Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? Giải pháp thoát nạn trong hầm đường bộ?
Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ?
Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:
(1) Hầm phải có giải pháp để ngăn chặn sự sụp đổ của các cấu kiện và sự hỏng hóc của cơ cấu treo, đỡ các thiết bị và hệ thống phía trên của hầm dưới tác động của đám cháy và sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm cháy của đám cháy, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Hỗ trợ khả năng tiếp cận của lực lượng chữa cháy;
- Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế;
- Giảm nhẹ hư hại của kết cấu.
(2) Cấu kiện, mối nối giữa các cấu kiện, kết cấu của vỏ hầm phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn R 120.
(3) Các gian phòng kỹ thuật, phòng trực điều khiển phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng cấu kiện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 120.
(4) Tường của đường thoát nạn, cầu thang, buồng thang bộ phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.
(5) Các vách ngăn của hầm cáp điện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 45. Cửa ra vào hầm cáp điện có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 30.
(6) Các cửa trên tường ngăn cháy, cửa trên lối thoát nạn trong hầm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 60.
(7) Các cơ cấu đỡ, buộc, neo giữ thiết bị với kết cấu phía trên đường ô tô và đường đi bộ phải bảo đảm khả năng neo giữ trong điều kiện nhiệt độ tối thiểu 450 °C trong thời gian không nhỏ hơn 120 min.
(8) Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết cấu tường, sàn, vách ngăn cháy, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.
Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? (Hình từ Internet)
Giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ?
Giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ được hướng dẫn tại Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế như sau:
(1) Lối thoát nạn:
- Lối thoát nạn phải được bố trí dọc theo hầm.
- Khoảng cách giữa 02 lối thoát nạn dọc theo chiều dài hầm không lớn hơn 300 m.
- Chiều cao thông thủy của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1 m.
- Hầm có 02 đường hầm liền kề có lối đi cắt ngang (hầm ngang), cho phép sử dụng hầm ngang là lối ra thoát nạn và bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Lối đi này phải dẫn trực tiếp vào đường thoát nạn của hầm lân cận;
+ Phải được ngăn cách với đường hầm bằng kết cấu ngăn cháy;
+ Cửa ngăn cháy được lắp đặt tại lối thông trong hầm ngang;
+ Phải đảm bảo cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động.
(2) Đường thoát nạn
- Đường thoát nạn dọc theo chiều dài hầm phải cao hơn mặt đường xe chạy 15 cm.
- Chiều rộng thông thủy đường thoát nạn không được nhỏ hơn 1,2 m chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 1,9 m và dẫn trực tiếp đến lối thoát nạn và phải được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của giao thông trong hầm.
- Khi đường thoát nạn được ngăn cách với đường ô tô, kết cấu này phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn El 120.
- Khi cửa hầm nằm dưới cao độ mặt đất thì phải bố trí các cầu thang, đường dốc để thoát nạn lên mặt đất.
- Mặt đường trong hầm khi có hệ thống quản lý phương tiện có thể được coi là một phần của đường thoát nạn.
(3) Mặt đường đi của đường thoát nạn và lối thoát nạn phải bảo đảm chống trượt.
(4) Cửa thoát nạn
- Cửa thoát nạn phải bảo đảm khả năng bảo vệ chống cháy và duy trì việc tăng áp của đường thoát nạn.
- Cửa thoát nạn phải mở theo chiều thoát nạn. Cho phép dùng cửa trượt ngang để thoát nạn khi có biển nhận biết loại cửa và hướng mở cửa.
- Lực để mở cửa đến vị trí rộng tối đa phải nhỏ nhất có thể và không được lớn hơn 222 N. Lực mở cửa không được lớn hơn trong mọi trường hợp áp suất thay đổi.
- Cửa thoát nạn và phụ kiện phải được thiết kế để chịu được áp suất âm và áp suất dương tạo bởi phương tiện di chuyển trong hầm.
- Cửa thoát nạn phải có cơ cấu tự động đóng, không phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài.
Hầm đường bộ phải có bao nhiêu phương án phát hiện cháy độc lập?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13878:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế quy định như sau:
Phát hiện và báo cháy
5.1 Hầm có chiều dài từ 500 m trở lên phải có ít nhất 02 phương án phát hiện cháy độc lập, trong đó:
5.1.1 Phương án thứ nhất là hệ thống báo cháy.
5.1.2 Phương án thứ 2 là sử dụng hệ thống màn hình giám sát của thiết bị đo lưu lượng phương tiện giao thông hoặc camera giám sát để phát hiện cháy trong hầm khi hệ thống có người thường trực.
5.2 Đường ô tô, các gian phòng kỹ thuật (phòng đặt máy biến áp, máy phát điện, phân phối điện; phòng đặt máy bơm chữa cháy, phòng thông gió, kho vật tư, hàng hóa...) mương cáp, hầm cáp trong hầm phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.
...
Theo đó, hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên phải có ít nhất 02 phương án phát hiện cháy độc lập, trong đó:
- Phương án thứ nhất là hệ thống báo cháy.
- Phương án thứ 2 là sử dụng hệ thống màn hình giám sát của thiết bị đo lưu lượng phương tiện giao thông hoặc camera giám sát để phát hiện cháy trong hầm khi hệ thống có người thường trực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?