Quy định mới về tiền lương, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động trong công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước?
- Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động trong công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước phải đáp ứng điều kiện gì?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận được công ty loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch là gì?
- Kế hoạch lao động của công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước được xây dựng như thế nào?
Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động trong công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 51/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động làm việc trong công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Nghị định 51/2016/NĐ-CP.
- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.
Như vậy, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động trong công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước phải được thiết lập dựa vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và phải đảm bảo không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2016/NĐ-CP như sau:
- Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định dựa trên trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch dưới đây:
- Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương trong hợp đồng lao động, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch của công ty như sau:
+ Đối với công ty có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định cao hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động, dựa trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động (tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc sản lượng tiêu thụ) kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc:
++ Năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá mức tăng năng suất lao động;
++ Năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch không tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 80% mức tăng năng suất lao động;
++ Năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch giảm thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 50% mức tăng năng suất lao động;
++ Năng suất lao động giảm thì tiền lương giảm so với thực hiện của năm trước liền kề.
+ Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các trường hợp khách quan quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2016/NĐ-CP) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
+ Đối với công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét trước khi quyết định.
Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước phải đáp ứng điều kiện gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận được công ty loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định công ty loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề khi định quỹ tiền lương kế hoạch, bao gồm:
- Nhà nước điều chỉnh giá, hạn mức sản xuất, kinh doanh (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá hoặc quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.
- Công ty có các công việc sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thực hiện việc đầu tư, tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận, mua, bán, khoanh, giãn và xử lý nợ, tài sản, mua, bán sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện điều khoản về hồi tố theo quy định của Chính phủ; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh theo quy định của pháp luật về thuế; điều chỉnh chính sách hoạt động theo các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các Hiệp định, Hiệp ước hoặc quy định của tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Thực hiện đề án cơ cấu lại, bổ sung hoặc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác;
+ Đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh;
+ Điều chỉnh hoặc phát sinh mới trích dự phòng rủi ro tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá và cơ chế điều chỉnh giá nhưng chưa được điều chỉnh giá đủ bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý khi yếu tố hình thành giá thay đổi theo quy định của Luật Giá;
+ Thực hiện phân bổ chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không thành công theo quy định của Chính phủ, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo hợp đồng dầu khí đối với công ty tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Doanh số mua nợ, xử lý nợ chưa được ghi nhận vào doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mua bán nợ theo quy định của pháp luật;
+ Biến động doanh thu từ hoạt động tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và các hoạt động nghiệp vụ lưu ký chứng khoán;
+ Chênh lệch trả thưởng so với thực hiện năm trước đối với công ty kinh doanh xổ số;
+ Thay đổi môi trường, điều kiện khai thác khoáng sản đối với công ty khai thác khoáng sản
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
Kế hoạch lao động của công ty TNHH MTV 100% vốn điều lệ của Nhà nước được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định việc xây dựng kế hoạch lao động trong công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Kế hoạch lao động hàng năm của công ty được xây dựng căn cứ vào cơ cấu tổ chức theo Điều 3 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH và yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động năm trước, vị trí việc làm hoặc chức danh công việc và định mức lao động.
- Kế hoạch lao động bao gồm: tổng số lao động cần sử dụng, số lượng, chất lượng lao động tuyển dụng mới theo chức danh, vị trí làm việc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động.
- Trong điều kiện khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kế hoạch không tăng hoặc đầu mối quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty không tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì số lao động bình quân kế hoạch không được vượt quá 5% so với số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề.
Số lao động bình quân thực tế sử dụng và lao động bình quân kế hoạch được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, kế hoạch lao động trong công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức lao động và các yếu tố như khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kế hoạch,... và tình hình sử dụng lao động năm trước.
Nghị định 21/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2024. Riêng chế độ về quỹ tiền lương, trả lương, thù lao, tiền thưởng quy định tại khoản 2 Điều 1, các khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 10 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?