Công thức tính khối lượng dung dịch? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch?

Khối lượng dung dịch là gì? Công thức tính khối lượng dung dịch? Công thức tính khối lượng dung dịch lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch? Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?

Khối lượng dung dịch là gì? Công thức tính khối lượng dung dịch? Công thức tính khối lượng dung dịch lớp 8?

Khối lượng dung dịch là tổng khối lượng của cả chất tan và dung môi trong dung dịch đó.

Công thức tính khối lượng dung dịch như sau:

1.Công thức tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung môi

mdd ​= mct​ + mdm​

Trong đó:

- mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

- mct​: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

- mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam)

2. Công thức tính khối lượng dung dịch khi biết nồng độ phần trăm và khối lượng chất tan

Công thức tính khối lượng dụng dịch? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch?

Trong đó:

- mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

- mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)

- C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)

3. Công thức tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng riêng và thể tích dung dịch

mdd = Vdd. D

Trong đó:

- mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)

- Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)

- D: khối lượng riêng của dung dịch (đơn vị: g/ml)

Lưu ý: Thông tin "Khối lượng dung dịch là gì? Công thức tính khối lượng dung dịch? Công thức tính khối lượng dung dịch lớp 8?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Công thức tính khối lượng dụng dịch? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch?

Công thức tính khối lượng dung dịch? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch?

Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học phản ứng hoá học như sau:

Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

Phản ứng hoá học

- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

- Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

Năng lượng trong các phản ứng hoá học

- Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

- Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

Định luật bảo toàn khối lượng

- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

Phương trình hoá học

- Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

Mol và tỉ khối của chất khí

- Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

- Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

- Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 độ C.

- Sử dụng được công thức n(mol) = V(L)/24.79(L/mol) để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 độ C.

Tính theo phương trình hoá học

- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 độ C.

- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

Nồng độ dung dịch

- Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

Như vậy, yêu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học phần nông độ dung dịch như sau:

- Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?

Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 được quy định tại Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể học sinh lớp 8 có nhiệm vụ như sau:

(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghịch ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ? Cho ví dụ về biện pháp tu từ nghịch ngữ?
Pháp luật
Từ địa phương là gì? Ví dụ về từ địa phương? Đặc điểm và tác dụng của từ địa phương? Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
Pháp luật
Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ biệt ngữ xã hội? Chức năng của biệt ngữ xã hội? Cấp học nào được học về biệt ngữ xã hội?
Pháp luật
Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa?
Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo lớp 5?
Pháp luật
Mẫu viết văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 ngắn gọn? Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?
Pháp luật
5+ Nghị luận xã hội về việc trồng và bảo vệ cây xanh hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông được quy định ra sao?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả cảnh đẹp non sông Việt Nam lớp 4? Đoạn văn tả cảnh đẹp non sông Việt Nam lớp 4 chọn lọc, sinh động?
Pháp luật
5+ Tả cơn mưa rào mùa hạ lớp 5 hay nhất? Mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
Pháp luật
Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3? Phương pháp dạy viết và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
215 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào