Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền quy định Nghị định 87/2024/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Do đó, hành vi vi phạm của tổ chức sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, hành vi lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ ngoài bị phạt tiền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài ra, còn phải thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Từ 12/7/2024, lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào? (Hình ảnh Internet)
Bình ổn giá trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Giá 2023 quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:
- Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
- Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.
Bình ổn giá bao gồm các biện pháp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Giá 2023 quy định các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
(1) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
(2) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
(3) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Giá 2023;
(4) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(5) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.
Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?