Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật đất đai? Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện khi nào?

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật đất đai? Vì sau khi hoàn thành bản đồ địa chính thì do sự tác động của một số yếu tố quan trọng dẫn đến việc phải thay đổi bản đồ địa chính so với lúc ban đầu. Vậy, chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật đất đai? Xin giải đáp.

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật Đất đai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Đất đai 2013 quy định “Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định về đo đạc chỉnh lý bản đồ đị chính như sau:

- Chỉnh lý bản đồ địa chính

+ Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:

++ Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);

++ Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

++ Thay đổi diện tích thửa đất;

++ Thay đổi mục đích sử dụng đất;

++ Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

++ Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;

++ Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;

++ Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;

++ Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

+ Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính

++ Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính;

++ Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa;

++ Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

++ Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

+ Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu thông tin chỉnh lý thực hiện như sau:

++ Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy;

++ Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong số mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác.

+ Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch... và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính.

+ Việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất, số thứ tự mảnh bản đồ địa chính được quy định như sau:

++ Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất lớn nhất trong mảnh bản đồ.

Trường hợp ghép mảnh bản đồ khi sáp nhập xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thì số thứ tự các thửa đất trên mảnh bản đồ của xã sau khi sáp nhập mà có trụ sở Ủy ban nhân dân xã mới được giữ nguyên, số thứ tự các thửa đất trên mảnh bản đồ ghép vào được đánh lại tiếp theo số thứ tự thửa đất lớn nhất; lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý;

++ Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ;

++ Chỉnh lý số thứ tự mảnh bản đồ địa chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:

* Trường hợp nhập xã: Số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã sau khi sáp nhập mà có trụ sở Ủy ban nhân dân xã mới được giữ nguyên, số thứ tự các mảnh bản đồ ghép vào được đánh lại tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ lớn nhất. Các yếu tố thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ. Đối với các mảnh bản đồ địa chính có đường địa giới xã cũ đi qua thì thực hiện việc ghép mảnh bản đồ địa chính hoặc giữ nguyên mảnh bản đồ địa chính cũ.

* Trường hợp tách xã thành các xã riêng biệt: Thực hiện đánh lại hoặc giữ nguyên số thứ tự mảnh bản đồ địa chính theo từng xã mới. Chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo xã mới, các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ, sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.

* Trường hợp tách một phần xã để hợp nhất với xã khác: Giữ nguyên số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích còn lại của xã bị tách (phần diện tích không bị sáp nhập với xã khác) và số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã nhập (xã sáp nhập một phần diện tích của xã kia vào), chỉnh lý lại số thứ tự mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích bị tách ra theo số tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất của xã nhập. Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.

* Trường hợp giải thể các xã chỉ còn cấp huyện (đơn vị hành chính cấp huyện không có xã): Thực hiện chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính mới. Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ. Sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả của bản đồ địa chính sau chỉnh lý. Trường hợp thực hiện đo đạc mới bản đồ địa chính, trích đo địa chính (trừ trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm) thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật giao cho cấp huyện và cấp xã trên phạm vi địa bàn.”

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính trong các trường hợp sau:

Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);

Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

Thay đổi diện tích thửa đất;

Thay đổi mục đích sử dụng đất;

Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;

Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;

Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;

Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Đo vẽ bản đồ địa chính

Đo vẽ bản đồ địa chính

Khi nào thực hiện việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất.

Khi nào thực hiện việc đo vẽ lại bản đồ địa chính?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau đây:

-Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;

-Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;

-Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa;

-Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư này.

>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định về Bản đồ địa chính mới nhất Tải

Địa chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc thống kê, kiểm kê đất đai do cơ quan nào tổ chức thực hiện theo Luật đất đai? Mục đích của thống kê, kiểm kê đất đai để làm gì?
Pháp luật
Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những nội dung gì theo quy định của Luật Đất đai? Việc điều tra, đánh giá cần thu thập các tài liệu gì?
Pháp luật
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật đất đai? Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Độ chính xác của bản đồ địa chính được xác định theo Luật đất đai là bao nhiêu? Thẩm quyền lập bản đồ địa chính thuộc về ai?
Pháp luật
Theo Luật đất đai hiện nay nước ta có bao nhiêu loại đất? Đất được phân theo tiêu chí nào dựa theo Luật Đất đai?
Pháp luật
Bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp theo Luật đất đai? Lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trích đo địa chính thửa đất là gì? Tờ trích đo địa chính thửa đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có giá trị không?
Pháp luật
Mảnh trích đo địa chính là gì? Việc xác nhận mảnh trích đo địa chính được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng nào theo quy định của Luật đất đai?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai? Hoạt động điều tra đánh giá bao gồm những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Địa chính
Cao Nguyễn Thảo Quyên Lưu bài viết
4,261 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Địa chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào