Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Quy định về bố trí bình chữa cháy được đặt ở những khu vực nào cho nhà trong công tác phòng cháy và chữa cháy?
Về văn bản liên quan đến bố trí bình phòng cháy chữa cháy và đèn chiếu sáng sự cố thì anh có thể tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
Trong đó tại Mục 5.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 hướng dẫn về trang bị, bố trí bình chữa cháy trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà có quy định rõ:
5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy
5.1.1 Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
5.1.2 Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.
5.1.3 Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại Bảng 2.
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
5.1.4 Bình chữa cháy trang bị theo quy định tại 5.1.1 có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định tại Bảng 3 và Bảng 4.
a) Đối với đám cháy chất rắn.
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
b) Đối với đám cháy chất lỏng, chất khí.
Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).
5.1.5 Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.3.
5.1.6 Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.3 và 5.1.4.
5.1.7 Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.
5.1.8 Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ.
5.1.9 Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026 (ISO 7165); TCVN 7027 (ISO 11601).
5.1.10 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1).
Theo đó, tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm? (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố được quy định ra sao?
Đối với đèn chiếu sáng sự cố trong công tác phòng cháy và chữa cháy, tại Mục 10.1.5, Mục 10.1.6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 hướng dẫn như sau:
- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.
- Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.
- Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).
- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.
Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm Mục 2.8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2021/BCA về Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy có quy định về đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Theo Mục 6.2 và Mục 7.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 có quy định về việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động như sau:
6.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động
6.2.1 Hệ thống báo cháy tự động sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
6..2.2 Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.
6.2.3 Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.
...
7.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động
7.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.
7.2.2 Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.
7.2.3 Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần ..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.
7.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Theo đó, hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần.
Còn đối với việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?