Trong quá trình chăn nuôi tôm sú giống cần lưu ý chăm sóc để tránh những loại bệnh nào ở tôm? Khi phát hiện tôm sú giống nhiễm bệnh thì cần phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?

Tôi muốn biết điều kiện để có thể tự sản xuất tôm sú giống và tôm để đạt tình trạng sức khỏe tốt thì cần phải lưu ý tránh các bệnh thường gặp nào ở tôm? Nếu phát hiện tôm mắc bệnh thì tôi phải lấy mẫu kiểm tra như thế nào khi số lượng tôm chăn nuôi rất lớn?

Để có thể sản xuất tôm sú giống thì cá nhân sản xuất cần phải có những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018 quy định Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi như sau:

"Điều 22. Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi
1. Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;
c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này."

Theo đó tại khoản 1 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

"Điều 55. Chăn nuôi trang trại
1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại"

Theo quy định trên thì cá nhân sản xuất phải có các điều kiện về trang trại chăn nuôi tôm của mình như đảm bảo vị trí xây phải phù hợp, nguồn nước bảo đảm về chất lượng, có biện pháp bảo vệ môi trường,...và các điều kiện khác theo quy định về trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi; phải có nhân viên kỹ thuật đáp ứng đúng trình độ theo quy định và được đào tạo về các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học; có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Trong quá trình chăn nuôi tôm sú giống cần lưu ý chăm sóc để tránh những loại bệnh nào ở tôm?

Tôm sú giống

Trong quá trình chăn nuôi tôm sú giống cần lưu ý chăm sóc để tránh những loại bệnh nào ở tôm?

Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về các loại bên trên tôm sú như sau:

"2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.3. Tình trạng sức khỏe
Tôm bố mẹ và tôm giống không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 3:"
Các loại bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Theo đó, cần căn cứ vào bảng trên để tiến hành các phương pháp nuôi, chăm sóc tình trạng sức khỏe của tôm sú giống tránh nhiễm các bệnh nêu trên.

Khi phát hiện tôm sú giống nhiễm bệnh thì cần phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?

Theo tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh ở tôm như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 4:
Số lượng mẫu lấy
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."

Theo đó, khi phát hiện tôm có biểu hiện nhiễm bệnh thì người nuôi phải lấy mẫu để kiểm tra tác nhân gây bệnh. Cần căn cứ vào số lượng cá thể bị nhiễm bệnh trong đàn mà lấy mẫu kiểm tra để có kết quả chính sách nhất; ví dụ nếu trong đàn có số lượng các thế nhiễm bệnh dưới 99 cá thể thì phải lấy 20 cá thể để tiến hành kiểm tra căn cứ theo bảng hướng dẫn nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào