Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 số 46/2010/QH12 áp dụng 2024

Số hiệu: 46/2010/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 16/06/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Luật số: 46/2010/QH12

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010

LUẬT

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 2. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia

1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước

1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.

6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.

7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

11. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

12. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

14. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

15. Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.

16. Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

17. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

18. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

19. Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

20. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

21. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.

22. Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.

23. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.

24. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

25. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.

27. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp

Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

Điều 6. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

2. Ngoại hối bao gồm:

a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.

7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.

8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.

10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 7. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước

1. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.

2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.

3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.

Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9. Cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước

Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Mục 1. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Điều 10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. Tái cấp vốn

1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

Điều 12. Lãi suất

1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Điều 13. Tỷ giá hối đoái

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Điều 14. Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Điều 15. Nghiệp vụ thị trường mở

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Mục 2. PHÁT HÀNH TIỀN GIẤY, TIỀN KIM LOẠI

Điều 16. Đơn vị tiền

Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền

1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.

Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng

Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.

Điều 20. Thu hồi, thay thế tiền

Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.

Điều 21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền

1. Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.

2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu huỷ tiền.

Điều 23. Các hành vi bị cấm

1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3. CHO VAY, BẢO LÃNH, TẠM ỨNG CHO NGÂN SÁCH

Điều 24. Cho vay

1. Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Luật này.

2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 25. Bảo lãnh

Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 26. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Điều 27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản

1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng.

3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 28. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia

1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Điều 29. Dịch vụ ngân quỹ

Ngân hàng Nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông.

Điều 30. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc.

Mục 5. QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

1. Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

5. Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

a) Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài;

b) Chứng khoán, giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành;

c) Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế;

d) Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý;

đ) Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật về ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước; trường hợp sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

5. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 34. Mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước.

Mục 6. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 35. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để xây dựng Bảng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam và đánh giá, dự báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, công tác quản lý ngoại hối.

2. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thống kê theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và của từng tổ chức tín dụng.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối tượng, quy trình, phạm vi, loại thông tin, kỳ hạn và phương thức cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 36. Nguyên tắc cung cấp thông tin

Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời.

Điều 37. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thông tin

1. Trong hoạt động thông tin, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức thu nhận, sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Tổ chức, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng cho tổ chức tín dụng;

c) Hướng dẫn việc cung cấp thông tin và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm công bố theo thẩm quyền các thông tin sau đây:

a) Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

b) Quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;

c) Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng;

d) Thông báo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản hoặc giải thể tổ chức tín dụng;

đ) Kết quả tài chính và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Bảo vệ bí mật thông tin

1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 40. Hoạt động báo cáo

1. Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ các nội dung sau đây:

a) Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng theo định kỳ 06 tháng và hằng năm;

b) Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán.

3. Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho các bộ, cơ quan ngang bộ các báo cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Hoạt động xuất bản

Ngân hàng Nhà nước tổ chức xuất bản các ấn phẩm về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 42. Vốn pháp định

Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 43. Thu, chi tài chính

Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quy định những nội dung thu, chi tài chính phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 44. Kết quả tài chính

Kết quả tài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định bằng nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt động và các khoản dự phòng rủi ro.

Điều 45. Các quỹ

1. Ngân hàng Nhà nước được trích từ kết quả tài chính hằng năm để lập các quỹ sau đây:

a) Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;

b) Quỹ dự phòng tài chính;

c) Quỹ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Mức trích lập và việc sử dụng các quỹ tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kết quả tài chính của Ngân hàng Nhà nước sau khi trích lập các quỹ tại khoản 1 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 46. Hạch toán kế toán

Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam và theo chế độ kế toán đặc thù của Ngân hàng trung ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 47. Kiểm toán

Báo cáo tài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận.

Điều 48. Năm tài chính

Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Chương V

THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Điều 49. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 50. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng

Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Điều 51. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

4. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này.

5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 52. Đối tượng thanh tra ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng

1. Thực hiện kết luận thanh tra.

2. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Căn cứ ra quyết định thanh tra

Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:

1. Chương trình, kế hoạch thanh tra;

2. Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

4. Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Điều 55. Nội dung thanh tra ngân hàng

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

4. Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

Điều 56. Đối tượng giám sát ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng

1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

2. Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 58. Nội dung giám sát ngân hàng

1. Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng.

2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.

3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm.

4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.

Điều 59. Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;

c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;

d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;

e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;

g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.

Điều 60. Phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với bộ, cơ quan ngang bộ trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 52 và Điều 56 của Luật này.

Điều 61. Phối hợp thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài

1. Ngân hàng Nhà nước trao đổi thông tin và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài trong việc thanh tra, giám sát đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.

2. Ngân hàng Nhà nước thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài về hình thức, nội dung, cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp thanh tra, giám sát phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương VI

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 62. Kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Quy chế kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Điều 63. Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ

1. Đối tượng của Kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

2. Mục tiêu của Kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản.

3. Hoạt động của Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;

b) Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán;

c) Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

d) Kiểm toán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ

1. Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 65. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 66. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 46/2010/QH12

Hanoi, June 16, 2010

 

LAW

ON THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on the State Bank of Vietnam.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Law provides for the organization and operation of the Stale Bank of Vietnam.

Article 2. Position and functions of the State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The State Bank is a legal entity with its legal capital being under the state ownership and its head office located in Hanoi.

3. The State Bank performs the state management of monetary, banking and foreign exchange (below referred to as monetary and banking) operations and performs the function of a central bank in issuing money, a bank of credit institutions and a provider of monetary services for the Government.

Article 3. National monetary policy and competence to decide on the national monetary policy

1. The national monetary policy consists of national-level decisions on monetary affairs made by competent state agencies, including decisions on the objective of currency value stability which is denoted by the inflation rate and decisions on the use of tools and measures to obtain the set objective.

2. The National Assembly shall decide on annual inflation rate targets by making decisions on consumer price indexes and overseeing the implementation of the national monetary policy.

3. The President shall perform his/her tasks and powers provided by the Constitution and laws in negotiating, concluding and acceding to, in the name of the State of the Socialist Republic of Vietnam, treaties on monetary and banking matters.

4. The Government shall propose the National Assembly to decide on annual inflation rate targets. The Prime Minister or the Governor of the State Bank shall decide on the use of administrative tools and measures to obtain objectives of the national monetary policy according to the Government's regulations.

Article 4. Tasks and powers of the State Bank

1. To conduct operations for the purpose of currency value stability; to assure the safety for banking operations and the system of credit institutions; to assure the safety and effectiveness of the national payment system; and to contribute to accelerating socio-economic development along the socialist orientation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To elaborate banking development strategies for submission to competent state agencies for approval, and organize the implementation of these strategies.

4. To promulgate or propose competent state agencies to promulgate legal documents on monetary and banking matters; to propagate, disseminate and examine legal documents on monetary and banking matters according to its competence.

5. To determine annual inflation rate targets for submission by the Government to the National Assembly for decision, and organize the realization thereof.

6. To organize, regulate and develop the monetary market.

7. To organize a monetary and banking statistics and forecast system; to publicize monetary and banking information according to law.

8. To organize the printing, minting, preservation and transportation of banknotes and coins: and to conduct operations of issuing, withdrawing, replacing and destroying banknotes and coins.

9. To grant, modify, supplement or revoke establishment and operation licenses of credit institutions, licenses for establishing branches of foreign banks, licenses for establishing representative offices of foreign credit institutions and other foreign organizations with banking operations; lo grant or revoke licenses for provision of intermediary payment services for non-bank institutions; to grant or revoke licenses for provision of credit information services to organizations: to approve the acquisition, sale, division, splitting, consolidation, merger and dissolution of credit institutions according to law.

10. To act as the representative of the state capital portions in enterprises performing its functions and tasks and in credit institutions with state capital according to law; to use its legal capital to contribute capital for establishing special enterprises to perform its functions and tasks under the Prime Minister's decision.

