Ly thân ba năm và sau đó phát hiện chồng mua nhà cho nhân tình thì vợ có quyền đòi lại căn nhà vì lý do đó là tài sản chung của vợ chồng không?
Tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể như sau:
(1) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
(2) Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
(3) Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Ly thân ba năm và giờ phát hiện chồng mua nhà cho nhân tình thì vợ có quyền đòi lại căn nhà vì lý do đó là tài sản chung của vợ chồng không?
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Tại quy định Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời ký hôn nhân cụ thể như sau:
(1) Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
(2) Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
(3) Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Thời điểm có hiệu lực của việc có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cụ thể như sau:
(1) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
(2) Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
(3) Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
(4) Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cụ thể như sau:
(1) Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
(2) Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
(3) Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, do vợ chồng bạn ly thân (chưa ly hôn) và căn nhà mua tặng nhân tình có nguồn gốc từ tiền lương của chồng trong thời kỳ hôn nhân thì đây được xem là tài sản chung của vợ chồng. Bạn hoàn toàn có quyền đòi lại. Trường hợp giấy chứng nhận của căn nhà này đứng tên chồng bạn thì căn nhà này đương nhiên là tài sản chung của vợ chồng; nếu bán phải có sự đồng ý của bạn. Nếu Giấy chứng nhận của căn nhà này đứng tên nhân tình của chồng bạn thì việc đòi lại căn nhà này sẽ khó khăn hơn. Để đòi lại, bạn phải thu thập được các chứng cứ để chứng minh rằng số tiền mua căn nhà này xuất phát từ tiền của chồng chị (như là thông qua lời khai của chồng, tin nhắn điện thoại, lời nói được ghi âm lại, thông tin chuyển khoản ngân hàng từ tài khoản của chồng qua tài khoản nhân tình của chồng...). Khi có được các chứng cứ nêu trên mà bạn không thương lượng để đòi lại được thì có thể kiện ra tòa án để đòi lại căn nhà này.
Tải về mẫu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Trên đây là một số thông tin liên quan tới tài sản chung của vợ chồng mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?