Nơi nào TPHCM, miền Nam ảnh hưởng bởi bão Yagi ngày 07/9 theo dự báo thời tiết TPHCM hôm nay?
Nơi nào TPHCM, miền Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ngày 07/9 theo dự báo thời tiết TPHCM hôm nay?
NÓNG: ATNĐ mạnh lên thành bão số 4 ảnh hưởng đến TPHCM và miền Nam ra sao?
Vào lúc 16 giờ 40 ngày 07 tháng 9 năm 2024, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ đã có văn bản DONG-04/16h40/NABO TẢI đưa tin cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực Nam Bộ và dự báo thời tiết TPHCM hôm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Theo tin cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ và dự báo thời tiết TPHCM hôm nay thì các tỉnh miền Nam và TPHCM sẽ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây dông đang phát triển gây mưa rào và kèm theo dông, sét trên khu vực các tỉnh:
- Tỉnh Trà Vinh (Huyện Duyên Hải, Thị xã Duyên Hải, Huyện Cầu Ngang, Huyện Trà Cú),
- Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ, Quận 6, Quận 7, Quận Tân Phú, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi),
- Tỉnh Long An (Huyện Thủ Thừa, Huyện Mộc Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Tân Hưng),
- Tỉnh Đồng Nai (Huyện Nhơn Trạch, Tân Phú), Tỉnh Đồng Tháp (Huyện Tân Hồng),
- Tỉnh Tây Ninh (Trảng Bàng, Huyện Bến Cầu, Dương Minh Châu, Huyện Tân Châu),
- Tỉnh Bình Dương (Thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Bến Cát, Dầu Tiếng, Huyện Bàu Bàng, Phú Giáo),
- Tỉnh Bình Phước (Thị xã Chơn Thành, Dầu Tiếng, Huyện Hớn Quản, Thị xã Bình Long, Huyện Bù Đăng, Huyện Lộc Ninh, Huyện Bù Gia Mập, Huyện Bù Đốp)
Ngoài ra, dự báo thời tiết TPHCM và ở các tỉnh miền Nam trên trong những giờ tới, mây dông tiếp tục phát triển và gây mưa rào kèm theo dông, sét cho các khu vực kể trên, sau đó mây dông xu hướng mở rộng và lan sang các khu vực lân cận khác. Lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Trong cơn dông đề phòng lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh cấp 5-8 (8-21m/s)
Như vậy, theo tin cảnh báo và dự báo thời tiết TPHCM hôm nay, các huyện Cần Giờ, Quận 6, Quận 7, Quận Tân Phú, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi thuộc TPHCM và các tỉnh miền Nam nêu trên sẽ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ngày 07/9 với mây dông đang phát triển gây mưa rào và kèm theo dông, sét.
Đồng thời, theo tin bão khẩn cấp tại vản bản XTND_39/17h00/NABO tải lúc 17h ngày 07/9/2024, cũng dự báo tác động của bão chung trên địa bàn TPHCM và các tỉnh miền Nam như sau:
- Vùng biển Nam Bộ và TP.HCM: Vùng biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển TpHCM) gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Độ cao sóng 2.0-3.0m. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió Tây Nam cấp 5, giật cấp 6-7. Độ cao sóng 1.5-2.5m.
Trên cả hai vùng biển, thời tiết có mưa rào và dông, trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy.
- Thời tiết chi tiết Nam Bộ: Mây thay đổi đến nhiều mây, ngày giảm mây nắng, có mưa rào nhiều nơi, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ngập các khu vực trũng thấp.
- Thời tiết chi tiết TP.HCM: Mây thay đổi đến nhiều mây, ngày giảm mây nắng, có mưa rào nhiều nơi, có nơi có mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.
>> Mẫu thông báo nghỉ bão YAGI cho doanh nghiệp (Mẫu 1): Tải về
>> Mẫu thông báo nghỉ bão YAGI cho doanh nghiệp (Mẫu 2): Tải về
Nơi nào TPHCM, miền Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ngày 07/9 theo dự báo thời tiết TPHCM hôm nay? (Hình từ Internet)
Đã có những địa phương nào nghỉ học tránh bão Yagi?
Đến thời điểm hiện tại ngày 07/6/2024, để đảm bảo an toàn với siêu bão Yagi 2024 (Bão số 3), nhiều tỉnh thành cho học sinh nghỉ học và bố trí lịch học bù, cụ thể:
(1) Thái Bình:
Học sinh Thái Bình được nghỉ học thứ Sáu ngày 6/9 và thứ Bảy ngày 7/9 để tránh siêu bão Yagi 2024 (Bão số 3).
Cùng với nội dung này, theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thái Bình tại Công văn 1001/SGDĐT-VP năm 2024, các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học có sự cố xảy ra.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Công văn 1000/SGDĐT-KHTC năm 2024 của Sở GD&ĐT về việc phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024.
(2) Quảng Ninh:
UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ tình mưa, bão chủ động chỉ đạo học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là vùng ven biển, sông, suối, đập, đê điều... để chủ động các biện pháp phòng tránh.
(3) Hải Phòng:
Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường học có Kế hoạch làm nơi để di dân đến tạm lánh, cho học sinh nghỉ học từ 12h ngày 6/9, các trường học còn lại cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9/2024 đến khi bão tan.
(4) Bắc Giang:
Tại công văn chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với bão số 3, Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão.
Riêng chiều thứ Sáu - ngày 6/9, tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
(5) Hà Nội: Xem Công văn 3061/SGDĐT-CTTT-KHCN Tại đây
Sáng nay, 6/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của cơn bão số 3. Tại cuộc họp, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, đã yêu cầu các trường không tổ chức học kể cả học thêm vào thứ Bảy 7/9.
(6) Ninh Bình:
Sáng nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; Các trường THPT; Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh; Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố cho trẻ em, học sinh, học viên nghỉ học để phòng tránh cơn bão số 3 và mưa lũ.
Tại công văn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thông báo cho trẻ em, học sinh, học viên nghỉ học, không đến trường thứ Bảy, ngày 7/9. Đồng thời tổ chức trực bão 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ của địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra; quán triệt cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, học viên chủ động phòng tránh bão. Tổ chức dạy bù chương trình đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam có công yêu cầu cầu các đơn vị thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên nghỉ học ngày thứ Bảy, 7/9 và bố trí thời gian dạy bù vào thời gian phù hợp.
(7) Nam Định
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cũng có quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học từ ngày 6/9 đến khi bão tan. Đối với những em đã đến trường trong hôm nay, các trường hướng dẫn học sinh, sinh viên thu dọn, chống bão và nghỉ học.
(8) Hà Nam:
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam có công yêu cầu cầu các đơn vị thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên nghỉ học ngày thứ Bảy, 7/9 và bố trí thời gian dạy bù vào thời gian phù hợp.
(9) Phú Thọ:
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của cơn bão số 3, nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy - ngày 7/9 và không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ nhật - ngày 8/9.
Cùng với đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Đối với các trường có học sinh nội trú cần có phương án đảm bảo an toàn và nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống đầy đủ cho học sinh trong thời gian ở tại trường.
(10) Bắc Ninh:
Sáng nay, Sở GD&ĐT Bắc Ninh gửi văn bản đề nghị các trường cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học và không tổ chức các hoạt động giáo dục ngày 7/9 (thứ Bảy). Đồng thời, chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại cơ quan, đơn vị 24/24 giờ để kịp thời xử lý và ứng phó các tình thế thời tiết nguy hiểm do Bão số 3 gây ra.
Trước đó, Sở GD&ĐT tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục lên phương án bảo đảm an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức,người lao động và trẻ em, học sinh. Tùy theo tình hình diễn biến mưa bão và điều kiện thực tế tại đơn vị có thể cho trẻ em, học sinh, sinh viên nghỉ học và chỉ cho trẻ em, học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
(11) Vĩnh Phúc
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thông tin, học sinh các cấp trên địa bàn sẽ không tham gia hoạt động trong và ngoài trường học để tránh siêu bão số 3.
Theo đó, trước diễn biến phức tạp, khó lường của cơn bão số 3, được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX đảm bảo an toàn cho học sinh, cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy, ngày 7/9 và không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9).
(12) Tuyên Quang
Sở đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Sở GD&ĐT Tuyên Quang yêu cầu cho học sinh nghỉ học ngày mai (7/9); không tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc huy động học sinh đến trường vào các ngày 7-8/9; tổ chức trực bão 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ của địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra; quán triệt cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, học viên chủ động phòng tránh bão; đồng thời, rà soát lại hệ thống phòng ở nội trú, bán trú và có phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh ở tại trường.
(13) Thanh Hóa
Ngày 6/9, Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) có Công văn số 813/PGD về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024. Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đề nghị hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tại trường bắt đầu từ chiều thứ Sáu (6/9) đến hết Chủ nhật ( 8/9). Học sinh sẽ trở lại trường học bình thường vào thứ Hai, ngày 9/9. Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục có thông báo nếu cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp hơn.
(14) Thái Nguyên
Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, học sinh trên địa bàn toàn tỉnh sẽ nghỉ học từ ngày 7/9 để phòng tránh cơn bão số 3. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, để chủ động phòng chống cơn bão số 3 (Yagi) năm 2024, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đề nghị trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý, Hiệu trưởng trường THPT, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3, cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy, ngày 7/9/2024, không tổ chức các hoạt động vào ngày thứ bảy ngày 7/9/2024 và ngày Chủ Nhật 8/9/2024, thực hiện nghiêm túc công văn của Sở GD&ĐT về việc triển khai ứng phó với cơn bão số 3, đề phòng thiệt hại do mưa to, gió lớn và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học trong mùa mưa bão.
Các cơ sở giáo dục tổ chức ứng trực 24/24, giữ liên hệ thường xuyên với cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, theo phân cấp quản lý, báo cáo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và Sở GDĐT khi có tình huống bất thường xảy ra.
(15) Hưng Yên
Tại Hưng Yên, học sinh toàn tỉnh nghỉ học thứ Bảy ngày 7/9. Sở GD&ĐT Hưng Yên yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão số 3, bảo đảm an toàn tính mạng học sinh, giáo viên.
(16) Hải Dương
Sở GD&ĐT Hải Dương chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học ngày mai, thứ Bảy 7/9 để phòng tránh siêu bão Yagi. Các trường bố trí học bù vào thời gian phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học.
Chỉ đạo mới nhất về siêu bão YAGI (bão số 3) của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Theo nội dung tại Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Bộ trưởng các Bộ, Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương nêu trên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
- Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:
+ Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, đảo; bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu thuyền ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và ven biển từ Hà Tĩnh trở ra) và tại nơi tránh trú.
+ Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền tại nơi tránh trú, khu vực có nguy cơ ngập sâu do sóng lớn, nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân).
+ Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
+ Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi bão, lũ.
+ Xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.
+ Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ theo quy định; các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?