TCVN 5738 : 2021 về phòng cháy chữa cháy - hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
TCVN 5738 : 2021 về phòng cháy chữa cháy - hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật được xây dựng như thế nào?
TCVN 5738 : 2021 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thay thế cho TCVN 5738 : 2001.
TCVN 5738 : 2021 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn SP 5.13130.2009 của Liên Bang Nga.
TCVN 5738 : 2021 quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà, công trình.
TCVN 5738 : 2021 không quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.
Quy định chung về phòng cháy chữa cháy - hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
Tại Mục 4 TCVN 5738 : 2021 quy định chung về phòng cháy chữa cháy - hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
- Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
+ Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;
+ Có khả năng chống nhiễu tốt;
+ Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;
+ Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;
+ Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
- Hệ thống báo cháy phải bảo đảm độ tin cậy và thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.
- Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
- Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các bộ phận liên kết, nguồn điện. Tùy theo yêu cầu, hệ thống báo cháy còn có các module, các thiết bị truyền tín hiệu, giám sát...
- Khi lựa chọn loại đầu báo cháy cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Chọn loại đầu báo cháy khói có độ nhạy phù hợp đối với các loại khói khác nhau.
+ Sử dụng đầu báo lửa tại những nơi:
++ Khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy có xuất hiện ngọn lửa hoặc bề mặt quá nhiệt (thường là trên 600°C);
++ Khi xuất hiện ngọn lửa ở các phòng có chiều cao vượt quá giới hạn cho việc sử dụng đầu báo khói hoặc nhiệt;
++ Khi tốc độ phát triển đám cháy nhanh, thời điểm phát hiện cháy bởi các loại đầu báo cháy khác không bảo đảm yêu cầu bảo vệ người và tài sản.
+ Độ nhạy của đầu báo cháy lửa phải tương ứng với phổ phát xạ của ngọn lửa tạo bởi các vật liệu cháy nằm trong vùng bảo vệ.
+ Sử dụng đầu báo nhiệt ở những nơi khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy chủ yếu phát sinh nhiệt và khi sử dụng các đầu báo khác có thể xảy ra hiện tượng báo cháy giả.
+ Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt gia tăng hoặc đầu báo cháy nhiệt kép (nhiệt gia tăng và nhiệt cố định) trong môi trường có biến động nhiệt độ đột ngột, bất thường vượt quá 5°C/min.
Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt cố định trong môi trường mà nhiệt độ không khí trong đám cháy có thể không đạt đến nhiệt độ kích hoạt đầu báo cháy hoặc đạt tới ngưỡng tác động sau một thời gian dài (vượt quá thời gian phát hiện cháy theo quy định).
+ Khi chọn đầu báo cháy nhiệt, cần lưu ý rằng ngưỡng nhiệt độ kích hoạt của đầu báo cháy nhiệt cố định, đầu báo cháy nhiệt kép phải cao hơn ít nhất 20°C so với nhiệt độ tối đa của môi trường tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy.
+ Khi không xác định được hiện tượng đặc trưng của sự cháy trong khu vực bảo vệ, nên sử dụng kết hợp các đầu báo cháy nhạy cảm với các hiện tượng cháy khác nhau hoặc đầu báo cháy hỗn hợp.
Chú thích: Hiện tượng đặc trưng của sự cháy là hiện tượng được phát hiện ở giai đoạn ban đầu của đám cháy trong thời gian ngắn nhất.
TCVN 5738 : 2021 về phòng cháy chữa cháy - hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định về trung tâm báo cháy như thế nào?
Tại Mục 5 TCVN 5738 : 2021 quy định về trung tâm báo cháy như sau:
- Trung tâm báo cháy phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy và các thiết bị báo cháy khác truyền về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.
- Trung tâm báo cháy phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.
Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy.
- Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không nguy hiểm về cháy và nổ.
- Nếu trung tâm báo cháy được lắp trên các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dầy từ 1 mm trở lên hoặc bằng các vật liệu không cháy khác có độ dầy không dưới 10 mm. Trong trường hợp này tấm bảo vệ phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh của trung tâm tối thiểu 100 mm về mọi phía.
- Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà bằng vật liệu cháy được không nhỏ hơn 1,0 m.
- Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50 mm.
- Nếu trung tâm báo cháy lắp trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn từ 0,8 đến 1,8 m và phù hợp chiều cao vận hành của con người.
- Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.
- Tín hiệu âm thanh, ánh sáng khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
- Việc lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây).
- Dung lượng trung tâm báo cháy của hệ thống báo cháy thường phải có số kênh dự trữ ít nhất là 10%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?