Kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì? Sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm tài chính (bao gồm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước) theo quy định của pháp luật.
Kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì? Sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 21/2023/NĐ-CP và khoản 2 Điều 42 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định việc sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Trường hợp kết quả hoạt động lớn hơn không, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện các quy định sau đây:
- Trích 10% kết quả hoạt động sau thuế (nếu có) để lập quỹ dự trữ bắt buộc.
- Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 50 tỷ đồng;
Sau khi trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sử dụng phần còn lại của kết quả hoạt động để thực hiện các nội dung sau:
- Bổ sung nguồn vốn hoạt động;
- Hoàn trả nguồn vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên nhưng không được tính lãi.
Việc hoàn trả chỉ được thực hiện khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã trích lập và duy trì quỹ dự trữ bắt buộc không thấp hơn 50 tỷ đồng;
- Làm cơ sở để giảm phí bảo hiểm hoặc gia tăng số tiền bảo hiểm, bổ sung quyền lợi bảo hiểm cho các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô vào năm tài chính sau;
- Các mục đích khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định nội dung của điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm như sau:
Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm tối thiểu những nội dung sau đây:
a) Tên và địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Mục đích thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Nội dung, phạm vi, địa bàn hoạt động, thời gian hoạt động;
d) Thủ tục tham gia, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; là thành viên của cùng một tổ chức và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
đ) Tên, địa chỉ, quyền, nghĩa vụ và số lượng thành viên sáng lập (ít nhất là 07 người) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện thành viên (trong trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên);
e) Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ và phương thức hoạt động của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân), Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
g) Các trường hợp tổ chức đại hội thành viên bất thường (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
h) Trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội thành viên và thông qua Nghị quyết tại Đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
i) Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; phương thức đóng góp vốn; phương thức, nguyên tắc hoàn trả vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên (nếu có);
k) Quy chế tài chính; các nguyên tắc quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm; phương thức sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
l) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Nguyên tắc, thứ tự phân chia tài sản trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
2. Việc thay thế, bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) quyết định.
Theo đó, điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bao gồm các nội dung cơ bản như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?