Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1122/2001/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 04/09/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1122/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế những quy định đối với Ngân hàng thương mại cổ phần trong "Quy chế cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần" ban hành theo Quyết định số 275/QĐ-NH5 ngày 7/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

QUY ĐỊNH

VỀ CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN
(Ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân (gọi tắt là Ngân hàng thương mại cổ phần) được phép hoạt động tại Việt Nam theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của pháp luật để thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần.

2. Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các cổ đông góp và được ghi vào điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần.

3. Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

4. Cổ phiếu là chứng chỉ do Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần đó. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể có ghi tên và không ghi tên theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần.

5. Cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân chủ sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần.

6. Cổ đông sáng lập là người tham gia thông qua Điều lệ đầu tiên của Ngân hàng thương mại cổ phần.

7. Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một Ngân hàng thương mại cổ phần.

8. Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần để trả cho mỗi cổ phần.

Điều 3. Ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản mới được tham gia niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định cụ thể về việc cho phép các Ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia niêm yết, giao dịch và phát hành cổ phiếu mới tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia thị trường chứng khoán phải tuân thủ các qui định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 4. Ngân hàng thương mại cổ phần phải có ít nhất 35 cổ đông, (trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trong lĩnh vực nông thôn phải có ít nhất 25 cổ đông); trong đó phải có cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước hoặc Công ty cổ phần (có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trên 30% vốn điều lệ) tham gia.

Điều 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua cổ phần của những Ngân hàng thương mại cổ phần khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU, CỔ TỨC

PHẦN I. CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN

Điều 6. Cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần gồm các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước, cá nhân và tổ chức khác góp vốn.

Điều 7.

1. Ngân hàng thương mại cổ phần phải có cổ phần phổ thông, người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi biểu quyết, người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết.

2.1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần quy định.

2.2. Chỉ có cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 ( ba) năm kể từ ngày Ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

2.3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

3. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của đại hội đồng cổ đông.

Điều 8. Quyền của cổ đông

1. Quyền của cổ đông phổ thông:

a) Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát ( nếu đủ số cổ phần tối thiểu phải có theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần). Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Được ưu tiên mua cổ phần mới khi Ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ;

d) Được chuyển nhượng cổ phần theo qui định trong Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần, phù hợp với các qui định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Được nhận thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần;

e) Được uỷ quyền từng lần bằng văn bản cho người khác trực tiếp tham dự đại hội đồng cổ đông theo Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần; người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại và không được ứng cử với tư cách của chính mình;

g) Khi Ngân hàng thương mại cổ phần giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần các tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào ngân hàng thương mại cổ phần theo qui định của pháp luật về giải thể, phá sản;

h) Các quyền khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần.

2. Cổ đông lớn đã nắm giữ cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng, có quyền:

a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

b) Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông;

d) Các quyền khác theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần nhưng phải phù hợp với các qui định của pháp luật.

3. Cổ đông ưu đãi biểu quyết, ngoài các quyền được hưởng như cổ đông phổ thông, còn được biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần.

Điều 9. Nghĩa vụ của cổ đông

1. Mua đủ cổ phần đã cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần;

2. Chấp hành Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần;

3. Chấp hành các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, của Hội đồng quản trị;

4. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Ngân hàng thương mại cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp;

5. Không được rút vốn cổ phần dưới bất cứ hình thức nào;

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần nhưng phải phù hợp với các qui định của pháp luật.

Điều 10. Cổ đông sáng lập, quyền của cổ đông sáng lập.

1. Trong ba năm đầu kể từ ngày Ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần không được biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

2. Sau thời hạn 3 năm, các hạn chế qui định tại Khoản 1 Điều này đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bãi bỏ.

Điều 11. Sổ đăng ký cổ đông

1. Ngân hàng thương mại cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, trụ sở của Ngân hàng thương mại cổ phần;

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Diễn biến tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

d) Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, tổng số cổ phần của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

2. Sổ đăng ký cổ đông phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần. Định kỳ 6 tháng một lần Ngân hàng thương mại cổ phần phải có báo cáo bằng văn bản cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính biết nếu có sự thay đổi một trong những nội dung nêu tại điểm 1 Điều này.

PHẦN II. MUA, CHÀO BÁN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Điều 12.

1. Cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác được qui định tại Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần phù hợp với các qui định của pháp luật.

2. Trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải là những tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc định giá và chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản này được thực hiện theo qui định tại Điều 22, Điều 23 Luật doanh nghiệp và các qui định của pháp luật có liên quan.

Điều 13.

1. Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn mệnh giá cổ phần tại thời điểm chào bán.

2. Cổ phần đã được bán hoặc cổ phần đã được chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ những thông tin qui định tại khoản d Điều 11 Qui định này vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần.

3. Thủ tục và trình tự chào bán cổ phần trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện theo qui định của pháp luật.

Điều 14.

1. Cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần được phát hành dưới hình thức cổ phiếu có ghi tên. Tổng mức chuyển nhượng cổ phiếu có ghi tên (kể từ lần chuyển nhượng gần nhất được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước) vượt quá 20% vốn điều lệ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Khi thay đổi tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn của Ngân hàng thương mại cổ phần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.

3. Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong thời gian đương nhiệm và trong thời gian đang xử lý các hậu quả về vật chất theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân không được chuyển nhượng cổ phần, trừ các trường hợp sau:

a) Chuyển nhượng số cổ phần vượt mức tối thiểu để tham gia các chức danh theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần;

b) Cổ đông pháp nhân sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo qui định pháp luật hoặc cổ đông thể nhân chết, mất năng lực hành vi hoặc phải chuyển nhượng bắt buộc theo quyết định của cơ quan luật pháp sau khi xử lý dứt điểm nghĩa vụ tài chính có liên quan cổ đông tại ngân hàng.

Điều 15.

1. Hồ sơ về việc thay đổi cổ phần của cổ đông nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 14, gồm có:

a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

b) Đơn chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông (đối với cổ đông pháp nhân đơn phải do người đại diện hợp pháp của pháp nhân ký tên và đóng dấu);

c) Đơn mua cổ phần của các cổ đông, trong đó có cam kết tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, chấp nhận thực trạng tài chính, điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần và tuân thủ đầy đủ các qui định của pháp luật liên quan đến việc mua cổ phần (đối với cổ đông pháp nhân đơn phải do người đại diện hợp pháp của pháp nhân ký tên và đóng dấu);

d) Hồ sơ các cổ đông chuyển nhượng cổ phần dưới 20% vốn điều lệ;

đ) Các văn bản khác có liên quan.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần phải lập hồ sơ (hai bộ chính) theo qui định tại Khoản 1 Điều này gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt Trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra việc chuyển nhượng cổ phần trước khi thay đổi để đảm bảo vốn cổ phần của cổ đông là hợp pháp và có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần được chuyển nhượng cổ phần hoặc không chấp thuận (nếu xét thấy hồ sơ không đảm bảo qui định, việc thay đổi cổ phần có nguy cơ mất ổn định trong hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần). Văn bản không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Ngân hàng thương mại cổ phần sau khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phải sao gửi danh sách cổ đông lên Ngân hàng Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính và Vụ Các Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) để báo cáo.

PHẦN III. GIỚI HẠN SỞ HỮU CỔ PHẦN

Điều 16.

1. Một doanh nghiệp Nhà nước và các công ty do doanh nghiệp nhà nước đó nắm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên không được cùng sở hữu số cổ phần vượt quá 40% vốn điều lệ của một Ngân hàng thương mại cổ phần.

2. Đối với cổ đông không phải là doanh nghiệp Nhà nước: Một tổ chức và người đại diện, hoặc Công ty và các Công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân được sở hữu số cổ phần không quá 30% vốn điều lệ của một Ngân hàng thương mại cổ phần.

3. Cổ đông cá nhân được sở hữu số cổ phần không quá 15% vốn điều lệ của một Ngân hàng thương mại cổ phần.

4. Cổ đông cá nhân và những người liên quan trong một gia đình ( bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột ) được sở hữu số cổ phần không quá 30% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần.

5. Trong một gia đình đã có người là đại diện cho phần vốn của một cổ đông pháp nhân góp vốn vào một Ngân hàng thương mại cổ phần thì tổng số cổ phần sở hữu của các thành viên còn lại phải đảm bảo tỷ lệ nhỏ hơn 20% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần đó.

PHẦN IV: CỔ PHIẾU, CỔ TỨC

Điều 17. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần không được sử dụng để cầm cố tại chính Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu đó.

Điều 18.

1. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần;

b) Số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

e) Tên cổ đông (đối với cổ phiếu có ghi tên);

f) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của Ngân hàng thương mại cổ phần;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết ngoài những yếu tố trên còn phải ghi rõ mức được biểu quyết theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khai trương hoạt động (đối với Ngân hàng thương mại cổ phần thành lập mới) hoặc từ ngày Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới (đối với ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động), Ngân hàng thương mại cổ phần phải phát hành cổ phiếu mới cho các cổ đông.

Điều 19. Ngân hàng thương mại cổ phần có thể quản lý cổ phiếu hộ cổ đông hoặc cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Trường hợp cổ phiếu có ghi tên bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, cổ đông phải có đơn báo ngay và đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần cấp lại cổ phiếu khác và phải trả phí do Ngân hàng thương mại cổ phần qui định.

Điều 20. Trả cổ tức

1. Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

2. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được công khai gửi đến tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên Ngân hàng thương mại cổ phần, tên và địa chỉ của cổ đông, số cổ phần từng loại của cổ đông, mức cổ tức đối với từng loại cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức.

3. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ Ngân hàng thương mại cổ phần.

Mục II. VỐN ĐIỀU LỆ

Điều 21.

1. Vốn điều lệ được hạch toán bằng đồng Việt Nam (VND).

2. Ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo mức vốn điều lệ thực có không thấp hơn mức vốn pháp định theo qui định của pháp luật.

Điều 22. Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, định lại giá tài sản và các quỹ khác theo quy định của pháp luật nhưng phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Điều 23. Ngân hàng thương mại cổ phần không được sử dụng vốn điều lệ và các quỹ để mua cổ phần, góp vốn với các cổ đông của chính Ngân hàng thương mại cổ phần đó.

Điều 24. Vốn điều lệ được sử dụng vào các mục đích:

1. Mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn điều lệ và quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

2. Góp vốn, mua cổ phần theo qui định của Ngân hàng Nhà nước;

3. Thành lập công ty trực thuộc theo qui định của pháp luật;

4. Cho vay;

5. Kinh doanh các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.

Điều 25.

1. Ngân hàng thương mại cổ phần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi mức vốn điều lệ.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ, gồm:

a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị ( nêu rõ lý do, sự cần thiết);

b) Biên bản Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mức vốn điều lệ;

c) Phương án thay đổi mức vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Danh sách và tỷ lệ vốn cổ phần của các cổ đông lớn trước và sau khi thay đổi (ghi đủ các thông tin theo qui định tại điểm d Điều 11 Quy định này).

e) Đơn xin mua cổ phần của các cổ đông lớn theo qui định tại Điểm c khoản 1 Điều 15 của Qui định này.

f) Các văn bản khác có liên quan theo qui định của pháp luật.

3. Ngân hàng thương mại cổ phần phải lập hồ sơ theo qui định tại Khoản 2 Điều này (2 bộ chính) gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt Trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và có văn bản chấp thuận cho đơn vị thay đổi mức vốn điều lệ. Trường hợp xét thấy hồ sơ không đảm bảo qui định, việc thay đổi không cần thiết và không phù hợp các qui định của pháp luật thì Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc nêu rõ lý do không chấp thuận gửi Ngân hàng thương mại cổ phần biết và thực hiện.

4. Văn bản chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ có giá trị trong năm tài chính.

5. Sau khi đã thay đổi mức vốn điều lệ theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới và gửi văn bản này (bản sao có xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước) cho Ngân hàng Nhà nước và phải đăng báo trung ương, địa phương theo qui định của pháp luật.

6. Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về việc thẩm định hồ sơ, thủ tục, điều kiện để chấp thuận cho cổ đông góp vốn theo các yêu cầu quy định tại Qui định này.

