Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Phương thức trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định thế nào theo Nghị định 08?
- Việc quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu số 04A tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản tại đây. TẢI VỀ
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Phương thức trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định thế nào theo Nghị định 08?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 08/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, phương thực trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
(1) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
(2) Việc đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
(3) Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được thực hiện như sau:
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi lập Đề án khai thác tài sản để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (sau đây gọi là Đề án khai thác tài sản). TẢI VỀ
Nội dung chính của Đề án khai thác tài sản gồm:
+ Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản khai thác.
+ Danh mục tài sản khai thác (tên tài sản; địa chỉ; loại công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích đất; công suất theo thiết kế và thực tế; giá trị tài sản; tình trạng tài sản). Danh mục tài sản. Tải về
+ Dịch vụ cung cấp.
+ Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác.
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ký Hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi để thực hiện Đề án khai thác tài sản.
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Đề án khai thác tài sản đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
- Trường hợp các nội dung của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã có trong Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo Kế hoạch sản xuất, kinh doanh được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; không phải lập và phê duyệt Đề án khai thác tài sản.
(4) Trong quá trình quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, trường hợp phát sinh vật liệu, vật tư thu hồi thì việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
Việc quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị.
4. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về thủy lợi, pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật có liên quan.
Đối tượng được giao tài sản có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
...
Theo đó, việc quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Danh sách và kinh phí chi trả cho những người thôi việc do thực hiện tinh giản biên chế mới nhất?
- Lời chúc Valentine cho bạn trai, bạn gái 2025 ngọt ngào? Lời chúc Valentine 2025 ngắn gọn, ý nghĩa?
- Trẻ em dưới 07 tuổi phải có người lớn dắt khi đi qua đường đúng không? Người đi bộ phải tuân thủ quy định gì?
- Dự án nhóm A là dự án thuộc những tiêu chí nào theo Luật Đầu tư công mới nhất? Thẩm quyền quyết định dự án nhóm A do Bộ quản lý?
- Website đấu giá trực tuyến có được xem là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không?