Người đang sống ở nước ngoài thì làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Hiện nay gia đình chúng tôi có 5 người (bố tôi và 4 người con đẻ) mẹ tôi đã mất năm 2015. Hiện nay bố và các anh chị em muốn lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của mẹ tôi để lại cho em trai út (hiện nay em trai út đang đi lao động ở nước ngoài không ký vào được văn bản chỉ thông qua điện thoại em tôi xin nhận). Vậy có lập được văn bản không (đất mang tên bố mẹ tôi, bố tôi đang mắc bệnh khá trầm trọng, khó qua khỏi mong muốn chứng kiến việc anh em thỏa thuận nhường thừa kế cho em út). Kính mong được hỗ trợ. - Câu hỏi của anh Khanh đến từ Hậu Giang.

Người đang sống ở nước ngoài thì làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Người đang sống ở nước ngoài thì làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Người đang sống ở nước ngoài thì làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế? (Hình từ Internet)

- Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
...
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
...

Bên cạnh đó, Điều 48 Luật Công chứng 2014 cũng có quy định như sau:

Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
...

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
...
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
...

Căn cứ vào quy định nêu trên thì các đồng thừa kế phải cùng có mặt và ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này. Việc xác nhận qua điện thoại không thể thực hiện được anh nhé.

Trường hợp này người em của anh có thể lập hợp đồng ủy quyền cho một người khác thực hiện thủ tục phân chia di sản. Hợp đồng này phải được công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Sau đó, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này. (Điều 55 và Điều 78 Luật Công chứng 2014)

Người từ chối nhận di sản thừa kế phải làm thủ tục gì?

Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế như sau:

Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).

- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

- Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Bước 2: Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.

- Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.

- Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.

- Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

- Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.

(Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

- Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).

- Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Về thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản:

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

Đồng thời khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây

Thời hiệu thừa kế là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định của pháp luật; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế.

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Án lệ số 72/2024/AL về việc xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể ra sao?
Pháp luật
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào? Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì Tòa án có thụ lý, giải quyết tranh chấp không?
Pháp luật
Phân chia di sản thừa kế đối với tài sản là khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vợ có được hưởng di sản thừa kế của chồng khi chồng mất trong thời gian xin ly hôn hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có được quyền lập di chúc để lại tài sản cho con trai nhiều hơn con gái không? Di tặng tài sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Con trai duy nhất trong nhà có được quyền ép bố mẹ lập di chúc cho mình để hưởng di sản thừa kế hay không?
Pháp luật
Trường hợp nào di chúc sẽ không có hiệu lực theo quy định hiện nay? Phân chia di sản thừa kế như thế nào?
Pháp luật
Di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không? Nếu không thì di sản thừa kế được chia như thế nào?
Pháp luật
Nhà đang được trả có phải di sản thừa kế khi người trả góp chết? Ngôi nhà có tiếp tục được trả góp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,728 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào