Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Tàu biển được hiểu như thế nào? Chủ tàu biển là người sở hữu tàu biển đúng không?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì tàu biển được hiểu là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.
*Lưu ý: Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
Và Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Chủ tàu
1. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.
2. Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu.
3. Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
Theo đó, chủ tàu biển được hiểu là người sở hữu tàu biển theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu.
Và tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không? (Hình từ internet)
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đặt tên tàu biển Việt Nam như sau:
Đặt tên tàu biển Việt Nam
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo quy định trên thì tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
- Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy, chủ tàu biển cũng không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình. Tuy nhiên, nếu trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan nói trên thì chủ tàu biển vẫn có thể sử dụng tên cơ quan đó đặt cho tàu biển của mình.
Trách nhiệm của chủ tàu biển về đăng kiểm tàu biển như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển như sau:
Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển
1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.
Theo đó, trách nhiệm của chủ tàu biển về đăng kiểm tàu biển như sau:
Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải
Và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?
- Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì? Mục đích của đánh giá trong giáo dục như thế nào?