Mục III. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Điều 26. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông

1. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần;

2. Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, quyết toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị; Phương hướng, nhiệm vụ của năm tài chính mới;

3. Thảo luận và thông qua báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát;

4. Thành lập công ty trực thuộc;

5. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể ngân hàng và công ty trực thuộc của Ngân hàng thương mại cổ phần;

6. Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của ngân hàng; Quy chế nhân viên, biên chế, quỹ lương, thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

7. Quyết định đề án hoạt động đối ngoại;

8. Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật;

9. Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, Tổ chức tín dụng khác;

10. Thông qua việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu theo qui định tại Điều 10 của Qui định này;

11. Quyết định những thay đổi qui định tại Khoản 1, Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng, trừ những thay đổi về địa điểm sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, về chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ qui định của Ngân hàng Nhà nước và về Tổng giám đốc ( Giám đốc) Ngân hàng thương mại cổ phần;

12. Quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần;

13. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, kiểm soát viên nếu hết nhiệm kỳ hoặc bầu bổ sung thay thế;

14. Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho cổ đông và Ngân hàng thương mại cổ phần;

15. Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Điều 28. Thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông:

1. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.

2. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp theo:

a) Quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Yêu cầu của cổ đông các cổ đông lớn;

c) Đề nghị của Ban kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của ngươì quản lý theo qui định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp, Hội đồng quản trị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

d) Các trường hợp khác qui định tại Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần;

e) Yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính.

3. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo qui định của pháp luật. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông có yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều này có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo qui định của pháp luật.

Chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được ngân hàng thương mại cổ phần tính vào chi phí hoạt động ngân hàng.

Điều 29. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất mười ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông.

2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ tên, địa chỉ thường trú đối với cá nhân; tên, trụ sở đối với tổ chức; số lượng cổ phần mỗi loại của từng cổ đông.

3. Mỗi cổ đông đều có quyền được cung cấp các thông tin liên quan đến mình được ghi trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

4. Cổ đông có quyền yêu cầu người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều 30. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình và nội dung họp.

2. Cổ đông lớn có quyền kiến nghị các vấn đề cần đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến ngân hàng chậm nhất ba ngày trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

3. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có quyền từ chối kiến nghị qui định tại khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;

b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

c) Những vấn đề không phù hợp với qui định tại Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần, không phù hợp với các qui định của pháp luật.

Điều 31. Mời họp Đại hội đồng cổ đông

1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi giấy mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc.

2. Kèm theo giấy mời họp phải có chương trình họp, các tài liệu thảo luận làm cơ sở để thông qua quyết định.

Điều 32. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

2. Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng.

Điều 33. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần qui định.

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo qui định tại khoản 1 Điều này, thì phải triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Ngân hàng thương mại cổ phần qui định và được ghi vào Điều lệ.

3. Trường hợp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo qui định tại khoản 2 Điều này, thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.

4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo giấy mời họp theo qui định.

5. Thể thức tiến hành Đại hội đồng cổ đông, hình thức biểu quyết do Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần quy định.

Điều 34. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi:

a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần qui định;

b) Đối với quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần; tổ chức lại, giải thể Ngân hàng thương mại cổ phần thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần qui định.

2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt Hội sở) và thông báo đến các cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định được thông qua.

Điều 35. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của ngân hàng thương mại cổ phần. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian và địa điểm họp đại hội đồng cổ đông;

b) Chương trình làm việc;

c) Thành phần tham dự, họ tên đầy đủ của chủ toạ và thư ký;

d) Tóm tắt các ý kiến hát biểu tại Đại hội đồng cổ đông;

đ) Các vấn đề thảo luận và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; Số phiếu chấp thuận, số phiếu chống và số phiếu trắng; các vấn đề đã được thông qua;

e) Tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp;

g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết;

h) Họ tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.

2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.

Điều 36. Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định thông qua, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét và huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện theo Qui định này và Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần;

2. Nội dung quyết định vi phạm qui định của pháp luật hoặc Điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 37. Trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày Quyết định ban hành Qui định này có hiệu lực thi hành, các Ngân hàng thương mại cổ phần phải điều chỉnh Điều lệ và các văn bản nội bộ theo Qui định này.

Điều 38. Việc sửa đổi, bổ sung các Điều, Khoản tại Qui định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

THE STATE BANK

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 1122/2001/QD-NHNN

Hanoi, September 04th, 2001

(as amended 29 July 20021 and as further amended 4 July 20082)

 

DECISION

ON SHAREHOLDERS, SHARES, SHARE CERTIFICATES AND CHARTER CAPITAL OF STATE AND PEOPLE'S COMMERCIAL SHAREHOLDING BANKS ISSUING REGULATIONS ON SHAREHOLDERS, SHARES, SHARE CERTIFICATES AND CHARTER CAPITAL OF STATE AND PEOPLE'S COMMERCIAL SHAREHOLDING BANKS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on the State Bank 01-1997-QH10 and the Law on Credit Institutions 02-1997-QH10 dated 12 December 1997;
Pursuant to the Law on Enterprises 13-1999-QH10 dated 12 June 1999;
Pursuant to Decree 15-CP of the Government dated 2 March 1993 on duties, powers and responsibilities for State administration of ministries and ministerial equivalent bodies;
Pursuant to Decree 49/2000/ND-CP of the Government dated 12 September 2000 on organization and operation of commercial banks;

On the proposal of the Director of the Department for Banks and Non-Banking Credit Institutions;

DECIDES:

Article 1

To issue with this Decision the Regulations on Shareholders, Shares, Share Certificates and Charter Capital of State and People's Commercial Shareholding Banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decision shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of its signing and shall replace the provisions on commercial shareholding banks in the Regulations on Shareholders, Shares, Share Certificates and Charter Capital of Shareholding Credit Institutions issued with Decision 275-QD/NH5 of the Governor of the State Bank dated 7 November 1994.

Article 3

The Head of the State Bank Office, the Director of the Department for Banks and Non-Banking Credit Institutions, the Head of the State Bank Inspectorate, heads of relevant units of the Central State Bank, directors of State Bank branches of provinces and cities, and chairmen and members of boards of management and of boards of controllers and general directors (directors) of State and people's commercial shareholding banks shall be responsible for implementation of this Decision.

 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY DIRECTOR




Tran Minh Tuan

 

REGULATIONS

ON SHAREHOLDERS, SHARES, SHARE CERTIFICATES AND CHARTER CAPITAL OF STATE AND PEOPLE'S COMMERCIAL SHAREHOLDING BANKS
(Issued with Decision 1122/2001/QD-NHNN of the State Bank of Vietnam dated 4 September 2001 and amended by Decision 797/2002/QD-NHNN of the State Bank of Vietnam dated 29 July 2002)

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1

These Regulations shall apply to State commercial shareholding banks and people's commercial shareholding banks (hereinafter referred to as commercial shareholding banks) which are licensed to operate in Vietnam under the provisions of the Law on Credit Institutions.

Article 2

In these Regulations the following terms shall be construed as follows:

1. Legal capital means the minimum level of capital stipulated by the law on establishment of a commercial shareholding bank.

2. Charter capital means the amount of paid up capital from all shareholders and recorded in the charter of the commercial shareholding bank.

3. Shares means the equal parts into which charter capital has been divided.

4. Share certificates means certificates issued by a commercial shareholding bank confirming ownership of one or a number of shares in that commercial shareholding bank. Shares may or may not record a name, in accordance with the provisions in the charter of the commercial shareholding bank.

5. Shareholder means an organization or individual being the owner of one or a number of shares in a commercial shareholding bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Major shareholder means an organization or individual owning over ten (10) per cent of the charter capital or holding over ten (10) per cent of the share capital with voting rights in the commercial shareholding bank.

8. Dividend means the amount of money deducted annually from the profits of a commercial shareholding bank to be paid on each share.

Article 3

A commercial shareholding bank may only list its shares at a Securities Trading Centre upon written approval from the State Bank. The State Bank shall provide specific regulations on granting approval for commercial shareholding banks to list shares, to take part in trading, and to issue new shares at a Securities Trading Centre. Any commercial shareholding bank participating in the securities market must comply with the law on securities and the securities market.

Article 4

A commercial shareholding bank must have at least thirty five (35) shareholders (or twenty (25) shareholders in the case of a commercial shareholding bank operating in the rural sector), including one shareholder being a State owned enterprise or a shareholding company with capital contribution by a State owned enterprise of over thirty (30) per cent of charter capital.

Article 5

Foreign organizations or individuals may only purchase shares in commercial shareholding banks with permission from the State Bank.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section I. SHAREHOLDERS, SHARES, SHARE CERTIFICATES AND DIVIDENDS

Part I

SHAREHOLDERS AND SHARES

Article 6

Shareholders of a commercial shareholding bank shall include State owned enterprises, State credit institutions, individuals and other organizations contributing capital.

Article 7

1. A commercial shareholding bank must have ordinary shares, and the persons owning them shall be called ordinary shareholders.

2. A commercial shareholding bank may have preferential voting shares, and the persons owning them shall be called preferential voting shareholders.

2.1. Preferential voting shares means shares with a greater number of votes attached to them than ordinary shares. The charter of a commercial shareholding bank shall contain regulations on the number of votes for one preferential voting share.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Shareholders owning preferential voting shares may not assign them to any other person.

3. Ordinary shares may not be converted into preferential voting shares. Preferential voting shares may be converted into ordinary shares pursuant to a decision of the general meeting of shareholders.

Article 8. Rights of shareholders

1. Ordinary shareholders shall have the following rights:

(a) To participate in, and to vote on all issues within the authority of, the general meeting of shareholders; to stand, or to nominate another person, for election as a member of the board of management or board of controllers (if there is the minimum number of shares as prescribed by the charter of the commercial shareholding bank). Each ordinary share shall have one vote;

(b) To receive dividends in the sum decided by the general meeting of shareholders;

(c) To be given priority to purchase new shares when the commercial shareholding bank increases its charter capital;

(d) To assign shares in accordance with the charter of the commercial shareholding bank and the regulations of the State Bank;

(dd) To receive information on the operational status of the bank in accordance with the provisions in the charter of the commercial shareholding bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(g) Upon dissolution or bankruptcy of the commercial shareholding bank, to receive that part of the residual assets corresponding to the number of paid-up shares in the commercial shareholding bank in accordance with the law on dissolution and bankruptcy;

(h) Other rights in accordance with law and the charter of the commercial shareholding bank.

2. Major shareholders which have held their shares for at least six consecutive months shall have the rights:

(a) To nominate a person to the board of management or board of controllers;

(b) To view and to receive a copy or an extract of the list of shareholders with the right to attend a general meeting of shareholders;

(c) To request that a general meeting of shareholders be convened;

(d) Other rights in accordance with the provisions of the charter of the commercial shareholding bank and in accordance with law.

3. Preferential voting shareholders shall, in addition to the same rights as ordinary shareholders, be entitled to vote on issues within the authority of the general meeting of shareholders with the number of votes stipulated by the charter of the commercial shareholding bank.

Article 9. Obligations of shareholders

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To comply with the charter and with the internal regulations of the commercial shareholding bank;

3. To comply with decisions of the general meeting of shareholders and of the board of management;

4. To be responsible for debts and other property obligations of the commercial shareholding bank to the extent of the amount of their paid-up capital;

5. Not to withdraw share capital in any form whatsoever;

6. To fulfil other obligations in accordance with the provisions of the charter of the commercial shareholding bank and in accordance with law.

Article 10. Founding shareholders and rights of founding shareholders

1. For the first three years from the date on which a commercial shareholding bank is issued with a business registration certificate, the founding shareholders must together hold at least twenty (20) per cent of the ordinary shares offered for sale; and the ordinary shares of the founding shareholders may be assigned to non-shareholders if the general meeting of shareholders consents. Founding shareholders which propose to assign their shares may not vote on that issue.

2. Upon expiry of three years, the restrictions on the ordinary shares of founding shareholders as stipulated in clause 1 of this article shall be lifted.

Article 11. Shareholders register

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Name and head office of commercial shareholding bank;

(b) Total number of shares permitted to be offered for sale, classes of shares permitted to be offered for sale, and numbers of each class of shares permitted to be offered for sale;

(c) Fluctuations in total number of shares sold in each class and value of paid-up share capital;

(d) Names and addresses of shareholders, numbers of each class of shares and total overall number of shares of each shareholder, and dates on which the shares were registered.

2. The shareholders register must be retained at the head office of the commercial shareholding bank. Every six months, the commercial shareholding bank must report in writing to the State Bank branch in the locality where it has its head office if there is a change in any one of the items listed in clause 1 of this article.

Part II

PURCHASE, OFFERING FOR SALE, AND ASSIGNMENT OF SHARES

Article 12

1. Shares of commercial shareholding banks may be purchased in Vietnamese dong, in freely convertible foreign currency, with gold, with the value of land use rights or with other assets as stipulated in the charter of the commercial shareholding bank and in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13

1. The board of management shall make a decision in accordance with law on the price at which shares shall be offered for sale. If that price is higher than the par value of the shares, there must be a resolution of the general meeting of shareholders, and the difference shall be accounted for in the reserve fund for supplementing charter capital.3

2. The correct and complete information required by article 11(d) of this Decision shall be recorded in the shareholders register after shares have been sold or transferred, and as from that date the share purchaser or the share transferee shall become a shareholder of the commercial shareholding bank.

3. The procedures and order for offering shares for sale at a Securities Trading Centre shall be implemented in accordance with law.

Article 14

1. Shares of members of the board of management and of the board of controllers; and shares of major shareholders, of founding shareholders and of foreigners in a commercial shareholding bank shall be issued in the form of a named share certificate. The State Bank must approve any transfer of named share certificates the total of which exceeds twenty (20) per cent of the charter capital (as from the most recent transfer registered at the State Bank).

2. The State Bank must provide written approval to any change in the share ratio of major shareholders of a commercial shareholding bank.

3. During their period in office and while they are subject to any proceedings for loss for which they are personally liable pursuant to a resolution of the general meeting of shareholders, members of the board of management and of the board of controllers and the general director (director) may not transfer their shares, except in the following cases:

(a) Transfer of the number of shares above the minimum level required to hold office in accordance with the provisions in the charter of the commercial shareholding bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15

1. The file for a change in the shares of a shareholder as stipulated in clauses 1 and 2 of article 14 shall comprise:

(a) Submission from the chairman of the board of management;

(b) Application from the shareholder to transfer shares (the application of a legal entity must be signed and sealed by its legal representative);

(c) Application from the shareholder to purchase shares, including an undertaking as to the legality of the funds with which the shares are to be purchased, its acceptance of the current financial situation and charter of the commercial shareholding bank, and compliance with all regulations relating to share purchases (the application of a legal entity must be signed and sealed by its legal representative);

(d) File of a shareholder transferring shares less than twenty (20) per cent of charter capital;

(dd) Other relevant legal documents.

2. A commercial shareholding bank must prepare a file (two main sets) in accordance with the provisions in clause 1 of this article and submit it to the State Bank branch in the locality where its head office is located. Within a time-limit of fifteen (15) days from the date of receipt of a complete file, the State Bank branch must check the share transfer prior to any change in order to ensure that the share capital of shareholders remains lawful and must provide a written response to the commercial shareholding bank approving the share transfer, or not approving (if it considers the file does not comply with the regulations and the change of shareholding may destabilize the operations of the commercial shareholding bank). In the case of non-approval, the response must specify the reasons.

3. After the transfer of shares of a shareholder, a commercial shareholding bank must report by sending a copy of the list of shareholders to the State Bank (the State Bank branch in the locality where its head office is located and also to the Banking Department of the State Bank).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESTRICTIONS ON SHARE OWNERSHIP

Article 16

1. Any State owned enterprise and any companies in which that State owned enterprise holds fifty (50) per cent or more of the charter capital may not together own a number of shares exceeding forty (40) per cent of the charter capital of any one commercial shareholding bank.

2. With respect to shareholders other than State owned enterprises: any organization and its representative, or any company and its subsidiaries which are legal entities, may own shares not exceeding thirty (30) per cent of the charter capital of any one commercial shareholding bank.

3. Shareholders being individuals may own shares not exceeding fifteen (15) per cent of the charter capital of any one commercial shareholding bank.

4. Shareholders being individuals and related persons within their family (parents, spouses, children or siblings) may own shares not exceeding thirty (30) per cent of the charter capital of any one commercial shareholding bank.

5. If one member of a family is already the representative for the capital share of a shareholder being an individual who has paid-up capital in a commercial shareholding bank, the remaining family members may only own less than twenty (20) per cent of the charter capital of the commercial shareholding bank.

Part IV

SHARE CERTIFICATES AND DIVIDENDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Share certificates of a commercial shareholding bank may not be used for a financial pledge to the commercial shareholding bank which issued such certificates.

Article 18

1. Share certificates of a commercial shareholding bank must contain the following principal items:

(a) Name and main headquarters of the commercial shareholding bank;

(b) Number and date of issuance of licence for establishment and operation;

(c) Number of shares and class of shares;

(d) Par value of each share and total value of number of shares stated on the share certificate;

(e) Name of the shareholder (with named share certificates);

(f) Summary of the procedures for transferring the share certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(h) Registered number in the shareholders register and date of issuance of the share certificate;

(i) In addition to the above matters, share certificates for preferential voting shares must also record the number of votes in accordance with the provisions in the charter of the commercial shareholding bank.

2. Within a time-limit of thirty (30) days from the date of commencement of operation (in the case of a newly-established commercial shareholding bank), or from the date on which the commercial shareholding bank registers with the competent State body its new charter capital level (in the case of a commercial shareholding bank already operating), the commercial shareholding bank must issue new share certificates to shareholders.

Article 19

A commercial shareholding bank may administer share certificates by retaining them on behalf of shareholders, or it may issue share certificates at the request of shareholders. If a named share certificate is lost, torn, burnt, or destroyed in any other way, the shareholder must immediately notify the commercial shareholding bank and request that it re-issue another share certificate and the shareholder must pay a fee as regulated by the commercial shareholding bank.

Article 20 Payment of dividends

1. A commercial shareholding bank may only pay shareholders a dividend when it has made a business profit, and when it has paid all taxes and other financial obligations in accordance with law.

2. At least thirty (30) days prior to each occasion on which a dividend is paid, the board of management must prepare a list of shareholders to receive a dividend, confirming the amount of dividend to be paid on each class of share and the period and form of payment. A notice of payment of dividend must be publicly sent to each shareholder at least fifteen (15) days prior to the date on which the dividend is to be paid. Such notice must specify the name of the commercial shareholding bank, the name and address of the shareholder, the numbers of each class of share held by the shareholder, the amount of dividend to be paid on each class of share, the total dividend to be received by the shareholder, and the date and method of payment.

3. With respect to a shareholder which transfers its shares in the period between the completion of the list of shareholders to receive a dividend and the date of payment, the transferor shall be entitled to receive the dividend from the commercial shareholding bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21

1. Charter capital shall be accounted for in Vietnamese dong (VND).

2. A commercial shareholding bank must ensure that the actual amount of charter capital does not fall below the legal capital required by law.

Article 224

1. Charter capital of a commercial shareholding bank may be increased by issuing new share certificates, by being supplemented from the reserve fund for supplementing charter capital, or by re- valuing fixed assets, and from other funds in accordance with law. Prior to implementation of such methods, both the general meeting of shareholders and the State Bank must provide written approval.

2. In the case where the charter capital of a commercial shareholding bank is decreased, the amendment shall be dealt with as follows:

2.1. Circumstances in which it is compulsory to decrease charter capital:

(a) Losses in three consecutive years; the commercial shareholding bank must make a decision to decrease its charter capital by the amount of losses accumulated in the third year;

(b) Items of investment capital are determined or decided by the competent State body to be operational losses after deduction of the risks reserve;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) A re-valuation of fixed assets in accordance with law results in the diminution of their value.

2.2. In the circumstances stipulated in clause 2.1 above, the commercial shareholding bank must convene an extraordinary general meeting of shareholders, or place an item on the agenda of a regular general meeting of shareholders, for a decision on methods to deal with the decrease, after it has applied other financial methods (using the reserve fund for supplementing charter capital to make up the deficit; contributing additional capital to resolve the deficit, and so forth) without successfully resolving the deficit. Any decrease in charter capital shall be associated with either or both of the forms of a reduction in the par value of shares and a reduction in the number of shares.

2.3. If, after the reduction, the charter capital remains lower than the legal capital and the commercial shareholding bank has not taken measures to overcome this within six months, the State Bank branch shall resolve the issue in accordance with current regulations in the same manner as for a credit institution with legal capital below the stipulated level.

Article 23

A commercial shareholding bank may not use its charter capital or funds to purchase shares in, or to subscribe capital to, that same bank.

Article 24

Charter capital may be used for the following objectives:

1. To purchase or invest in its own fixed assets, not exceeding fifty (50) per cent of the charter capital and reserve fund for supplementing charter capital;

2. To purchase shares and to subscribe capital in accordance with State Bank regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To make loans;

5. To conduct business in other services in accordance with law.

Article 25

1. The State Bank must provide written approval for a commercial shareholding bank to change its charter capital.

2.5 An application file for approval for the change in charter capital shall comprise:

(a) Submission from the chairman of the board of management (specifying the reasons and necessity for the change);

(b) Minutes of the general meeting of shareholders on the change in charter capital;

(c) Plan of change in charter capital approved by the general meeting of shareholders, specifying at least the following items:

(i) Requirements for a decision on change in charter capital (specifying the utilization of capital for each relevant requirement).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(iii) Evaluation of the capacity of the board of management and the management to manage, administer and control, and the internal control system in respect of the amount of capital and scale of operation after change in charter capital.

(iv) The plan on change in charter capital in a financial year must specify at least the following items:

- Total forecast changed charter capital;

- Proposed issue tranches [of shares] in the year;

- Plan of each issue tranche: subscribers entitled to purchase [shares], prices of the offer made to each category of subscribers (in a case where such prices have not yet been determined, state "not definable"; however, the price of the offer must be consistent with the Law on Enterprises); date of sale and other conditions (if any) relating to interests and obligations of subscribers in each category;

- Forecast change in the structure of ownership of shareholders holding 5% or more of charter capital of the commercial shareholding bank after each change in charter capital and reasons for such change;

(d) List of shareholders currently holding 5% or more of charter capital of the commercial shareholding bank and proposed change of such shareholders after each change in charter capital, comprising names and addresses of shareholders, numbers of shares of each class and total number of shares, proportion of [his/her shares to] total charter capital of the bank.

(dd) Summary report on structure of the board of management or the board of controllers (if any) to be changed upon change in charter capital, in which qualifications and experience in banking operations of each member must be summarized.

(e) Files of shareholders participating in purchase of shares for increase in charter capital:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Application for purchase of shares with the signature and seal of legal representative (Appendix 1);

- Financial statements for the year immediately before the year of purchase of shares.

In the case of foreign organizations, financial statements must comply with Circular 07/2007/TT-NHNN of the State Bank dated 29 November 2007 providing guidelines for implementation of Decree 69/2007/ND-CP of the Government dated 20 April 2007 on foreign investors purchasing shares of Vietnamese commercial banks.

In the case of Vietnamese organizations, financial statements must satisfy the following requirements:

+ The prevailing regulations on accounting of the State must be complied with;

+ Financial statements shall comprise a balance sheet, a profit and loss statement, a cash flow statement and notes to the financial statements;

+ Where a shareholder is a parent company, such shareholder must submit consolidated financial statements in accordance with the laws on accounting, accompanied by financial statements of the parent company;

+ Annual financial statements must be audited by an independent auditor included in the list of auditing organizations qualified for carrying out corporate audits as published by the Ministry of Finance. The opinion of the auditor about the financial statements must show acceptance of the whole; where the opinion of the auditor is acceptance with an exception, such exception must not be substantial and an explanatory statement of the grounds of such exception shall be required;

+ Where a file is submitted before 1 March each year, the annual financial statements for the last year in the initial file may be financial statements which have not yet been audited but the audited financial statements for the year immediately before such year shall be required, and audited financial statements for the year immediately before the year of purchase of shares shall be added immediately when they are available;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Where there are any contingent changes after the end of the period covered by the most recent financial statements, the shareholder must prepare additional financial statements up to the most recent month or quarter;

+ Financial statements which are photocopies must be certified by the authorized State body or the auditor (where the financial statements were audited) or must be certified by the shareholders as true copies (in the case of unaudited financial statements).

Where a shareholder does not have any financial statements because it has been newly established and operated in the period from 31 December of the year before the year of change in charter capital to 1 March of the year of change, the shareholder must submit the following documents in place of the financial statements specified in this provision: a written report on financial capacity of the owner holding the right to control such organization supported by relevant documents; and a written undertaking to assume sole legal responsibility for the fact that the shareholder has sufficient financial capacity to make capital contribution to the bank.

(ii) In the case of an individual who currently or is expected to hold 5% or more of charter capital:

- Application from the shareholder to purchase shares (Appendix 2);

- Declaration of income and assets of the individual valued at one hundred million Dong or more, on the form stipulated in Appendix 3.

(iii) In the case of shareholders being members of the board of management or board of controllers or managerial personnel of the bank:

Application from the shareholder being a member of the board of management or board of controllers or a managerial person of the bank, to purchase shares (Appendix 2). Where the representative of a shareholder being an organization acts as a member of the board of management, board of controllers or as a managerial person of the bank, he or she shall only be required to prepare an application to purchase shares in accordance with Appendix 1.

(g) Other relevant documents in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) To verify the file in accordance with these Regulations.

(b) To evaluate the plan of change in charter capital in terms of efficiency of operation of the bank after change in charter capital, the capacity of the commercial shareholding bank for management, administration and control in respect of the amount of capital and scale of operation after change in charter capital, and the financial capacity of shareholders which currently hold or are forecast to hold 5% or more of charter capital and of any shareholder being a credit institution.

(c) To check the financial capacity of shareholders purchasing shares in terms of the following items:

(i) With respect to shareholders being an organization:

- In the case of credit institutions: After purchase of shares of the commercial shareholding bank, the credit institution must comply with the prevailing regulations of the State Bank on prudential limits in operation of the credit institution; classification of debts, contributions made to and utilization of the reserve for credit risks.

- In the case of organizations other than credit institutions currently holding or forecast to hold 5% or more of charter capital of the commercial shareholding bank, they must ensure that their equity after deducting long-term investments funded by equity [and] current assets after deducting current liabilities must at least be equal to the amount of capital for purchase of shares of the commercial shareholding bank (methods of calculation are specified in Appendix 4).

The above norms shall be determined on the basis of financial statements of the organization referred to in paragraph e(i) of clause 2 of this article.

(ii) With respect to a shareholder being an individual who currently holds or is forecast to hold 5% or more of the charter capital of the commercial shareholding bank, he or she must prove his capacity to make capital contribution to the bank by way of declaring personal income and assets referred to in paragraph e(ii) of clause 2 of this article.

(d) Submit its specific proposal to the Governor of the State Bank for consideration, specifying its position on whether or not it agrees with the change in charter capital of the commercial shareholding bank. After obtaining the opinion of the State Bank, the provincial State Bank branch shall issue written approval for the commercial shareholding bank to change its charter capital. Where the change in charter capital of the commercial shareholding bank has not yet been approved or is refused, the provincial State Bank branch shall notify the entity in writing and specify its reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. After it has changed its charter capital in accordance with the letter of approval from the State Bank branch, a commercial shareholding bank must register the new charter capital with the competent State body and must also make an announcement in central and local newspapers in accordance with law. Within a time-limit of five days at the latest from the date of registration with the competent State body, the commercial shareholding bank must forward a notarized copy of the letter of approval together with a list of the shareholders who contributed the new capital and a list of all shareholders after the change in charter capital to the State Bank of Vietnam (Department of Banks and Non-Banking Credit Institutions at the place where it has its head office).7

6. The board of management of a commercial shareholding bank shall be responsible before the law for evaluating files and for the procedures and conditions to approve shareholders subscribing capital in accordance with the requirements of this Decision.

Section III. GENERAL MEETING OF SHAREHOLDERS

Article 26

The general meeting of shareholders shall include all shareholders with the right to vote and shall be the highest decision-making authority of a commercial shareholding bank.

Article 27. Duties and powers of general meeting of shareholders

1. To amend or supplement the charter of the commercial shareholding bank;

2. To debate and approve reports of the board of management on operational status, business results, financial finalization, plans for profits distribution, plans for payment of share dividends, and plans for payments into and use of funds as proposed by the board of management; the orientation and tasks of the new financial year;

3. To debate and approve reports of the board of controllers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To divide, demerge, merge, consolidate, acquire or dissolve the bank and subsidiary companies of the commercial shareholding bank;

6. To decide on the organizational structure and the management and executive apparatus of the bank; the regulations on staff and staffing and on funds and salaries for members of the board of management and of the board of controllers;

7. To decide on plans for external operations;

8. To decide on plans for construction of physical facilities and technical equipment;

9. To approve plans for capital contribution to and purchase of shares of other enterprises and credit institutions;

10. To approve transfers of ordinary shares by founding shareholders in the first three years in accordance with the provisions in article 10 of this Decision;

11. To make decisions on the changes stipulated in article 31.1 of the Law on Credit Institutions, except for changes of location of transaction offices, branches and representative offices, transfers of named shares exceeding the ratio stipulated by the State Bank, and changes of the general director (director) of the commercial shareholding bank;

12. To decide on solutions to overcome large financial fluctuations in the commercial shareholding bank;

13. To elect, remove or dismiss members of the board of management or of the board of controllers at the end of their period of office or to elect additional or replacement members;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. Other rights and duties stipulated in the charter of the commercial shareholding bank.

Article 28. Authority to convene general meeting of shareholders

1. A general meeting of shareholders shall be held at least once every year.

2. A general meeting of shareholders shall be convened pursuant to:

(a) Decision of the board of management;

(b) A request of a shareholder or a group of shareholders holding over ten (10) per cent of the number of ordinary shares for a continuous period of at least six months, or a lesser percentage as stipulated in the charter of the commercial shareholding bank;8

(c) At the request of the board of controllers, where the board of management is in serious breach of the obligations of managers in accordance with article 86 of the Law on Enterprises or the board of management issues a decision beyond its delegated authority;

(d) Other provisions in the charter of the commercial shareholding bank;

(e) At the request of the director of the State Bank branch in the locality where the head office of the commercial shareholding bank is located.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A commercial shareholding bank shall include the costs of convening and holding a general meeting of shareholders in its expenses of banking activities.

Article 29 List of shareholders with right to attend general meeting of shareholders

1. The list of shareholders with the right to attend a general meeting of shareholders shall be prepared on the basis of the shareholders register and shall be prepared when there is a decision to convene a meeting and must be completed at least ten (10) days prior to the opening date of the general meeting of shareholders.

2. The list of shareholders with the right to attend a general meeting of shareholders shall include full names and permanent addresses of individuals and names and head offices of organizations, and the numbers of shareholders of each class of share.

3. All shareholders shall have the right to be provided with the information about themselves recorded in the list of shareholders with the right to attend a general meeting of shareholders.

4. Shareholders shall have the right to request the person convening the general meeting of shareholders to amend any incorrect information or to add any necessary information about themselves in the list of shareholders with the right to attend the general meeting of shareholders.

Article 30 Agenda and contents of general meeting of shareholders

1. The person convening the general meeting of shareholders must prepare an agenda and contents.

2. Major shareholders shall have the right to recommend issues to be put on the agenda for the general meeting of shareholders. A written recommendation must specify the name of the shareholder, the number of each class of share held, and the issues which it is recommended be put on the agenda; and the recommendation must be submitted to the bank at least three days prior to the opening date of the general meeting of shareholders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) The recommendation is not submitted in time, or its contents are not sufficient or correct;

(b) The recommended issue is not within the decision-making authority of the general meeting of shareholders;

(c) The issue is inconsistent with the charter of the commercial shareholding bank or with the law.

Article 31. Invitations to attend general meeting of shareholders

1. The person convening the general meeting of shareholders must send invitations to all shareholders with the right to attend at least seven (7) business days prior to the opening date.

2. The invitation must enclose the meeting agenda and discussion materials to be used as the basis for passing decisions.

Article 32 Right to attend general meeting of shareholders

1. Shareholders may attend in person or may provide a written proxy to a third person to attend the general meeting of shareholders.

2. In the case where shares are transferred in the period between the date of completion of the list of shareholders up until the opening date of the general meeting of shareholders, the transferee shall have the right to attend the meeting in replacement of the transferor in respect of the number of shares transferred.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A general meeting of shareholders may be held when the number of shareholders present represents at least fifty one (51) per cent of the shares with voting rights. The charter of a commercial shareholding bank shall stipulate the specific ratio.

2. If an initial general meeting of shareholders does not satisfy the conditions to be held stipulated in clause 1 of this article, a meeting must be convened for a second time within a time-limit of thirty (30) days from the date on which the first meeting opened, and the second general meeting of shareholders may be held when the number of shareholders present represents at least thirty (30) per cent of the shares with voting rights. The charter of a commercial shareholding bank shall stipulate the specific ratio.

3. If a second general meeting of shareholders does not satisfy the conditions to be held stipulated in clause 2 of this article, a meeting must be convened for a third time within a time-limit of twenty (20) days from the date on which the second meeting opened, and the third general meeting of shareholders may be held irrespective of the number of shareholders with voting rights present.

4. Only a general meeting of shareholders shall have the power to change a meeting agenda after it has been sent out with the invitations to attend such meeting.

5. The charter of a commercial shareholding bank shall provide regulations on the method of conducting a general meeting of shareholders and on the method of voting at it.

Article 34. Passing decisions of general meeting of shareholders

1. A general meeting of shareholders shall pass decisions within its authority by taking a vote at the meeting or by obtaining written opinions. A decision of a general meeting of shareholders shall be deemed to have been passed when:

(a) The shareholders which agree to the decision represent at least fifty one (51) per cent of the total shares with voting rights. The charter of a commercial shareholding bank shall stipulate the specific ratio;

(b) With respect to any decision on the class and number of shares which are permitted to be offered for sale; on amending or adding to the charter of a commercial shareholding bank; or on re-organizing or dissolving a commercial shareholding bank: The shareholders which agree to the decision must represent at least sixty five (65) per cent of the total shares with voting rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35. Minutes of general meeting of shareholders

1. A general meeting of shareholders must be recorded in the minutes register of the commercial shareholding bank, and the minutes must contain the following principal items:

(a) Time and location of the general meeting of shareholders;

(b) Working agenda;

(c) Composition of people present, full names of the chairman and secretary;

(d) Summary of the ideas expressed at the meeting;

(dd) Issues debated and voted on at the general meeting of shareholders; numbers of votes for, against and abstaining; items approved;

(e) Total number of votes by shareholders present;

(g) Total number of votes on each issue voted on;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The minutes of a general meeting of shareholders must be completed and passed prior to the closing of the meeting.

Article 36. Request to repeal decisions of general meeting of shareholders

Within a time-limit of ninety (90) days from the date on which a decision is passed, shareholders, members of the board of management, the general director (director) and the board of controllers shall have the right to request a court or the State Bank to consider and to repeal a decision of a general meeting of shareholders in the following circumstances:

1. The order and procedures for convening the general meeting of shareholders were not implemented in accordance with the provisions in this Decision and in the charter of the commercial shareholding bank;

2. The contents of the decision breach the law or the provisions in the charter of the commercial shareholding bank.

Chapter III

FINAL PROVISIONS

Article 37

Within a maximum time-limit of six months from the date of effectiveness of the Decision issuing these Regulations, commercial shareholding banks must amend their charters and their internal regulations to comply with these Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Governor of the State Bank shall make decisions on any amendments of or additions to the clauses and articles in these Regulations.

Article 399

Responsibilities of relevant entitles under the State Bank

1. The Department of Banks shall:

(a) Act as the focal entity to receive application files for approval for change in charter capital of commercial shareholding banks from the State Bank of the province or city in which the head office of such commercial bank is located, and seek opinions from the Inspectorate of the State Bank and the Department of Monetary Policy.

(b) The Department of Banks shall, within seven (7) business days from the date of receipt of opinions from the Inspectorate of the State Bank and the Department of Monetary Policy, collate such opinions and submit them to the management of the State Bank for consideration and a direction in writing on the change in charter capital of the commercial bank in question.

2. The Inspectorate of the State Bank:

The Inspectorate shall, within seven (7) business days from the date of receipt of the request from the Department of Banks (accompanied by the file for change in charter capital of the commercial bank):

(a) Take part in a written evaluation of the operation of the commercial shareholding bank under its supervision in accordance with CAMEL norms; results of classification of the year immediately before the proposed year of change in charter capital; results of inspection on site; classification of debts and contribution to reserves, and observance of prudential limits in its operation at the most recent point of time to the date of request for the change in charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Department of Monetary Policy:

The Department of Monetary Policy shall, within seven (7) business days from the date of receipt of the request from the Department of Banks (accompanied by the file for change in charter capital of the commercial shareholding bank), take part in a written evaluation of impact of the plan of change on the credit growth rate of the bank in question pursuant to guidelines of the Government; and give its opinion to the Department of Banks as to whether or not it agrees with the proposed change.

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân do Ngân hàng nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.465

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.186.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!