Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Tổ chức Quốc hội 2001 số 30/2001/QH10

Số hiệu: 30/2001/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 25/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2001/QH10

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2001

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI SỐ 30/2001/QH10 NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ TỔ CHỨC QUỐC HỘI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; về nhiệm vụ, quyền hạn của các đại biểu Quốc hội.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Điều 2.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

9. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

10. Quyết định đại xá;

11. Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;

14. Quyết định việc trưng cầu ý dân.

Điều 3

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.

Điều 4

Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Điều 5

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dựa vào sự tham gia của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác và của công dân.

Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ.

Chương 2:

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Điều 6

1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch.

Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

3. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách.

4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội mỗi khoá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.

Điều 7

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;

2. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;

3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

4. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;

5. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

6. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;

7. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;

8. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;

9. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

10. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Điều 8

Trong việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Dự kiến chương trình kỳ họp căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội;

2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội;

3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội ;

4. Xem xét các kiến nghị của cử tri và yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết để báo cáo với Quốc hội;

5. Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân để chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết và dự án khác trình Quốc hội ;

6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.

Điều 9

Trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

2. Thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật;

3. Cho ý kiến về các dự án luật.

Điều 10

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh căn cứ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội đều có quyền trình dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.

Điều 11

Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chương trình giám sát hàng quý và hàng năm; có thể giao cho Hội đồng dân tộc và Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát; yêu cầu cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện những kiến nghị mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết.

Điều 12

Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.

Điều 13

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội quyết định bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.

Điều 14

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định huỷ bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ tại kỳ họp gần nhất.

Điều 15

Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

Điều 16

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét việc Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời chất vấn và thực hiện kiến nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội .

Điều 17

Trong trường hợp đặc biệt, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trình Quốc hội hoặc theo kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội.

Điều 18

Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp mỗi tháng ít nhất một lần.

Tài liệu của phiên họp phải được gửi đến các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày họp.

Điều 19

Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham dự. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.

Điều 20

Chủ tịch Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Chủ toạ các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;

2. Lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

3. Triệu tập và chủ toạ hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;

4. Giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội;

5. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội;

6. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.

Chương 3:

HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 21

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 22

Quốc hội thành lập Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban sau đây:

1. Uỷ ban pháp luật;

2. Uỷ ban kinh tế và ngân sách;

3. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;

4. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

5. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;

6. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;

7. Uỷ ban đối ngoại.

Điều 23

Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.

Điều 24

1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quyết định.

Thành viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc;

b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc;

c) Giữ mối liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc;

d) Được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;

đ) Thay mặt Hội đồng dân tộc giữ mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;

e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.

3. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng dân tộc. Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.

Điều 25

1. Uỷ ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên Uỷ ban do Quốc hội quyết định.

Thành viên Uỷ ban của Quốc hội do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

2. Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Điều hành công việc của Uỷ ban;

b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Uỷ ban;

c) Giữ mối liên hệ thường xuyên với các thành viên của Uỷ ban;

d) Thay mặt Uỷ ban giữ mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;

đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.

3. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban giúp Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Uỷ ban. Khi Chủ nhiệm Uỷ ban vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm được Chủ nhiệm uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm.

Điều 26

Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số;

3. Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến vấn đề dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó;

4. Kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương về những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số.

Điều 27

Uỷ ban pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao, dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị của cơ quan khác, của tổ chức, của đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh;

2. Chủ trì thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

4. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua;

5. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách; giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát hoạt động điều tra, thi hành án;

6. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

7. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan, các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật.

Điều 28

Uỷ ban kinh tế và ngân sách có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Chủ trì thẩm tra dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước;

3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ;

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ.

Điều 29

Uỷ ban quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Điều 30

Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; giám sát việc thực hiện chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao của đất nước, chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Điều 31

Uỷ ban về các vấn đề xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực lao động, y tế, xã hội, tôn giáo và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực các vấn đề xã hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về các vấn đề xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội.

Điều 32

Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh Uỷ ban phụ trách;

4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Điều 33

Uỷ ban đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực hoạt động đối ngoại của Nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của các ngành và địa phương; giám sát việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

4. Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội; giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội điều hoà, phối hợp các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;

5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác, về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều 34

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước;

2. Tham gia với Uỷ ban pháp luật thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.

Điều 35

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.

Điều 36

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế theo sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội phối hợp với Uỷ ban đối ngoại thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế của mình.

Điều 37

Chương trình hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội do Hội đồng và Uỷ ban quyết định căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hoà của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 38

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những viên chức nhà nước hữu quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng hoặc Uỷ ban xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu của Hội đồng hoặc Uỷ ban của Quốc hội phải đáp ứng yêu cầu đó.

Điều 39

Khi cần thiết, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cử các thành viên của mình đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng hoặc Uỷ ban quan tâm. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để thành viên của Hội đồng hoặc Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ.

Điều 40

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, Uỷ ban. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà người nhận được kiến nghị không trả lời hoặc trong trường hợp Hội đồng, Uỷ ban không tán thành với nội dung trả lời, thì Hội đồng hoặc Uỷ ban có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Điều 41

Khi tiến hành hoạt động giám sát đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan hữu quan xem xét và theo thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan phải thông báo cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan được yêu cầu không trả lời thì Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 42

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Uỷ ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng hoặc Uỷ ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Uỷ ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.

Chương 4:

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 43

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Điều 44

Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

Điều 45

Trong số các đại biểu Quốc hội, có những đại biểu hoạt động chuyên trách và có những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.

Điều 46

Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.

Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.

Điều 47

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên.

Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu thực hiện nhiệm vụ.

Điều 48

Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 49

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.

Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.

Điều 50

Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Điều 51

Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.

Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.

Điều 52

Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.

Điều 53

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 54

Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Điều 55

Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội biết ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết.

Điều 56

Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó.

Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 57

Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Điều 58

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.

Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.

Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

Điều 59

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu của mình.

Khi đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho đại biểu Quốc hội.

Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục.

Lương, các chế độ khác của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các khoản phụ cấp của đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 60

1. Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội có đại biểu hoạt động chuyên trách.

2. Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri;

b) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ;

c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức;

d) Tổ chức để đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;

đ) Báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

3. Đoàn đại biểu Quốc hội có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 61

Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ sau đây:

1. Tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội;

2. Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương và Văn phòng Quốc hội.

Chương 5:

KỲ HỌP QUỐC HỘI

Điều 62

Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường.

Điều 63

Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình làm việc của các kỳ họp Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.

Điều 64

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội thường lệ chậm nhất là ba mươi ngày, kỳ họp Quốc hội bất thường chậm nhất là bảy ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.

Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.

Điều 65

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ toạ cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.

Điều 66

Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Điều 67

Quốc hội họp công khai.

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.

Điều 68

Các vấn đề trong chương trình kỳ họp Quốc hội được thảo luận và quyết định tại các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định thảo luận tại Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

Điều 69

Thành viên Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội, có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách; được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà thành viên đó phụ trách theo yêu cầu của Quốc hội hoặc được Quốc hội đồng ý theo đề nghị của thành viên đó.

Điều 70

Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Điều 71

Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

Quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự án luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.

Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.

Điều 72

Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình hàng năm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Các dự án luật trước khi trình ra Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Đối với dự án luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó.

Điều 73

Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp của Quốc hội.

Quốc hội thảo luận về dự án luật sau khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật thuyết trình về nội dung dự án, Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo luật.

Quốc hội nghe báo cáo về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý và xem xét, thông qua dự thảo luật.

Điều 74

Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước; các công trình quan trọng quốc gia; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương.

Chính phủ trình Quốc hội dự án kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương của năm sau tại kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.

Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình chậm nhất là mười tám tháng, sau khi năm ngân sách kết thúc.

Các dự án phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 75

Quốc hội xem xét các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi nghe thuyết trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan và biểu quyết thông qua sau khi Quốc hội đã thảo luận.

Quốc hội thông qua các dự án bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ, hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.

Điều 76

Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội kết quả giải quyết.

Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Điều 77

Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp cuối năm. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội, khi cần thiết Quốc hội có thể xem xét, thảo luận.

Quốc hội có thể ra nghị quyết về công tác của các cơ quan đã báo cáo.

Điều 78

Tại kỳ họp cuối cùng của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị.

Điều 79

Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội bầu Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội gồm Chủ nhiệm, một Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên trong số đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội khoá trước giới thiệu.

Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu, Quốc hội quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội đã được bầu, tuyên bố những trường hợp cá biệt mà việc bầu cử đại biểu không có giá trị.

Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội hết nhiệm vụ khi việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành.

Điều 80

Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước giới thiệu.

Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Điều 81

Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giới thiệu.

Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Điều 82

Quốc hội bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên Hội đồng dân tộc trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu.

Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quyết định.

Điều 83

Quốc hội bầu Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên của mỗi Uỷ ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu.

Số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên của mỗi Uỷ ban do Quốc hội quyết định.

Điều 84

Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội do Chủ tịch nước giới thiệu.

Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.

Điều 85

Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong số các đại biểu Quốc hội do Chủ tịch nước giới thiệu.

Điều 86

Quốc hội bầu Đoàn thư ký kỳ họp của mỗi khoá Quốc hội, gồm Trưởng đoàn thư ký và các Thư ký trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu.

Đoàn thư ký có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm biên bản mỗi phiên họp, biên bản kỳ họp; chuẩn bị thông cáo về phiên họp của Quốc hội; tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội;

2. Phối hợp với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan để chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội;

3. Thực hiện những công tác khác do Chủ tịch Quốc hội giao.

Chủ tịch Quốc hội khoá trước chỉ định Thư ký lâm thời các phiên họp của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới cho đến khi Quốc hội bầu Đoàn thư ký.

Điều 87

Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm, nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.

Điều 88

1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn do Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị theo trình tự sau đây:

a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm;

b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;

c) Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.

2. Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.

Điều 89

Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm quy định tại các điều 81, 82, 83, 84, 85 và 86 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm các chức vụ đó.

Việc bầu hoặc phê chuẩn những người thay thế các chức vụ nói trên được thực hiện theo quy định tại các điều 80, 81, 82, 83, 84, 85 và 86 của Luật này.

Điều 90

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo công tác từ kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá trước đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.

Điều 91

Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Đối với các nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực và Chủ tịch nước công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

Chương 6:

BỘ MÁY GIÚP VIỆC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

Điều 92

Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.

Tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 93

Kinh phí hoạt động của Quốc hội là một khoản độc lập trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 94

Luật này thay thế Luật tổ chức Quốc hội ngày 15 tháng 04 năm 1992.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 30/2001/QH10

Hanoi, December 25, 2001

 

THE LAW

ON ORGANIZATION OF THE NATIONAL ASSEMBLY

(No. 30/2001/QH10 of December 25, 2001)

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/NQ-QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, 10th session;

This Law prescribes the organization and operation of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly; and the tasks and powers of the National Assembly deputies.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The National Assembly is the supreme representative body of the people and the supreme state power organ of the Socialist Republic of Vietnam.

The National Assembly is the sole body vested with the right to make constitution and to make laws.

The National Assembly decides on the basic home and external policies, socio-economic tasks, national defense and security of the country, the main principles on organization and operation of the State apparatus, on the social relations and activities of citizens.

The National Assembly exercises the supreme right to supervise the entire operation of the State.

Article 2.- The National Assembly has the following tasks and powers:

1. To make and amend the constitution; to make and amend laws; to decide on law-, ordinance- making programs;

2. To exercise the supreme right to supervise the observance of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; to examine the reports on activities of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy;

3. To decide on socio-economic development plans of the country;

4. To decide on national financial and monetary policies; decide on State budget estimates and central budget allocation, to ratify the State budget final settlement; to set, amend or annul taxes;

5. To decide on the nationality policies and the religious policies of the State;

6. To stipulate the organization and operation of the National Assembly, the State President, the Government, the people’s courts, the people’s procuracies and the local administration;

7. To elect, relieve from duty and remove from office the State President, the Vice State Presidents, the Chairman, Vice-Chairmen and Standing Committee members of the National Assembly, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy; to ratify the Prime Minister’s proposals on the appointment, relief from duty, and removal from office of Deputy Prime Ministers, ministers and other members of the Government; to ratify the State President’s proposals on the list of members of the Defense and Security Council; to cast vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly;

8. To decide on the establishment and abolition of ministries and ministerial-level agencies of the Government; the establishment, merger, division, adjustment of administrative boundaries of provinces and centrally-run cities; the establishment or dissolution of special administrative-economic units;

9. To abrogate documents issued by the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly;

10. To decide on general amnesties;

11. To stipulate the ranks, titles in the people’s armed forces, the diplomatic ranks and titles as well as other State ranks and titles; to stipulate orders, medals and honorable titles of the State;

12. To decide on matters related to war and peace; to stipulate the state of emergency and other special measures to ensure the national defense and security;

13. To decide on basic external policies; to ratify or abrogate international agreements personally signed by the State President; to ratify and abrogate other international agreements already signed or acceded to at the proposal of the State President;

14. To decide on holding referenda.

Article 3.- The term of each legislature is five years, counting from the first session of the National Assembly of that legislature to the first session of the National Assembly of the next legislature.

In special cases, the National Assembly shall decide to shorten or prolong its term if it is so voted for by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.

Article 4.- The National Assembly is organized and operates according to the principle of democratic centralism; works according to the conference regime and make decisions by majority.

The effectiveness of the National Assembly’s operation is ensured with the effectiveness of the sessions of the National Assembly, the activities of the Standing Committee, the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly, the National Assembly deputies associations and the National Assembly deputies.

Article 5.- When performing their tasks, the National Assembly, the Standing Committee, the Nationality Council, the Commissions and the deputies of the National Assembly shall rely on the participation of the Central Committee of Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations and of citizens.

The State agencies, social organizations, economic organizations and people’s armed force units shall, within the ambit of their functions and tasks, have the responsibility to create conditions for the Nationality Council, the Commissions and the deputies of the National Assembly to perform their tasks.

Chapter II

THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE AND CHAIRMAN

Article 6.-

1. The National Assembly Standing Committee is the standing body of the National Assembly.

2. The National Assembly Standing Committee is composed of the National Assembly Chairman as its head, the National Assembly Vice-chairmen as its deputy-heads and other members.

The number of National Assembly vice-chairmen and the number of members of the National Assembly Standing Committee shall be decided by the National Assembly.

3. The National Assembly Standing Committee members must not concurrently be the Government members and work according to the full-time regime.

4. The Standing Committee of each National Assembly legislature shall perform its tasks and exercise its powers until the National Assembly of new legislature elects a new Standing Committee.

Article 7.- The National Assembly Standing Committee has the following tasks and powers:

1. To announce and sponsor the election of deputies to the National Assembly;

2. To prepare for, convene and sponsor the National Assembly sessions;

3. To explain constitutions, laws and ordinances;

4. To make ordinances on matters assigned by the National Assembly;

5. To supervise the enforcement of the constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; to supervise the activities of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy; to suspend the implementation of documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit to the National Assembly for abrogation those documents; to abrogate documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, which contravene ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee;

6. To supervise and guide the activities of the People’s Councils; to abrogate wrong resolutions of the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities; to dissolve the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities in cases where such People’s Councils have caused serious damage to the interests of people;

7. To direct, regulate and coordinate the activities of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly; to guide and create conditions for activities of the National Assembly deputies;

8. Where the National Assembly cannot meet, to decide on the declaration of the state of war once the country is invaded and report such to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session;

9. To decide on the general mobilization or limited mobilization; to proclaim the state of emergency throughout the country or in each locality;

10. To perform the National Assembly’s tasks of external relations;

11. To hold referenda under decisions of the National Assembly.

Article 8.- In preparing for, convening and sponsoring the National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall have the following tasks and powers:

1. To project agendas of the sessions based on the resolutions of the National Assembly, the proposals of the State President, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy, the Nationality Council, the Commissions and deputies of the National Assembly;

2. To direct, regulate and coordinate the activities of the concerned agencies in preparing the agenda contents of the sessions; to consider the preparation of bills, reports and other projects, which shall be presented to the National Assembly;

3. To organize and ensure the implementation of the agendas of National Assembly sessions;

4. To consider petitions of voters and request the relevant agencies to study and settle them for report thereon to the National Assembly;

5. To direct the reception of comments of National Assembly deputies and comments of the public in order to revise bills, draft resolutions and other drafts for submission to the National Assembly;

6. To decide on other matters relating to National Assembly sessions.

Article 9.- In the law- and ordinance-making, the National Assembly Standing Committee shall have the following tasks and powers:

1. To work out law- and ordinance- making programs and submit them to the National Assembly for decision; to direct the implementation of the law- and ordinance-making programs;

2. To set up drafting committees and designate agencies to verify bills and/or draft ordinances according to the provisions of law;

3. To give comments on bills.

Article 10.- The National Assembly Standing Committee promulgates ordinances based on the law- and ordinance-making programs already approved by the National Assembly.

Agencies, organizations and individuals that are entitled to present bills before the National Assembly shall all have the right to present draft ordinances before the National Assembly Standing Committee.

The draft ordinances must be verified by the Nationality Council or the concerned Commissions of the National Assembly before they are submitted to the National Assembly Standing Committee. When deeming it necessary, the National Assembly Standing Committee shall decide to send the draft ordinances to the National Assembly deputies for their comments before they are adopted.

Article 11.- The National Assembly Standing Committee supervises the activities of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy in the enforcement of the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee.

The National Assembly Standing Committee shall decide on and organize the implementation of the quarterly and annual supervision programs; may assign the Nationality Council and the concerned Commissions of the National Assembly to perform a number of tasks under the supervision programs of the National Assembly Standing Committee; consider and discuss reports and recommendations in supervisory activities; request the concerned individuals, organizations and State agencies to implement recommendations which the National Assembly Standing Committee deems necessary.

Article 12.- The National Assembly Standing Committee shall propose the National Assembly to cast the vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly.

The National Assembly Standing Committee shall consider and propose the National Assembly to cast the vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly when it is so requested by at least twenty percent of the total number of the National Assembly deputies or by the Nationality Council, Commissions of the National Assembly.

Article 13.- The National Assembly Standing Committee shall decide to abrogate on its own or at the request of the Prime Minister, the Nationality Council, Commissions or deputies of the National Assembly the wrong resolutions of the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities; dissolve the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities in cases where such People’s Councils cause serious damage to the interests of people.

Article 14.- The National Assembly Standing Committee shall decide to abrogate on its own or at the request of the Nationality Council, Commissions or deputies of the National Assembly documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; suspend the implementation of documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit to the National Assembly for decision the abrogation thereof at its nearest session.

Article 15.- Where the National Assembly cannot meet, at the request of the Defense and Security Council, the National Assembly Standing Committee shall decide on the proclamation of the state of war once the country is invaded and report such to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session; decide on the general mobilization or limited mobilization, to proclaim the state of emergency throughout the country or in each locality.

Article 16.- During the interval between two National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall consider the replies to questions and implementation of proposals of the Nationality Council, Commissions and deputies of the National Assembly by the Prime Minister as well as other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

Article 17.- In special cases, the National Assembly Standing Committee shall propose the National Assembly by its own decision or at the request of at least one-third of the total number of the National Assembly deputies to shorten or prolong the term of the National Assembly.

Article 18.- The National Assembly Standing Committee meets at least once a month.

The documents of its meetings must be sent to the members of the National Assembly Standing Committee at least seven days before the meetings start.

Article 19.- The National Assembly Standing Committee works according to the conference regime and make decisions by majority. A National Assembly Standing Committee meeting must be attended by at least two-thirds of its members. Ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee must be voted for by more than half of its members. The ordinances and resolutions must be promulgated within fifteen days at most as from the date they are adopted, except where the State President submits them to the National Assembly for reconsideration.

Article 20.- The National Assembly chairman has the following tasks and powers:

1. To chair the National Assembly sessions, ensure the observance of the Regulation on National Assembly deputies and the Rules on National Assembly sessions; sign to certify laws and resolutions of the National Assembly.

2. To lead the work of the National Assembly Standing Committee; project the working programs, direct the preparation for, convene and preside over meetings of the National Assembly Standing Committee; sign the ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee;

3. To convene and preside over conferences of the chairman of the Nationality Council and chairmen of the Commissions of the National Assembly to discuss programs of activity of the National Assembly, the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly; to attend meetings of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly when deeming it necessary;

4. To maintain contacts with National Assembly deputies;

5. To direct the implementation of operation funding of the National Assembly;

6. To direct and organize the implementation of the external relation work of the National Assembly; to represent the National Assembly in its external relations; to lead activities of Vietnamese National Assembly delegations in international and regional inter-parliamentary organizations.

The National Assembly vice-chairmen assist the chairman, performing tasks assigned by the chairman. When the National Assembly chairman is absent, a vice-chairman shall be authorized by the chairman to perform the tasks and exercise the powers of the National Assembly chairman on the latter’s behalf.

Chapter III

NATIONALITY COUNCIL AND COMMISSIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY

Article 21.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are agencies of the National Assembly, which work according to the collective regime and make decisions by majority. The terms of the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly correspond to the term of the National Assembly.

The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are tasked to verify bills, make proposals on laws, draft ordinances and other drafts; verify reports assigned by the National Assembly or its Standing Committee; submit to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee comments on law- and ordinance- making programs; exercise the right to supervision; to propose to the National Assembly the explanation of the Constitution, laws, ordinances and other issues within the scope of their tasks and powers.

The Nationality Council and Commissions of the National Assembly have the right to propose the National Assembly Standing Committee to consider and submit to the National Assembly votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.

The Nationality Council and Commissions of the National Assembly take responsibility for and report on their work before the National Assembly; when the National Assembly is in recess, they report on their work before the National Assembly Standing Committee.

Article 22.- The National Assembly sets up the Nationality Council and the following Commissions:

1. The Law Commission;

2. The Economic and Budgetary Commission;

3. The Defense and Security Commission;

4. The Commission for Culture, Education, Youth, Young Pioneers and Children;

5. The Commission for Social Affairs;

6. The Commission for Sciences, Technologies and Environment;

7. The External Relations Commission.

Article 23.- When deeming it necessary, the National Assembly shall set up an ad hoc committee to study and/or verify a project or investigate a certain issue.

Article 24.-

1. The Nationality Council is composed of a chairman, vice-chairmen and members. The number of vice- chairmen and the number of members shall be decided by the National Assembly.

The Nationality Council members shall be elected by the National Assembly among the National Assembly deputies. The number of full-time members shall be decided by the National Assembly Standing Committee.

2. The Nationality Council chairman has the following tasks and powers:

a) To administer the activities of the Nationality Council;

b) To convene and chair meetings of the Nationality Council;

c) To maintain regular contacts with the Nationality Council members;

d) To attend meetings of the National Assembly Standing Committee; to be invited to attend meetings of the Government to discuss the implementation of nationality policies;

e) To maintain ties with concerned agencies and organizations on behalf of the Nationality Council;

f) To perform some other tasks assigned by the National Assembly Standing Committee.

3. The Nationality Council vice-chairmen shall assist the Nationality Council chairman, performing tasks assigned by the latter. When the chairman is absent, a vice-chairman shall be authorized by the chairman to perform the tasks and exercise the powers of the chairman.

Article 25.-

1. A Commission of the National Assembly is composed of a director, deputy-directors and members. The number of deputy-directors and the number of members shall be decided by the National Assembly.

Members of the National Assembly Commissions shall be elected by the National Assembly among its deputies. The number of full-time members shall be decided by the National Assembly Standing Committee.

2. The director of a Commission of the National Assembly has the following tasks and powers:

a) To administer the activities of the Commission;

b) To convene and chair meetings of the Commission;

c) To maintain regular contacts with the Commission’s members;

d) To represent the Commission in maintaining ties with the concerned agencies and organizations;

e) To perform a number of other tasks assigned by the National Assembly Standing Committee.

3. The deputy-directors shall assist the director of the Commission, performing tasks assigned by the latter. When the Commission director is absent, a deputy-director shall be authorized by the director to perform the tasks and exercise the powers of the director.

Article 26.- The Nationality Council has the following tasks and powers:

1. To verify bills, draft ordinances and other drafts related to ethnic matters;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee in the field of nationality; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of programs and plans on socio-economic development in mountainous regions, areas inhabited by ethnic minority people;

3. To contribute its opinions on the drafts of legal documents issued by the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Supreme Peoples Court or the Supreme People’s Procuracy, the legal documents issued jointly by competent central State agency or jointly by competent State agencies and the central committees of socio-political organizations, related to ethnic matters and supervise the implementation of those documents;

4. To propose to the National Assembly or its Standing Committee issues on nationality policies of the State; matters related to the organization and operation of concerned agencies; propose to the Government, the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies and other State bodies at the central and local levels matters related to ethnic minorities.

Article 27.- The Law Commission has the following tasks and powers:

1. To verify bills, draft ordinances on the organization of the State apparatus, on criminal, civil, administrative matters and other drafts under the assignment of the National Assembly or its Standing Committee, the Government’s projected law- and ordinance-making programs, the proposals of other agencies, organizations and/or National Assembly deputies on law- and ordinance- making, the motions of National Assembly deputies on laws, ordinances;

2. To assume the prime responsibility in verifying schemes on the establishment or abolition of ministries, ministerial-level agencies; the setting up, merger, division or re-delimitation of provinces and centrally-run cities;

3. To verify the Government’s reports on the settlement of citizens’ complaints and denunciations, on crime and law-violation prevention and combat as well as judgement execution work, reports on activities of the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy;

4. To ensure the constitutionality, legality and uniformity of the legal system regarding bills, draft ordinances before they are submitted to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for adoption;

5. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on the organization of the State apparatus, on criminal, civil and administrative issues; supervise the activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies which fall within the management scope of the Commission; supervise activities of the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy; supervise activities of investigation and judgement execution;

6. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

7. To propose matters relating to the organization and operation of the concerned agencies, necessary measures to perfect the State apparatus and the legal system.

Article 28.- The Economic and Budgetary Commission has the following tasks and powers:

1. To verify bills, draft ordinances in the field of economic management, business activities, budget, finance, money and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;

2. To assume the prime responsibility in verifying projects and plans on socio-economic development, the Governments reports on the implementation of socio-economic development plans, on State budget estimates and plans on central budget allocation, the general final settlement of the State budget.

3. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee in the fields of economic management, business activities, budget, finance and money; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of State plans on socio-economic development, the implementation of the State budget estimates and the implementation of the financial and monetary policies;

4. To supervise the legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

5. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on economic management, business activities, budget, finance and money.

Article 29.- The Defense and Security Commission has the following tasks and powers:

1. To verify bills and draft ordinances on defense and security and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, on defense and security; supervise activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies in the performance of defense and security tasks;

3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies and issues on defense and security policies, necessary measures to perform the tasks and exercise the powers of the National Assembly and its Standing Committee in defense and security domains.

Article 30.- The Commission for Culture, Education, Youth, Young Pioneers and Children has the following tasks and powers:

1. To verify bills and draft ordinances on culture, education, information, sports and youth, young pioneers and children and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, on culture, education, information, sports and youth, young pioneers and children; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of policies on culture, education, information or sports in the plans and programs on socio-economic development of the country; supervise the implementation of policies towards the youth, young pioneers and children.

3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on cultural, educational, information and sport development of the country, policies towards the youth, young pioneers and children.

Article 31.- The Commission on Social Affairs has the following tasks and powers:

1. To verify bills, draft ordinances on labor, health care, social affairs, religions and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on social issues; supervise activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies in the implementation of policies on social matters in the plans and programs on socio-economic development of the country.

3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, and legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as policies and measures for settlement of social matters.

Article 32.- The Science, Technology and Environment Commission has the following tasks and powers:

1. To verify bills and draft ordinances on sciences, technologies and/or ecological environment protection and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, on sciences, technologies and ecological-environment protection; supervise activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of policies on scientific and technological development as well as ecological-environment protection in the plans and programs on socio-economic development of the country;

3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies and matters regarding policies on investment in scientific and technological development as well as ecological environment protection.

Article 33.- The External Relations Commission has the following tasks and powers:

1. To verify bills and draft ordinances on external relation activities of the State as well as other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee; verify international agreements which fall under the ratifying jurisdiction of the National Assembly, the Governments reports on external relation activities, which are to be submitted to the National Assembly;

2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly as well as ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on external relations; supervise activities of the Government, the ministries and ministerial-level agencies in the implementation of external policies of the State, external relation activities of branches and localities; supervise the implementation of the States policies towards overseas Vietnamese;

3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers and the heads of the ministerial-level agencies as well as legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;

4. To establish external relations with the National Assemblies of other countries, global and regional inter-parliamentary organizations under the direction of the National Assembly Standing Committee, the National Assembly chairman; assist the National Assembly Standing Committee and the National Assembly chairman in regulating, coordinating external activities of the National Assembly;

5. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on external policies of the State, on relations with the National Assemblies of other countries, with global and regional inter-parliamentary organizations, with other international organizations, and on policies towards overseas Vietnamese.

Article 34.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to:

1. Join the Economic and Budgetary Commission in verifying the Governments socio-economic reports, State budget estimates, plans for central budget allocation and general final settlement of State budget;

2. Join the Law Commission in verifying schemes on the establishment or abolition of ministries or ministerial-level agencies, the establishment, merger, division or re-delimitation of provinces or centrally-run cities;

3. Supervise the implementation of the State budget falling in the fields managed by the Nationality Council or Commissions.

Article 35.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to receive citizens, study and handle their written complaints and denunciations; supervise the settlement of citizens complaints and denunciations falling in the fields of managed by the Nationality Council or Commissions.

Article 36.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall effect external relations and international cooperation under the direction of the National Assembly Standing Committee.

The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall coordinate with the External Relations Commission in effecting their respective external relations and international cooperation.

Article 37.- Programs of activity of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall be decided by themselves, based on the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee as well as the direction and regulation of the National Assembly Standing Committee.

Article 38.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly are entitled to request Government members, chief judge of the Supreme Peoples Court, chairman of the Supreme Peoples Procuracy and concerned State officials to supply materials or to come to present matters which are considered and verified by the Council or Commissions. Persons receiving the requests of the Council or Commissions of the National Assembly shall have to respond to such requests.

Article 39.- When necessary, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall send their members to concerned agencies or organizations to consider and verify matters which the Council or Commissions concern about. The concerned agencies or organizations shall have to create conditions for members of the Council or Commissions to perform their tasks.

Article 40.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are entitled to propose to the Prime Minister and other Government members, the chief judge of the Supreme Peoples Court, the chairman of the Supreme Peoples Procuracy and the presidents of the Peoples Committees of the provinces or centrally-run cities matters which fall within the tasks and powers of the Council or the Commissions. The persons who receive the proposals shall have to consider and reply within fifteen days at most as from the date of receiving the proposals. Past this time limit, if the proposal recipients fail to reply or if the Council or Commissions disagree with the reply contents, the Council or the Commissions may propose the National Assembly chairman to request the replies at the meetings of the National Assembly Standing Committee or the nearest National Assembly session.

Article 41.- When conducting activities of supervision over ministries, ministerial-level agencies, the Supreme Peoples Court and/or the Supreme Peoples Procuracy and detecting any law violations, the Nationality Council and/or Commissions of the National Assembly may, within the scope of their tasks and powers, request concerned individuals or agencies to consider and, according to their competence, suspend the implementation of, amend or annul illegal documents, stop violation acts and handle violators. Within thirty days after receiving the requests, the individuals or agencies must notify the settlement thereof to the Nationality Council or Commissions of the National Assembly. Past the above-said time limit, if the requested individuals or agencies fail to reply, the Nationality Council or Commissions of the National Assembly may request the Government, the Prime Minister or the National Assembly Standing Committee to consider and decide thereon according to law provisions.

Article 42.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall set up sub-committees to study and prepare issues which fall within the scope of operation of the Council or the Commissions. The sub-committee heads must be members of the Council or Commissions; other members may not be members of the Council or Commissions or not be National Assembly deputies.

Chapter IV

NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES AND ASSOCIATIONS OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES

Article 43.- The National Assembly deputies are persons representing the will and aspiration of people, the representatives of not only people in their constituencies but also people throughout the country; and are persons representing people in exercising the state power in the National Assembly.

Article 44.- The term of office of the deputies of each National Assembly legislature shall start from the first session of that legislature to the first session of the National Assembly of the subsequent legislature.

The term of office of the additionally-elected deputies to the National Assembly shall start from the session following the by-election to the first session of the subsequent legislature.

