Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án hay không? Nếu được thì trong thời gian bao lâu?
- Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án hay không? Nếu được thì trong thời gian bao lâu?
- Trong công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại Tòa án của Hòa giải viên thì có được mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên để hỗ trợ cho việc hòa giải, đối thoại hay không?
- Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án phải không?
- Trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Hòa giải viên có phải phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên không?
Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án hay không? Nếu được thì trong thời gian bao lâu?
Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án và thời gian kéo dài hòa giải, đối thoại tòa án được quy định tại Điều 20 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
2. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các bên có thể thống nhất kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án và thời gian kéo dài không quá 02 tháng.
Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án hay không? Nếu được thì trong thời gian bao lâu? (Hình từ internet)
Trong công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại Tòa án của Hòa giải viên thì có được mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên để hỗ trợ cho việc hòa giải, đối thoại hay không?
Trong công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại Tòa án của Hòa giải viên thì có được mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên để hỗ trợ cho việc hòa giải, đối thoại được quy định tại Điều 21 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:
1. Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
2. Vào sổ theo dõi vụ việc;
3. Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
4. Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
5. Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
6. Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
7. Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
8. Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
9. Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
10. Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại Tòa án của Hòa giải viên thì được mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên để hỗ trợ cho việc hòa giải, đối thoại.
Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án phải không?
Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án được quy định tại Điều 22 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.
2. Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
3. Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
4. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án không chỉ được tiến hành tại trụ sở Tòa án mà còn có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
Trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Hòa giải viên có phải phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên không?
Trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Hòa giải viên có phải phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên được quy định tại Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.
2. Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
3. Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên là trách nhiệm của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?