Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo hình thức nào?
- Tổ chức kinh doanh có được tự định giá mua bán hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất không?
Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Giá 2023 về công khai thông tin về giá, thẩm định giá như sau:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Chủ trương, đề án, báo cáo về biện pháp quản lý, điều tiết giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; văn bản quy phạm pháp luật về giá;
b) Văn bản định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trừ hàng dự trữ quốc gia;
c) Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thẩm định viên về giá; danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; danh sách người bị tước, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này;
c) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.
...
Dẫn chiếu đến Điều 28 Luật Giá 2023 có quy định về hàng hóa dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá như sau:
Kê khai giá
1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
...
Theo đó, hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá là một trong những trường hợp phải kê khai giá.
Do đó, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá.
Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo hình thức nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 6 Luật Giá 2023 có quy định như sau:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
...
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
5. Việc công khai các thông tin quy định tại Điều này được thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì công khai bằng hình thức gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá; đối với các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì công khai bằng hình thức cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
Như vậy, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo hình thức sau:
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức (nếu có);
- Gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
Tổ chức kinh doanh có được tự định giá mua bán hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất không?
Căn cứ Điều 8 Luật Giá 2023 về quyền của tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể. Được xem xét áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Luật này.
3. Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá.
...
Như vậy, tổ chức kinh doanh được tự định giá mua bán hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?