Chuyển cổ phần cho người thừa kế được quy định như thế nào? Khai nhận di sản thừa kế ở nơi cư trú của người đã chết đúng không?
Chuyển cổ phần cho người thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020:
Chuyển nhượng cổ phần
...
Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
Một cá nhân mất đi, tài sản còn lại (cổ phần) có thể được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật (nếu không có di chúc để lại).
Số cổ phần có thể được một người hoặc nhiều người cùng hưởng (vì nếu không có di chúc sẽ chia theo hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Tương ứng với đó, số cổ đông công ty có thể thêm một hoặc nhiều.
Những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật của cổ đông đã chết sẽ tiến hành khai nhận di sản.
Chuyển cổ phần cho người thừa kế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm những giấy tờ gì?
Khi tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
- Di chúc (nếu có để lại di chúc);
- Giấy chứng tử;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống;
- Giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông.
Sau khi khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế cổ phần của cổ đông đã chết phải thông báo với công ty về việc hưởng thừa kế cổ phần của cổ đông.
Nếu cổ đông đã chết là cổ đông sáng lập thì công ty phải thực hiện thủ tục Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở.
Lưu ý: Trường hợp một người thay mặt số người thừa kế còn lại đứng tên toàn bộ cổ phần thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả những người còn lại.
Như vậy sẽ không có mẫu chuyển nhượng như anh yêu cầu, trường hợp này sẽ không thực hiện 'chuyển nhượng" sang cho vợ của người đó thừa kế theo sự quyết định của công ty.
Khai nhận di sản thừa kế ở nơi cư trú của người đã chết đúng không?
Để xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế cần xuất phát từ quy định về địa điểm mở thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 về thời điểm, địa điểm mở thừa kế.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại các văn phòng công chứng trên địa bán tỉnh thành phố nơi có tài sản. Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản được hướng dẫn cụ thể tại Luật Công chứng 2014.
Theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014 như sau:
Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?