Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào?

Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào?

Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá như sau:

Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
1. Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá phải đáp ứng các yêu cầu theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá phải đáp ứng các yêu cầu theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP.

Theo đó, căn cứ Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá như sau:

(1) Phải được kết nối, đồng bộ dữ liệu với Trung tâm dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị và dịch vụ giám sát tàu cá.

(2) Tối thiểu có kết nối truyền dữ liệu thông qua vệ tinh; thiết bị có thể tích hợp thêm tính năng truyền dữ liệu qua thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF;

Truyền dữ liệu tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ) theo thời gian thực, thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm - giờ Việt Nam); tốc độ tàu; mã nhận dạng thiết bị; trạng thái của thiết bị;

Có khả năng cảnh báo sớm tối thiểu 01 hải lý trước vùng cấm khai thác, vượt qua ranh giới cho phép trên biển bằng âm thanh hoặc đèn. Thiết bị dừng cảnh báo khi tàu quay lại ranh giới và ra khỏi vùng cấm khai thác.

(3) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%.

(4) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập.

(5) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam:

- Đáp ứng các thử nghiệm môi trường như: Điều kiện hoạt động trong môi trường biển thử theo mức khắc nghiệt 3 theo TCVN 7699-2-52:2007.

Một chu kỳ thử nghiệm bao gồm: bốn giai đoạn phun, mỗi giai đoạn 2 giờ, cùng với giai đoạn lưu giữ ở điều kiện ẩm từ 20 giờ đến 22 giờ sau mỗi giai đoạn phun; sau đó một giai đoạn bảo quản là ba ngày trong điều kiện khí quyển tiêu chuẩn để thử nghiệm ở (23 ± 2)° C và độ ẩm từ 45% đến 55%;

Điều kiện hoạt động trong môi trường rung theo TCVN 7699-2-6:2009. Thiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu của phép kiểm tra đặc tính;

Thiết bị đặt trong ca bin tàu cá tối thiểu đạt IP66, ăng ten và các cấu phần của thiết bị đặt bên ngoài tối thiểu đạt IP67. Phương pháp thử theo TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001).

- Phải thỏa mãn các quy chuẩn tương thích điện từ QCVN 18:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện; QCVN 47: 2015/ BTTTT về tần số vô tuyến điện và phổ bức xạ áp dụng cho máy thu phát vô tuyến điện; QCVN 12: 2015/BTTTT về thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM.

(6) Thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá phải có các thành phần, bộ phận như sau:

- Bộ nhớ để lưu trữ các dữ liệu hành trình theo quy định. Thời gian lưu trữ 01 tháng gần nhất đối với dữ liệu mất sóng chưa gửi được, 06 tháng với dữ liệu lưu nội tại trong bộ nhớ thiết bị.

Trường hợp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mất kết nối máy chủ thời gian dài, chỉ gửi lại 01 tháng gần nhất khi có sóng.

Có khả năng ghi nhận và lưu vào bộ nhớ nội dung các thông tin tối thiểu trong vòng 6 tháng gần nhất, đảm bảo tối thiểu 15 phút ghi nhận 1 lần. Thông tin đảm bảo không bị thay đổi, mất trong quá trình hoạt động.

- Bộ phận thông báo về tình trạng hoạt động bằng màn hình hoặc LED trạng thái. Các trạng thái phải thông báo được gồm có: nguồn chính, nguồn phụ (pin dự phòng), tình trạng định vị vị trí, tình trạng kết nối vệ tinh, tình trạng hoạt động bình thường hay có lỗi của thiết bị.

Phải có nhãn hướng dẫn phân biệt các trạng thái này và các trạng thái cảnh báo khác.

- Tối thiểu một nút bấm khẩn cấp ở vị trí dễ thao tác. Kết cấu của nút bấm phải có bảo vệ để tránh khả năng bấm nhầm.

- Cổng trích xuất dữ liệu để đọc thông tin từ bộ nhớ của thiết bị. Đơn vị cung cấp thiết bị có trách nhiệm bàn giao và hướng dẫn sử dụng cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và người sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Các tùy chọn mở rộng cho phép thêm các chuẩn giao tiếp không dây khác như bluetooth, wifi.

- Có nguồn phụ (pin dự phòng) với dung lượng đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục trong vòng ít nhất 24 giờ kể từ khi mất nguồn chính.

(7) Nguồn điện sử dụng cho thiết bị giám sát hành trình được lấy từ điện ắc quy trên tàu. Cho phép sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời và phải đảm bảo sự liên tục trong việc cung cấp điện.

Mức điện áp sử dụng của thiết bị phải phù hợp với mức điện áp danh định của tàu cá và có khả năng chịu cắm ngược cực theo quy định như sau:

Điện áp danh định 12 (V), điện áp thử nghiệm cắm ngược cực 14 ± 0,1 (V);

Điện áp danh định 24 (V), điện áp thử nghiệm cắm ngược cực 28 ± 0,2 (V);

Điện áp danh định 136 (V), điện áp thử nghiệm cắm ngược cực 42 ± 0,2 (V).

Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào?

Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Phần mềm giám sát tàu cá tại đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về yêu cầu của phần mềm giám sát tàu cá tại đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá như sau:

- Có khả năng kết nối, tiếp nhận thông tin dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá;

- Bảo đảm kết nối liên tục để truyền đầy đủ thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tiếp nhận các thông tin từ hệ thống giám sát tàu cá để truyền dẫn đến thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá theo định dạng của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bảo đảm bảo mật dữ liệu theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP có nêu rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá như sau:

- Cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, mã thiết bị giám sát tàu cá, mã kẹp chì và tự động truyền các thông tin về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trước khi cập nhật vào phần mềm giám sát tàu cá của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu cá trước 30 ngày về việc thiết bị giám sát hành trình tàu cá hết hạn dịch vụ; không tự ý ngắt kết nối khi tàu cá đang hoạt động trên biển;

- Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tại vị trí cố định chắc chắn trên bộ phận gắn liền với thân tàu cá, có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thực hiện kẹp chì cố định thiết bị trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;

- Kịp thời khắc phục sự cố của thiết bị và cung cấp thông tin liên quan đến thiết bị; phối hợp trong quá trình xử lý vi phạm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp; gửi dữ liệu giám sát hành trình tàu cá chưa gửi được đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo văn bản xác nhận trong trường hợp bất khả kháng;

- Định kỳ hàng quý, 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố nơi tàu cá đăng ký theo Mẫu số 01B.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

- Trước khi cung cấp thiết bị giám sát hành trình phải thông báo bằng văn bản về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đảm bảo việc kết nối truyền dữ liệu từ thiết bị đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chịu trách nhiệm trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá không truyền được dữ liệu đến trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá do lỗi kỹ thuật.

Thiết bị giám sát hành trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ năm 2025, xe ô tô cá nhân có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình? Xe ô tô gồm các loại xe gì?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe trung chuyển hay không?
Pháp luật
Yêu cầu đối với Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá từ ngày 19/5/2024 theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Mẫu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là gì? Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Xe tải 2,5 tấn để chở hàng hóa của gia đình có phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định hay không?
Pháp luật
Xử phạt xe không lắp thiết bị giám sát hành trình? Có bắt buộc phải lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe không?
Pháp luật
Thiết bị giám sát hành trình tàu cá có sai số tọa độ vị trí cho phép là bao nhiêu khi nhận tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu GPS?
Pháp luật
Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo về tính năng an toàn của dữ liệu như thế nào?
Pháp luật
Thẻ nhận dạng lái xe của thiết bị giám sát hành trình xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị giám sát hành trình
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
751 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị giám sát hành trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị giám sát hành trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào