Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay? Thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng chế độ và chính sách gì?
Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay?
Căn cứ Điều 43 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) có quy định về lực lượng phòng cháy chữa cháy như sau:
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Theo đó, đội PCCC cơ sở được xem là một trong những lực lượng phòng cháy và chữa cháy nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân.
Đối với mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở thì hiện tại pháp luật không có quy định về mẫu quyết định này.
Do đó các cơ sở sẽ tự mình soạn thảo mẫu quyết định dựa trên quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 và các văn bản khác có liên quan.
Các cơ sở (doanh nghiệp, trường học,...) có thể tham khảo một số mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở sau đây:
- Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở 2024 - số 1: TẢI VỀ
- Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở 2024 - số 2: TẢI VỀ
- Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở 2024 - số 3: TẢI VỀ
Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng chế độ và chính sách gì?
Căn cứ vào Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng các chế độ và chính sách sau đây:
(1) Chế độ:
- Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
- Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
- Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
- Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
- Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
- Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
(2) Chính sách:
- Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả.
- Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
- Trường hợp thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;
Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với thành viên đội PCCC cơ sở là bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
...
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với thành viên đội PCCC cơ sở như sau:
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu đối với thành viên đội PCCC cơ sở là từ 16 đến 24 giờ.
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với thành viên đội PCCC cơ sở sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với thành viên đội PCCC cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn dự thầu thuộc E-HSĐXKT trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?
- Trò chơi điện tử G1 là gì? Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 quy định ra sao?
- Tải mẫu sổ theo dõi khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên mới nhất hiện nay? Hướng dẫn sử dụng, cách ghi?
- Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
- Hòa giải ở cơ sở có được tiến hành khi hòa giải viên chứng kiến vụ việc thuộc phạm vi hòa giải không?