11. To examine, inspect and supervise banks: to handle violations of the monetary and banking laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in. formulating and implementing anti-money laundering policies and plans.

14. To perform the state management of deposit insurance according to the law on deposit insurance.

15. To assume the prime responsibility for making, monitoring, forecasting and analyzing the international payment balance.

16. To organize, manage and supervise the national payment system and provide payment services for banks; to participate in organizing and supervising the operation of payment systems in the economy.

17. To perform the state management of foreign exchange, foreign exchange and gold trading activities.

18. To manage state foreign exchange reserves.

19. To manage the borrowing and repayment of foreign loans and the provision of loans to foreign parties and recovery of foreign debts according to law.

20. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in, preparing for and conducting the negotiation for and conclusion of treaties with international financial or monetary institutions to which the Stale Bank acts as a representative and to act as the official representative of the borrower defined in treaties under the assignment or authorization of the President or the Government.

21. To undertake international cooperation in the monetary and banking sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

23. To organize a credit information system and provide credit information services: to perform the state management of credit information providers.

24. To act as an agent and provide banking services for the State Treasury.

25. To join the Ministry of Finance in issuing government bonds and government-guaranteed bonds.

26. To provide professional training in monetary and banking operations; to research and apply banking sciences and technologies.

27. To perform other tasks and exercise other powers provided by law.

Article 5. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and People's Committees at all levels

Ministries, ministerial-level agencies and People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the State Bank in performing the slate management of monetary and banking operations.

Article 6. Interpretation of terms

In this Law. the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Receiving deposits;

b/ Extending credits;

c/ Providing via-account payment services.

2. Foreign exchange includes:

a/ Currencies of other countries or the common European currency and other common currencies used in international and regional payment (below referred to as foreign currencies):

b/ Payment instruments in foreign currencies, including checks, credit cards, bills of exchange, debentures and other payment instruments:

c/ Valuable papers in foreign currencies, including government bonds, corporate bonds, promissory notes, stocks and other valuable papers;

d/ Gold belonging to state foreign exchange reserves, gold on residents' offshore accounts; and gold bullions, bars, granules or ingots which are brought into or out of Vietnam's territory.

e/ Currency of the Socialist Republic of Vietnam which is brought into or out of Vietnam's territory or used for international payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. State foreign exchange reserves means assets in foreign exchange which are indicated in the State Bank's balance sheet.

5. Foreign exchange rate of Vietnam dong means the price of a unit of a foreign currency in Vietnam's currency.

6. Monetary market means a place for short-term capital transactions.

7. Short-term transaction means an under-12 month transaction of valuable papers.

8. Valuable paper means a proof evidencing the debt-payment obligation of the issuer towards the owner in a certain duration under the interest payment condition and other conditions.

9. National payment system means an inter-bank payment system organized, managed and operated by the State Bank.

10. Intermediary payment service means an intermediary activity for connecting, transmitting and processing e-data on payment transactions between payment service providers and users.

11. Banking inspection means activities carried out by the State Bank to inspect the observance of the monetary and banking laws by inspected subjects.

12. Banking supervision means activities carried out by the State Bank to collect, synthesize and analyze information on supervised subjects through a information and reporting system so as to promptly prevent, detect and handle risks to the safety of banking operations, violations of regulations on safety of banking operations and other relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF THE STATE BANK

Article 7. Organization of the State Bank

1. The State Bank shall be organized into a centralized and unified system, comprising an executive apparatus and professional units at its head office, branches, representative offices and other attached units.

2. The organizational structure of the State Bank shall be defined by the Government.

3. The organizational structures, tasks and powers of the units of the State Bank shall be defined by the Governor of the State Bank, except the case prescribed in Clause 2. Article 49 of this Law.

4. The Governor of the State Bank shall decide on the establishment and termination of operation of branches, representative offices and consultancy committees and councils for matters related to the functions and tasks of the State Bank; and decide on the establishment and termination of operation of the units of the State Bank operating in such areas as training in banking operations, banking research, information and scientific theories or provision of treasure-related services, banking information technology services, payment services and credit information services according to his/her competence.

Article 8. Leading and managing the State Bank

1. The Governor of the State Bank is a cabinet member, the head and leader of the State Bank who shall take responsibility before the Prime Minister and the National Assembly for the state management in the monetary and banking sector.

2. The Governor of the State Bank has the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To organize and direct the performance of tasks and the exercise of powers of the State Bank according to this Law and other relevant laws;

c/ To act as the legal representative of the State Bank.

Article 9. Cadres and civil servants of the State Bank

The recruitment, employment and management of cadres and civil servants of the State Bank must, in principle, comply with the Law on Cadres and Civil Servants. The Prime Minister shall provide for a mechanism on the recruitment of. and policies applicable to. cadres and civil servants of the State Bank in conformity with professional operations of the State Bank.

Chapter III

OPERATIONS OF THE STATE BANK

Section 1. IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL MONETARY POLICY

Article 10. Tools for the implementation of the national monetary policy

The Governor of the Stale Bank shall decide on the use of tools for the implementation of the national monetary policy, including re-financing, interest rates, exchange rates, compulsory reserves, open-market operations and other tools and measures as prescribed by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Re-financing means a form of extending credits by the State Bank, aiming to provide short-term capital and payment instruments for credit institutions.

2. The State Bank shall provide for and effect the re-financing to credit institutions in the following forms:

a/ Granting loans secured by the pledge of valuable papers;

b/ Discounting valuable papers; c/ Other forms.

Article 12. Interest rates

1. The Stale Bank shall announce the re­financing interest rate, prime interest rate and other interest rates to serve the regulation of the monetary policy and the fight against usury.

2. In case abnormal developments are seen in the monetary market, the State Bank shall provide for a mechanism for regulating interest rates applicable to credit institutions in their relations with others and their clients and in other credit relations.

Article 13. Exchange rates

1. Exchange rates of Vietnam dong shall be determined on the basis of the foreign currency supply and demand in the state-regulated market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Compulsory reserves

1. Compulsory reserves means a sum of money to be deposited by a credit institution at the State Bank to serve the implementation of the national monetary policy.

2. The State Bank shall provide for the compulsory reserve ratio applicable to each type of credit institution and each kind of deposit at credit institutions to serve the implementation of the national monetary policy.

3. The State Bank shall provide for the payment of interests on compulsory reserve deposits and deposits in excess of compulsory reserves applicable to each type of credit institution and each kind of deposit.

Article 15. Open-market operations

1. The State Bank shall carry out open-market operations through the purchase and sale of valuable papers with credit institutions.

2. The Stale Bank shall provide for types of valuable papers permitted for trading via open-market operations.

Section 2. ISSUANCE OF BANKNOTES AND COINS

Article 16. Currency unit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Issuance of banknotes and coins

1. The Slate Bank is the sole agency entitled to issue banknotes and coins of the Socialist Republic of Vietnam.

2. Banknotes and coins issued by the Stale Bank arc lawful means of payment on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

3. The State Bank shall ensure the sufficient supply of, and an appropriate ratio between, banknotes and coins for the national economy.

4. Banknotes and coins issued for circulation shall be recorded as "debit" of the national economy and balanced by "credit" of the State Bank.

Article 18. Designing, printing, minting, preservation, transportation, distribution and destruction of money

1. The State Bank shall design the denominations, sizes, weights, designs, patterns and other characteristics of banknotes and coins, and submit them to the Prime Minister for approval.

2. The State Bank shall organize the printing, minting, preservation, transportation, distribution and destruction of money.

Article 19. Handling of torn or damaged money

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Withdrawal and replacement of money

The State Bank shall withdraw from circulation types of money which are no longer appropriate and issue other types of money for replacement. The withdrawn money may be changed for others of equivalent value within a time limit prescribed by the State Bank. Beyond this time limit, to-be-withdrawn money will be invalid for circulation.

Article 21. Specimen and souvenir money

The State Bank shall organize the designing, printing, minting and domestic and overseas sale of specimen and souvenir money for collection or other purposes under the Prime Minister's regulations.

Article 22. Promulgation and examination of regulations on money issuance operations

1. The Government shall promulgate regulations on money issuance operations, covering activities of printing, minting, preserving, transporting, distributing, withdrawing, replacing and destroying money, and expenses for the issuance of money.

2. The Ministry of Finance shall examine the printing, minting and destruction of money.

Article 23. Prohibited acts

1. Making counterfeit money: transporting, storing and circulating counterfeit money;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Refusing to receive or circulate money issued by the State Bank which are qualified for circulation.

4. Other prohibited acts as prescribed by law.

Section 3. LENDING, GUARANTEE AND PROVISION OF ADVANCES FOR THE STATE BUDGET

Article 24. Lending

1. The Stale Bank shall provide short-term loans for credit institutions under Point a. Clause 2. Article 11 of this Law.

2. The State Bank shall consider and decide to grant special loans to a credit institution in the following cases:

a/ The credit institution falls into insolvency, posing a threat to the stability of the system of credit institutions:

b/ The credit institution is likely to fall into insolvency due to another serious incident.

3. The State Bank shall not grant loans to individuals and organizations other than credit institutions specified in Clauses I and 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State Bank shall not provide guarantee for organizations and individuals to borrow loans, except cases of providing guarantee for credit institutions to borrow foreign loans under the Prime Minister's decision.

Article 26. Advances for the state budget The State Bank shall provide advances for the central budget to deal with a temporary deficit in the state budget fund under the Prime Minister's decision. These advance amounts must be refunded within the budgetary year, except special cases which shall be decided by the National Assembly Standing Committee.

Section 4. PAYMENT AND TREASURY OPERATIONS

Article 27. Opening of accounts and conduct of transactions via accounts

1. The State Bank may open accounts at foreign banks, international monetary and banking institutions and conduct transactions via these accounts.

2. The State Bank shall open accounts and conduct transactions for credit institutions.

3. The State Treasury shall open an account at the State Bank. In provinces, centrally run cities, districts, provincial towns and cities without a State Bank's branch, transactions for the State Treasury shall be conducted under the State Banks* regulations.

Article 28. Organization, management, operation and supervision of the national payment system

1. The State Bank shall organize, manage, operate and supervise the national payment system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Treasury services

The State Bank shall provide treasury services through the collection and payment of cash for account owners and transportation, counting, classification and disposal of money in circulation.

Article 30. Agency for the State Treasury

The State Bank shall act as an agent for the State Treasury in organizing bidding and in issuing, depositing and making payment for treasury bonds and bills.

Section 5. MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE AND FOREIGN EXCHANGE OPERATIONS

Article 31. Tasks and powers of the State Bank in the management of foreign exchange and foreign exchange operations

1. To manage foreign exchange and the use of foreign exchange in Vietnam's territory according to law.

2. To organize and develop a foreign currency market.

3. To grant and withdraw foreign exchange operation permits to/from credit institutions and other institutions conducting foreign exchange operations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To organize, manage and participate in the inter-bank foreign currency market.

6. To perform other tasks and exercise other powers regarding the management of foreign exchange and foreign exchange operations under law.

Article 32. Management of state foreign exchange reserves

1. Slate foreign exchange reserves include:

a/ Foreign currencies in cash and foreign-currency deposits on offshore accounts;

b/ Securities and other valuable papers in foreign currencies issued by foreign governments, foreign organizations or international organizations;

c/ Special drawing rights and reserves at the International Monetary Fund;

d/ Gold under the State Bank's management;

e/ Other types of foreign exchange owned by the State.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Prime Minister shall decide on the use of state foreign exchange reserves to meet unexpected and urgent needs of the State. In case the use of state foreign exchange reserves leads to a change in the state budget estimates, the Law on the State Budget will apply.

4. The State Bank shall report to the Government on the management of state foreign exchange reserves on a periodical and irregular basis.

5. The Ministry of Finance shall inspect the management of state foreign exchange reserves by the State Bank under the Government's regulations.

Article 33. Foreign exchange operations of the State Bank

The State Bank shall buy and sell foreign exchange on the domestic market for the attainment of objectives of the national monetary policy; buy and sell foreign exchange on international markets and conduct other foreign exchange transactions under the Prime Minister's regulations.

Article 34. Sale and purchase of foreign currencies between state foreign exchange reserves and the state budget

The Prime Minister shall provide for the level of foreign currencies to be retained by the Ministry of Finance from stale budget revenues lo cover regular foreign-currency expenditures of the state budget. The remaining foreign currency amount shall be sold by the Ministry of Finance to state foreign exchange reserves which are concentrated at the State Bank.

Section 6. INFORMATION AND REPORTING

Article 35. Responsibility to provide information for the State Bank

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Credit institutions shall provide information and statistical data at the request of the State Bank to serve the assessment, inspection and supervision of operations of the system of credit institutions as well as each credit institution.

3. The Governor of the State Bank shall provide for entities required to provide information, the process and scope of information provision, types of to-be-provided information, and the time limit and mode of information provision under Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 36. Principles of information provision

The provision of information by organizations and individuals to the State Bank must be carried out in an accurate, truthful, adequate and timely manner.

Article 37. Tasks of the State Bank regarding information activities

I. The State Bank has the following tasks in information activities:

a/ To receive, use. archive, provide and disclose information in accordance with law:

b/ To organize and supervise the provision of credit information relating lo clients having relations with credit institutions to these credit institutions:

c/ To guide the provision of information, and urge and examine the provision of information by organizations and individuals under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Monetary and banking guidelines, policies and laws;

b/ The State Bank Governor's executive decisions on the monetary and banking matters;

c/ Actual monetary and banking developments;

d/ Announcements related to the establishment, acquisition, sale, division, splitting, consolidation, merger, bankruptcy or dissolution of credit institutions;

e/ Financial and operational results of the State Bank according to law.

Article 38. Confidentiality of information

1. The State Bank shall elaborate a list of state secrets in the monetary and banking sector and regulations on the change of the degree of confidentiality and ihe declassification of these secrets for submission to competent state agencies for decision; and protect its secrets and secrets of other organizations and individuals under law.

2. The State Bank may reject organizations' and individuals" requests for the provision on confidential monetary and banking information, except requests of competent state agencies made under law.

3. Cadres and civil servants of the State Bank shall keep confidential information on professional operations of the State Bank and credit institutions and information on deposits of organizations and individuals under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State Bank shall collect information and make statistics on economic, monetary and banking operations at home and abroad for the purposes of research, analysis and forecast of monetary developments in service of the formulation and administration of the national monetary policy.

Article 40. Reporting

1. The Prime Minister shall report or authorize the Governor of the State Bank to report to the National Assembly on the results of annual implementation of the national monetary policy, report and explain matters brought before the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or National Assembly agencies: and promptly provide upon request necessary information and documents to National Assembly agencies for overseeing the implementation of the national monetary policy.

2. The State Bank shall report to the Government on:

a/ Monetary and banking developments on a biannual and annual basis;

b/ Audited annual financial statements.

3. The State Bank shall provide ministries and ministerial-level agencies with reports specified by law.

Article 41. Publishing activities

The State Bank shall publish publications on monetary and banking issues under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FINANCE AND ACCOUNTING OF THE STATE BANK

Article 42. Legal capital

The State Bank's legal capital shall be allocated from the state budget. The level of the State Bank's legal capital shall be decided by the Prime Minister.

Article 43. Financial revenues and expenditures

The State Bank's financial revenues and expenditures shall, in principle, be carried out under the Law on the State Budget- The Prime Minister shall provide for breakdowns of financial revenues and expenditures in conformity with particular professional operations of the State Bank.

Article 44. Financial results

Annual financial results of the State Bank shall be determined based on revenues from banking operations and other revenues, after deducting operation expenses and risk provisions.

Article 45. Funds

The State Bank may deduct its annual financial results to set up the following funds:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/The financial provision fund; c/ Other funds as decided by the Prime Minister.

2. The deduction levels for the setting up and the use of funds specified in Clause 1 of this Article comply with the Prime Minister's regulations.

3. After making deductions to set up funds specified in Clause 1 of this Article, the remainder of the State Bank's financial results shall be remitted into the state budget.

Article 46. Accounting of the State Bank The State Bank shall conduct accounting according to Vietnam's accounting standards and the specific accounting regime applicable to the central bank under the Prime Minister's regulations.

Article 47. Auditing

Annual financial statements of the State Bank shall be audited and certified by the State Audit.

Article 48. Fiscal year

A fiscal year of the State Bank starts on January 1 and ends on December 31 of the calendar year.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 49. The Banking Inspection and Supervision Agency

1. The Banking Inspection and Supervision Agency is a unit belonging to the State Bank's organizational structure and performing the tasks of banking inspection and supervision and money laundering prevention and combat.

2. The Prime Minister shall specify the organization, tasks and powers of the Banking Inspection and Supervision Agency.

Article 50. Objectives of banking inspection and supervision

Banking inspection and supervision aim to contribute to assuring the safe and sound development of the system of credit institutions and the financial system: to protect lawful rights and interests of money depositors and clients of credit institutions; to maintain and increase public confidence in the system of credit institutions; to ensure the observance of monetary and banking policies and laws; and to contribute to raising the effectiveness and efficiency of state management in the monetary and banking sector.

Article 51. Principles of banking inspection and supervision

1. Banking inspection and supervision shall be conducted under law in an accurate, objective, truthful, public, democratic and timely manner without impeding normal operations of agencies, organizations and individuals subject to banking inspection and supervision.

2. It is required to combine the inspection and supervision of the observance of monetary and banking policies and laws with the inspection and supervision of risks to operations of entities subject to banking inspection and supervision.

3. Banking inspection and supervision shall be conducted on the principle that all operations of credit institutions must be inspected and supervised.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Governor of the State Bank shall provide for the order and procedures for banking inspection and supervision.

Article 52. Entities subject to banking inspection

The State Bank shall inspect the following entities:

1. Credit institutions, branches of foreign banks, representative offices of foreign credit institutions and other foreign institutions conducting banking operations. When necessary, the State Bank shall request competent state agencies to inspect or coordinate with it in inspecting subsidiary companies or associated companies of credit institutions:

2. Institutions conducting foreign exchange operations or gold trading activities; organizations engaged in credit information activities; and non-bank institutions providing intermediary payment services.

3. Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam regarding the compliance with the monetary and banking laws under the state management of the State Bank.

Article 53. Rights and obligations of entities subject to banking inspection

1. To observe inspection conclusions.

2. To excise rights and perform obligations as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An inspection decision shall be issued based on any of the following grounds:

1. Inspection programs or plans:

2. Requests of the Governor of the State Bank:

3. Upon detecting signs of violation of law;

4. Upon occurrence of risks to the operational safety of credit institutions.

Article 55. Contents of banking inspection

1. Inspecting the observance of the monetary and banking laws and the compliance with licenses granted by the State Bank;

2. Considering and assessing the risk degree, risk management capacity and financial status of entities subject to banking inspection.

3. Proposing competent state agencies to amend, supplement or annul existing legal documents or promulgate new ones to meet the requirements of the state management of monetary and banking operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Detecting, preventing and handling according to its competence or proposing competent state agencies to handle violations of the monetary and banking laws.

Article 56. Entities subject to banking supervision

The State Bank shall conduct banking supervision of all operations of credit institutions and branches of foreign banks. When necessary, the State Bank shall request competent state agencies to supervise or coordinate with it in supervising subsidiary companies and associated companies of credit institutions.

Article 57. Rights and obligations of entities subject to banking supervision

1. To promptly, adequately and accurately provide information and documents at the request of the Banking Inspection and Supervision Agency; to take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of provided information and documents.

2. To report on and explain about risk and operational safety recommendations and warnings issued by the Banking Inspection and Supervision Agency.

3. To comply with the Banking Inspection and Supervision Agency's risk and operational safety recommendations and warnings.

Article 58. Contents of banking supervision

1. Collecting, synthesizing and processing documents, information and data to meet banking supervision requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Analyzing and assessing financial status, operation, administration, management and risk degree of credit institutions; and annually rank credit institutions.

4. Detecting and giving warnings about risks to the safety of banking operations and threats of violation of the monetary and banking laws.

5. Proposing and recommending measures to prevent and handle risks and violations of law.

Article 59. Handling of entities subject to banking inspection and supervision

1. Entities subject to banking inspection and supervision that violate the monetary and banking laws shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensation under law.

2. Depending on the nature and degree of risks, the State Bank shall also apply the following handling measures to entities subject to banking inspection and supervision:

a/ Restricting the distribution of dividends, transfer of shares or transfer of assets;

b/ Restricting the expansion of the scale, scope and areas of operation;

c/ Restricting, terminating or suspending one or several banking operations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Requesting credit institutions to transfer their charter capital or equity capital; or requesting major shareholders or shareholders holding control or dominant shares to transfer their shares;

f/ Deciding on a credit growth limit applicable to credit institutions in case of necessity so as to ensure the safety for credit institutions and the system of credit institutions;

g/ Applying one or several prudential ratios higher than the prescribed ones.

Article 60. Coordination between the State Bank and ministries and ministerial-level agencies in banking inspection and supervision

1. The State Bank shall coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in exchanging information on inspection and supervision in the finance and banking sector under its management.

2. The Slate Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent state agencies in. conducting inspection and supervision of credit institutions; coordinate with competent state agencies in inspecting and supervising subsidiary companies and associated companies of credit institutions under Articles 52 and 56 of this Law.

Article 61. Coordination in banking inspection and supervision between the State Bank and competent foreign banking inspection and supervision authorities

1. The State Bank shall exchange information and coordinate with competent foreign banking inspection and supervision authorities in inspecting and supervising foreign entities subject to banking inspection and supervision that operate in Vietnam's territory and Vietnam's entities subject to banking inspection and supervision that operate overseas.

2. The State Bank shall reach agreement with competent foreign banking inspection and supervision authorities on the form, contents and mechanisms of information exchange and inspection and supervision coordination in accordance with Vietnam's law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

INTERNAL AUDIT

Article 62. Internal Audit

1. Internal Audit is a unit belonging to the organizational structure of the State Bank which shall conduct internal audit and control within the State Bank.

2. The regulation on internal audit and control shall be promulgated by the Governor of the State Bank.

Article 63. Entities subject to. objectives and operational principles of the Internal Audit

1. Subject to internal audit are units of the State Bank's system.

2. The objective of internal audit is to assess the effectiveness of internal control activities in order to assure the reliability of financial statements, the effectiveness of operations, the observance of laws, regulations and processes of the State Bank and the assurance of asset safety.

3. Operations of the Internal Audit shall be carried out on the following principles:

a/ Assuring the observance of laws, regulations, processes and plans approved by the Governor of the State Bank:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Not impeding normal operations of audited units:

d/ The Internal Audit is entitled to access documents, dossiers, transactions and other necessary documents of audited units to fulfill audit objectives.

Article 64. Tasks and powers and the Internal Audit

1. To audit all units of the State Bank's system in conformity with approved audit plans or at the request of the Governor of the State Bank.

2. To conduct financial audit, operational audit and audit of performance of other tasks of the State Bank.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 65. Effect

1. This Law takes effect on January 1, 2011.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 66. Implementation detailing and guidance

The Government shall detail and guide this Law's articles and clauses as assigned to it: and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.

This Law was passed on June 16, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.-

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


305.034

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.86.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!