Hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được tiến hành vào thời gian nào? Mô hình tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được quy định ra sao?
Hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được tiến hành vào thời gian nào?
Hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được tiến hành vào thời gian nào? (Hình từ internet)
Theo Điều 5 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hình thức hoạt động của thanh tra nội bộ
Hoạt động thanh tra nội bộ được tiến hành theo hai hình thức:
1. Thanh tra theo kế hoạch hàng năm đã được Hiệu trưởng phê duyệt và được thông báo trước cho đối tượng thanh tra, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
2. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ; phòng, chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng giao.
Theo đó, hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được tiến hành vào thời gian sau:
- Thanh tra theo kế hoạch hàng năm đã được Hiệu trưởng trường cao đẳng phê duyệt và được thông báo trước cho đối tượng thanh tra, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng trường cao đẳng giao.
Mô hình tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được quy định ra sao?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nội bộ ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp
1. Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô từ 10.000 học sinh, sinh viên, học viên trở lên thành lập Phòng thanh tra.
Phòng thanh tra có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng thanh tra.
2. Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô dưới 10.000 học sinh, sinh viên, học viên; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ thành lập Phòng thanh tra hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
3. Phòng thanh tra (hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra ở trường không thành lập phòng) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
c) Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
đ) Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;
e) Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
....
Theo đó, mô hình tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được quy định như sau:
(1) Trường cao đẳng có quy mô từ 10.000 học sinh, sinh viên, học viên trở lên thành lập Phòng thanh tra.
Phòng thanh tra có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định.
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng thanh tra.
(2) Trường cao đẳng có quy mô dưới 10.000 học sinh, sinh viên, học viên thành lập Phòng thanh tra hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
Trưởng phòng thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng có những quyền hạn gì?
Theo Điều 9 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng thanh tra
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ, Trưởng phòng thanh tra còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng, cán bộ thuộc phòng thanh tra;
3. Trình Hiệu trưởng ra quyết định thanh tra;
4. Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị Hiệu trưởng đình chỉ hoạt động trái pháp luật của tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
5. Kiến nghị xử lý vi phạm sau thanh tra;
6. Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc cơ quan thanh tra cấp trên;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hiệu trưởng giao.
Theo đó, trường phòng thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Hiệu trưởng trường cao đẳng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng, cán bộ thuộc phòng thanh tra;
- Trình Hiệu trưởng ra quyết định thanh tra;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị Hiệu trưởng trường cao đẳng đình chỉ hoạt động trái pháp luật của tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
- Kiến nghị xử lý vi phạm sau thanh tra;
- Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc cơ quan thanh tra cấp trên;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hiệu trưởng trường cao đẳng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?