Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không? Hồ sơ khám sức khỏe đối với lao động nữ khám sức khỏe định kỳ gồm những gì theo quy định pháp luật?

Tiêm vắc xin HPV để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Tài liệu bổ sung hướng dẫn hoạt động dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc đề án 818 đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

II. DỰ PHÒNG, SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ, UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
...
1. Hoạt động dự phòng
...
1.2. Tiêm vắc-xin HPV để phòng ung thư cổ tử cung
- Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp dự phòng cấp 1 nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh lý do nhiễm HPV gây ra. Hiện nay có nhiều loại vắc-xin HPV khác nhau (nhị giá, tứ giá, chín giá...) và tuỳ thuộc vào các chủng vi rút mà các vắc-xin có những hiệu quả bảo vệ với các bệnh khác nhau. Lịch trình tiêm vắc-xin HPV khác nhau tùy thuộc loại vắc-xin và độ tuổi của đối tượng.
- Tiêm vắc-xin HPV không thay thế cho biện pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung cũng như các cảnh báo về việc phơi nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Điều kiện tiêm vắc-xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung:
+ Các cơ sở y tế tiêm vắc - xin HPV phải đảm bảo điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, vật tư và các yêu cầu khác theo quy định hiện hành.
+ Các cơ sở y tế khi chưa đủ điều kiện, có thể phối hợp với cơ sở y tế đã có đủ các điều kiện tiêm chủng để cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin HPV.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, tiêm vắc-xin HPV là biện pháp dự phòng cấp 1 nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh lý do nhiễm HPV gây ra.

Hiện nay có nhiều loại vắc-xin HPV khác nhau (nhị giá, tứ giá, chín giá...) và tuỳ thuộc vào các chủng vi rút mà các vắc-xin có những hiệu quả bảo vệ với các bệnh khác nhau.

Cần lưu ý rằng, tiêm vắc-xin HPV không thay thế cho biện pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung cũng như các cảnh báo về việc phơi nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không? (Hình từ Internet).

Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định những nội dung trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ như sau:

Nội dung khám sức khỏe
...
4. Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo đó, danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được hiện hành quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:

 danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ

Xem đầy đủ Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ tại đây:

Tải về

Những mục chính nằm trong danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định gồm:

- Khám phụ khoa;

- Sàng lọc ung thư cổ tử cung;

- Sàng lọc ung thư vú;

- Siêu âm tử cung - phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám).

Trong đó, những mục nằm trong danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ mới nhất được Bộ Y tế quy định trong đó, lao động sẽ nữ được thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test);

- Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test);

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung;

- Xét nghiệm HPV.

Như vậy, lao động nữ có thể được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ để thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung.

Hồ sơ khám sức khỏe đối với lao động nữ khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Hồ sơ khám sức khỏe đối với lao động nữ khám sức khỏe định kỳ được quy định tại khoản 4 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe
...
2. Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
a) Giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý của thân nhân người bệnh quy định tại khoản 11 Điều 2 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.

Như vậy, theo quy định, hồ sơ khám sức khỏe đối với lao động nữ khám sức khỏe định kỳ bao gồm:

- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT;

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.

Tiêm vắc xin HPV
Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người làm nghề mai táng, hỏa táng chuyên nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêm vắc xin HPV
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
603 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêm vắc xin HPV Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêm vắc xin HPV Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào