Việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước được thực hiện vào thời điểm nào? Nội dung báo cáo gồm những gì?
Việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước được thực hiện vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản công cụ thể như sau:
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
1. Hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của năm trước đối với các tài sản quy định tại khoản 2 Điều 125 Nghị định này và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hằng năm quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản lập báo cáo gửi cơ quan cấp trên (nếu có) trước ngày 31 tháng 01;
b) Cơ quan cấp trên lập báo cáo gửi bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 28 tháng 02;
c) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3;
d) Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo yêu cầu và thực hiện công khai về tài sản công của cả nước.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 125 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo tài sản công
...
2. Đối với các loại tài sản công sau đây, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính để quản lý thống nhất, tập trung trong phạm vi cả nước:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác, trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trừ tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);
c) Tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước;
đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Như vậy, đối với tài sản công trong phạm vi cả nước, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng và báo cáo lên Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo yêu cầu và thực hiện công khai về tài sản công của cả nước.
Do đó, Bộ Tài chính thực hiện báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước theo yêu cầu, dựa trên các báo cáo của cơ quan các cấp, không cố định thời điểm.
Việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước được thực hiện vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có thể thực hiện báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước theo hình thức nào?
Tại khoản 4 Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định hình thức báo cáo tình hình sử dụng tài sản công cụ thể như sau:
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
...
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Báo cáo bằng văn bản;
b) Báo cáo điện tử thông qua phần giao diện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản công. Chữ ký của người lập báo cáo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện thông qua thiết bị bảo mật Chứng thư số.
Theo đó, có hai hình thức báo cáo tình hình sử dụng tài sản công Bộ Tài chính có thể áp dụng đối với tài sản công trong phạm vi cả nước đó là báo cáo bằng văn bản và báo cáo điện tử thông qua phần giao diện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản công.
Bộ Tài chính báo cáo tình hình sử dụng tài sản công bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 131 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, nội dung báo cáo của Bộ tài chính được quy định như sau:
Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
..
4. Nội dung báo cáo của Bộ Tài chính:
a) Tình hình ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công:
- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Đánh giá tình hình xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; tính kịp thời, phù hợp, mâu thuẫn, bất cập của các văn bản đã ban hành; tác động của các văn bản đến quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công: Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên phạm vi cả nước;
c) Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước do Bộ Tài chính thực hiện phải đảm bảo có đầy đủ những nội dung trên.
Đồng thời, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về biểu mẫu công khai tình hình sử dụng tài sản công của cả nước như sau:
Biểu mẫu công khai tài sản công
..
3. Công khai tài sản công của cả nước:
...
b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11b-CK/TSC;
Cụ thể, tại Mẫu số 11b-CK/TSC ban hành kèm theo Thông tư 144/2017/TT-BTC có quy định biểu mẫu công khai tài sản công trong trường hợp này như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo quy định pháp luật công nghệ thông tin?
- Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 ngắn gọn? Lễ mít tinh kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Tước vương miện có nghĩa là gì? Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay?
- 04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
- Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cơ quan nào?