Article 45.- Among the National Assembly deputies, there are deputies working on a full-time basis and there are deputies working on a part-time basis. The number of full-time National Assembly deputies accounts for at least twenty five percent of the total number of the National Assembly deputies.

Article 46.- The National Assembly deputies are answerable to voters and at the same time to the National Assembly for the performance of their tasks as deputies.

The National Assembly deputies must be exemplary in abiding by the Constitution and laws, leading a healthy life and respecting the code of community activities, protecting the legitimate rights and interests of citizens and contributing to the promotion of peoples right to mastery.

The National Assembly deputies have the task to propagate and disseminate laws and mobilize people to observe laws and participate in the management of the State.

Article 47.- The National Assembly deputies have the task to attend the plenary meetings of the National Assembly, meetings of the National Assembly deputies groups and of the National Assembly deputies associations; discuss and vote on issues which fall within the tasks and powers of the National Assembly.

National Assembly deputies being members of the National Council of Commissions of the National Assembly have the responsibility to attend meetings, discuss and vote on issues and participate in other activities which fall within the tasks and powers of the Nationality Council or Commissions, of which they are members.

The National Assembly deputies working on a part-time basis may spare at least one-third of their working time to perform the tasks of deputies. Agencies, organizations and units where the deputies work have the responsibility to create conditions for the deputies to fulfill their tasks.

Article 48.- The National Assembly deputies may propose bills, make motions on laws before the National Assembly, draft ordinances before the National Assembly Standing Committee according to the law-prescribed order and procedures.

Article 49.- The National Assembly deputies have the right to question the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister and other members of the Government, the chief judge of the Supreme Peoples Court and the chairman of the Supreme Peoples Procuracy. The questioned persons have the responsibility to answer matters questioned by the National Assembly deputies.

While the National Assembly is in session, the National Assembly deputies shall send their questions to the National Assembly chairman. The questioned persons have the responsibility to give answers before the National Assembly at that session. Where an investigation is required, the National Assembly may decide to permit them to answer before the National Assembly Standing Committee or at the next session of the National Assembly or answer in writing.

During the interval of two National Assembly sessions, the questions shall be sent to the National Assembly Standing Committee which shall transfer them to the questioned agencies or persons and decide on the time limits for answering the questions.

If the National Assembly deputies disagree with the reply contents, they may request the National Assembly chairman to put them to discussion before the National Assembly or the National Assembly Standing Committee.

When necessary, the National Assembly or the National Assembly Standing Committee shall issue resolutions on the answer to questions and the responsibility of the questioned persons.

Article 50.- The National Assembly deputies are entitled to propose the National Assembly Standing Committee to consider and submit to the National Assembly votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.

Article 51.- The National Assembly deputies must maintain close contacts with voters, submit to the voters supervision, frequently contact voters, inquire into their feelings and aspirations; gather and honestly report on voters ideas and proposals to the National Assembly and the concerned State agencies.

At least once a year, the National Assembly deputies must report to their voters on the performance of their tasks as deputies. Voters may request directly or through the Fatherland Front deputies to report on their work and may give remarks on the performance of the National Assembly deputies tasks.

Article 52.- The National Assembly deputies have the responsibility to receive citizens. Upon receiving proposals, complaints and denunciations from citizens, the National Assembly deputies shall have to study and promptly transfer them to competent persons for settlement and notify the proposal makers, complainants and denouncers thereof, urge and monitor the settlement. The persons with handling competence must notify the concerned National Assembly deputies of the results of settling those proposals, complaints and/or denunciations within the time limits prescribed by the legislation on complaints and denunciations.

In cases where they deem that the settlement of proposals, complaints and/or denunciations is unsatisfactory, the National Assembly deputies are entitled to meet the heads of concerned agencies to inquire into the matters and request the reconsideration thereof. When necessary, the National Assembly deputies may request the heads of the concerned superior bodies of such agencies to settle them.

Article 53.- Upon detecting acts of law violation, which harm the interests of the State, the legitimate rights and interests of social organizations, economic organizations, peoples armed force units or citizens, the National Assembly deputies are entitled to request the concerned individuals, agencies, organizations and/or units to take necessary measures to promptly stop such illegal acts. Within thirty days after receiving the requests, the individuals, agencies, organizations and/or units must notify the National Assembly deputies of the settlement. If past the above-mentioned time limit the concerned individuals, agencies, organizations and/or units fail to answer, the National Assembly deputies may lodge their motions to the heads of the superior agencies, organizations and/or units, and at the same time report them to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.

Article 54.- When performing their tasks, the National Assembly deputies may contact State agencies, social organizations, economic organizations and/or peoples armed force units. The heads of such agencies, organizations or units shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to receive and respond to the requests of National Assembly deputies.

Article 55.- The National Assembly deputies are entitled to attend meetings of the Peoples Councils at all levels in the localities where they have been elected, to voice their opinions but not to vote.

The chairmen of the Peoples Councils at all levels shall inform the National Assembly deputies of the dates when the Peoples Councils of their levels meet, invite the deputies to attend and supply necessary documents to them.

Article 56.- Those National Assembly deputies who are no longer worthy of the peoples trust shall be removed from office by the National Assembly or the voters, depending on the seriousness of their errors.

The National Assembly Standing Committee shall decide on bringing the case of removal from office of National Assembly deputies before the National Assembly or voters in localities where such deputies were elected at the proposals of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the provincial/municipal Fatherland Front Committees or of voters in localities where such deputies were elected.

In cases where the National Assembly removes deputies from office, the removal from office must be approved by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.

In cases where voters remove National Assembly deputies from office, the removal shall be carried out according to the procedures prescribed by the National Assembly Standing Committee.

Article 57.- The National Assembly deputies may apply to resign from performing their representative tasks for health or other reasons. The National Assembly deputies resignation from their task performance shall be approved by the National Assembly; during the interval between two National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall decide on the case and report it to the National Assembly at its nearest session.

Article 58.- The National Assembly deputies must not be detained or prosecuted and their places of residence and working must not be searched without the consents of the National Assembly or of the National Assembly Standing Committee when the National Assembly is in recess. The proposal to detain or prosecute National Assembly deputies and/or to search their residential and working places falls under the jurisdiction of the chairman of the Supreme Peoples Procuracy.

If National Assembly deputies are put into custody for being caught in the act of committing crimes, the custodial agencies must immediately report such to the National Assembly or the National Assembly Standing Committees for consideration and decision.

Where National Assembly deputies are examined for penal liability, the National Assembly Standing Committee shall decide to suspend the performance of tasks and the exercise of powers by those National Assembly deputies.

Those National Assembly deputies who are sentenced by courts shall naturally lose their rights of the National Assembly deputy as from the dates the court judgements or decisions take legal effect.

The National Assembly deputies cannot be removed from office or dismissed by the agencies or units where they work, if it is not so agreed upon by the National Assembly Standing Committee.

Article 59.- The National Assembly deputies working on a full-time basis shall be given working places and other necessary conditions for their representative activities.

When the full-time National Assembly deputies no longer perform the representative tasks, the competent agencies or organizations shall have to arrange work for such National Assembly deputies.

The duration for which the National Assembly deputies work on a full-time basis shall be counted into their working seniority.

Salaries and other regimes enjoyed by the full-time National Assembly deputies and the allowances for the National Assembly deputies shall be prescribed by the National Assembly Standing Committee.

Article 60.-

1. The National Assembly deputies elected in a province or a centrally-run city gather into an association of National Assembly deputies. Such an association is staffed with deputies working on a full-time basis.

2. The association of National Assembly deputies shall perform the following tasks:

a) Organizing the reception of citizens by National Assembly deputies; coordinating with the Standing Body of the Peoples Council, the Peoples Committee and the Fatherland Front Committee in the locality in arranging National Assembly deputies to contact voters;

b) Organizing discussions by National Assembly deputies about draft laws, ordinances and other documents, projecting agenda of National Assembly sessions at the request of the National Assembly Standing Committee;

c) Monitoring and urging the settlement of complaints, denunciations and proposals of citizens, which have been forwarded to agencies or organizations by National Assembly deputies and/or associations of National Assembly deputies;

d) Organizing the supervision by National Assembly deputies of the law observance in the locality;

e) Reporting to the National Assembly Standing Committee on the activities of the association of National Assembly deputies and the National Assembly deputies.

3. An association of National Assembly deputies has its own headquarter, assisting bureau and operational fund as provided for by the National Assembly Standing Committee.

Article 61.- An association of National Assembly deputies has its head and deputy-head. The head of the association of National Assembly deputies has the following tasks:

1. Making arrangement so that the National Assembly deputies in the association perform the tasks of National Assembly deputies and of the association of National Assembly deputies;

2. Maintaining contacts with the National Assembly chairman, the National Assembly Standing Committee, the National Assembly deputies in the association, the Standing Body of the People’s Council, the Peoples Committee and Fatherland Front Committee in the locality as well as the National Assemblys Office.

Chapter V

NATIONAL ASSEMBLY SESSIONS

Article 62.- The National Assembly holds two regular sessions a year.

The National Assembly Standing Committee shall convene irregular sessions in cases where it is so requested by the State President, the Prime Minister or at least by one-third of the total number of National Assembly deputies or where it is so decided by itself.

Article 63.- The National Assembly Standing Committee projects the agenda of National Assembly sessions; the National Assembly Standing Committee of the preceding legislature projects the agendum of the first session of the National Assembly of the new legislature.

Article 64.- The National Assembly Standing Committee shall decide on the convening of a regular National Assembly session at least thirty days or an irregular National Assembly session at least seven days, before the session opens.

The projected agenda of sessions shall be forwarded to the National Assembly deputies together with the decisions to convene the sessions.

Article 65.- The first session of each National Assembly legislature shall be convened by the Standing Committee of the preceding National Assembly legislature within sixty days as from the date of election of National Assembly deputies.

The first session of each National Assembly legislature shall be opened and presided over by the chairman of the National Assembly of the preceding legislature until the National Assembly elects the chairman of the National Assembly of the new legislature.

Article 66.- The agenda of the National Assembly sessions shall be decided by the National Assembly.

The National Assembly deputies are entitled to propose amendments and/or supplements to the approved session agenda. The amendment and/or supplementation of session agenda must be voted for by more than half of the total number of the National Assembly deputies.

Article 67.- The National Assembly meets openly.

In case of necessity, at the request of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister or at least one-third of the total number of National Assembly deputies, the National Assembly shall decide to meet behind the closed door.

Article 68.- Issues included in the agenda of National Assembly sessions shall be discussed and decided at the plenary meetings. In case of necessity, the National Assembly shall decide to hold discussions within the Nationality Council, Commissions of the National Assembly, groups of National Assembly deputies, associations of National Assembly deputies.

Article 69.- Government members who are not National Assembly deputies and invited to attend National Assembly sessions have the responsibility to attend the plenary meetings of the National Assembly when the latter consider matters related to branches or domains under their respective management; may voice their opinions on matters related to their respective branches or domains at the request of the National Assembly or at such members own requests which are consented by the National Assembly.

Article 70.- Representatives of State agencies, social organizations, economic organizations, peoples armed force units, press agencies, citizens and foreign guests may be invited to attend public meetings of the National Assembly.

Article 71.- The State President, the Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the Government, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy, Vietnam Fatherland Front and its member organizations, and National Assembly deputies are entitled to present bills before the National Assembly.

The right to present bills shall be exercised with the presentation of new bills, bills on amending and/or supplementing current laws.

The National Assembly deputies shall exercise the right to propose laws through their proposals on the promulgation of new laws or amendment and/or supplementation of current laws.

Article 72.- The National Assembly shall decide on the term-long or annual law- and ordinance-making programs at the proposal of the National Assembly Standing Committee.

Before being submitted to the National Assembly, the bills must be verified by the Nationality Council or concerned Commissions of the National Assembly, commented by the National Assembly Standing Committee and sent to the National Assembly deputies at least twenty days before the sessions start.

For bills presented by the National Assembly Standing Committee, the National Assembly shall decide on the verifying bodies or set up the ad hoc committees to verify such bills.

Article 73.- The National Assembly shall consider and pass bills into laws at one or several sessions of the National Assembly.

The National Assembly discuss bills after the bill- submitting agencies, organizations or individuals explain the bills contents and the Nationality Council or concerned Commissions present the reports on verification thereof.

The National Assembly Standing Committee shall direct the concerned agencies to receive opinions of National Assembly deputies and revise the bills.

The National Assembly shall hear reports on reception of National Assembly deputies comments, hear the revised drafts and consider then pass the bills into laws.

Article 74.- The National Assembly decides on long-term and annual socio-economic development plans of the country; important national projects; national financial and monetary policies, State budget estimates and central budget allocations.

The Government shall submit to the National Assembly projected plans, State budget estimates and central budget allocations of the subsequent year at the National Assembly session at the end of the preceding year.

The National Assembly shall ratify general final State budget settlement submitted by the Government within fifteen months at most after the budgetary year ends.

Projects must be sent to the National Assembly deputies at least ten days before the sessions open.

Article 75.- The National Assembly shall consider important State projects and works after hearing the explanation by the Government, the verification report by the Nationality Council of concerned Commissions and vote to approve them after the discussions by the National Assembly.

The National Assembly shall approve projects by voting on issue by issue, then voting on the whole projects or voting on the whole projects once.

Article 76.- The National Assembly shall consider reports on sum-up of voters opinions and proposals.

The concerned State agencies, organizations and units shall have to study, settle and respond to voters proposals and report to the National Assembly on the settlement results.

When necessary, the National Assembly shall issue resolutions on the settlement of voters proposals.

Article 77.- The National Assembly shall consider and discuss reports on activities of the Standing Committee, the Nationality Council or Commissions of the National Assembly, the Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy at the year-end sessions. At the mid-year sessions, these bodies shall send their working reports to the National Assembly deputies, which, when necessary, can be considered and discussed by the National Assembly.

The National Assembly may issue resolutions on the reported activities of agencies.

Article 78.- At the final session of the each National Assembly legislature, the National Assembly shall consider and discuss reports on the whole-term activities of the National Assembly, the State President, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme Peoples Court and the chairman of the Supreme Peoples Procuracy.

The report on whole-term activities of the National Assembly shall be prepared by the National Assembly Standing Committee.

Article 79.- At the first meeting of the first session of each legislature, the National Assembly shall elect a Committee for Verification of Deputies Qualities, which is composed of a head, a deputy-head and members recommended by the National Assembly chairman among the National Assembly deputies.

Basing itself on the report of the Committee for Verification of Deputies Qualities, the National Assembly shall decide on the acknowledgement of the qualities of the elected deputies, and declare particular cases where the election of deputies is not valid.

The Committee for Verification of Deputies Qualities shall fulfill its task when the verification of deputies qualities is completed.

Article 80.- The National Assembly shall elect its chairman and vice-chairmen as well as members of its Standing Committee among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended for such positions by the National Assembly Standing Committee of the preceding legislature.

The number of National Assembly vice-chairmen and the number of Standing Committee members shall be decided by the National Assembly.

Article 81.- The National Assembly shall elect the State President recommended by its Standing Committee among the National Assembly deputies.

At the proposal of the State President, the National Assembly shall elect the State Vice-President among the National Assembly deputies; ratify the list of members of the Defense and Security Council.

Article 82.- The National Assembly shall elect the chairman, vice-chairmen and members of the Nationality Council among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended by the National Assembly chairman for such positions.

The number of vice-chairmen and the number of members of the Nationality Council shall be decided by the National Assembly.

Article 83.- The National Assembly shall elect the director, deputy-directors and members of each Commission among its deputies according to the list of nominees recommended for such positions by the National Assembly chairman.

The number of deputy-directors and the number of members of each Commission shall be decided by the National Assembly.

Article 84.- The National Assembly shall elect the Prime Minister among the National Assembly deputies recommended by the State President.

The National Assembly shall ratify the proposal of the Prime Minister on the appointment of deputy- prime ministers, ministers and other members of the Government according to the list of nominees for such positions.

Article 85.- The National Assembly shall elect the chief judge of the Supreme Peoples Court and the chairman of the Supreme Peoples Procuracy among its deputies recommended by the State President.

Article 86.- The National Assembly shall elect the Secretariat of sessions of each legislature, consisting of the chief secretary and secretaries among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended by the National Assembly chairman.

The Secretariat has the following tasks and powers:

1. To record the minutes of each meeting, the minutes of each session; to prepare the communiques on National Assembly meetings; sum up opinions of the National Assembly deputies at the National Assembly sessions;

2. To coordinate with the Nationality Council, Commissions of the National Assembly and concerned agencies in revising bills and draft resolutions to be submitted to the National Assembly;

3. To perform other tasks assigned by the National Assembly chairman.

The National Assembly chairman of the preceding legislature shall designate the provisional secretaries for meetings of the first session of the new legislature until the National Assembly elect the Secretariat.

Article 87.- Those who are elected or have their appointment ratified by the National Assembly but cannot fulfill their duties for health or other reasons may ask for their resignation.

Article 88.-

1. The National Assembly shall cast votes of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly at the proposal of the National Assembly Standing Committee according to the following order:

a) The National Assembly Standing Committee shall submit to the National Assembly the votes of confidence;

b) The persons put on the votes of confidence are entitled to express their opinions before the National Assembly;

c) The National Assembly holds discussion and casts the votes of confidence.

2. In cases where more than half of the total number of the National Assembly deputies give their votes of no-confidence, the agencies or persons who have recommended the target persons for election or proposed the ratification of the appointment thereof shall have to submit to the National Assembly for consideration, decision or ratification the removal from office, dismissal of persons who have not gained the confidence of the National Assembly.

Article 89.- At sessions subsequent to the first session, in case of necessity, the National Assembly shall elect, relieve from duty or remove from office the National Assembly chairman, vice-chairmen and/or members of the National Assembly Standing Committee at the proposal of the National Assembly Standing Committee.

The National Assembly shall remove from office or dismiss, or ratify the proposals on the removal from office or dismissal of, persons who hold positions elected or whose appointments are ratified by the National Assembly, as provided for in Articles 81, 82, 83, 84, 85 and 86 of this Law, at the proposal of the agencies or the persons who have recommended such persons for election or have proposed the ratification of their appointment to those positions.

The election or ratification of substitutes to the above-mentioned positions shall comply with the provisions in Articles 80, 81, 82, 83, 84, 85 and 86 of this Law.

Article 90.- At the first session of each legislature, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme Peoples Court and the chairman of the Supreme Peoples Procuracy shall report on their activities from the final session of the preceding legislature to the first session of the new legislature.

Article 91.- Laws and resolutions of the National Assembly must be voted for by more than half of the total number of the National Assembly deputies. For resolutions on removal from office of National Assembly deputies, shortening or prolongation of the National Assemblys term, amendment of the Constitution must be voted for by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.

Laws and resolutions of the National Assembly must be signed for confirmation by the National Assembly chairman and promulgated by the State President within fifteen days at most as from they dates they are passed.

Chapter VI

ASSISTING APPARATUS AND OPERATIONAL FUND OF THE NATIONAL ASSEMBLY

Article 92.- The National Assembly Standing Committee shall organize the assisting apparatuses of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, of the Nationality Council, Commissions of the National Assembly.

The organization and tasks of these assisting bodies shall be defined by the National Assembly Standing Committee.

Article 93.- The operational fund of the National Assembly constitutes an independent amount in the State budget, which is decided by the National Assembly.

The State President shall direct and organize the implementation of the operational fund of the National Assembly.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 94.- This Law replaces the April 15, 1992 Law on Organization of the National Assembly.

This Law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session on December 25, 2001.

 

 

NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

 


------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Tổ chức Quốc hội 2001

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.404

DMCA.com Protection Status
IP: 40.77.167.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!