Khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Khách du lịch khi đến địa phương mà mình tham quan du lịch có các nghĩa vụ nào?
- Khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Đối với trường hợp khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Khách du lịch khi đến địa phương mà mình tham quan du lịch có các nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của khách du lịch như sau:
Nghĩa vụ của khách du lịch
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo quy định trên, khách du lịch có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
Khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch
1. Cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác theo quy định đối với hành vi trốn nộp phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ứng xử không văn minh hoặc không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
...
Như vậy, khi khách du lịch có hành vi không tôn trọng phong tục tập quán nơi đến du lịch thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của du khách đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?