Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2023 như thế nào? Tải mẫu nhận xét các môn học tiểu học ở đâu?
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2023 như thế nào?
>> Tải mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27: Tại đây
Dưới đây là hướng dẫn nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27:
Tự chủ và tự học
- Em có ý thức tự giác cao trong học tập.
- Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.
- Em biết tự thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.
- Em biết cách nêu câu hỏi và tự trả lời.
- Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Em có khả năng phối hợp nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Em có khả năng sáng tạo, tự thực hiện nhanh các bài tập.
- Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân .
- Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên.
- Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.
- Em có khả năng tự học một mình.
- Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
- Em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập.
- Em bước đầu biết tự học.
- Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.
...
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2023 như thế nào? Tải nhận xét các môn học tiểu học ở đâu? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kỳ của học sinh tiểu học như thế nào?
Tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh tiểu học như sau:
Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
Vào giữa học kỳ I giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
Tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, đánh giá học sinh tiêu học theo nội dung và phương pháp đánh giá trên.
Theo đó sẽ có 4 phương án đánh giá học sinh tiểu học là:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh;
- Phương pháp vấn đáp;
- Phương pháp kiểm tra viết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không? Đối tượng nộp thuế môn bài là ai?