Thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV? Lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn?
Thông báo Quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có thông báo 2817/TTKQH-TK về việc triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.
Theo đó, Thông báo nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, khai mạc vào ngày 23/10/2023 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11/2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt:
- Đợt 1: Từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023.
- Đợt 2: Từ ngày 20/11 đến ngày 29/11/2023.
Căn cứ các quy định của pháp luật, trên cơ sở xem xét đề nghị của cơ quan hữu quan và tình hình chuẩn bị thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Trong đó, đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung 02 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 01 Kỳ họp, gồm:
Một là, dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu;
Hai là, dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 thì không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và 4 lãnh đạo khác. Do đó tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV diễn ra vào tháng 10 năm 2023 dự kiến lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh còn lại do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV? Lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn? (Hình từ Internet)
Các nội dung dự kiến sẽ thông qua, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10 sắp tới?
Căn cứ tại Nghị quyết 50/2022/QH15 và Nghị quyết 89/2023/QH15, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2023, Quốc hội xem xét, thông qua 9 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, gồm:
- Luật Đất đai sửa đổi;
- Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi;
- Luật Nhà ở sửa đổi;
- Luật Tài nguyên nước sửa đổi;
- Luật Viễn thông sửa đổi;
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Luật Căn cước công dân sửa đổi;
- Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.
- Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu;
- Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu đối với các dự án luật gồm:
- Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi;
- Luật Lưu trữ sửa đổi;
- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
- Luật Đường bộ;
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Luật Thủ đô sửa đổi;
- Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Các thông tin về kỳ họp Quốc hội do ai chịu trách nhiệm?
Căn cứ tại Điều 9 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
1. Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp Quốc hội trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
3. Tổng Thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua, trừ trường hợp luật quy định khác.
4. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Tổng Thư ký Quốc hội quyết định tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
6. Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành và phát hành dưới dạng điện tử.
7. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổng Thư ký Quốc hội quy định cụ thể về hoạt động của đại diện cơ quan báo chí, thông tấn tại khu vực diễn ra kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?