In hình lên tiền Việt Nam có vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp là hành vi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay có nhiều người in, vẽ lên tiền cho đẹp. Vậy việc in hình lên tiền Việt Nam có vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp là hành vi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Ngọc (Bắc Giang).

In hình lên tiền Việt Nam có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 có quy định:

Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg có nêu:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định trên nghiêm cấm hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

Vậy việc in hình lên tiền Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật khi bị xem là hành vi hủy hoại tiền Việt Nam.

Để xác định hành vi vi phạm này thì phải thông qua việc giám định của Bộ Công an thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg, cụ thể:

Giám định tiền
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định tiền giả, tiền nghi giả cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
2. Bộ Công an tổ chức giám định khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tiền bị hủy hoại, tạm thu giữ tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại hoặc khi nhận được yêu cầu giám định của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội.
3. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền thật, tiền giả thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện.

In hình lên tiền Việt Nam có vi phạm pháp luật?

In hình lên tiền Việt Nam có vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Trường hợp in hình lên tiền Việt Nam được xem là vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm với hành vi hủy hoạt tiền Việt Nam như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo đối với hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt trên chỉ áp dụng cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền này.

Mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

In hình lên tiền Việt Nam thì tiền còn đủ tiêu chuẩn để lưu thông hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn để xác định tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
a) Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
b) Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
3. Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.

Theo đó thì tiền bị viết, vẽ, tẩy xóa hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại thì tiền sẽ không đủ tiêu chuẩn để lưu thông.

Việc in hình lên tiền cũng có thể xem là hành viết, vẽ lên tiền. Vậy trường hợp này tiền sẽ không đủ tiêu chuẩn để lưu thông.

Tiền Việt Nam Tải trọn bộ các quy định về Tiền Việt Nam hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các vấn đề cần lưu ý khi sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam?
Pháp luật
Vần seri bao gồm những vần nào? Vần seri cấp cho cơ sở in đúc tiền được thể hiện ở đâu? Trách nhiệm của cơ sở in đúc tiền?
Pháp luật
Tiền mới in là tiền như thế nào? Cơ sở in đúc tiền có phải giao nhận tiền mới in giữa các Kho tiền Trung ương không?
Pháp luật
Tờ 500 đồng còn lưu hành không? Tờ 200 đồng còn lưu hành không? Có được từ chối nhận tiền tờ 500 đồng 200 đồng trong các giao dịch không?
Pháp luật
Hành vi xé tiền lẻ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15 triệu đồng hay không? Có được tiêu hủy tiền bị hủy hoại trái pháp luật hay không?
Pháp luật
Ký hiệu quốc tế của tiền Việt Nam là ký hiệu nào? 2 tờ tiền Việt Nam có thể bị trùng số seri với nhau hay không?
Pháp luật
Sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam là gì? Tải mẫu Giấy đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam ở đâu? Giấy đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam có những thông tin nào?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thế nào?
Pháp luật
Xem seri tiền biết được những thông tin gì? Nguyên tắc quản lý seri trong quá trình in tiền từ 14/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Đổi tiền lẻ không lấy lời thì có phạm pháp hay không? Đổi tiền lẻ ở ngân hàng mất phí bao nhiêu?
Pháp luật
Ngân hàng có đổi tiền giấy cotton đã đình chỉ lưu hành? Tiền đình chỉ lưu hành có bị tiêu hủy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền Việt Nam
4,691 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào