So sánh chứng chỉ quỹ và trái phiếu về điểm giống nhau và khác nhau theo quy định của pháp luật?
Điểm giống nhau của chứng chỉ quỹ và trái phiếu
Điểm giống nhau của chứng chỉ quỹ và trái phiếu được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì cả hai đều là loại hình của chứng khoán.
- Đều là bằng chứng dùng để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành hoặc là của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
- Nhà đầu tư trái phiếu và chứng chỉ quỹ đều được nhận lãi, cụ thể là trái tức đối với trái phiếu và nhận lãi đối với chứng chỉ quỹ.
- Trái phiếu và chứng chỉ quỹ là phương tiện, công cụ để nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận.
So sánh chứng chỉ quỹ và trái phiếu về điểm giống nhau và khác nhau theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Điểm khác nhau của chứng chỉ quỹ và trái phiếu
Chứng chỉ quỹ | Trái phiếu | |
Cơ sở pháp lý | Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Thông tư 98/2020/TT-BTC. | Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 153/2020/NĐ-CP, Nghị định 65/2022/NĐ-CP, Nghị định 01/2011/NĐ-CP |
Khái niệm | Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán | Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành |
Chủ thể phát hành | Quỹ đại chúng: quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. | Chính phủ, Doanh nghiệp Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức phát hành trái phiếu. |
Loại hình | Quỹ đóng, quỹ mở, quỹ EFT, Qũy đầu tư bất động sản. | Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. |
Mục đích phát hành | Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán. | Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP Mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP Trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích sau: + Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; + Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn; + Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; + Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật; + Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. |
Bản chất | Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán | Là chứng khoán nợ |
Mệnh giá chào bán ra công chúng | Khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. | Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP thì trái phiếu doanh nghiệp chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam. Khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng. |
Lãi suất | Lãi suất chứng chỉ quỹ không cố định thường xuyên phụ thuộc vào thị trường và cách đầu tư của quỹ quản lý. | - Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp không ổn định; - Lãi suất của trái phiếu Chính phủ thường được giữ ở mức cố định và bình ổn trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. |
Quyền hạn | Quyền của chủ sở hữu: Không có quyền biểu quyết hay quản lý công ty. Mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định | - Không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty. - Không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử, ứng cử |
Mức độ rủi ro | Chứng chỉ quỹ thường ít rủi ro vì mọi quyết định đầu tư đều được thực hiện bởi các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. | Thường sẽ ít rủi ro và rủi ro sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp. |
Mệnh giá của chứng chỉ quỹ và trái phiếu chào bán trên lãnh thổ Việt Nam được ghi bằng USD không?
Mệnh giá của chứng chỉ quỹ và trái phiếu chào bán trên lãnh thổ Việt Nam được ghi bằng USD không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, thì mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì mệnh giá của chứng quỹ và trái phiếu chào bán trên lãnh thổ Việt Nam không được ghi bằng USD mà phải bằng Đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?