Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2? Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?
Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2?
Có thể tham khảo mẫu bài viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2 dưới đây:
MẪU 01 - Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2
Từ thứ hai đến thứ sáu, em thức dậy từ sáu giờ sáng. Sau đó, em vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, em thay đồng phục và đến trường. Bảy giờ ba mươi phút, chúng em vào giờ học. Mỗi ngày, chúng em sẽ học bảy tiết. Buổi sáng có bốn tiết. Còn buổi chiều có ba tiết. Buổi trưa, em sẽ được ăn trưa vào lúc mười hai giờ. Sau đó, em sẽ đi ngủ trưa. Đến mười bốn giờ, chúng em sẽ vào học buổi chiều. Mười bảy giờ chiếu, em được tan học và trở về nhà. |
MẪU 02 - Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2
Sáng thứ sáu, tôi thức dậy thật sớm. Bảy giờ, tôi sẽ đạp xe đến trường. Buổi học bắt đầu vào bảy giờ ba mươi phút. Các tiết học buổi sáng gồm Toán, Âm nhạc, Tiếng Anh và Tập làm văn. Buổi trưa, tôi ăn cơm và nghỉ ngơi tại trường. Mười bốn giờ sẽ vào học buổi chiều. Các tiết học gồm Hoạt động trải nghiệm và Đạo đức và Sinh hoạt. Mười bảy giờ, tôi sẽ được tan học. |
MẪU 03 - Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2
Mỗi ngày, em đều thức dậy vào sáu giờ ba mươi phút. Sau đó, em sẽ vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Bảy giờ, má đưa em đến trường. Buổi học bắt đầu vào bảy giờ ba mươi phút. Buổi sáng có bốn tiết học. Còn buổi chiều có ba tiết học. Giữa giờ, chúng em được nghỉ giải lao mười lăm phút. Buổi trưa, em ăn cơm và nghỉ trưa tại trường. Mười bốn giờ sẽ vào học buổi chiều. Mười sáu giờ ba mươi phút, chúng em sẽ được tan học. |
MẪU 04 - Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2
Một ngày đi học trôi qua rất nhanh. Buổi sáng, em dậy từ sáu giờ. Em có một tiếng đồng hồ để làm các công việc cá nhân. Đúng bảy giờ, mẹ đưa em đến trường. Lớp học bắt đầu từ bảy giờ ba mươi phút. Các tiết học diễn ra trong bốn mươi lăm phút. Giữa giờ, chúng em sẽ được ra chơi mười lăm phút. Buổi trưa, chúng em sẽ ăn cơm và nghỉ ngơi ở trưởng. Các tiết học buổi chiều bắt đầu từ mười bốn giờ. Chúng em sẽ học đến mười bảy giờ. |
MẪU 05 - Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2
Sáng thứ hai, em thức dậy thật sớm. Em đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng. Sau đó, em thay quần áo và chuẩn bị sách vở. Bảy giờ, ông ngoại sẽ đưa em tới trường. Giờ học buổi sáng là bảy giờ ba mươi phút. Buổi sáng có bốn tiết học. Giờ học buổi chiều vào mười bốn giờ. Buổi chiều có ba tiết học. Chúng em được tan học vào mười bảy giờ. Một ngày học trôi qua rất nhanh. |
*Trên đây là tham khảo mẫu bài viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2 chọn lọc!
Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2? Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT yêu cầu đánh giá học sinh (lớp 2) tiểu học như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đánh giá học sinh lớp 2 gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, đánh giá học sinh lớp 2 sẽ qua những nội dung sau:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
- Viết đoạn văn kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình hay, cảm động?
- Thành phần hồ sơ, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Phân loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ từ năm 2025? Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới?
- Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2? Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?