Hợp đồng lao động có bắt buộc phải công chứng không? Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên thì bị xử phạt như thế nào?
Hợp đồng lao động có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo đó, quy định hiện hành chỉ ghi nhận hình thức bắt buộc của hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản hoặc lời nói mà không bắt buộc về việc công chứng, chứng thực hợp đồng. Như vậy, hợp đồng lao động không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực.
Hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5, khoản 6, điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Theo đó, đối với hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không có mức phạt cụ thể mà phụ thuộc vào tổng số tiền phải đóng với mức tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm
Tại Điều 47 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
"Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành."
Theo quy định hiện hành về pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm thì các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ có quyền kiểm tra, lập biên bản và xử lý đối với hành vi vi phạm. Trong đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm sẽ được thực hiện theo quy định tại các Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Điều 52 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, bao gồm các chủ thể sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các chủ thể trên cũng được căn cứ trên mức phạt tối đa, do đó, tùy từng trường hợp cụ thể chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm sẽ có sự khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?