Tàu biển chở hàng hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ phải áp dụng quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào?
Tàu biển chở hàng hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ phải áp dụng quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào?
Tại Điều 4 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT có quy định về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng đối với tàu biển chở hàng trong Vịnh Bắc Bộ như sau:
Áp dụng pháp luật
1. Ngoài các quy định tại Thông tư này, tàu biển phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép (QCVN 21: 2010/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển (QCVN 42: 2012/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (QCVN 26: 2014/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo dung tích tàu biển (QCVN 63: 2013/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chống hà tàu biển (QCVN 74: 2014/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm Thiết bị nâng hàng tàu biển (QCVN 23: 2010/BGTVT) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc bị văn bản khác thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Theo đó thì một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã hết hiệu lực và có các quy chuẩn thay thế gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép bị thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2014/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu bị thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2010/BGTVT về Quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển bị thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT.
Bên cạnh đó ngoài các quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên, các trang thiết bị của tàu biển trong Vịnh Bắc Bộ còn phải thỏa mãn các yêu cầu theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT, cụ thể:
- Máy chính của tàu phải được trang bị bơm dầu bôi trơn dự phòng, bơm làm mát dự phòng và máy nén khí dự phòng;
- Tàu phải được trang bị 02 tổ máy phát điện với công suất của mỗi tổ máy có thể cung cấp đủ năng lượng điện cho hoạt động an toàn của tàu;
- Nếu phải sử dụng máy biến áp để cung cấp năng lượng điện cho các trang thiết bị trên tàu, thì tàu phải được trang bị 02 máy biến áp với công suất của mỗi máy có thể cung cấp đủ năng lượng điện cho hoạt động an toàn của tàu;
- Phao bè cứu sinh bố trí ở mỗi mạn tàu phải có khả năng chở được toàn bộ số người trên tàu.
Lưu ý: Theo Điều 1 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT thì các loại tàu biển được đề cập đến là loại tàu biển Việt Nam vỏ thép chở hàng tự hành có tổng dung tích (GT) từ 300 trở lên.
Tàu biển hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ phải áp dụng quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào? (Hình từ Internet)
Tàu biển phân cấp hạn chế II có vùng hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ thế nào?
Về nội dung này tại Điều 5 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT quy định:
Vùng hoạt động của tàu biển trong Vịnh Bắc Bộ
1. Vùng hoạt động của tàu biển phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép (QCVN 21: 2010/BGTVT).
2. Tàu biển phân cấp hạn chế II được hoạt động cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn quá 50 hải lý trong trường hợp điều kiện thời tiết bảo đảm chiều cao sóng đáng kể (Hs) không vượt quá 4,0 mét và gió không quá cấp 6 Beaufort.
3. Tàu biển phân cấp hạn chế III được hoạt động cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn quá 20 hải lý trong trường hợp điều kiện thời tiết bảo đảm chiều cao sóng đáng kể (Hs) không vượt quá 2,5 mét và gió không quá cấp 5 Beaufort đồng thời phải thỏa mãn quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
4. Thông tin thời tiết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được lấy trên bản tin thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Theo đó thì đối với tàu biển phân cấp hạn chế II trong Vịnh Bắc Bộ được hoạt động cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn quá 50 hải lý trong trường hợp điều kiện thời tiết bảo đảm chiều cao sóng đáng kể (Hs) không vượt quá 4,0 mét và gió không quá cấp 6 Beaufort.
Thông tin thời tiết này được lấy trên bản tin thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Thuyền trưởng trong quá trình vận hành tàu biển chở hàng trong Vịnh Bắc Bộ có trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT quy định:
Trách nhiệm của chủ tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng
1. Chủ tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, đào tạo các thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu thực hiện đầy đủ các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thuyền trưởng trong quá trình vận hành tàu phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết và điều kiện biển thực tế để đưa ra quyết định về việc thay đổi hướng đi, hành trình, tốc độ của tàu hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn.
Theo đó với thuyền trưởng trong quá trình vận hành tàu trong Vịnh Bắc Bộ phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết và điều kiện biển thực tế để đưa ra quyết định về việc thay đổi hướng đi, hành trình, tốc độ của tàu hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn.
- Điều 9 Thông tư 06/2015/TT-BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2010/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2014/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?