Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy thực hiện như sau:
Việc khám nghiệm hiện trường thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và quy định tại Thông tư 88/2024/TT-BCA.
(1) Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường
- Tiếp nhận, nắm tình hình công tác bảo vệ hiện trường và thu thập thông tin về vụ cháy thông qua người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Căn cứ theo tính chất, mức độ của vụ cháy, cơ quan chủ trì có thể mời thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường như: Giám định viên, cán bộ kỹ thuật hình sự hoặc người có chuyên môn phù hợp; đại diện chính quyền cấp xã, Công an cấp xã, Đồn Công an nơi xảy ra vụ cháy; cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc khám nghiệm hiện trường; đại diện cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, chủ phương tiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đối với vụ cháy do Cơ quan điều tra chủ trì xác minh, giải quyết thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng kỹ thuật hình sự là thành phần bắt buộc tham gia khám nghiệm hiện trường; Cơ quan điều tra chủ trì có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để phân công Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường theo quy định;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia khám nghiệm; lựa chọn phương pháp, chiến thuật khám nghiệm; chuẩn bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ khám nghiệm hiện trường;
- Xác định phạm vi, đánh giá mức độ an toàn của hiện trường;
- Có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tính nguyên vẹn đối với dấu vết, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có nguy cơ bị phá hủy, thay đổi (nếu có).
(2) Tiến hành khám nghiệm hiện trường
- Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra cháy; xác định vị trí hiện trường, xác định vật chuẩn (điểm làm mốc); xác định vị trí nạn nhân, điểm mốc để định vị vị trí dấu vết, đồ vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến vụ cháy ở hiện trường (nếu có); đánh dấu vị trí và đánh số thứ tự của tất cả các nạn nhân, dấu vết, đồ vật, tài liệu, phương tiện có liên quan đến vụ cháy;
- Chụp ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, ảnh chi tiết hiện trường; việc chụp ảnh đặc tả dấu vết, đồ vật phải đặt thước tỷ lệ; ảnh chụp hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường và sắp xếp theo thứ tự, có chú thích từng ảnh; ghi hình hiện trường trong trường hợp cần thiết;
- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường: Sử dụng thống nhất ký hiệu, đơn vị đo; phần chú dẫn phải thể hiện tỷ lệ vẽ, dấu vết, ký hiệu trên sơ đồ hiện trường; có thể sử dụng các phần mềm đồ họa để vẽ sơ đồ hiện trường;
- Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, đồ vật, tài liệu, phương tiện tại hiện trường; thu Mẫu so sánh (nếu có).
(3) Đóng gói, niêm phong mẫu vật, bên ngoài các bao gói phải ghi tên vụ việc, loại dấu vết, vị trí, ngày, tháng, năm thu và có chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành phần tham gia theo quy định pháp luật.
(4) Lập Biên bản khám nghiệm hiện trường theo Mẫu số 163 và vẽ Sơ đồ hiện trường theo Mẫu số 167 ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự (sau đây viết gọn là Thông tư 119/2021/TT-BCA). Nội dung biên bản khám nghiệm phải ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám nghiệm, địa điểm, thành phần tham gia khám nghiệm;
Tình trạng hiện trường trước khi khám nghiệm, điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành khám nghiệm, quá trình khám nghiệm, cụ thể: Mô tả vị trí hiện trường, đặc điểm hiện trường (phương hướng, quang cảnh, cấu trúc, vị trí của hiện trường và khu vực trung tâm hiện trường); mô tả từng phần hiện trường; mô tả vị trí, đặc điểm (về loại, hình dáng, kích thước, chiều hướng, trạng thái, màu sắc) của nạn nhân (nếu có), dấu vết, đồ vật, phương tiện phát hiện được tại hiện trường và mối quan hệ với các dấu vết, đồ vật, phương tiện khác ở hiện trường theo số thứ tự đã đánh dấu; ghi cụ thể số lượng dấu vết, đồ vật, phương tiện đã phát hiện, thu thập, cách thức bảo quản và các mẫu so sánh.
(5) Đánh giá sơ bộ những dấu vết, đồ vật, phương tiện đã phát hiện, thu thập được, nhận định sơ bộ về thời điểm xảy ra cháy, điểm xuất phát cháy và vùng cháy đầu tiên; họp rút kinh nghiệm; thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, các thành phần tham gia ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm, sơ đồ hiện trường. Người chủ trì khám nghiệm quyết định việc kết thúc hay tiếp tục bảo vệ hiện trường.
(6) Sau khi khám nghiệm hiện trường, cán bộ được phân công xác minh, giải quyết vụ cháy phải báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA.
Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc xác minh, giải quyết vụ cháy như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về nguyên tắc xác minh, giải quyết vụ cháy như sau:
(1) Tất cả vụ cháy xảy ra phải được xác minh, giải quyết và kết luận nhanh chóng, kịp thời, an toàn, chính xác, khách quan, toàn diện. Kiến nghị, khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vụ cháy và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định tại Thông tư 88/2024/TT-BCA và các quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình xác minh, giải quyết vụ cháy, bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
(3) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác xác minh, giải quyết vụ cháy để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Khi nào Thông tư 88 có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 55/2020/TT-BCA ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy của lực lượng Công an nhân dân và Thông tư số 11/2023/TT-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xác minh, giải quyết vụ cháy của lực lượng Công an nhân dân.
Như vậy, Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?