Việc đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?

Việc đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào? Thắc mắc của bạn L.T ở Hà Tĩnh.

Việc đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào

Ngày 08/8/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2423/BHXH-GĐĐT năm 2023 hướng dẫn về việc đảm bảo điều kiện khám chưa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế.

Theo đó tại Công văn 2423/BHXH-GĐĐT năm 2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu ý Bảo hiểm xã hội các tỉnh một số nội dung nhằm đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế như sau:

- Chú trọng công tác bảo đảm quyền lợi của người bệnh Bảo hiểm y tế, người bệnh được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đáp ứng đầy đủ điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự.

Cơ sở khám chữa bệnh có thay đổi cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động hoặc quy mô giường bệnh, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CPNghị định 155/2018/NĐ-CP.

Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, không tiếp tục ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế nếu cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo đúng, đủ điều kiện hoạt động khám chữa bệnh theo quy định.

- Tăng cường giám định điều kiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo Quy trình giám định Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-BHXH năm 2022 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đề nghị cơ sở khám chữa bệnh chỉ phân công người hành nghề khám chữa bệnh thực hiện khám bệnh, chỉ định điều trị đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên giấy phép hành nghề khám chữa bệnh và quyết định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn của cấp có thẩm quyền, không thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trong các trường hợp:

+ Người hành nghề khám chữa bệnh vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như khám bệnh để chẩn đoán, chỉ định điều trị không đúng chuyên khoa theo phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn của cấp có thẩm quyền hoặc chỉ định điều trị thuốc y học cổ truyền cho người bệnh khi phạm vi hoạt động chuyên môn là “Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền không dùng thuốc y học cổ truyền”.

+ Người hành nghề khám chữa bệnh thực hiện không đúng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP khi thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với chuyên khoa đã ghi trong chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn của cấp có thẩm quyền khi chưa có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn đó do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp hoặc chưa được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản.

+ Người hành nghề khám chữa bệnhđược phân công điều trị nội trú đồng thời tham gia khám bệnh tại khoa khám bệnh không đúng quy định tại tiết 2 điểm I Mục 1 (Quy chế công tác khoa khám bệnh) Phần V Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BYT năm 1997.

+ Y sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là “Thực hiện phạm vi hoạt động theo chuyên môn theo quy định tại Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV ” hoặc “Thực hiện theo Quyết định 41/2005/QĐ-BNV thực hiện các dịch vụ kỹ thuật Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền cho người bệnh hoặc thực hiện khám chữa bệnh cho người bệnh (kể cả tại các Trạm y tế tuyến xã) do phạm vi hoạt động chuyên môn được xác định là thực hiện các công việc của điều dưỡng hạng 4 (trình độ trung cấp, y sỹ ), thực hiện không đúng nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV.

+ Điều dưỡng hạng 4 thực hiện các dịch vụ kỹ thuật Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng hoặc Y học cổ truyền cho người bệnh do thực hiện không đúng nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV.

- Kiểm tra lại danh mục người hành nghề khám chữa bệnh được cơ sở khám chữa bệnh gửi lên Hệ thống thông tin giám định BHYT với danh sách được dăng tải trên Cổng thông tin diện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin diện tử của Sở Y tế (trừ cơ sở KCB do Bộ Quốc phòng quản lý):

+ Đề nghị cơ sở khám chữa bệnh điều chỉnh các thông tin của người hành nghề khám chữa bệnh trong danh mục người hành nghề khám chữa bệnh trên Hệ thống thông tin giám định BHYT nếu có sai lệch.

+ Thông báo để cơ sở khám chữa bệnh đề nghị cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh điều chỉnh thông tin phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề KCB nếu thông tin không cụ thể hoặc không đúng chuyên khoa theo hướng dẫn tại Mẫu 01, Phụ lục III kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Đề nghị Bộ Y tế hoặc Sở Y tế đăng tải cụ thể thời gian hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh nếu thời gian hành nghề chưa ghi cụ thể giờ làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Không thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế do người hành nghề khám chữa bệnh chỉ định hoặc thực hiện nhưng thông tin người hành nghề không được đăng tải theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Việc đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho người bệnh Bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào (Hình từ internet)

Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại tuyến xã như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT, quy định như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến xã và tương đương sẽ bao gồm:

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

- Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;

- Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Có bắt buộc phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh không?

Căn cứ tại Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSS-ID để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;
...

Như vậy, người bệnh khi đi khám, chữa bệnh không bắt buộc phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh mà thay vào đó người bệnh đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên Ứng dụng VSSID thay thế cho việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế giấy.

Tuy nhiên, nếu người dân chưa đăng ký và sử dụng ứng dụng VSSID thì phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế giấy khi đi khám, chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
Pháp luật
Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, trường hợp cấp cứu để được hưởng Bảo hiểm y tế cần xuất trình những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Những cựu chiến binh nào được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Vợ của liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Nếu có thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì?
Pháp luật
Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển tuyến được không? Các trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Khám lại theo yêu cầu điều trị, có giấy hẹn khám lại? Mẫu giấy hẹn khám lại bảo hiểm y tế mới nhất?
Pháp luật
Cập nhật bảng giá các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê mới nhất chuẩn Thông tư 21?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp Tình hình chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi?
Pháp luật
Cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100% thì có được miễn đóng bảo hiểm y tế ở công ty không? Nếu không được thì mức đóng bảo hiểm y tế thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,004 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào