Di sản thừa kế

Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

(Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015)

Tải trọn bộ các văn bản về Di sản thừa kế hiện hành: Tải về

Người quản lý di sản thừa kế

Người quản lý di sản thừa kế

Di sản thừa kế | Người quản lý di sản thừa kế

Từ chối nhận di sản thừa kế

Từ chối nhận di sản thừa kế

Di sản thừa kế | Từ chối nhận di sản thừa kế

Người không được quyền hưởng di sản thừa kế

Người không được quyền hưởng di sản thừa kế

Di sản thừa kế | Người không được quyền hưởng di sản thừa kế

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Di sản thừa kế | Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Di sản thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Pháp luật Thời hạn yêu cầu phân chia di sản thừa kế là bao lâu? Di chúc có hiệu lực vào thời điểm nào? Hiệu lực của di chúc được quy định ra sao?
Ông tôi hiện tại cũng đã lớn tuổi tuy nhiên vẫn còn khá minh mẫn, ông dự tính trong thời gian tới sẽ lập một bản di chúc để lại tài sản của mình cho những người con của mình phòng trường hợp không may xảy ra. Ông có nhờ tôi hỏi mọi người giúp là nếu sau khi ông qua đời thì bản di chúc này sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào và nó có quy định thời hạn trong bao lâu mọi người phải tiến hành chia tài sản của ông hay không? - Câu hỏi của anh Hào đến từ Sóc Trăng.
Pháp luật Con có được hưởng di sản thừa kế không khi cha để lại di chúc di tặng toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện?
Con có được hưởng di sản thừa kế không khi cha để lại di chúc di tặng toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện? Cụ thể, gia đình tôi có 2 người là cha tôi và tôi năm nay 30 tuổi. Khi cha tôi mất để lại di chúc là quyên góp toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện? Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được nhận di sản thừa kế không, bởi tôi là con trai duy nhất của ông? - Câu hỏi của anh Cường đến từ Tân Phú, Đồng Nai.
Pháp luật Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là bao lâu?
Tôi có một chị bạn đang tranh chấp với cậu em trai một ngôi nhà do ông bà nội để lại (không có di chúc). Cậu em nhờ quen biết nên khi ông bà qua đời đã đi chuyển nhượng được các tài sản sang tên mình. Giờ cậu ta muốn bán căn nhà ông bà để lại có được không?Chị ấy có quyền ngăn cản không? Khởi kiện lên tòa có dành phần thắng không? Đây là câu hỏi của chị Giang - Bình Định.
Pháp luật Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?
Ba tôi năm nay 62 tuổi, ba bị bệnh covid-19 và đã qua đời trong đợt dịch vừa rồi nhưng do dịch bệnh nên nhà tôi không đi khai nhận di sản thừa kế được. Khi chết ba tôi có để lại di chúc cho hai anh em tôi và mẹ tôi. Nay dịch bệnh đã được kiểm soát nên gia đình tôi muốn đi khai nhận di sản thừa kế của ba. Cho tôi hỏi tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Nhà tôi còn có bà nội nhưng bà nội không ở cùng nhà với gia đình tôi. Trong di chúc không đề cập đến bà nội nhưng tôi muốn biết bà nội có được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc của ba tôi không? - Câu hỏi của anh Khánh Đăng đến từ Khánh Hòa.
Pháp luật Có được quyền hưởng di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không?
Có được quyền hưởng di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không? Trường hợp mẹ và ba tính từ thời điểm chung sống từ năm 1988, không có đăng ký kết hôn, năm 2008 ba mất, mà bây giờ tài sản đứng tên ba, vậy người vợ có được hưởng 50% tài sản theo luật định không? Giờ muốn sang tên tài sản cho người mẹ thì phải làm sao? Đây là câu hỏi của chị Bảo Thư đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Pháp luật Người ngoại tình có quyền đòi chia di sản thừa kế không? Giải quyết di sản thừa kế của vợ chồng trong trường hợp một bên đã chết như thế nào?
Ông nội đi theo "vợ bé" đã 33 năm, đối xử tệ bạc với gia đình và giờ đòi mảnh đất bà nội để lại cho bố mẹ và các cô chú tôi. Việc này xảy ra khi bà nội tôi vừa mất. Gia đình tôi cho rằng ông nghe lời xúi giục của mấy người con riêng nên làm vậy. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này thì đất thuộc về ai? - câu hỏi của anh Việt Thắng đến từ Quảng Nam.
Pháp luật Tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế có phải là tài sản riêng không? Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Gia đình bà em có 04 người con gồm mẹ em và 02 dì, 01 cậu (cậu bị bệnh tâm thần). Bà em mất không để lại di chúc giờ hai dì muốn để lại tài sản thừa kế cho mẹ em và để mẹ em chăm sóc cậu luôn. Cho em hỏi: Tài sản hai dì để lại cho mẹ em là tài sản riêng của mẹ em hay là tài sản chung của bố mẹ em? Hai dì em muốn từ chối nhận di sản thì thủ tục như thế nào ạ? Mẹ em có cần làm giấy giám hộ cho cậu em không ạ? Thủ tục ra sao ạ? Em xin cảm ơn! - Đây là câu hỏi của chị Thục Oanh đến từ Tây Sơn, Bình Định.
Pháp luật Nội dung di chúc yêu cầu không được chuyển nhượng, tặng cho di sản thừa kế lại cho người khác thì có đúng không?
Ông của tôi trước khi mất có để lại di chúc chia mảnh đất ở quê cho ba tôi và các chú, bác, tuy nhiên trong nội dung di chúc lại ghi rằng mảnh đất ông để lại là cho các con làm của để dành, không được bán hay tặng cho người ngoài. Điều tôi băn khoăn ở đây là sau này nếu ba tôi để lại cho các con cháu mà con cháu muốn bán cho người khác thì có được hay không? Việc này có vi phạm pháp luật do không làm đúng di nguyện của ông tôi hay không? Tôi chỉ hỏi để dự trù trong trường hợp có phát sinh vấn đề này trong tương lai chứ gia đình tôi thì cũng không có ý định bán đi mảnh đất này của ông mình. - Câu hỏi của anh Minh đến từ Quảng Ngãi.
Pháp luật Thời hiệu thừa kế kể từ ngày cha, mẹ mất là bao lâu? Khi hết thời hiệu thừa kế thì di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào?
Mẹ tôi chết năm 1979. Cha tôi chết năm 1987. Nhà tôi có hai anh em. Cha mẹ chết mà không để lại di chúc. Sau khi cha tôi mất thì anh em tôi cũng không nói gì đến chuyện chia thừa kế. Sau đó anh trai tôi đi ra nước ngoài và sinh sống đến nay không về (năm 2021). Nhưng hiện giờ anh đã có vợ và vợ anh cũng để ý đến phần di sản của cha mẹ tôi. Cho tôi hỏi trường hợp này thì sẽ áp dụng quy định pháp luật nào để tôi nhận thừa kế? Anh tôi đã đi ra nước ngoài 35 năm thì có được quyền đòi chia thừa kế nữa không? cảm ơn! - Câu hỏi của chị Trúc Anh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Pháp luật Xử lý di sản thừa kế như thế nào trong trường hợp hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật?
Gia đình tôi đang ở trên mảnh đất do ông nội của tôi để lại đã hơn 30 năm. Ông tôi mất không để lại di chúc chia di sản thừa kế. Tình trạng mảnh đất ổn định, không có tranh chấp, bố tôi nộp thuế đầy đủ hàng năm. Nay bố tôi muốn làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đối với thẻ đỏ mảnh đất này. Tôi xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý đối với mảnh đất ông tôi để lại? Đây là câu hỏi của anh Quang đến từ Lâm Đồng.
Pháp luật Chuyển cổ phần cho người thừa kế được quy định như thế nào? Khai nhận di sản thừa kế ở nơi cư trú của người đã chết đúng không?
Chồng em là cổ đông tại một công ty cổ phần. Vừa qua chồng em không may bị bệnh tim nên qua đời đột ngột, hiện tại cổ phần công ty của công ty muốn chuyển nhượng sang cho em có được không? Cho em hỏi chuyển cổ phần cho người thừa kế được quy định như thế nào? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định ra sao? Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản được quy định như thế nào? - câu hỏi từ chị Khả Hân đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Pháp luật Trong thủ tục thừa kế thì người nhận thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Trường hợp các thành viên nhận thừa kế họp để thóa thuận cách thức phân chia di sản thừa kế thì nội dung cuộc họp đó có cần phải lập thành văn bản hay không? Trong thủ tục thừa kế thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần được niêm yết trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như thế nào? Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ra sao?
Bà ngoại tôi có đứng tên 2 quyền sử dụng đất như sau: 1. Quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa) khoảng 12.000 m2. 2. Quyền sử dụng đất ở (đất thổ cư) khoảng 900 m2 Ngoại tôi đã mất cách đây 2 năm, khi mất bà cũng không để lại bất cứ di chúc nào. Bà ngoại tôi có tổng cộng 6 người con (4 gái, 2 trai). Hiện tại các người con đều thống nhất đồng ý chia đều 2 quyền sử dụng đất nêu trên cho 3 người con là người con gái thứ 4, người con trai thứ 6 và người con trai út. Như vậy có phân chia được hay không? Những người không nhận thừa kế thì phải làm gì? Nếu được thì trình tự, thủ tục để thực hiện như thế nào? - câu hỏi của anh Khải Đăng đến từ Phú Yên.
Pháp luật Người đang sống ở nước ngoài thì làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
Hiện nay gia đình chúng tôi có 5 người (bố tôi và 4 người con đẻ) mẹ tôi đã mất năm 2015. Hiện nay bố và các anh chị em muốn lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của mẹ tôi để lại cho em trai út (hiện nay em trai út đang đi lao động ở nước ngoài không ký vào được văn bản chỉ thông qua điện thoại em tôi xin nhận). Vậy có lập được văn bản không (đất mang tên bố mẹ tôi, bố tôi đang mắc bệnh khá trầm trọng, khó qua khỏi mong muốn chứng kiến việc anh em thỏa thuận nhường thừa kế cho em út). Kính mong được hỗ trợ. - Câu hỏi của anh Khanh đến từ Hậu Giang.
Pháp luật Bố mẹ chết không để lại di sản thừa kế, con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không? Trường hợp nào con cái không được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ?
Gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. Khi mất, bố mẹ không có di sản thừa kế để lại. Nhưng em được biết bố mẹ còn nợ 50 triệu của cô hàng xóm. Vậy cho em hỏi trong trường hợp này em có nghĩa vụ phải trả số tiền đó không? Câu hỏi của anh Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
Pháp luật Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Con nuôi không có đăng ký có được thừa kế theo pháp luật không?
Chị A là vợ anh B, anh B chết (bố mẹ B không còn), cả A và B có 1 ng con nuôi nhưng không có đăng ký trên pháp luật. Họ con nuôi khác họ của anh B. Hiện nay, A có được nhận toàn bộ tài sản của B không? A muốn thế chấp tài sản thì văn bản khai nhận di sản có còn thời gian niêm yết như trước không? Và cần làm gì để đương nhiên hưởng toàn bộ di sản theo pháp luật, nếu sau này có tranh chấp? - Câu hỏi của anh Anh Quân đến từ Hải Phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào