Các bên tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án có phải điểm chỉ vào Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải không?
- Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể được thực hiện ngay sau phiên hòa giải kết thúc không?
- Các bên tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án có phải điểm chỉ vào Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải không?
- Hòa giải viên có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải khi nào?
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể được thực hiện ngay sau phiên hòa giải kết thúc không?
Căn cứ Điều 27 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về việc tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.
Hòa giải viên phải thông báo cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Theo đó, khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Do đó, phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải kết thúc (hoặc có thể tổ chức vào thời gian phù hợp khác)
Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể được thực hiện ngay sau phiên hòa giải kết thúc không? (Hình từ Internet)
Các bên tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án có phải điểm chỉ vào Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải không?
Căn cứ Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định như sau:
Trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.
2. Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.
3. Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.
4. Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này và đọc lại biên bản cho các bên nghe.
5. Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.
6. Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.
Như vậy, các bên tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án phải điểm chỉ hoặc ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải.
Hòa giải viên có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền của Hòa giải viên như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, hòa giải viên được quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải nếu Hòa giải viên có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó:
- Vi phạm điều cấm của luật;
- Trái đạo đức xã hội;
- Trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?