Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh phải bao gồm tối thiểu những bộ phận nào?
Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh phải bao gồm tối thiểu những bộ phận nào?
Các bộ phận của thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2020/BTTTT về Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các yêu cầu chung
2.1.1. Cấu trúc
Thiết bị điện thoại VHF phải là loại cầm tay, phải có khả năng trao đổi thông tin giữa các phương tiện cứu sinh, giữa phương tiện cứu sinh và tàu thuyền, giữa phương tiện cứu sinh và đơn vị cứu nạn. Có thể sử dụng thiết bị này để trao đổi thông tin trên tàu khi hoạt động tại các tần số phù hợp.
Thiết bị phải bao gồm tối thiểu:
- Một máy thu/phát tích hợp có ăng ten và pin;
- Một bộ phận điều khiển tích hợp có phím nhấn để phát; và
- Một loa và mi-crô bên trong.
Thiết bị phải có màu vàng sáng, hoặc màu da cam, hoặc được đánh dấu bằng các bằng màu vàng sáng hoặc màu da cam.
Các cấu trúc về cơ khí, điện và việc lắp ráp hoàn thiện thiết bị phải tuân thủ thiết kế tốt theo mọi phương diện, thiết bị phải được thiết kế thích hợp cho việc sử dụng trên tàu thuyền.
Tất cả các núm điều khiển trên thiết bị phải có kích thước phù hợp để người mặc áo chống nước sử dụng các chức năng điều khiển thông thường một cách dễ dàng, tuân thủ với SOLAS 1974 Chương III, Quy định 32. Số lượng núm điều khiển phải ở mức tối thiểu để có thể vận hành tốt và đơn giản. Người sử dụng có thể vận hành thiết bị chỉ với một tay, ngoại trừ việc chọn kênh.
Tất cả các bộ phận của thiết bị phải dễ dàng kiểm tra được khi thực hiện các hoạt động bảo dưỡng và khám nghiệm. Các bộ phận của thiết bị phải dễ dàng để nhận biết.
...
Như vậy, theo quy định, thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh phải bao gồm tối thiểu các bộ phận sau đây:
- Một máy thu/phát tích hợp có ăng ten và pin;
- Một bộ phận điều khiển tích hợp có phím nhấn để phát; và
- Một loa và mi-crô bên trong.
Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh phải bao gồm tối thiểu những bộ phận nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị điện thoại VHF cần có các núm điều khiển bổ sung nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2020/BTTTT về Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-BTTTT thì thiết bị phải có một bộ chọn kênh và phải chỉ rõ dạng đăng ký kênh mà thiết bị đang hoạt động.
Trong mọi điều kiện ánh sáng, phải luôn xác định được rằng kênh 16 đã được chọn.
Thiết bị cần có các núm điều khiển bổ sung như sau:
- Công tắc bật/tắt thiết bị có hiển thị để biết rằng thiết bị đang được bật;
- Một phím Nhấn để Nói (Push to Talk) không khóa sử dụng tay để vận hành máy phát;
- Một công tắc làm giảm công suất xuống nhỏ hơn 1 W ERP; nếu công suất ERP của máy phát lớn hơn 1 W;
- Một núm điều khiển âm lượng;
- Một núm điều khiển giảm tiếng ồn;
- Một bộ phát hiện công suất sóng mang với chỉ dẫn dễ nhìn để bảo rằng sóng mang đang được tạo ra.
Lưu ý: Người sử dụng không được phép thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào mà ảnh hưởng đến các đặc tính kỹ thuật của thiết bị khi thiết lập sai.
Thiết bị điện thoại VHF có được phát trong khi chuyển kênh không?
Thiết bị điện thoại VHF được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2020/BTTTT về Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các yêu cầu chung
...
Thiết bị phải chịu được ảnh hưởng của nước biển, dầu hoặc ánh sáng mặt trời.
Thiết bị phải có kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ (nhỏ hơn 1,5 l và 1,5 kg).
Nhà sản xuất phải cung cấp phương pháp gắn thiết bị lên áo của người sử dụng, bao gồm cả trang phục dưới nước như quy định trong SOLAS 1974, Chương III, Quy định 32 và tài liệu chứng minh sự phù hợp với Quy chuẩn.
2.1.2. Tần số và công suất
Thiết bị chỉ hoạt động trên các kênh tần số đơn để thông tin thoại với điều khiển bằng tay (đơn công).
Thiết bị phải có khả năng thu, phát tín hiệu trên kênh 16 và tối thiểu một kênh tần số đơn khác theo Phụ lục 18 của “Thể lệ vô tuyến điện quốc tế” (trừ gọi chọn số trên kênh 70 và AIS1 và AIS2).
CHÚ THÍCH: Ưu tiên cho các kênh đơn công khi thoại tương tự là chế độ ưu tiên.
Không được phép lựa chọn độc lập các tần số phát và thu.
Sau khi bật, thiết bị phải hoạt động trong khoảng thời gian 5 s và đáp ứng được các yêu cầu của Quy chuẩn trong khoảng thời gian 1 min.
Thiết bị không được phát trong khi chuyển kênh.
...
Như vậy, theo quy định, thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh không được phát trong khi chuyển kênh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?