Việc tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện trước khi diễn ra phiên hòa giải đầu tiên bao nhiêu ngày?
- Mức tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án là bao nhiêu?
- Việc tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện trước khi diễn ra phiên hòa giải đầu tiên bao nhiêu ngày?
- Khoản tạm ứng chi phí phát sinh nếu còn dư sau khi đã hòa giải tranh chấp thì các bên tranh cấp có được nhận lại không?
Mức tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về chi phí đối thoại tại Tòa án như sau:
Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.
2. Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này xác định như sau:
a) Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về mức tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận.
2. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này với tỷ lệ như nhau.
Theo đó, chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án phải nộp là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.
Các bên tham gia hòa giải có nghĩa vụ nộp chi phí, tỷ lệ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí với tỷ lệ như nhau.
Việc tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp phải được thực hiện trước bao nhiêu ngày trước khi diễn ra phiên hòa giải đầu tiên? (Hình từ Internet)
Việc tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện trước khi diễn ra phiên hòa giải đầu tiên bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm ứng chi phí hòa giải tranh chấp như sau:
Trình tự, thủ tục thu, nộp tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải thông báo cho các bên tham gia hòa giải tại Tòa án đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch có nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này trước ít nhất 01 ngày diễn ra phiên hòa giải đầu tiên.
2. Khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại đề nghị Hòa giải viên tiến hành các hoạt động làm phát sinh các khoản chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này: Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định này để xác định mức thu và thông báo cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại nộp tạm ứng chi phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này trước khi tiến hành các hoạt động đó.
3. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trách nhiệm thông báo cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại các thông tin sau:
a) Số tiền tạm nộp, thời gian và hình thức nộp;
b) Hình thức nộp gồm: nộp vào tài khoản tiền gửi của Tòa án tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc nộp tiền mặt tại Tòa án.
Theo đó, các bên có nhu cầu giải quyết tranh chấp về thương mại phải tạm ứng chi phí trước ít nhất 01 ngày diễn ra phiên hòa giải đầu tiên.
Khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại đề nghị Hòa giải viên tiến hành các hoạt động làm phát sinh các khoản chi phí. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP để xác định mức thu và thông báo cho các bên tham gia hòa giải nộp tạm ứng chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải.
Khoản tạm ứng chi phí phát sinh nếu còn dư sau khi đã hòa giải tranh chấp thì các bên tranh cấp có được nhận lại không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý tạm ứng chi phí hòa giải tại tòa án như sau:
Xử lý tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các khoản thu tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do các bên chi phí phục vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. Trường hợp sau khi chi trả chi phí phục vụ hòa giải, đối thoại theo quy định nếu còn dư kinh tham gia hòa giải, đối thoại nộp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được sử dụng để chi trả các khoản phí thì các bên tham gia hòa giải, đối thoại được nhận phần kinh phí còn lại tương ứng với tỷ lệ chi phí do các bên đã nộp; trường hợp thiếu kinh phí thì các bên tham gia hòa giải, đối thoại nộp bổ sung phần kinh phí còn thiếu tương ứng với tỷ lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp sau khi chi trả chi phí phục vụ hòa giải nếu còn dư sau khi tham gia hòa giải thì các bên tham gia hòa giải, đối thoại được nhận phần kinh phí còn lại tương ứng với tỷ lệ chi phí do các bên đã nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?