Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke 4 tầng có khối tích 1.100cm3 thì phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke 4 tầng có khối tích 1.100cm3 thì phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy ra sao?
- Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có cường độ chữa cháy và diện tích chữa cháy ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy để làm gì?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke 4 tầng có khối tích 1.100cm3 thì phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) như sau:
a) Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải được người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Dẫn chiếu đến, khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
...
Theo đó, cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Kinh doanh dịch vụ karaoke (Hình từ Internet)
Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có cường độ chữa cháy và diện tích chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Phải bảo đảm có khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” (sau đây viết gọn là QCVN 06:2020/BXD), trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa IV. Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
b) Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được xác định thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng là nhóm F2.2 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
c) Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD; cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà;
d) Lối thoát nạn bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
đ) Số người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được tính toán với hệ số sàn là 1 m2/người;
e) Thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” (sau đây viết gọn là QCVN 17:2018/BXD), cụ thể như sau:
Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công;
Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD;
Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m;
Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo;
g) Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải bảo đảm theo quy định của TCVN 3890:2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” (sau đây viết gọn là TCVN 3890:2009 ), trong đó đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được bố trí đến từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
h) Hệ thống chống tụ khói bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06:2020/BXD và TCVN 5687:2010 “Thông gió điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế”;
i) Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động, lối vào từ trên cao của công trình phải bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
k) Hệ thống chữa cháy bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, TCVN 3890:2009 , TCVN 7336:2003 “Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Yêu cầu thiết kế”, TCVN 5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế” (sau đây viết gọn là TCVN 5738:2001 ) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, định mức cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Hệ thống báo cháy tự động bảo đảm theo quy định của TCVN 5738:2001 . Chuông, đèn báo cháy hành lang tầng và bổ sung chuông báo cháy được bố trí bên trong từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và hệ thống báo cháy kết nối liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh tại các phòng hát khi hệ thống báo cháy hoạt động trong trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra;
Cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đối với cơ sở kinh doanh vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm III, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm I. Khi các gian phòng được ngăn cháy với nhau và ngăn cháy với hành lang bằng tường ngăn cháy loại 1 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD thì cho phép căn cứ diện tích của gian phòng lớn nhất để tính toán lưu lượng, khối tích bể nước dự trữ cần thiết của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Thời gian chữa cháy không được thấp hơn 60 phút;
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD và TCVN 3890:2009. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có vị trí cách trụ nước chữa cháy thuộc hệ thống cấp nước đô thị 100 m hoặc cách 150 m đối với sông, hồ, ao,... có bến lấy nước cho phương tiện chữa cháy thì không bắt buộc phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
l) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại QCVN 12:2014/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng” (sau đây viết gọn là QCVN 12:2014/BXD), cụ thể như sau:
Hệ thống điện cấp cho các hệ thống phòng cháy và chữa cháy, hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy bảo đảm theo Điều 2.3 và Điều 2.9 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống điện được bảo vệ chống tác động nhiệt, chống quá tải, chống tĩnh điện theo quy định tại Điều 2.5 và Điều 2.6 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống chống sét phải bảo đảm theo quy định tại Điều 2.8 QCVN 12:2014/BXD;
m) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, cụ thể như sau:
Tường ngăn giữa hành lang và các gian phòng phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I và không nhỏ hơn EI 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;
Các gian phòng có diện tích từ 50 m2 trở lên và các gian phòng trong tầng hầm, tầng nửa hầm phải được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy;
Khu vực kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường phải được ngăn cách với các khu vực có công năng khác bằng tường và sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn RE1 45 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III.
Theo đó, cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đối với cơ sở kinh doanh vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm III, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm I.
Như vậy, cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đối với cơ sở kinh doanh vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm III.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và các văn bản quy định chi tiết thi hành, quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm tính mạng, sức khỏe và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Lời dẫn chương trình văn nghệ hội người cao tuổi?
- Những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải là bản sao có chứng thực?
- Thông tin tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được điều tra thu thập bao gồm những gì?
- Chi phí xây dựng được xác định bằng phương pháp nào? Tải về phương pháp xác định chi phí xây dựng theo Thông tư 11?