Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế?
Quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ chồng như sau:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế? (Hình từ Internet)
Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế?
Đầu tiên căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết không để lại di chúc như sau:
Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Đồng thời căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật có bao gồm trường hợp người chết không để lại di chúc như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
…
Cuối cùng căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, khi người chồng chết trước mà không để lại di chúc thì người vợ sẽ là người sẽ là người quản lý tài sản chung của vợ chồng, khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp này khi chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng (tức phần tài sản chung của vợ chồng sau khi chia đôi và phần tài sản riêng của chồng) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể là chia đều cho những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, trong đó bao gồm cả nhà vợ lẫn nhà chồng cụ thể như sau:
- Nhà vợ được hưởng thừa kế trong phần tài sản mà vợ được hưởng từ chồng.
- Nhà chồng được hưởng thừa kế theo phần tài sản chia theo pháp luật để lại cho cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người chồng.
Mức hưởng thừa kế của người thừa kế theo pháp luật?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và 3 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật:
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, theo quy định trên mức hưởng thừa kế của người thừa kế theo pháp luật được chia theo hàng thừa kế. Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, còn những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc cho Đàn ông ngày 19 11 ngắn gọn ý nghĩa? Lời chúc 19 11 cho cha, đồng nghiệp, bạn bè, người yêu?
- Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
- Thư ngỏ tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 hay chi tiết? Chi tiết mẫu thư ngỏ tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 như thế nào?
- Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư đối với phần diện tích khác không phải là căn hộ được thực hiện như thế nào?
- Nội dung của giáo dục phổ thông có phải bảo đảm hướng nghiệp và có hệ thống với học sinh không?