Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176?
- Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nội dung chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông thế nào?
- Bộ Công an có được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính khi nộp vào ngân sách nhà nước không?
Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định về mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:
Theo đó, mức chi cho nội dung trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
(1) Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
(2) Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng;
Đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
(3) Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc.
(4) Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nội dung chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan khác tại địa phương thực hiện nội dung chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.
- Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.
- Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu, cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.
- Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Bộ Công an có được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính khi nộp vào ngân sách nhà nước không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước:
a) Bộ Công an;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương ngoài đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, Bộ Công an sẽ thuộc cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa hết hạn sử dụng có được cấp đổi thẻ mới? Trình tự thủ tục cấp đổi thẻ?
- TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
- Phương án sắp xếp lại xử lý nhà đất là gì? Hướng dẫn xác định đối tượng và nhà đất để sắp xếp lại xử lý nhà đất theo Nghị định 03?