Nội dung cần phải khám sức khỏe đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại khi khám sức khỏe định kỳ là gì?

Nội dung cần phải khám sức khỏe đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại khi khám sức khỏe định kỳ là gì? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Công ty có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?

Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động

- Như vậy, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.

- Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.

- Như vậy theo quy định trên thì công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

khám sức khỏe định kỳ

Nội dung cần phải khám sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại? (Hình internet)

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì?

Hiện nay, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các công việc khi thực hiện sẽ có các yếu tố gây hại, tổn thương đến sức khỏe, tinh thân hoặc có nguy cơ cao và được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH .

*Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau theo đó:

- Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc;

- Cơ khí, luyện kim: 180 nghề/công việc;

- Hóa chất: 159 nghề/công việc;

- Sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc;

- Da giày, dệt may: 58 nghề/công việc;

- Y tế và dược: 66 nghề/công việc;

Một số ngành, nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc một số lĩnh vực:

- Lĩnh vực khai thác khoáng sản

- Lĩnh vực hóa chất

...

Xem chi tiết danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Tải về.

Nội dung khám sức khỏe gồm những thông tin gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT quy định Nội dung khám sức khỏe như sau:

- Đối với KSK cho người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Tải về phụ lục 1

- Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Tải về phụ lục 2

- Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT. Tải về Phụ lục 3a

*Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT. Tải về Phụ lục 3b

- Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.

- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.

*Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

- Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 Tải về ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;

- Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;

- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);

- Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT;

- Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, nội dung cần phải khám sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại thực hiện khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a Tải về ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT. Cụ thể:

- Khai thác tiền sử bệnh tật;

- Khám thể lực;

- Khám lâm sàng;

- Khám cận lâm sàng;

- Kết luận.

Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thời gian lưu trữ hồ sơ quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Pháp luật
Nhân viên massgae phải được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần một năm? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên massage cần những giấy tờ gì?
Pháp luật
Phân loại sức khỏe sinh viên khi mới vào trường đại học sau khi khám sức khỏe định kỳ dựa vào quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
4,434 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào