence or civil status registration, for individuals, or the establishment registration paper, for organizations (for example, agricultural cooperatives, cooperation teams);

1.2.3. The confirmation of the income-paying organization (if any). In cases where this confirmation is not available, the applicant shall make declaration in the application and take responsibility therefor before law.

2. Within 15 working days as from the date of receipt of the applications, the provincial/municipal Tax Departments shall base themselves on the provisions of Article 4 of the Agreement and the guidance at Point 1, Section I: Scope of application of the Circular, Part A of this Circular to consider and grant written certifications of residential status to the applicants (made according to a set form). The time limit of 15 working days does not include the time for dossier supplementation and explanation.

VI. OTHER PROVISIONS

1. In cases where taxpayers designate their lawful representatives to carry out procedures for application of an Agreement:

1.1. In cases where the designated parties reside in Vietnam, the designating and the designated parties must comply with the current law provisions on notarization and authentication (stipulated in Article 48: Notarization, authentication of designation contracts, designation papers, the Government’s Decree No. 75/2000/ND-CP of December 8, 2000);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The enclosed copies (except for copies of tax payment documents) must be notarized or authenticated according to law provisions on notarization and authentication.

3. The procedures for consular legalization: signatures and stamps on foreign papers and documents for use in Vietnam must be consularly legalized according to the provisions of the Foreign Ministry’s Circular No. 01/1999/TT-NG of June 3, 1999. Papers and documents issued by the countries signing the judicial assistance agreements with Vietnam, which are in force in Vietnam, need not be consularly legalized.

4. In necessary and reasonable cases, the tax authorities may request the applicants for application of an Agreement to give explanations or supply additional relevant documents.

5. Foreign-language documents must be translated into Vietnamese and such Vietnamese translations must be notarized according to current regulations. In cases where notarization is not required by law, the applicants for application of an Agreement shall take responsibility for the translations.

6. Tax exemption and reduction under an Agreement must be effected on the basis of the tax authorities’ decisions in accordance with the Agreement and Vietnam’s tax law. The tax authorities shall not grant tax exemption or reduction with regard to the tax amounts that arise before the time they receive tax exemption or reduction applications.

7. In cases where foreign residents apply for application of an Agreement to income from many contracts supplied to many persons in different localities in Vietnam, these persons may supply the originals of documents which are prescribed to be consularly legalized and notarized or authenticated to the Tax Department of the place where arise the biggest tax amount requested for application of the Agreement and at the same time supply the copies thereof to the Tax Departments of other localities and clearly state in their applications for application of the Agreement the place to which the originals are supplied.

VII. PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF COMPLAINTS

1. In cases where residents of the Contracting State deem that the Vietnamese tax authorities have determined their tax obligation not in accordance with the provisions of an Agreement, they may lodge complaints thereabout in the order prescribed by tax law or complaint settlement documents of Vietnam.

2. Complainants may not lodge their complaints in the order stated at Point 1 above and may lodge their complaints directly with the competent authorities of the Contracting State of which they are tax residents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. To fulfil all the obligations notified in the tax authorities’ handling decisions before lodging complaints.

3.2. Complaints must be lodged within 3 years as from the time of issuance of the first notice of the tax authorities resulting in the tax handling which the complainants deem to be not in accordance with an Agreement. For taxes deducted at source, such time limit shall be 3 years as from the date the payments related to the tax obligation are made or arise, depending on each Agreement.

3.3. The competent authorities of Vietnam shall not settle complaints that have been settled or are being settled by courts.

Example 44: On June 1, 2000, Mr A, a resident of Vietnam, received a personal income tax payment notice of the Tax Department of province H and he deemed that the tax obligations stated in the notice was not in accordance with the provisions of an Agreement. After fulfilling al the tax obligations stated in the tax notice, Mr A may lodge a complaint directly with the General Department of Taxation - in the capacity as competent authorities of Vietnam - to deal with his case. The time limit for Mr A to lodge a written complaint is 3 years as from June 1, 2000.

E. RESPONSIBILITIES AND POWERS OF COMPETENT AUTHORITIES

To enforce the provisions of the agreements, the General Department of Taxation is authorized by the Finance Minister to perform the following tasks and powers:

1. To promulgate documents notifying the entry into force or termination of effect of each Agreement within the tax service after the effect notices are issued by the Foreign Ministry.

2. To organize the direction, guidance, examination and inspection of the Tax Departments and organizations authorized with the collection task in the implementation of the Agreements;

3. To act as “competent authorities” of Vietnam to deal with matters related to the Agreements, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Exchanging information with foreign tax authorities and be responsible for keeping such information secret under the provisions of the Agreements.

F. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. To annul the circulars guiding the implementation of the Agreements on avoidance of double taxation:

- The Finance Ministry’s Circular No. 52/TC/TCT of August 16, 1997 guiding the implementation of the Double Taxation Avoidance Agreements between Vietnam and other countries.

- The Finance Ministry’s Circular No. 95/1997/TT-BTC of December 29, 1997 guiding and explaining the articles of the Double Taxation Avoidance Agreements concluded between Vietnam and other countries and in force in Vietnam.

- The Finance Ministry’s Circular No. 59/1998/TT-BTC of May 12, 1998 supplementing the Finance Ministry’s Circular No. 95/1997/TT-BTC of December 29, 1997 guiding and explaining the articles of the Double Taxation Avoidance Agreements concluded between Vietnam and other countries and in force in Vietnam.  

- The Finance Ministry’s Circular No. 37/2000/TT-BTC of May 5, 2000 supplementing the Finance Ministry’s Circular No. 95/1997/TT-BTC of December 29, 1997 guiding and explaining the articles of the Double Taxation Avoidance Agreements concluded between Vietnam and other countries and in force in Vietnam.

Any problems arising in the course of implementation should be reported by units and agencies to the Finance Ministry for study, guidance and supplementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

 

Appendix 1 - HD/HTQT

LIST OF DOUBLE TAXATION AGREEMENTS CONCLUDED BETWEEN VIETNAM AND OTHER COUNTRIES AND TERRITORIES

(in force as of the date of issuance of this Circular)

Ordinal number

Name of Contracting State

Effective date in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Australia

30/12/1992

2

Thailand

31/12/1992

3

France

01/07/1994

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



08/08/1994

5

Singapore

09/09/1994

6

Republic of Korea

11/09/1994

7

Great Britain

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

Poland

21/12/1994

9

India

02/02/1995

10

Hungary

30/06/1995

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Netherlands

25/10/1995

12

Japan

31/12/1995

13

Russia

21/03/1996

14

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



04/10/1996

15

Norway

14/04/1996

16

Denmark

24/04/1996

17

Rumania

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18

Malaysia

13/08/1996

19

Uzbekistan

16/08/1996

20

Laos

30/09/1996

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



China

18/10/1996

22

Mongolia

11/10/1996

23

Ukraine

22/11/1996

24

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



27/12/1996

25

Switzerland

12/10/1997

26

Belarus

26/12/1997

27

Czech

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



28

Luxembourg

19/05/1998

29

Taiwan

06/05/1998

30

Canada

16/12/1998

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Italy

20/02/1999

32

Belgium

25/06/1999

33

Indonesia

10/02/1999

34

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



26/12/2002

35

Iceland

27/12/2002

36

Cuba

26/06/2003

37

The Philippines

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



38

Myanmar

12/08/2003

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.132

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.255.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!