Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024? Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024?
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024? Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024?
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024 (Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024) như sau:
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024 (Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024) MẪU 1 BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM THÁNG 11 I. Thời gian và địa điểm: + Thời gian: vào hồi .......ngày ....... tháng 11 năm 202....... + Địa điểm: Tại văn phòng nhà trường II. Thành phần: gồm ......./ ....... đ/c (Vắng : 0) 1. Đ/c.......: Hiệu trưởng - Chủ trì cuộc họp 2. Đ/c.......: Thư ký Hội đồng Cùng toàn thể giáo viên, nhân viên có mặt đầy đủ. I/ Nội dung: A/ Đánh giá công tác trong tháng 1. Tư tưởng chính trị: - Toàn trường thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 tháng 11. Kết hợp công đoàn tổ chức kỷ niệm ngày 20/11. - Hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua gắn vào nhiệm vụ được giao. Thi đua tự học tự rèn theo chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. - Toàn trường tham gia tốt công tác thi đua của ngành. 2. Số lượng - Si số : .......trẻ, .......nhóm trẻ tư thục 3. Công tác chăm sóc giáo dục. *Kiểm tra công tác bán trú: - Tiếp nhận thức ăn đúng thực đơn và định lượng, thay đổi món ăn hàng ngày đảm bảo đủ chất dinh d¬ưỡng theo yêu cầu. Có đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, cách ghi chép hồ sơ có tính khoa học - Kiễm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng các lớp trong giờ ăn, giờ ngủ của trẻ * Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra .......bộ hồ sơ các giáo viên khối MG. Đa số giáo viên có đầy đủ các hồ sơ theo quy định. GV xây dựng được kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần theo hướng dẫn, biết lựa chọn nội dung phù hợp, bài soạn kh¸ rá ràng, cụ thể. Các hồ sơ khác được trình bày khá khoa học. - Thục hiện thoa giảng tốt * Kiễm tra giáo viên Kiểm tra chuyên đề ....... giáo viên: (.......) * Xếp loại: ....... * Kiểm tra việc thực hiện chương trình và lịch sinh hoạt. - Đa số các lớp thực hiện nghiêm túc chương trình và lịch sinh hoạt trong ngày đảm bảo đầy đủ nội dung và thời gian theo quy định. * Công tác làm đồ dùng đồ chơi giáo viên làm trong tháng: - 100% giáo viên làm đồ dùng đồ chơi PTTC đúng với yêu cầu của nhà trường đề ra - Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi đúng với báo cáo ở tháng, một số lớp làm đồ chơi khá đẹp, màu sắc hài hòa, sử dụng lâu bền. - Một số lớp làm khá đẹp sử dụng phù hợp vào tiết dạy và các hoạt động chơi - TLCC: .......%. TLBN: .......% - ĐDĐC tự làm: .......bộ. Sử dụng ....... lần - 100% trẻ tham gia đánh được theo dõi đánh giá. - Các nhóm lớp thực hiện giờ nào việc ấy. Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ tham gia vào mọi hoạt động tập thể của nhóm lớp mình. * Một số tồn tại ...Xem tiếp... TẢI VỀ MẪU 1 MẪU 2 BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG Cuộc họp tiến hành vào hồi .........giờ .... tháng 11 năm .... Địa điểm: Tại văn phòng trường MN .... Tổng số CBGVNV tham gia dự họp: : .... Chủ trì: .... Thư ký: .... NỘI DUNG I. Đ/c hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đánh giá thực hiện các hoạt động của nhà trường trong tháng 10/20: .... *Ưu điểm: *Số lượng: Số lượng trẻ mẫu giáo huy động đạt chỉ tiêu *Chất lượng: - Hồ sơ lớp đầy đủ, hồ sơ bài soạn đầy đủ, kịp thời. - Giáo viên lên lớp soạn bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng chu đáo. - Trang trí lớp nổi bật chủ đề. - Các lớp đã tạo được môi trường trong và ngoài lớp - Thực hiện nghiêm túc giờ nào việc nấy, đảm bảo kỷ cương nề nếp dạy và học. - Đánh giá trẻ cuối chủ đề đầy đủ kịp thời. *Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh phong quang trường lớp sạch sẽ. Ca cốc uống nước trẻ phải rửa thường xuyên. Khăn mặt cảu trẻ phải giặt thường xuyên phơi đủ số trẻ *Về công tác bán trú: Chưa tổ chức ăn bán trú * Nhược điểm: - Hai nhóm trẻ tỷ lệ huy động còn thấp - Thu nộp các lớp còn chậm. - 1 số giáo viên soạn giáo án điện tử thể thức văn bản chưa đạt - Chưa tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường được II. Kế hoạch tháng 11: * Lập thành tích chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 - Tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị nghị quyết các cấp, các cuộc vận động do cấp trên đề ra - Tiếp tục huy động trẻ nhà trẻ . - Tổ chức thao giảng với các chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “giáo dục kỹ năng sống” một cách linh hoạt sáng tạo. - Tổ chức thi giáo viên giỏi trường mỗi giáo viên dạy 1 tiết có ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức tập văn nghệ cho cô và trẻ, giao lưu văn nghệ giữa các nhóm lớp - Chỉ đạo giáo viên điều chỉnh kể hoạch CSGD trẻ hợp với tình hình thực tế của lớp - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên xây dựng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp, an toàn thân thiện, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp theo hướng mở, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. - Chỉ đạo giáo viên duy trì số lượng và tiếp tục huy động trẻ vào lớp, kiểm tra giáo án trước khi lên lớp. - Chỉ đạo giáo viên bám sát chương trình theo thời khóa biểu, thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ khi đến trường MN. - Động viên giáo viên làm đồ dùng đồ chơi bổ sung các góc. - Tăng cường thăm lớp dự giờ góp ý bố sung cho giáo viên. - Phối hợp hiệu trưởng chấm hồ sơ giáo viên, chấm môi trường trong và ngoài lớp. - Tổ chức thao giảng chào mừng 20/11 mỗi giáo viên 1 tiểt dạy. - Kiểm tra nề nếp trẻ, thói quen vệ sinh cá nhân trẻ và số lượng huy động. - Kiểm tra thường xuyên hoạt động giáo viên theo kế hoạch. - Giáo viên mặc đồng phục cô và trẻ theo quy định của nhà trường ( thứ 2 và thứ 5 trong tuần) - Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ phổ cập đón đoàn kiểm tra. - Kiểm tra duyệt kế hoạch CSGD trẻ các lớp theo tuần vào chiều thứ 6. - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú - Các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt tổ định kỳ theo đúng thời gian quy định. - Hoàn thành các loại báo cáo đúng thời gian quy định. Chuẩn bị chu đáo các loại hồ sơ, các loại sổ sách nhà trường. - Cập nhật phần mềm kiểm định chất lượng, phần mềm MSA ...Xem tiếp... TẢI VỀ MẪU 2 Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024? Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của trường mầm non thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của trường mầm non như sau:
Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Hội đồng trường mầm non trường công lập được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định hội đồng trường mầm non trường công lập như sau:
(1) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường
Thành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.
Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
(3) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường
Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà trường; quyết nghị quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.
Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
(4) Hoạt động của hội đồng trường
Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.
Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại (3). Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.