BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2021/TT-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2021
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ
15/2020/TT-BGDĐT NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật
Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật
Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị
định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng
5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị
của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;
Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày
26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều
8 như sau:
“a) Thành phần
Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc sở GDĐT (hoặc là Phó Giám đốc sở GDĐT trong
trường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc sở GDĐT, lãnh đạo phòng
có chức năng quản lý giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên cấp THPT và công
tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng thuộc
sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh
đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT (gọi
chung là phòng Quản lý thi);”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 9
như sau:
“a) Thí sinh
đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt
nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí
sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp
12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm
thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo
dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải
có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản
4 Điều 10 như sau:
“3. Tại mỗi
khu vực thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi của Hội đồng thi (bao gồm in sao đề
thi, coi thi, làm phách bài thi tự luận, chấm thi, phúc khảo) phải bố trí 01 (một)
điện thoại cố định đặt tại phòng làm việc chung/phòng trực hoặc phòng được bố
trí riêng bảo đảm an ninh, an toàn (riêng ở Điểm thi, nếu không thể bố trí được
điện thoại cố định vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng thi quyết định
bố trí điện thoại di động không có chức năng ghi hình, không có thẻ nhớ, không
có chức năng kết nối mạng internet và được niêm phong khi không sử dụng). Chỉ sử
dụng chức năng nghe/gọi của điện thoại để liên lạc với Hội đồng thi, Ban Chỉ đạo
thi các cấp; mọi liên lạc qua điện thoại đều phải bật loa ngoài và nghe công
khai. Riêng với Điểm thi, trong một số trường hợp cần thiết, có thể bố trí 01
(một) máy tính tại phòng trực của Điểm thi và bảo đảm máy tính chỉ được nối mạng
internet khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi. Quá trình sử dụng điện thoại,
máy tính đều phải ghi nhật ký và có sự chứng kiến, xác nhận của cán bộ làm nhiệm
vụ thanh tra tại mỗi khu vực.
4. Tại mỗi khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hội
đồng thi phải bố trí các vật dụng để lưu giữ và bảo quản thiết bị thu, phát
thông tin của những người đang thực hiện nhiệm vụ ở đó; các vật dụng này phải
được niêm phong và được cán bộ công an quản lý/giám sát.”
4. Sửa đổi, bổ
sung khoản 2 và khoản 3 Điều 12 như sau:
“2. Điều kiện
dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải
bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và
học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp
loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương
trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải
có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp
loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ
điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải
đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung
bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ
thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn
học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học
lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do
bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận
việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường
phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm
theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm
c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức
văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành
của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy
tờ đúng thời hạn.
3. Đăng ký bài thi:
a) Để xét công nhận tốt
nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi
04 (bốn) bài thi, gồm 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01
(một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định
tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 (ba) bài thi, gồm 02 (hai) bài
thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh GDTX có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản
1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành
phần của bài thi tổ hợp.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15
như sau:
“2. Trong một
kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các
yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề
thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16
như sau:
“1. Đề thi,
đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị
chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 17
như sau:
“7. Quy trình ra đề thi:
a) Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án;
riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệm
thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy
định tại Điều 15 Quy chế này đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị. Riêng đối
với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc
nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định
của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch
Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo
đề thi;
b) Phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng
ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề
thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đề xuất phương án chỉnh
lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề
thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng
ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
c) Hoàn thiện đề thi: Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ
phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn
thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt. Riêng đối
với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư
ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề
thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp
án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt
để tổ chức in sao.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm
c khoản 3 Điều 18 như sau:
“c) Các túi đề
thi phải được bảo quản trong hòm, tủ hoặc két sắt được khóa, niêm phong và bảo
vệ liên tục 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi
giữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho
người phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ, bàn giao chìa khóa cho các Trưởng Điểm
thi. Trường hợp bất khả kháng không thể vận chuyển được bằng hòm, tủ hoặc két sắt
được khóa niêm phong thì sở GDĐT cần xây dựng phương án vận chuyển bảo đảm an
ninh, an toàn cho đề thi và báo cáo Bộ GDĐT trước khi triển khai thực hiện;”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều
20 như sau:
“a) Thành phần:
Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo
hoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật
chất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường
phổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ
thông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh;
cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân
viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi; nhân viên y tế, công an
(hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt);”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23
như sau:
“2. Chủ tịch Hội
đồng thi phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho bài thi quy định
tại Điều 19 Quy chế này; phải có công an và Trưởng hoặc Phó Trưởng ban Thư ký Hội
đồng thi trông giữ phòng lưu trữ, bảo quản bài thi liên tục 24 giờ/ngày cho đến
khi hoàn thành việc bàn giao cho Ban Làm phách bài thi tự luận và Ban Chấm thi
trắc nghiệm.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như
sau:
“Điều 26.
Ban Chấm thi tự luận
1. Thành phần:
a) Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồng
thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sở
GDĐT và các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo
Phòng Quản lý thi hoặc phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học/giáo dục
thường xuyên của sở GDĐT;
b) Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tự
luận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi;
c) Ban Chấm thi tự luận có ít nhất hai Tổ Chấm thi dưới
sự quản lý, điều hành của Trưởng môn chấm thi; mỗi Tổ Chấm thi có Tổ trưởng và
cán bộ chấm thi (CBChT) là công chức, viên chức, giáo viên đã và đang trực tiếp
giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm; thành viên Ban Thư ký,
Ban Làm phách của Hội đồng thi không tham gia chấm thi;
d) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.
2. Trưởng ban Chấm thi tự luận điều hành công tác chấm
thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về quy trình, tiến độ và chất
lượng chấm thi tự luận; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với
những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế thi hoặc có nhiều sai sót
khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất
thường xảy ra.
3. Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng
ban Chấm thi tự luận.
4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Hội đồng thi và Trưởng ban Chấm thi tự luận về việc quản lý, tổ chức chấm bài
thi tự luận của Hội đồng thi đúng Quy chế thi; thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức thảo luận hướng dẫn
chấm thi, đáp án, thang điểm và chấm chung; tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm
trong quá trình chấm thi; tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm sau khi chấm
xong toàn bộ bài thi tự luận của Hội đồng thi;
b) Đề nghị Trưởng ban Chấm thi tự luận thay đổi hoặc
đình chỉ việc chấm thi đối với CBChT thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiều
hoặc vi phạm Quy chế thi;
c) Được ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ Chấm thi thực hiện một
số công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi, tùy theo thực tế triển
khai chấm thi tại Hội đồng thi.
5. Tổ trưởng Tổ Chấm thi giúp Trưởng môn chấm thi quản
lý, tổ chức chấm thi tại Tổ Chấm thi được phân công phụ trách và thực hiện các
công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi khi được ủy quyền.
6. Các thành viên Ban Chấm thi tự luận chấp hành sự
phân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của Quy chế thi; CBChT
tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Tổ trưởng Tổ Chấm thi và chỉ đạo của Trưởng
môn chấm thi.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như
sau:
“Điều 27.
Chấm bài thi tự luận
1. Quy định chung về chấm bài thi tự luận:
a) Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm
của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm
toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai
vòng độc lập bởi hai CBChT của hai Tổ Chấm thi khác nhau;
b) Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm
phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi;
c) Trưởng môn chấm thi tổ chức quán triệt Quy chế thi,
thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm cho toàn bộ Tổ trưởng Tổ chấm thi, CBChT và tổ
chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi tự luận; sau đó, tổ chức chấm thi
theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại các phòng chấm thi riêng biệt. Riêng đối
với những Hội đồng thi có từ 30.000 (ba mươi nghìn) thí sinh trở lên, Trưởng
môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền triển
khai tổ chức chấm chung theo từng Tổ chấm thi hoặc nhóm Tổ chấm thi;
d) Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theo
hình thức bốc thăm bằng phiếu.
2. Quy trình chấm lần chấm thứ nhất:
a) Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được
Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức bốc thăm và giao nguyên túi bài thi cho từng
CBChT;
b) Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài thi bảo đảm
đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí
sinh không viết hết trên tờ giấy làm bài thi;
c) Trong trường hợp phát hiện bài thi không đủ số tờ,
số phách; bài thi làm trên giấy nháp; bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng
cho kỳ thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên, viết bằng hai màu mực
khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung
không liên quan nội dung thi; bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT
có trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trình
Trưởng môn chấm thi xử lý;
d) Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo
trên những phần giấy trắng còn thừa trên tờ giấy làm bài thi của thí sinh,
CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài thi của thí sinh và túi bài thi; điểm
thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) chỉ được ghi vào 01 (một)
phiếu chấm của từng bài thi; trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của
CBChT; chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng
Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng
thi.
3. Quy trình chấm lần chấm thứ hai:
a) Sau khi chấm lần thứ nhất,
thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút toàn bộ các phiếu chấm thi ra; sau đó,
giao các túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được
Trưởng môn chấm thi ủy quyền để tổ chức bốc thăm cho lần chấm thứ hai, bảo đảm
không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;
b) CBChT lần thứ hai ghi điểm chấm trực tiếp vào bài thi của
thí sinh (điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bên trái bài thi ngay cạnh ý được
chấm) và vào phiếu chấm;
c) Chấm xong túi nào, CBChT giao túi bài thi đã chấm và
phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn
chấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
4. Thống nhất điểm bài thi:
Trưởng môn chấm
thi tiếp nhận bài thi, phiếu chấm từ Ban Thư ký Hội đồng thi và chỉ đạo các Tổ
chấm thi thực hiện thống nhất điểm bài thi. Chỉ ghi điểm từng câu và tổng điểm
toàn bài vào vị trí quy định trên tờ giấy thi sau khi đã thống nhất điểm. Việc
thống nhất điểm thực hiện như sau:
a) Xử lý kết quả 2 (hai) lần chấm:
Tình huống
|
Cách xử lý
|
Điểm toàn
bài hoặc điểm thành phần không lệch hoặc lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm)
dưới 1,0 điểm.
|
Hai CBChT thảo
luận thống nhất điểm; CBChT lần chấm thứ hai ghi điểm; hai CBChT cùng ký và
ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
|
Điểm toàn
bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) từ 1,0 đến
1,5 điểm.
|
Hai CBChT thảo
luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ
Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để thống nhất điểm (không sửa chữa
điểm trong phiếu chấm); CBChT lần chấm thứ hai ghi điểm; hai CBChT cùng ký và
ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu hai
CBChT không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm
thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lập biên bản quyết định điểm, ghi điểm
và cùng hai CBChT ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí
sinh.
|
Điểm toàn
bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) trên 1,5 điểm.
|
Trưởng môn
chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức
chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.
|
b) Xử lý kết
quả 3 (ba) lần chấm:
Tình huống
|
Cách xử lý
|
Nếu kết quả
hai trong ba lần chấm giống nhau
|
Trưởng môn chấm
thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lấy điểm giống
nhau làm điểm chính thức rồi ghi điểm và cùng các CBChT ký, ghi rõ họ tên vào
tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
|
Nếu kết quả
ba lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 2,5 điểm.
|
Trưởng môn
chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lấy điểm
trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm chính thức rồi ghi điểm và cùng các
CBChT ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
|
Nếu kết quả
ba lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm.
|
Trưởng môn
chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức
chấm chung trong Tổ chấm thi, lập biên bản thống nhất điểm chấm sau đó ghi điểm
và cùng tất cả CBChT tham gia chấm chung ký, ghi rõ họ tên vào các tờ giấy
làm bài của thí sinh.
|
5. Nhập điểm
bài thi tự luận:
a) Tổ nhập điểm thuộc Ban Thư ký Hội đồng thi, Tổ trưởng
do lãnh đạo hoặc ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi kiêm nhiệm; Tổ nhập điểm gồm
ít nhất hai nhóm khác nhau, mỗi nhóm gồm ít nhất ba người;
b) Tổ nhập điểm thực hiện nhập điểm bài thi tự luận
theo hai vòng độc lập, bảo đảm mỗi vòng do một nhóm khác nhau thực hiện trên phần
mềm Hỗ trợ chấm thi dưới sự chứng kiến và giám sát của thanh tra.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 38
như sau:
“1. Thí sinh
đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị
kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT
trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các
môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0
(năm) điểm trở lên.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều
40 như sau:
“b) Đoạt giải
cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học,
Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc
thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các
ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT. Đối với giải cá nhân:
Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng
được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ
thuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm;
giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm. Đối với giải đồng đội:
Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên
của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến
khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với
giải cá nhân quy định tại điểm này. Những người học đoạt nhiều giải khác nhau
trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.”
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 46
như sau:
“2. Mẫu Giấy
chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tư
số 18/2020/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy
định mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như
sau:
“Điều 49.
Thanh tra, kiểm tra thi
1. Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập các
đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanh
tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại các địa phương; trường hợp cần thiết, do
Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
2. Chánh Thanh tra tỉnh cử người tham gia Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh và cử người tham gia công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi
tại địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Chánh Thanh tra sở GDĐT quyết định thành lập các
đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và
xét công nhận tốt nghiệp THPT của sở GDĐT; trường hợp cần thiết, do Giám đốc sở
GDĐT quyết định.
4. Bộ GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra thi
theo quy định của pháp luật.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54
như sau:
“3. Đình chỉ
thi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau
đây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó
vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng
trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi/phòng chờ hoặc
khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc
nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình
những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa nhũng
người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng
dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực
thi và trong thời gian ở phòng chờ;
b) CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo
Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất
trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp
bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết
định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;
c) Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả
toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như
sau:
“Điều 56.
Trách nhiệm của Bộ GDĐT
1. Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý
các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống
bất thường khác.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức
kỳ thi.
3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
Quy chế thi.
4. Xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm.
5. Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp
12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi.”
Điều 2.
Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 40 của Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27
tháng 4 năm 2021.
2. Các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng; Cục
trưởng Cục Đào tạo - Bộ Công an; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc
Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Giám đốc các đại học, học viện;
Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng đào tạo trình độ
cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển
nhân lực;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như khoản 2 Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|