Nhìn lại những chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2023? Giáo dục trong năm 2023 đã có những quy định nổi bật nào?
- Chính sách giáo dục mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học?
- Điều chỉnh quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên?
- Bỏ thi thăng hạng viên chức từ ngày 7/12/2023?
- Bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ 01/12/2023?
- Chính sách giáo dục mới về thi Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia?
Chính sách giáo dục mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học?
Dưới đây là chính sách giáo dục mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học
(1) Thay đổi hệ số lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ ngày 16/12/2023
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
(2) Hướng dẫn mới về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
(3) Hướng dẫn mới về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Nhìn lại những chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2023? Giáo dục trong năm 2023 đã có những quy định nổi bật nào? (Hình từ Internet)
Điều chỉnh quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên?
Ngày 14/4/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.
Theo đó tại Thông tư 08/2023/BGDĐT, đã sửa đổi một số điểm nổi bật như sau:
- Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) theo hạng
- Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng CDNN
- Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ
- Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm
- Điều chỉnh thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm
- Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới
- Quy định rõ “giữ chức danh tương đương”
Bỏ thi thăng hạng viên chức từ ngày 7/12/2023?
Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Căn cứ tại điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67; “và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” tại khoản 3 Điều 64; “theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này” tại khoản 4 Điều 14.
Đồng thời căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023.
Theo đó, các quy định về thi thăng hạng viên chức đã chính thức bãi bỏ. Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn.
Lưu ý: Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 7/12/2023, nhưng đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước đó vẫn áp dụng theo quy định cũ trong thời hạn 6 tháng tiếp theo. Sau 6 tháng, nếu các đơn vị không hoàn thành đề án, kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng thì phải thực hiện theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ 01/12/2023?
Ngày 15/6/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Theo đó tại Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Theo đó, Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
Theo đó, kể từ ngày 1/12/2023, chương trình đào tạo chất lượng cao đại học sẽ bị bãi bỏ.
Chính sách giáo dục mới về thi Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia?
Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia:
Ngày 10/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia.
Về số lượng thí sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ về số lượng thí sinh thi học sinh giỏi Quốc gia như sau:
- Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 10 thi sinh cho đội tuyển mỗi môn thi (riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tối đa 20 thi sinh cho mỗi đội tuyển).
- Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn hằng năm do Bộ GDĐT triệu tập
Về thi thực hành
Tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.
Tỉ lệ giải
Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế.
Cụ thể có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
Bổ sung Giấy chứng nhận trong kỳ thi
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia Kỳ thi.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Ngày 24/3/2023, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT đã có những điểm mới nội bật trong Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:
- Quy định mới về việc sử dụng thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin và truyền thông tại mỗi điểm thi;
- Thay đổi về đăng ký dự thi (Học sinh có thể đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký trực tiếp);
- Sửa đổi, bổ sung về điểm ưu tiên;
- Sửa đổi về việc làm đề thi;
- Không được sử dụng các thiết bị thu phát thông tin trong khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội đồng thi;
- Đáng chú ý, quy định mới về vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi đã cấm thiết bị ghi âm, ghi hình trong phòng thi tốt nghiệp THPT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Quy định về đồng bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?