Tải về file mẫu hợp đồng lao động 12 tháng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Có được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?
Tải về file mẫu hợp đồng lao động 12 tháng mới nhất hiện nay?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
Và hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo đó, có thể thấy hợp đồng lao động 12 tháng là loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó, 2 bên xác định cụ thể thời hạn của hợp đồng là 12 tháng.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng lao động 12 tháng là mẫu nào, tuy nhiên, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động 12 tháng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng lao động 12 tháng
Có được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lao động 12 tháng không?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hiệu lực của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lao động 12 tháng, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lao động 12 tháng là kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tải về file mẫu hợp đồng lao động 12 tháng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Có được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng? (Hình từ Internet)
Người lao động phải báo trước với người sử dụng lao động bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 12 tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 12 tháng, người lao động phải báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày.
Lưu ý: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nuôi chó thả rông để chó cắn người khác, chủ của chó bị xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Thủ tục đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý mới nhất 2025?
- Mẫu 06 ĐK TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế mới nhất 2025?
- Thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý mới nhất 2025?
- Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?